Ngày 24.08.2024, nhà sáng lập kiêm CEO của Telegram, Pavel Durov, công dân Nga, Pháp và Các nước Ả rập Thống nhất bị bắt tại sân bay Bourget sau khi đến Pháp từ Azerbaijan. Chủ sở hữu Telegram Pavel Durov, được truyền thông Điện Kremlin gọi là người đứng đầu cơ quan liên lạc của quân đội Nga, trở về Pháp, tuy biết rằng sẽ bị bắt.
Văn phòng công tố Paris hôm thứ Hai 26.08, đã công bố một loạt tội phạm chống lại Durov, bao gồm cáo buộc nền tảng của anh ta đã tiếp tay cho những kẻ rửa tiền, buôn bán ma túy và những người phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em. Các công tố viên cũng cáo buộc Durov, từ chối tuân thủ yêu cầu của chính quyền Pháp, về việc giúp chặn các thông tin liên lạc có khả năng là bất hợp pháp.
Hôm qua 28.08, sau 96 giờ đồng hồ bị giam giữ, Pavel Durov đã được thả và sẽ được bàn giao cho hệ thống tư pháp Pháp, đài phát thanh RFI đưa tin. Tòa án có thể có những quyết định như sau:
1- trả tự do cho Durov mà không bị buộc tội hay đưa ra cáo buộc gì.
2- áp dụng các biện pháp giam giữ phòng ngừa.
3- kiểm soát tư pháp.
Durov bị cấm rời khỏi Pháp và phải nộp số tiền bảo lãnh là 5 triệu euro, phải trình báo với đồn cảnh sát hai lần một tuần.
Pavel Durov là ai?
Sinh năm 1984 tại Sankt Peterburg, tuổi thơ, Durov phần lớn sống ở Ý, vì bố anh làm việc ở đó. Năm 2001 Durov trở về Nga và tốt nghiệp đại học ngành Triết học. Năm 2006 sáng lập mạng xã hội VKontakte (VK) rất thịnh hành ở các nước hậu Xô viết. Năm 2013 Durov buộc phải bán hết cổ phần VKontakte và rời khỏi Nga. Cùng năm, anh đã sáng lập ra mạng xã hội mới, với tên gọi Telegram, một trong những nền tảng xã hội thông dụng nhất trên thế giới, đặc biệt ở Nga, Ukraine, Ấn Độ, các nước Baltic và Belarus. Trụ sở của Telegram đặt tại Dubai, hàng tháng có tới 950 triệu lượt người sử dụng. Tài sản của Durov ước tính khoảng 15,5 tỷ USD. Tuy Durov sống ở nước ngoài nhưng trong những năm 2014-2024 đã hơn 60 lần đến Nga.
Durov bị bắt giữ theo lệnh điều tra của cảnh sát Pháp, vì Telegram được cho là có các hoạt động tội phạm. Các cuộc đối thoại trên nền tảng Telegram được bảo vệ bằng mã hóa end-to-end, cho phép chỉ người gửi và người nhận, mới có thể truy cập nội dung tin nhắn. Công ty không lưu trữ những cuộc đối thoại trên máy chủ, và cũng không lưu giữ nhật ký tin nhắn. Điều đó có nghĩa là không có dấu vết về những người tham gia đối thoại và thời điểm xảy ra.
Việc thiếu kiểm duyệt nội dung trên Telegram đã khiến kênh này trở thành “cảng an toàn” cho những kẻ buôn bán ma túy, vũ khí, công cụ tuyên truyền, liên lạc và là nơi chiêu mộ những kẻ phá hoại. Telegram được người dân bình thường cũng như các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương ở Nga và Ukraine sử dụng. Quân đội Nga, do thiếu phương tiện liên lạc an toàn đã lấy Telegram làm nền tảng giao dịch, trong khi đó Ukraine lại sử dụng nền tảng Signal làm công cụ chính.
Người ta nghi ngờ rằng, giữa ứng dụng Telegram và chính quyền Nga có mối quan hệ mật thiết. Người Nga làm mọi thứ thông qua Telegram, trong đó có cả tuyển dụng đặc vụ, điều phối chiến tranh ở Ukraine. Việc bắt giữ Pavel Durov có thể làm gián đoạn liên lạc trong quân đội Nga. Đối với binh lính Nga, đó là phương tiện đáng tin cậy nhất để trao đổi thông tin và nó đã trở thành kênh liên lạc quan trọng của họ. Telegram còn được dùng để chỉ đạo pháo binh, thậm chí cả tên lửa Iskander. Đây là phương tiện liên lạc quan trọng, không có lựa chọn thay thế nào khác trong quân đội Nga.
Đối với các nhà phân tích sử dụng các nguồn thông tin công khai, nền tảng Telegram là nguồn kiến thức không thể thay thế về cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhờ những bài viết do chính các binh sĩ Nga đăng trên đó, mà có thể đánh giá được vị trí, tình trạng vũ khí của họ và xác định danh tính những người đã chết. Ngoài ra nó là một mỏ thông tin cả thông tin sai lệch. Telegram còn cho phép người dùng giao dịch hầu hết mọi thứ bất hợp pháp.
Việc bắt giữ Pavel Durov gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với Nga. Nếu Telegram sử dụng tiếng Anh là một loại Dark Net, để bán những thứ bất hợp pháp, thì đối với hàng triệu người nói tiếng Nga, đây là ứng dụng nhắn tin riêng hàng ngày. Telegram được tạo ra để sử dụng nhắn tin, không bị FSB hoặc các cơ quan tình báo phương Tây kiểm soát. Bây giờ cả hai điều nói trên đều không có gì là chắc chắn. Có khả năng rất lớn là Pavel Durov đã hợp tác với FSB. Nhưng hiện anh ta đang nằm trong tay chính quyền Pháp, và dưới con mắt người Nga, Durov hiện đang hợp tác với các cơ quan tình báo phương Tây. Như vậy đây là một đòn giáng mạnh vào công tác quản lý quân đội Nga, cũng như khả năng tuyển mộ điệp viên ở phương Tây của họ. Các hoạt động phá hoại của Nga ở châu Âu, như đốt phá và tấn công vào hệ thống logistics, chủ yếu được giám sát qua Telegram.
Đó chính là lý do khiến việc bắt giam Durov đã gây ra sự hoảng loạn ở Điện Kremlin. Và trớ trêu thay, Moskva đang ầm ĩ về mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận. Mặt khác, Điện Kremlin đang cố gắng xoa dịu nỗi lo sợ sau vụ bắt Durov, bởi nó có thể gây đảo lộn nền tảng nhắn tin cực kỳ phổ biến ở Nga và đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối cuộc chiến tranh ở Ukraine. Vì vậy, các quan chức Nga đã được lệnh xóa thư từ chính thức trên Telegram. Lệnh này, theo nguồn tin của RosSMI, đã được xác nhận từ các nhân viên của một số cơ quan thực thi pháp luật, cũng như các quan chức của chính quyền Nga. Rất có thể, quân đội Nga sẽ bị cấm sử dụng Telegram trong trong tương lai gần.
Cho dù vụ Pavel Durov kết thúc thế nào, việc bắt giữ anh ta đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của quân đội Nga. Durov và Telegram có thể rất hữu ích đối với Ukraine và phương Tây. Có thể nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tình báo Ukraine.
Vậy, vì sao biết là đến Pháp sẽ bị bắt, nhưng Durov vẫn bay đến đây? Liệu anh ta đang chạy trốn trước một điều gì khủng khiếp hơn? Có thể anh nhận ra rằng, mạng sống của mình đang bị đe dọa từ phía Điện Kremlin?
Câu hỏi rất nhiều, câu trả lời rất ít và có lẽ phần lớn chúng ta sẽ mãi mãi không biết.
NXB, 29.08.2024
(Nguồn Facebook Bich Nguyen X)
Không có gì thay đổi nhanh bằng khoa học điên toán. Ban cứ tưởng tương ,trươc đây muốn lưu trử các tài lieu của quốc gia hay một công ty nào đó,đôi khi cần đến nhà cửa -kho chứa. Nhưng bây giờ chi cần môt cục USB là xong ! Một lưởi dao cao râu Gillet rất mỏng,tưởng chừng không thể chẻ ra-từng -mảnh -nhỏ đươc.Nhưng khoa-học -điên-toán có thể chẻ ra hàng -triêu -mảnh! Đó là kỷ-thuât lưu trử dử kiên .Môt quốc gia không làm chủ về Khoa học điên toán(làm chủ không có nghĩa là hoc-để-biết),mà phải đi vào phát minh-chế tao ,có một hê thống vê tinh riêng biệt của mình. Li6n lac vô tuyến viển thông bây giờ hoàn toàn nhờ vào vê tinh. Một quân đôi liên lạc với nhau củng phải qua hê thống vê tinh.Không chế tao vê tinh riêng của mình ,thi mọi bí mât quân sư, k còn là bí mât nửa! Vì vây các quốc gia yếu kém về công nghệ,phải tìm kiếm “đồng minh” để đô tin cây có thể “khả tín”.Quân đôi CSVN d0o62ng minh chính là Trung Công.!Ai củng biết .!Cho dù CS nói ngang -nói dọc ,nào là ngoai giao cây tre- cây nầy -cây nọ…Nhưng cây -chủ-lưc là nhờ vào vê tinh của Tàu công! Chính điểm tưa nầy quyết đinh mọi vấn đề ./
Đúng là ‘Xin được vào tù’.
Trong tất cả các cuộc chiến tranh, quân sự, ngoại giao, cũng như kinh tế, khoa học và kỹ thuật… thắng cuộc chiến tình báo là coi như đã định đoạt thắng lợi được 80%, còn lại chỉ là chiến thuật. Còn nếu thất bại trong cuộc chiến tình báo thì coi như nắm chắc phần chiến bại. Cho nên không chỉ có Mỹ, Nga, và Tàu là 3 nước lớn có ngành tình báo và phản gián lớn nhất thế giới mà hầu như tất cả những nước khác cũng đều phải có để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Hiện đang có hai cuộc chiến nóng là Israel với Hamas và Nga với Ukraine mà nếu không có những tin tức tình báo của bên mình và sự trợ giúp của đồng minh thì cả Israel và Ukraine khó mà còn đứng vững tới ngày nay. Bên cạnh đó, ngành tình báo còn có vai trò lớn là ngăn ngừa được chiến tranh nóng. Họ chiến đấu trong bóng tối và âm thầm như chẳng có chuyện gì xảy ra nhưng vai trò có thể quyết định sự sống còn tồn tại của quốc gia hay của nhân loại.
Chúng ta không bao giờ biết chuyện gì đang xảy ra trong bóng tối, ngay cả cấp thừa hành làm nhiệm vụ cũng chỉ biết trong giới hạn của nhiệm vụ của mình. Chỉ có những cấp lãnh đạo mới biết được tất cả nhưng họ không bao giờ nói ra cho tới khi nó không còn là bí mật và không còn ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, hiện tại và tương lai.
Tin hỏa mù bây giờ rất nhiều. Thật giả lẫn lộn. Có khi phải nhiều năm sao mới biết nó là cái gì.