Trước khi nói về Cử Tri Đoàn và cách thức cùng thể lệ bầu cử, chúng ta cần nhớ rằng nước Mỹ không phải là một quốc gia có 50 tỉnh mà nước Mỹ là một hiệp chủng quốc gồm 50 tiểu bang tự trị. Khi các tiểu bang gia nhập vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, họ chỉ phải đồng ý là sẽ tuân thủ theo một số điều luật của liên bang mà bang nào cũng phải theo. Ngoài các điều luật đó ra, các tiểu bang hoàn toàn tự trị và tự vận hành. Nói một cách nôm na, nước Mỹ như là tập thể của 50 vườn hoa. Tuy nằm trong công viên lớn có tên là Hoa Kỳ, nhưng các chủ vườn có thể trồng các loại cây và hoa mà mình muốn với điều kiện là cây của vườn này không được lấn sang đất của vườn khác. Chính phủ liên bang không giới hạn số lượng và chiều cao của cây. Nói một cách khác, sự phát triển kinh tế của bang này không được gây hại đến sự phát triển kinh tế của các bang khác.
Tại các tiểu bang của Hoa Kỳ, hiến pháp và luật lệ của mỗi tiểu bang có giá trị và hiệu lực cao hơn hiến pháp và luật lệ của chính phủ liên bang. Các cuộc bầu cử ở cấp tiểu bang đều theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nghĩa là ai được nhiều phiếu thì người đó thắng. Chỉ có chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ mới được bầu theo thể thức Cử Tri Đoàn (Electoral College).
VÌ SAO CẦN CÓ CỬ TRI ĐOÀN?
Vì sao chiếc ghế Tổng Thống không được quyết định bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, nghĩa là đa số thắng thiểu số? Câu trả lời rất đơn giản là, ngay từ đầu, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã hoàn toàn không có ý định tạo ra một nền dân chủ dựa trên nền tảng thuần tuý của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Sau khi nghiên cứu lịch sử thế giới một cách cẩn thận và tỉ mỉ, họ đã học được điều mà, ngày nay, hầu hết mọi người đã quên hoặc chưa bao giờ được học. Đó là, một nền dân chủ chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người là một nền dân chủ bất công và không bao giờ là nền dân chủ thực sự. Trong một nền dân chủ thuần túy dựa trên sức mạnh của đại đa số thì các nhóm thuộc đại đa số sẽ có thể dễ dàng áp đặt sự chuyên chế của mình lên phần còn lại của đất nước. Nó sẽ tạo ra một xã hội trong đó các nhóm đa số sẽ lấn lướt, áp đặt, và hiếp đáp các nhóm thiểu số; các bang lớn, đông dân sẽ lấn áp và chà đạp quyền lợi của các bang nhỏ.
Nền dân chủ dựa trên sức mạnh của đại đa số được ví như khi hai con sói và một con cừu ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định “dân chủ” về món ăn cho bữa tối. Dĩ nhiên con cừu sẽ luôn là món ăn cho bữa tối và cả bữa trưa ngày hôm sau. Con cừu, với thân phận thế cô, sức yếu sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được trong một xã hội mà đại đa số là sói. Tượng tự, trong một xã hội mà đại đa số là phụ nữ, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, đàn ông luôn luôn sẽ là người rửa chén sau bữa ăn. Trong một xã hội mà bần cố nông nhiều hơn thành phần trí thức, tiểu tư sản, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, bần cố nông sẽ luôn cai trị những người trí thức. Dân chủ theo kiểu đa số thắng thiểu số này sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, là phản dân chủ, và là bản án chung thân cho số ít. Đây là nền “dân chủ” mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn tránh bằng mọi giá.
Thấy được sự nguy hiểm của nguyên tắc “lấy thịt đè người”, dùng sức mạnh của số đông để đàn áp, thống trị số ít này, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đã phải ngồi lại với nhau ròng rã nhiều tháng để tìm ra một phương pháp nhằm giảm thiểu sức mạnh toàn trị của số đông trên mảnh đất Hoa Kỳ. Và cuối cùng, họ đã nghĩ ra một hệ thống bầu cử Tổng Thống có tên là Electoral College, tức Cử Tri Đoàn.
Cử Tri Đoàn được sáng lập để ngăn ngừa và giảm thiểu sự lấn áp của số đông đối với số ít, để đảm bảo quyền lợi cho các bang có số dân nhỏ, để đảm bảo tiếng nói và nguyện vọng của họ cũng được xem trọng như các tiểu bang lớn.
Đó là lý do vì sao các tiểu bang dù nhỏ hay lớn đều chỉ được có hai đại diện trong Thượng Viện. Điều này đảm bảo rằng trong các cuộc bầu phiếu tại Thượng Viện tất cả các bang đều có sức mạnh như nhau vì mỗi bang đều có hai phiếu bầu. Để bù lại việc các bang lớn bị “xử ép” khi chỉ có hai đại diện tại Thượng Viện, số ghế đại diện của mỗi bang tại Hạ Viện được dựa trên dân số của mỗi bang. Như vậy, các tiểu bang lớn sẽ được nhiều ghế đại diện trong Hạ Viện hơn các tiểu bang nhỏ. Tuy có vẻ “bất công” đối với các tiểu bang nhỏ, nhưng thực sự thì lại rất công bằng bởi vì con ngựa to lớn hơn và làm việc có hiệu quả cao hơn nên dĩ nhiên phần ăn sẽ được nhiều hơn con lừa. Công bằng tuyệt đối không bao giờ tồn tại.
Theo thể thức bầu cử của Cử Tri Đoàn ngày nay, một ứng cử viên cần ít nhất 270 phiếu bầu để giành chiến thắng. Vì sao điều này lại quan trọng như vậy? Bởi vì thể thức Cử Tri Đoàn khuyến khích xây dựng liên minh và vận động bầu cử trên bình diện toàn quốc để giành được sự ủng hộ của nhiều loại cử tri khác nhau, từ nhiều vùng khác nhau của nước Mỹ. Nếu một ứng cử viên chỉ có được sự ủng hộ của miền Nam hoặc miền Tây thì không đủ để đắc cử. Họ không thể giành được con số tối thiểu 270 phiếu đại cử tri nếu chỉ có một phần của đất nước ủng hộ họ. Do đó, đối với một ứng cử viên, mọi tiểu bang và mọi cử tri đều trở nên quan trọng như nhau.
Ngược lại, nếu chiến thắng nghĩa là chỉ cần làm sao để có đủ số phiếu phổ thông, thì một ứng cử viên chỉ cần tập trung toàn bộ nỗ lực của mình để vận động tại các thành phố lớn nhất hoặc các bang lớn nhất mà không cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, và khó khăn của các tiểu bang nhỏ.
Thể thức Cử Tri Đoàn còn có tác dụng ngăn ngừa sự gian lận và hối lộ. Thí dụ như nếu Châu Á cần bầu ra một tổng thống. Châu Á có 4,6 tỉ dân, Trung Quốc có 1,5 tỉ dân và Ấn Độ có 1,4 tỉ dân. Nếu theo thể thức Cử Tri Đoàn thì thắng được Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa đủ điểm để đắc cử. Vì vậy, các ứng cử viên phải coi trọng và quan tâm đến các nước khác. Nếu theo thể thức bầu phiếu phổ thông, thì các ứng cử viên chỉ cần tập trung vận động để dân Trung Quốc và Ấn Độ bầu cho mình vì hai nước này hợp lại đã có 3 tỉ dân. Trung Quốc và Ấn Độ có thể liên minh mua chuộc một ứng cử viên nào đó và vị ứng cử viên đó chỉ cần đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ sau khi đắc cử. Vì phiếu bầu của Việt, Miên, Lào không quan trọng và không cần thiết nên quyền lợi của các nước này cũng sẽ không được đảm bảo. Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thao túng toàn bộ Châu Á. Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng sông Mekong và sông Hồng theo ý của mình. Họ có thể đào kênh thuỷ lợi dẫn hết nước vào ruộng của họ, tuỳ tiện xây đập thuỷ điện và kết quả là gây hại cho các nước thấp cổ, bé miệng ở hạ nguồn như Việt, Miên, Lào. Đây chính là hệ thống dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người, bang lớn chèn ép bang nhỏ mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn ngăn ngừa bằng mọi giá.
Cử Tri Đoàn còn có rất nhiều cái lợi khác, một trong số đó là đếm phiếu. Theo thể thức bầu phiếu phổ thông, nếu hai ứng cử viên có số phiếu xấp xỉ bằng nhau thì việc đếm lại phiếu bằng tay (recount) trên phạm vi toàn quốc sẽ được dùng để quyết định người thắng cuộc vì computer có thể bị trục trặc. Việc đếm phiếu bằng tay trên phạm vị toàn quốc sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc. Đó là chưa kể đến việc sau khi đếm phiếu mà vẫn xấp xỉ thì lại phải đếm lại. Thể thức Cử Tri Đoàn sẽ giải quyết vấn đề này nhanh gọn và đỡ tốn kém hơn nhiều. Tôi xin được lấy tiểu bang Minnesota làm ví dụ. Minnesota được 10 Electoral Votes (gọi là 10 phiếu đại cử tri). Ai thắng được số phiếu phổ thông tại Minnesota thì sẽ được cộng 10 phiếu đại cử tri vào tổng số phiếu đại cử tri của mình. Nếu như số phiếu phổ thông của hai cử viên tại bang này xấp xỉ bằng nhau thì chỉ cần đếm lại phiếu tại Minnesota để quyết định thắng thua chứ không cần phải đếm lại phiếu trên toàn nước Mỹ. Và đây cũng là một trong những lý do mà các chuyên gia thời nay gọi các nhà lập quốc là “thiên tài” khi họ đã sáng lập ra Cử Tri Đoàn.
THỂ THỨC CỦA CỬ TRI ĐOÀN
Quốc hội Hoa Kỳ được chia làm hai viện: thượng viện (Senate) gồm có 100 Thượng Nghị Sĩ (TNS) và Hạ Viện (House of Representatives) gồm có 435 Hạ Nghị Sĩ (HNS). Lúc đầu, Hạ Viện chỉ có 59 ghế. Số ghế này được tăng theo sự phát triển dân số. Đến khi số ghế lên đến 435 thì Hạ Viện quyết định không tăng nữa. Mỗi tiểu bang có 2 TNS và con số này không đổi. Số HNS của mỗi bang được phân bố dựa trên dân số. Tiểu bang California có 53 ghế HNS vì dân số đông, trong khi bang Alaska chỉ có 1 ghế HNS vì dân số ít. 435 ghế trong Hạ viện được chia cho các bang theo chỉ số ưu tiên dựa trên một công thức toán học thuần tuý chứ không dựa trên một ưu tiên chính trị nào cả.
Đầu tiên, tất cả 50 tiểu bang đều được phân bố một ghế. 435 – 50 = 385. Chiếc ghế số 51 sẽ trở thành chiếc ghế thứ hai cho California vì lúc này chỉ số ưu tiên của bang này cao nhất nhờ vào số dân đông nhất. Sau đó, chỉ số ưu tiên của bang này được giảm xuống theo công thức toán học vừa nêu ở trên. Nếu chỉ số ưu tiên vẫn còn cao nhất thì chiếc ghế thứ 52 sẽ trở thành chiếc ghế thứ ba cho California. Cứ như vậy cho đến khi chỉ số ưu tiên của California thấp hơn Texas (Texas có số dân cao thứ nhì) thì Texas sẽ nhận được chiếc thứ hai của mình. Tiếp tục như vậy cho đến khi không còn ghế nào để phân bố.
Dân số của các tiểu bang được thống kê 10 năm một lần. Vì số ghế giới hạn ở mức tối đa là 435, nên bang nào giảm dân số thì phải mất ghế và bang nào tăng dân số sẽ được tăng ghế.
Mỗi tiểu bang sẽ nhận được số phiếu đại cử tri bằng với tổng số ghế của mình trong cả hai viện. Ví dụ: California có 53 ghế trong Hạ Viện cộng với 2 ghế trong Thượng Viện nên sẽ có 55 phiếu đại cử tri.
Cộng số ghế trong Thượng Viện (100) và Hạ Viện (435) thì sẽ được 535 ghế. Do đó, 50 tiểu bang sẽ có tổng cộng 535 phiếu đại cử tri. Trường hợp cá biệt duy nhất là Washington D.C. Vì không phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ nên Washington D.C. không có TNS và HNS mà chỉ có một đại diện trong quốc hội. Tuy vậy, địa hạt này vẫn được phân bố 3 phiếu đại cử tri.
Như vậy, toàn nước Mỹ hiện nay có 538 phiếu đại cử tri (100 + 435 + 3 = 538). Một cử tri nếu muốn đắc cử Tổng Thống phải đạt được tối thiểu là 270 phiếu đại cử tri. Trong trường hợp không ai đạt được số 270 phiếu, hoặc các ứng cử viên có số phiếu bằng nhau thì Hạ Viện sẽ bầu Tổng Thống và Thượng Viện sẽ bầu Phó Tổng Thống.
VAI TRÒ CỦA ĐẠI CỬ TRI
Bầu cử Tổng Thống Mỹ được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được tiến hành theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Giai đoạn hai được bầu bởi các Đại Cử Tri. Lấy Minnesota làm ví dụ. Minnesota có 10 phiếu đại cử tri. Cử tri của đảng nào thắng ở Minnesota bằng phiếu phổ thông thì đảng đó sẽ cử 10 đại diện của đảng mình vào đoàn Đại Cử Tri. Đoàn này, trước khi đến Washington D.C. để bầu Tổng Thống, sẽ phải hứa là sẽ trung thành với cử tri của đảng mình.
Điều đặc biệt là họ không bắt buộc phải làm theo những gì đã hứa. Luật pháp cũng không bắt buộc họ phải trung thành. Họ chỉ phản bội lời hứa khi có lý do chính đáng. Thường thì họ phản bội lời hứa vì lương tâm của họ cho rằng ứng cử viên của đảng mình không xứng đáng làm Tổng Thống. Lý do thứ hai, vì họ là người sinh hoạt trong đảng nên họ có thể nhìn thấy những sai trái trong nội bộ mà những người đi bầu bình thường không thấy được. Trong trường hợp này, họ có thể bầu cho bất kỳ ai mà họ muốn hoặc bỏ phiếu trắng. Những người này được gọi là Faithless Electors (Đại Cử Tri Vô Tín).
Trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, những người Vô Tín này không nhiều và sự vô tín của họ chưa bao giờ làm đảo ngược kết quả bầu cử. Trong các cuộc bầu cử năm 1948, 1956, 1960, 1968, 1972, 1976, và 1988 mỗi cuộc đều chỉ có một người Vô Tín. Năm 2000, có một người bỏ phiếu trắng. Nhưng cuộc bầu cử mới nhất vào năm 2016 có đến 5 người phản Hillary Clinton và 2 người phản Donald Trump. Như vậy, Hillary Clinton là người đang giữ kỷ lục bị phản nhiều nhất trong một cuộc bầu cử.
HIỆU QUẢ CỦA CỬ TRI ĐOÀN
Mục đích chính của thể thức Cử Tri Đoàn là để ngăn chặn sự nguy hiểm của sự thống trị của số đông, lấy thịt đè người, lấy mạnh hiếp yếu. Kể từ khi được chính thức đưa vào sử dụng trong các cuộc bầu cử vào năm 1788, thể thức Cử Tri Đoàn với cách phân bố số phiếu đại cử tri bằng với số đại diện trong Quốc Hội đã luôn chứng tỏ sự hữu hiệu của nó trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các tiểu bang.
Một ví dụ điển hình là việc tranh chấp quyền lợi nguồn nước từ sông Colorado giữa California và sáu tiểu bang khác (Wyoming, New Mexico, Colorado, Utah, Nevada, Arizona). Miền Nam California vốn dĩ rất khô hạn vì thiếu nước trầm trọng và hầu như không bao giờ có mưa. Từ xưa đến nay, nguồn nước chính của Nam California là từ sông Colorado. Để bảo đảm lượng nước đủ dùng từ sông này, California đã nhiều lần sử dụng lợi thế 53 ghế tại Hạ Viện so với 28 ghế của sáu bang kia để đưa ra những dự luật có lợi cho mình qua việc hạn chế việc sử dụng nước của các bang ở thượng nguồn. Tuy 53 ghế là lợi thế rất lớn, nhưng nó cũng chỉ chiếm 12% của các ghế tại Hạ Viện. Các bang không liên quan sẽ không muốn đứng về phía ai mà chỉ bầu cho những gì họ cho là hợp lý và có lợi cho nước Mỹ. Kết quả là hầu hết các dự luật đó đều thất bại. Nếu có dự luật nào được thông qua tại Hạ Viện thì khi đưa lên Thượng Viện cũng sẽ không được thông qua. Ở Thượng Viện mỗi bang chỉ có hai ghế đại diện nên sáu bang kia (12 đại diện) sẽ lật ngược thế cờ. Đến năm 1950s, California mới bắt đầu dẫn nước từ miền Bắc xuống miền Nam, nhưng để phát triển kinh tế, nông nghiệp, và để đáp ứng cho sự tăng dân số tại miền Nam, California không thể chỉ dựa vào nguồn nước SWP từ phía Bắc mà cần luôn cả nguồn nước từ sông Colorado. Biết không thể đảm bảo nguồn nước bằng việc lấy thịt đè người, California phải xuống nước và hứa cho sáu bang kia nhiều ưu đãi về kinh tế như bán cam rẻ hơn, bán các sản phẩm nông nghiệp khác với giá rẻ hơn. Như vậy, tuy có mâu thuẫn quyền lợi, nhưng các bang có liên quan vẫn phải đối xử ôn hoà và tôn trọng lẫn nhau.
Kể từ năm 1788, có 5 ứng cử viên thắng cuộc bầu phiếu phổ thông nhưng lại không thắng được chức Tổng Thống mà 4 người trong số đó là của đảng Dân Chủ. Mỗi lần thất bại, đảng Dân Chủ đều đổ thừa cho thể thức Cử Tri Đoàn và bảo rằng “Electoral doesn’t work” vì nó không phản ánh ý kiến của số đông. Họ còn cho rằng Electoral College được lập ra để làm lợi cho đảng Cộng Hoà. Thật ra, họ đã sai khi nói như vậy.
Cử Tri Đoàn được đưa vào sử dụng (năm 1788) trước khi có đảng Dân Chủ (năm 1828) và đảng Cộng Hoà (năm 1854), cho nên không thể nói là nó được lập ra để thiên vị và bênh vực bất kỳ đảng nào. Cử Tri Đoàn được lập ra để phá vỡ sự độc quyền thống trị lâu dài của số đông, cho số ít có khả năng cạnh tranh và cơ hội để thắng số đông và nó đã làm được những gì mà các nhà lập quốc muốn nó làm. Phiếu phổ thông đại diện cho sức mạnh của số đông và năm lần thất bại của số đông đã chứng minh điều đó. Như nhiều chuyên gia chính trị đã nói: “Electoral College works perfectly. It works as designed. That’s how it’s supposed to work.”
Để thấy thêm hiệu quả tuyệt vời của thể thức Cử Tri Đoàn trong việc phá vỡ sự độc quyền thống trị của số đông hay của một đảng nào đó, chúng ta không cần phải nhìn đâu xa mà hãy nhìn lại những cuộc bầu cử gần đây nhất. Năm 2000, Al Gore của đảng Dân Chủ thắng phiếu phổ thông nhưng Goerge Bush lại làm tổng thống vì thắng phiếu đại cử tri. Năm 2016, Hillary Clinton của đảng Dân Chủ cũng thắng phiếu phổ thông nhưng Donald Trump lại làm tổng thống vì thắng phiếu đại cử tri. Nếu không có thể thức Cử Tri Đoàn thì Al Gore và Hillary Clinton của đảng Dân Chủ đã làm tổng thống. Như vậy có nghĩa là suốt 28 năm (từ 1993 đến 2021), nước Mỹ liên tục bị độc quyền thống trị bởi bốn Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ. Với sự độc quyền cai trị trong suốt 28 năm đó, đảng Dân Chủ hoàn toàn có đủ sức và đủ thời gian để đưa nước Mỹ theo bất kỳ mô hình xã hội nào họ muốn. Thể thức Cư Tri Đoàn đã phá vỡ sự độc quyền thống trị dài hạn và nguy hiểm này. Ngược lại, 28 năm của bốn đời Tổng Thống Cộng Hoà cũng không phải là một điều tốt cho đảng Dân Chủ. Như vậy ai có thể nói Electoral College doesn’t work?
Ngoài ra, thể thức Cử Tri Đoàn còn làm cho các cuộc bầu cử trở nên vô cùng khó đoán. Trong khi thể thức phổ thông đầu phiếu là một lá bài chỉ có hai mặt sấp ngửa dễ đoán thì thể thức Cử Tri Đoàn như một bộ bài có 50 lá mà lá nào cũng có hai mặt, lá nào cũng quan trọng như nhau và không ai dám chắc lá nào sẽ thuộc về ai. Tính khó đoán này giúp ngăn ngừa âm mưu thao túng cuộc bầu cử, tạo ra rất nhiều tình huống bất ngờ, làm tăng thêm sự náo nức, háo hức, và hồi hộp chờ đợi. Nó biến ngày bầu cử thành ngày hội thật sự của nước Mỹ.
Rất nhiều nước muốn áp dụng mô hình này tại nước họ, nhưng dĩ nhiên là số đông ở nước họ đã không đồng ý và như vậy, sau mỗi cuộc bầu cử, số đông lại tiếp tục thống trị số ít. Đối với số ít, đó là một bản án chung thân. Có ai muốn làm số ít trong một đất nước mà đa số thắng thiểu số không?
Tim Pham (Facebook)
Có phải kịch bản đã được dựng trước nên lão Bernie Sanders đã tuyên bố như vầy:
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders dự báo cách đây cả tháng về diễn biến bầu cử Tổng thống.
https://www.usatoday.com/videos/entertainment/entertainthis/2020/11/05/how-bernie-sanders-prediction-tonight-show-went-viral/6178125002/
Joe Biden đắc cử tổng thống . Người dân Mỹ đổ ra đường để chúc mừng và ăn mừng . Chump đắc cử 4 năm về trước , người dân Mỹ xuống đường hô khẩu hiệu ” He is NOT my president ”
Joe Biden đắc cử tổng thống , các lãnh đạo thế giới gởi lời chúng mừng , tỏ ý sẳn sàng hợp tác là việc . Chump đắc cử tổng thống 2016 , các lãnh đaọ thế giới tỏ ra ghê tởm và khinh thường Mỹ .
Joe Biden đắc cử tổng thống , các em thờ chump nhục nhã dí đầu vào nồi phở vì nhục nhã quá , không dám sò mặt ra ngoài .
Mấy cháu chùi đít lừa chớ vội mừng, Các Luật sư của Ban bầu cử CH đã thưa đơn kiện, các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra khắp nước Mỹ .. Dân chủ sẽ lòi mặt chuột bẩn thỉu, lửa đảo nay mai
Khi ấy ông sẽ ấn đầu bọn chùi đít Lừa vào thùng cứt, ông sẽ nhét cứt vào mồm tụi Lừa
Bầu cử đã xong .Kiện thì cứ kiên bởi vì Trump vẫn còn HÁO cái chưc TT cra Mỹ. Có FBI có luật pháp có đém lại phiếu và bắt nột xe chở phiếu baadu ủng hộ Trump va người mang súng dai,
Luật là luật. Điều tra không thấy gì ,(mọi chuyện bình thường) chẳng bằng chứng .Ngài chỉ nói và đinh ninh trong óc như vậy. Cuồng Trump cung mang cái đầu óc bị cải tạo bởi những tố cáo vô bằng .Một nước có nền an nnh giỏi nhất thế giới ,tuyên bố mà vẫn không tin thì có phải bệnh hoạn không ?
Các luật sư của CH kiejn thì DC cũng có các luật sư của họ . Họ đã phòng trước nên đã chuẩn bị kỷ càng và sẳn sàng .
Tuán nguyễn ở VN hay ở Mỹ mà tới nay còn viest kiểu DLV LLBB vậy ? Nếu đã luật pháp thì thắng thua chỉ là do luật pháp cung chứng cớ 2 bên đưa ra. Phần cử tri đã xong …
270 cử tri đoàn là thắng cử .Đếm lai ở các tiểu bang quan trọng thì Biden không chỉ có 70 hay 73 mà là 79. Các vị nguyên thủ QG đã chúc mừng Biden.
Chỉ có tâm hồn bệnh hoạn ,hám quyền lực mói làm xáo trộn nền dân chủ Mỹ và làm nước Mỹ chia rẻ trâm trọng hơn lúc nào. hết. NHìn hay mong máu chảy người chết bieủ tình ủng hộ TT ,gây bạo loạn nước My thì chỉ có kẻ thù cuẩ Mỹ (nga trung cộng ) mới vổ tay hoan nghênh .Nước Mỹ càng lộn xộn TC càng lớn manh và Putin sẻ thay thế Mỹ ở TĐ,tàu bá chủ Á Châu ….và VN vỉnh viển là một sắc tộc của Tàu như hán mản mông hồi : có TC thêm 01 sao !
Cai câu chưởi vô giáo dục và mất dạy hôm nay không còn đắc địa nữa. Càng SỦA càng THÚI thôi !
Những thằng ngu như Ong vò vẽ, Nắng ấm MN này không đáng chửi
Chửi tụi nó chỉ bẩn mồm
Không lạ gì phản ứng của tên làm thương maĩ thô tục , thô bỉ thắng thì làm vua , khi thua thì đi thưa kiện .
Tố caó đảng dân chủ lưà gạt phiếu bầu nhưng không đưa ra một bằng chứng nào thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ và cả thế giới . Ngay cả một số dân cử của đảng Cộng Hoà cũng không ủng hộ , bỏ ngoài tai . Đi thưa kiện mà mang mấy cái tin đồn nhảm nhí của Foxnews làm bằng chứng thì mấy tay thẩm phán quăng vào xọt rác .
Cái đáng thờ chump ở cái khu Bolsa đang tru treó lên còn hơn b́ô mẹ chúng chết . Thật là nực cười .
Cũng xúât phát từ cái tinh thần nô lệ mà ra thôi .
Đảng Dân Chủ áp dụng thủ đoạn của Staline từng nói,”It doesn’t matter WHO votes. It only matters WHO counts the votes.” (tạm dịch : Cử tri bỏ phiếu không quan trọng. Chỉ người đếm phiếu mới quan trọng)
Joe Biden đã phát biểu : “secondly, we’re in a situation where we have put together, and you guys did it for our administration, the president obama’s administration, before this, we have put together I think, the most extensive and inclusive voter fraud organization in the history of american politics.” (Tạm dịch : thứ đến, chúng ta đang ở trong một tình huống ở đó chúng ta từng cùng nhau lập nên – các bạn đã làm điều đó cho chính quyền của chúng tôi, chính quyền của Tổng thống Obama, trước điều này, theo tôi nghĩ thì chúng ta đã cùng nhau lập nên một tổ chức gian lận cử tri rộng rãi và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Mỹ”.)
He..he he, vậy là cụ Joe quá thành thật.
Đảng DC không chỉ dân chủ hoá nước Mỹ mà còn đưa quyền dân chủ tới tận…Âm phủ.
Như 10,000 phiếu ở Nevada cho thấy người chết, người không còn sống ở đó mà vẫn đi bầu.
Còn mấy bang chiến địa kia thì ôi thôi đủ trò hết từ trên trời tới trần gia xuống luôn địa ngục!
Để coi đảng DC trả lời ra sao qua vụ kiện hay kiểm phiếu, không biết họ sẽ hốt phiếu hay hốt…một đống…
Đảng con Lưa phải nói gì về những vụ gian lận này, khi Michigan xài software để “hô biến” 6000 phiếu từ Trump qua Biden, đại diện đảng Cộng Hoà khám phá ra rằng software này đã được xử dụng ở 40 counties trong ngày bầu cử.
Source :” MI GOP Chair give update on election” Foxnews.
Vấn đề số đông, số ít, không thành vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ tôn trọng luật chơi. Nếu đá banh thì đừng dùng tay, nếu chơi bóng chuyền thì đừng dùng chân. Nếu luật chơi rõ ràng, có trọng tài độc lập, không thiên vị, thì bên thắng hay bên thua họ sẽ vui vẻ nhận thôi. Nếu chưa phục, họ có quyền đấu lại lần khác.
Còn đòi hỏi một sự công bằng tuyệt đối thì sẽ không bao giờ có.
“gian lận” thì ở đâu củng có. Nhưng các nước văn minh thì có Luạt pháp để xử gian-lận. Còn những nước độc tài -tòan trị thì Gian lận thành tập
quán. Cứ nói láo-nói lâu thành sự thật (Lenin).Vì vậy,đừng bao giờ so sánh và mừng ,Mỹ củng giống VN !!Đây là xảo ngôn ,mà bọn CS biện minh
cho chúng.
Gian lận bầu cử TT tại Mỹ.
Detroit Voter Roll Lawsuit
Filed By Public Interest Legal Foundation
– 4788 DUPLICATE REGISTRATION
– 32519 More Registered Voters than Eligible Voters
– 2505 DEAD People Registered
– 01 Voter BORN in 1823 .