Số phận của kẻ thua trận miền Nam thì đã nhận đủ thứ thiệt thòi từ kẻ chiến thắng. Những đọa đầy kể sao cho xiết tạo ra cái mà sau này người ta gọi là “ Boat People”. Nhưng kẻ thắng trận mà sau này nhà văn Xuân Vũ đã để lại cho đời những tác phẩm nổi danh một thời như:“Xương trắng Trường Sơn”, mà “Mạng người như lá rụng” mà ” Đường đi không đến’ thì cái lẽ thắng thua chẳng hiểu còn có nghĩa lý gì!! Ai là những người chủ xướng cuộc chiến tranh được trả giá bằng xác người này? Thắng mà bằng cái giá phải trả là một đổi lấy 5 lần thì còn có nghĩa là thắng hay không! (Thời chiến tranh Đông Dương là một đổi ba). Dù lạc quan cách mấy- dù không nói ra- Sự thiệt hại và tổn thất về người về phía cộng sản là lớn lao. Người ta không thể dấu được sự thiệt hại ấy. Mặc dầu không một hồi ký nào của tướng lãnh cộng sản dám nói sự thật về tổn thất nhân mạng này. Sự tranh chấp nội bộ đi đến chỗ có thể thủ tiêu lãnh tụ đồng thời dứt điểm với vụ án”Xét lại chống Đảng” trong đó có một số lãnh đạo cao cấp bị bắt giam đồng loạt năm 1967- Một năm trước vụ tẩn tống công Tết Mậu thân 1968-.mang ý nghĩa quyết định. (Những người bị bắt như Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Phạm Viết, thiếu tướng Đạng Kim Giang vv..và Vũ Thư Hiên ..) Ở thời kỳ này, Hàng không mẫu hạm xuất hành 5337 lượt và thả 7.491 tấn bom .. – Máy bay B.52 xuất hành 2.548 lượt và thả 59.542 tấn bom và trang bị xuống Khe Sanh. – Số binh lính tử trận về phía cộng sản vào khoảng từ 10.000 đến 15.000 người. Đó phải chăng là cái giá phải trả của phe phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và tướng Nguyễn Chí Thanh? Sự trả thù nội bộ đưa đến việc thanh toán nội bộ bắt đầu từ tháng 7/1967 thì có diễn ra vụ Tết Mậu Thân được không? Những người bị xử lý này, theo Vũ Thư Hiên là những người tù không có án cho mãi tới 1973 mới lần lượt được thả. Có người thì đến năm 1976 mới được thả. Sự im lặng của hầu hết ” lãnh tụ” miền Bắc lúc bấy giờ đồng nghĩa với sự đồng lõa và bội phản.
Theo Vũ Thư Hiên thì Hồ Chí Minh kể như đã ” chết ” dưới mắt một số người. Ông Hồ bị cô đơn, dù là cô đơn trong quan điểm riêng của ông. Trường chinh im lặng “lầm lũi ở ẩn trong sự đường bệ” còn sót lại. Phạm Văn Đồng im lặng trong sự ba phải vụng về và vô tích sự vốn có của ông. Ông không muốn mất lòng ai cả, nhất là cấp trên – Mà cấp trên của ông là Lê Duẩn. Lê Đức Thọ. Nhất là nhân vật chính yếu là Võ Nguyên Giáp, cũng im lặng để khỏi trả giá đắt như Vũ Đình Huỳnh. Nói về những việc như thế này, nhà văn Nguyễn Tuân đã phải gián tiếp ví von là: “Nước ta là một pháp trường trắng, không có đầu rơi, không có máu chảy, mà có người chết”. Thật ra nói như Nguyễn Tuân thì cũng chưa đủ nghĩa. Người chết ở đây không phải là những cán bộ Đảng mà là hơn hai triệu người đã chết trong cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam” này . Tuy nhiên, mọi người có thể đồng ý với nhau là không có cách nào tính được con số thương vong chính xác về phía cộng sản Hà Nội – dù chỉ là một sự chính xác tương đối-. Xét về mặt đức lý hay mặt nhân bản mà kết thúc cuộc chiến bằng cái giá một đổi lấy năm là một xúc phạm đến phẩm giá con người, là một hy sinh vô ích, là một phí phạm không tha thứ được. Vậy mà có cái kẻ lãnh đạo đã có lần phát biểu: Con người là vốn quý nhất. Câu nói đó được ghi trong sách Giáo Khoa, trong các buổi học tập .. Vậy mà cũng chính con người ấy mang vốn quý nhất của con người để đổi lấy điều được gọi là “Độc lập, Thống Nhất, Tự Do và Dân chủ”!!! Đây là một thực tế tàn bạo và đen tối nhất của cuộc chiến này mà mọi người- nhất là kẻ chiến thắng- không muốn ai nhắc tới. Cuộc chiến Mậu Thân đã thất bại mà theo ông Mười Hương, Cục trưởng K.68 cho hay mục đích là chiếm Đài phát thanh Sài Gon, đánh tòa đại sứ Mỹ, bắt sống đại sứ Martin, đánh Dinh Độc Lập để bắt Nguyễn Văn Thiệu, để chúng phải tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Cuộc tổng công kích Mậu Thân với ba đợt tấn kích và mỗi lần cho thấy sự thất bại vì không đạt được mục tiêu đề ra và số thương vong không phải là ít!! Người ta đành lòng phải dựa theo những ước tính tổng quát theo những con số của tài liệu của Mỹ được coi là khả tín hơn cả thì: – Phía người Mỹ có 52.227 người bị giết.(23.000 nhiều hơn trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên). – Phía quân đội Sài Gòn, con số chính thức là 188.000 người bị chết và 430.000 bị thương. – Phía Bắc Việt là: 920.000 người chết. – Phía thường dân trong miền Nam là 350.000 bị giết và 950.000 bị thương – Có 300.000 trẻ em mồ côi.(1) (1) Trích L’Aigle et le Dragon, Claude de Groulat, trang 293-294 Số phận của họ nào chết bom đạn, chết vì đói ăn, vì bệnh tật như sốt rét ngã nước hay suy dinh dưỡng là đáng kể. Họ, những lính cụ Hồ mới là những người lính chết đủ kiểu: chết trong rừng già, bên bờ suối, bờ ruộng, trong hầm trú ẩn, trên đường mòn Hồ Chí Minh, trên những địa danh như Pleime, Dakto, Hạ Lào, Mậu Thân Huế, Quảng Trị, Khe Sanh. Chỉ riêng trận Khe Sanh mà theo Peter Brush trong bài The Battle of the Khe Sanh, 1968 cho thấy bom đạn khủng khiếp như thế nào. – Pháo binh Mỹ đã rót 158.891 quả đạn sang phòng tuyến địch – Máy bay chiến đấu của lực lượng không quân số 7 đã xuất hành 9.691 chuyến bay và thả 14.223 tấn bom và đạn Rockets. – Máy bay của thủy quân Mỹ xuất hành 7.078 chuyến bay và thả 17.015 tấn bom – Máy bay từ các Hãng riêng trong trận Khe Sanh. Tổng cộng chung có 14 triệu tấn bom đã được sử dụng tại VN. Nhà báo Oriana Fallaci cũng có dịp đi quan sát trận địa Khe Sanh cho biết: toàn bộ sư đoàn 325, niềm tự hào của tướng Giáp đã biến mất dưới những trận mưa bom của Mỹ và được gọi là: “Điện Biên Phủ thứ hai”! “Và nhóm 50 người đầu tiên của đại đội Delta đã tới được những giao thông hào và ở đó người ta tìm thấy hàng chục khẩu moóc chê để lại, những dàn phóng rốc két, rồi liên thanh hạng nặng, những cái nón do Liên Xô chế tạo, thùng còn đầy đạn, nhiều ba lô và 400 cái xẻng mới ..”.(02) (02)Trích Oriana Fallaci La vie, la guerre et puis rien …trang 241 Nhìn cái cảnh “để lại tại trận Khe Sanh” et puis rien như Oriana Fallaci vừa mô tả cho thấy chiến tranh vừa tàn bạo, vô tình đến vô nghĩa, nhưng cũng vừa bất nhẫn đến không hiểu được. Bài viết này xin đưa ra một số chứng từ tiêu biểu nhất về số phận những kẻ đã “Hy sinh”, đặc biệt là: Giới trẻ miền Bắc, trong đó thành phần Thanh niên xung Phong trên tuyến đường Trường Sơn- trong đó có trường hợp của nhà văn Dương Thu Hương-. Đây là vết thương chiến tranh gây chết chóc và thương tâm nhất của cuộc chiến đã cố tình bị kẻ chiến thắng cố tình bỏ quên. Mỗi năm, có những buổi lễ lạc mừng chiến thắng nhân dịp 30 tháng tư. Vui mầng lắm, hãnh diện lắm. Nhưng có buổi tưởng niệm nào dành cho những người đã chết trên đường Trường Sơn? Về Đường mòn Hồ Chí Minh Theo nhà báo Phan Nghị, “Sau Hiệp định Genève, người ta bỏ đoạn đường Quảng Ngãi- Bình Định không dùng tới nữa. Từ Bắc vào, tới khu vực Bến Hải, họ đi men theo dãy Trường Sơn rồi vào mật khu Đỗ Xá, ở đó là Tổng trạm giao liên, từ Đỗ Xá, họ xuống khu Kon Tà Nừng, tới Chu Lya và đi về phía Khánh Hòa. Từ Khánh Hòa sẽ có hai con đường, một đi vào Lâm Đồng để sang chiến khu D, một đi xuống Ninh Thuận, Bình Thuận rồi tới mạn Biên Hòa, rừng Sát… (..) Cuộc Nam Tiến của Bộ đội chính quy Bắc Việt bắt đầu dồn dập từ những năm 1962. Trước khi xuất quân, họ được bồi dưỡng trong khoảng một thời gian là 8 tháng. Tiêu chuẩn bồi dường là 2đ40 (tiền Bắc Việt một ngày). (..) Khi tới gần Bến Hải, sắp sửa vượt Trường Sơn thì các cán bộ thu hết các quân hàm, phù hiệu, huy chương và không cho phép một ai đuợc giữ những hình ảnh ở trong túi. Giầy vải cũng phải bỏ lại để đổi lấy dép Bình Trị Thiên. Và mũ bần thì đem đổi lấy mũ vải rộng vành. Cũng từ đó họ bỏ cờ đỏ sao vàng để dùng cờ của MTGPMN và bài”Tiến quân ca” cũng được thay thế bằng bài ” Giải phóng mền Nam”.(03) (03)Trích Phan Nghị, vượt Trường Sơn, các trang 185-187. Để phù hợp với chủ trương “chiến tranh giải phóng miền Nam” do MTGPMN chủ xướng, Hà Nội còn có chủ trương nhằm đánh lừa dư luận thế giới như sau: “Giai đoạn này, những cán bộ miền Nam tập kết đưa ra Bắc trước kia đều có bổn phận phải trở về Nam, không về cũng không được, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng về sức khỏe và nhu cầu công tác ở miền Bắc .. Như vậy, cho đến cuối 1965, xem như chính quyền Hà Nội đã vét hết dân Nam bộ tống khứ về Nam (…) Trở lại số cán bộ mùa thu, ta thấy đó là cả một cuộc “dốc túi” vét sạch. Dù là quân đội hay dân chính, dù là đảng viên hay quần chúng, dù là nhiều con hay ít con, gia đình đủ ăn hay thiếu mặc, dù là thành phần cơ bản hay lưng chừng, dù là có đủ sức khỏe hay không, không sao cả, miễn rằng không là đàn bà, là trẻ con, là ốm liệt giường hay mang bệnh hiểm nghèo đều được chỉ định về Nam” .(04) (04)Trích Kim Nhật, Về R, 249-251 Ở đây cần phải nói rõ là chính sách và đường lối do Lê Duẩn đề ra mặc cho sự bất đồng ý kiến của Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh vốn không muốn tiến hành một cuộc Tổng tấn công miền Nam. Theo nhà báo Sơn Tùng, trong một bài nói chuyện ngày 27/1/2001 tại trường cán bộ Quản lý Giáo dục đào tạo tiết lộ cho biết: “Trong bài viết của ông Vũ Ký(thư ký riêng của ông Hồ) mà ta đọc báo ta không để ý ông viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền Phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài bào là: năm 1967, Bộ chính trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung Quốc về để thông qua việc tổng tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất “ Bác” đã không đồng ý chủ trương tổng tiến công nổi dậy . Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ngay. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chủ trương như vậy, nhưng bị thiểu số nên đành đi chữa bệnh ở Hungary. Nhưng sắp đến tết (Mậu Thân) rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết, nên phải mời Bác về, ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau: “Trên máy bay chỉ có Bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ của Bác từ Trung Quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này… đến giờ này, trên bầu trời ta từ hướng này … phương vị này. Tuyệt đối là không nổ súng. Thời đó đang chiến tranh, vào giờ đó xuất hiện máy bay của ta Khi máy bay về tới vùng trời Hà Nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cho anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh (Bác ngồi sau hút thuốc): – Thưa anh, tín hiệu đường bay lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây ạ? – Quan sát lại đi, ông Vũ Kỳ nói – Em là người lái mà, lái máy bay cho Bác thì em nhìn sai sao được, người lái nói . Máy bay lượn hai vòng không dám xuống, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không họ bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn .. Cuối cùng xuống theo trí nhớ của người lái chứ không xuống theo đèn tín hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại, nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, đèn ” tín hiệu chệch” dưới, vẫn cứ để thế, không sửa. Vòng một vòng và máy bay chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái, Bác vẫn ngồi tĩnh lại hút thuốc, ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh . An toàn rồi anh ơi (Mừng quá nói to lắm, nhưng Bác làm như không nghe thấy).(05) (05)Trich trên Blog Ba Sàm, đăng lại ngày 14/9/2011 Thật ra những tiết lộ “động trời” như trên của nhà báo Sơn Tùng là quá chậm. Vừa chậm vừa không đầy đủ. Ông Hoàng Tùng đã gián tiếp nói tới trong 10 nỗi đau của Bác Hồ, trong đó có vấn đề tranh chấp nội bộ Đảng. Vũ Thư Hiên, trong Đêm giữa ban ngày cũng đã gián tiếp nói tới như sau: “Tại nhiều cuộc nói chuyện với cán bộ, Lê Duẩn không bỏ lỡ dịp tốt nào công kích ” quan điểm xét lại của một số đồng chí sa sút lập trường, sợ đụng đầu với bọn đế quốc quốc tế, làm nô lệ cho vũ khí luận, quên mất rằng yếu tố quyết định chiến tranh là sức mạnh chính nghĩa, là sức mạnh nhân dân”.(06) (06) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Tiếng Quê Hương, Virginia, trang 384 Đứng ở quan điểm của người bây giờ nhìn lại sự việc, tôi chỉ thấy cái Hèn của người cộng sản, trong đó có Võ Nguyên Giáp .. Trong cuốn sách mới nhất viết về Hồ Chí Minh, William J. Duiker cũng đã đưa ra một số nhận xét chính xác như sau: “Quan điểm của Lê Duẩn nay đã rõ ràng là tư tưởng chỉ đạo về sách lược chiến tranh của Hà Nội. Lê Duẫn đã coi thường và chế nhạo sự lưỡng lự của Hồ Chí Minh không dám chọn lựa giải pháp quân sự và muốn dựa vào ngoại giao. Phần Lê Duẩn, ông cho rằng ngay từ khi rời miền Nam thì ông đã chuẩn bị mọi thứ. Tôi chỉ có một mục tiêu: Đó là sự chiến thắng cuối cùng.”(07) (07) Ho Chi Minh, William J . Duiker, tóm lược 533-534 Nguyễn Chí Thanh đã hỗ trợ cho quan điểm “diều hâu” của Lê Duẩn . Người mà Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh lo ngại hơn cả là Võ Nguyên Giáp, vốn có cái uy tín quần chúng chỉ đứng sau Hô Chí Minh. Võ Nguyên Giáp đã có quan điểm làm sao tiến hành cuộc chiến tranh ở miền Nam .. Đó là Võ Nguyên Giáp tỏ ra lo ngại phải đối đầu trực diện với người Mỹ bao lâu quân đội của ông chưa được huấn luyện kỹ càng và được trang bị bằng những vũ khí tân tiến ..Vì thế, ông phản đối chiến tranh du kích của Ngyễn Chí Thanh và Lê Duẩn, ông nghiêng về một cuộc chiến tranh quy ước. Giáp lo ngại chẳng khác gì tự sát nếu chọc giận Moscou và nếu không được sự hỗ trợ huấn luyện và võ khí thích hợp .. Nhưng cũng như Phạm Văn Đồng, Giáp im lặng một cách khó hiểu trước sự đối đầu một cách kiêu căng của Lê Duẩn .. Trong các buổi họp của Bộ chính tri, Giáp thất bại không dám nói mạnh mẽ về đường lối kỹ thuật chiến tranh của nhóm Lê Duẩn. Còn đối với Hô Chí Minh thì mặc dầu được coi là nguy hiểm nhất chống lại nhóm Lê Duẩn vì chính con người của HCM với những thành tích quá khứ. Nhưng càng ngày xem ra thái độ của nhóm Lê Duẩn tỏ ra coi thường Hô Chi Minh, bởi vì họ cho rằng nay HCM mất cái nhạy bén chính trị và càng tỏ ra lúng túng trong những suy nghĩ của Ông ta. Dư luận ở Hà Nội còn đồn thổi là Lê Duẩn đã có kế hoạch thay thế chủ tịch Hô Chí Minh bằng đại tướng Nguyễn Chí Thanh. NCT đã được giao phó nắm giữ vai trò Giám đốc cơ quan nghiên cứu chủ nghĩa Mác Xít- Lê ni nít .. Cuối cùng có thể nói, nhóm Lê Duẩn đã loại trừ Hồ Chi Minh vào thế phải im lặng..(08) (08) Ho chi Minh .. Ibid, tóm lược 536-538 Trước khi tiến hành Tổng Công kích Tết Mâu Thân, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và đám bộ hạ, cộng thêm Tố Hữu đã đi một chuyến viếng thăm Bắc Kinh và sau đó đến Liên Xô.. Con đường tiếp vận mà Lê Duẩn dùng để tiến hành cuộc chiến tranh đánh chiếm miền Nam vẫn là Đường mòn Hồ Chí Minh. Nó được xây dựng từ năm 1950. Nhưng kể từ năm 1959, có chiến dịch cho bộ đội Việt Minh xâm nhập vào Nam mỗi ngày một nhiều. Đường mòn HCM mới thực sự trở thành con đường huyết mạch vận chuyển người và võ khí vào miền Nam. Không có con đường này và không có cuộc Trung lập hóa Lào do cái sai lầm của chính quyền Kennedy, cuộc chiến đã hẳn khác. Chặn được con đường này, chiến tranh sẽ đem đến một hậu quả không giống như ngày hôm nay. TT. Nixon viết: “We failed to prevent North Viet Nam from establishing a key supply route, the Ho Chi Minh Trail, through Laos and Cambodia “.(Chúng ta đã thất bại trong việc ngăn chặn Bắc Việt thiết lập một con đường tiếp vận chính là đường mòn Hồ Chí Minh đi qua Lào và Cambodia)(09). (09) No more Vietnams, Richard Nixon, trang 47 Năm 1964 có 12.000 người và 33.000 vào năm sau. Từ 1966 đến 1971, con số lên tới 600.000 quân đội Bắc Việt được chuyển vào Nam qua đường mòn này. Hàng vạn TNXP đã được điều động để xây dựng trên tuyến đường này. Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào “cõi chết” vì bom Mỹ bỏ ngày đêm. Họ đã chết bỏ xác tại trận hay chết cho chính tương lai tuổi trẻ của họ sau này- không chút đền bù- như một đồ dùng phế thải. Viết về họ là xót thương cho tuổi trẻ VN. Claude de Groulat đã dành hẳn chương XVIII trong sách của ông để nói về con đường mòn này. Đây là con đường chiến lược vận chuyển người và vũ khí, dài khoảng 4000 cây số, chằng chịt những đường nhánh, có nơi chỉ rộng độ một thước, có nơi có thể cho hai đường xe qua lại. Thời gian thuận lợi nhất cho việc vận chuyển là từ các tháng giêng đến tháng tư. Để đi trọn con đường mòn này, thời gian phải mất là từ 3 đến 5 tháng . Số lượng tổn hại trên đường mòn là 15% hoặc hơn thế nữa do bom đạn Mỹ, bệnh tật và đào ngũ. Người Mỹ Đã dành hơn phân nửa số máy bay của không quân Mỹ dùng vào việc bỏ bom con đường này mà mục đích chính là ngăn chặn ít ra là một phân nửa số tiếp liệu từ miền Bắc vào Nam. Họ đã phải trả một giá đắt cho mỗi tấn tiếp liệu từ miền Bắc vào Nam . Hàng ngày có khoảng 380 lượt máy bay C-119, C-130 hoặc B.52 thả bom suốt dọc con đường này ..Trong đó có bom hóa học để đốt cháy rụi cây rừng mà một ngọn cỏ cũng không mọc được. Chưa kể các tín hiệu điện tử được gọi là Igloo White thả xuống mỗi khi có tiếng động hoặc sư vận chuyển của chân người hay xe cộ đi qua sẽ báo động cho trung tâm ở phi trường. Hoặc hệ thống Pave way dùng các tia sáng laser. Khi mục tiêu bị phát hiện, máy bay bắt được tín hiệu thì hệ thống Pave way giúp máy bay thả bom theo sự chỉ dẫn của hệ thống tìm ánh sáng ..(09) (09) Trích L’Aigle et le Dragon, Claude de Groulat, nxb Rossel, các trang từ 246-250. Họ những TNXP là những kẻ hy sinh nhiều nhất, kẻ thiệt thòi nhiều nhất, kẻ không được hưởng chút ân huệ nào của chính quyền cộng sản.(TNXP). Phải nói họ là những con vật thí cho sự thử thách giữa tiến bộ kỹ thuật và sức chịu đựng và sức xây dựng của bàn tay của con người. Đọc Phan Nghị trong Vượt Trường Sơn, trang 88 để thấy những trận bom lân tinh (Bombe Phosphore) mà Claude de Groulat vừa nói đến ở trên .. nó khủng khiếp như thế nào. “Loại bom này mới được đem xử dụng ở các chiến trường từ mấy tháng nay. Nó có một sức cháy dai dẳng nửa ngày cũng chưa hết. Và khói của nó có mùi thối, có tác dụng xua đuổi tất cả những loài sinh vật trong đó kể cả giống người phải chui ra khỏi các hầm hố. Chất khói của nó bám vào người thì cũng chẳng khác gì như khi ta bị con giời leo bò trên da thịt”.(10) “Và khi về đến phi trường theo nhận xét của Phan Nghị về các phi công vừa đi ném bom về: “Các phi công ai nấy đều tươi cười nhảy xuống phi cơ .Tôi không đọc thấy, không nhận thấy, và cũng không nhìn thấy một nét căm thù nào biểu lộ trên khuôn mặt của họ cả .. Họ đánh giặc rất thản nhiên và vui nhộn“(10) (10) Vượt Trường Sơn, Phan Nghị, trang 83 đến 91 Những chứng từ của một số nhà văn về đường mòn Đường mòn là một thứ Holocaust của chiến tranh hiện đại. Tất cả con đường đều được xây dựng bằng tay và ở hai bên vệ đường có trồng tre, che khuất đến nỗi máy bay không thể nào khám phá ra được. Họ là những người đi trước mà về sau. Trước những trận đánh, họ luôn luôn đi trước để mở đường, xây dựng chiến tuyến, rồi trực tiếp tham gia chiến đấu, cuối cùng, họ lại chính là những người về sau thu dọn chiến trường, tải thương, chôn cất liệt sĩ”.(11) (11 )Trích bài viết của Francois Guillemot: Trực diện nỗi đau và cái chết, Trương Hòa dịch, Talawas 2010. Có nhiều người trong bọn họ rời nghế nhà trường ở tuổi 13, 15 tuổi, trở thành TNXP” Giải phóng miền Nam” mà độ tuổi từ 13 đến 24 tuổi. Phần đông họ là các cô gái học sinh, không kiến thức quân sự, chưa một lần xa nhà, ban đêm vẫn còn sợ ma đã được nhanh chóng ném ra chiến trường. Có những đơn vị cấp tốc được thành lập, không được trang bị, ngay một đôi dép cũng không có, hoặc có không đúng cỡ, đi chân đất, bàn chân phổng rộp. Một số đội viên đã ngã xuống ngay từ những ngày đầu ở chiến trường vì bom đạn Mỹ, hoặc do rắn cắn chết mà chưa có một ngày cống hiến. Khẩu phần ăn rất thất thường mặc dù trên nguyên tắc phải được ăn uống đầy đủ. Tiêu chuẩn là 24 kg/đầu người. Thực tế khắt khe của chiến trường do phải di chuyển để tránh bom Mỹ nên thường ở trong tình trạng thường xuyên thiếu thốn lương thực, thuốc men và quần áo. Tháng chỉ được phân phát 4kg/đầu người. Thay vì 24 kg. Có khi khát quá, họ thấy một hố bom thì vội vã múc uống cho đã khát và cho vào bi đông. Nhưng đến khi nhá đèn Pin mới phát hiện nổi lềnh bềnh xác người chết đa thối rữa . Sự hy sinh của đội quân TNXP mà tỷ lệ nữ chiếm một nửa hoặc 70 đến 85% .. Sự hy sinh của họ là vô bờ bến, bất kể đến quy luật thể lý của người phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt vv.. Trong chiến tranh, không ai có thời giờ nghĩ tới cái băng vệ sinh của người phụ nữ khi có kinh nguyệt. Nhân vật Thu-một nhân vật chính trong các hồi ký của Xuân Vũ cũng từng lội qua suối khi có kinh nguyệt. Tác giả Xuân Vũ viết: “Chập sau, thấy Thu hơi tỉnh người lại, tôi hỏi: – Em thấy trong mình thế nào? Thu lắc đầu. Đôi môi Thu khô ran như muốn nứt ra. Nước da của Thu vừa xanh vừa tái. Quần áo ướt đẫm. Tôi chú ý thấy dưới đít võng những giọt nước hồng hồng. Thì tôi biết Thu vẫn khó ở. Và có thể Thu ốm nặng vì cái trận lội suối này. Tôi ái ngại cho Thu vô cùng. Tôi muốn tìm ông bác sĩ Năm Cà Dom nhưng không thấy ông ta ở đâu “.(12) (12) Xương trắng Trường Sơn, Xuân Vũ. Xuân Vũ kết luận: Cô Thu, sau năm năm tình duyên và công tác chìm nổi, đã mang một chứng bệnh kinh niên mà nguồn gốc phát sinh từ lúc cô vượt sông và ngâm mình dưới suối … Do đó, cô trở thành phế nhân, suốt năm năm không biểu diễn được một màn nào . Vì thế, cô được ” ân huệ” cho về Bắc cũng bằng đường Trường Sơn, với cặp chân cô ta, như lúc cô vào Nam” .(13) (13) Xuân Vũ Ibid, trang Thay lời tựa Phần Thu: Thu sợ tất cả mọi hòn đá trên mặt đường. Mà cái mặt đường vinh quang, đường giải phóng miền Nam này có chỗ nào là không lởm chởm đá và gai ” (14) (14)Trích Xuân Vũ, Đường đi không đến, trang 20 Phải đi qua con đường ấy, phải đã từng trải nghiệm cuộc sống khó khăn nguy hiểm ngày đêm trên con đường ấy mà theo như lời Xuân Vũ : “Tôi biết rằng con đường về là con đường đầu thai một lần nữa, con đường về là con đường đói khát, con đường sấm sét, con đường đau khổ và gian khổ, con đường dốc, con đường dài, con đường đi không đến mà rồi vẫn phải đi, trên vai phải mang theo những sứ mạng bày đặt, không biết ai trao cho, một thứ vinh quang không có, một thứ tình cảm ái quốc cũngg iả tạo nốt, chỉ còn lại có tình cảm gia đình là thực mà thôi(15). (15)Xuân Vũ, Đường đi không đến, trang 11 Các cô gặp phải các trường hợp tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt hoặc đau đớn trong hoàn cảnh thiếu thuốc men và băng vệ sinh. Băng vệ sinh chỉ là một miếng vải mà thôi. Về vấn đề vệ sinh vùng kín của phụ nữ ít được đề cập đến và chẳng ai muốn rắc rối đặt thành vấn đề. Da dẻ các cô nổi ghẻ, tóc trên đầu đầy chấy rận. Các bộ phận kín trong cơ thể ngứa ngáy đến phát điên. Các cô gái còn thường xuyên bị các loại bò cạp, nhện rừng gây ra những vết cắn, nhức, sưng tấy. Các loại bọ “đen và to”, các loại côn trùng đủ loại tham lam hút máu người gây ngứa ngáy, sưng tấy trên da thịt. Thân thể mỏi mệt và ẩm ướt nơi các vùng kín là nơi lý tưởng thu hút bày muỗi và ruồi vàng nhiều vô kể. Tất cả đã khiến cho cơ thể nhiễm các cơn sốt làm mỏi mệt và tàn tạ dần dần. Phần đàn ông như theo sự hiểu biết qua những cán bộ Hồi Chính, Phan Nghị ghi nhận: “Người ta cũng còn được biết rằng những người lính của MTDTGPMN hoạt động ở vùng 4, một số lớn hiện đang mắc phải một cái bệnh quái đản: Họ bị chứng di tinh, nó bắt đầu bằng một hiện tượng xuất tinh sớm . Nguyên nhân là bộ phận tinh sách thần kinh hưng phấn quá mau..” (Trích Phan Nghị IBID, trang 105) Họ luôn sống trong một thế giới bị đe dọa bởi thiên nhiên và sự đe dọa từ trên trời. Không được thuốc men, không được thường xuyên tắm rửa, các vùng kín như háng, nách, kẽ bàn tay, ngay cả đầu vú trở thành chỗ cho các nấm mọc. Các vùng ẩm ướt bị quấy rầy bởi đủ thứ bệnh ngoài da dần dần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của các chiến binh. Lãnh đạo Hà Nội “lo ngại”, nhưng những người lãnh đạo quân đội ở Hà Nội chỉ biết gửi thuốc đỏ để gửi cho họ. Thuốc đỏ nào có thể chữa trị được các nấm, các vùng da khô cháy nứt nẻ, các bệnh đường ruột và nhất là tinh thần căng thẳng đến kiệt sức. Cái đói gặm mòn tuổi trẻ các cô gái. Đôi khi chỉ có cháo mà ăn. Muối đường thiếu và rau tươi thì hầu như không có. Họ phải tìm kiếm hái rau rừng. Vào mùa mưa thì măng rừng mọc rất nhiều trở thành nguồn rau chủ yếu. Vậy mà Nguyễn Văn Đệ đã viết ca tụng về: Một thời oanh liệt của TNXP .. Nhưng riêng Dương Thu Hương- kẻ trong cuộc, người đã nếm trải nghiệm đủ và viết như thế này : “Tôi nằm xuống ván, gối đầu lên tay, đăm đăm nhìn kèo hầm. Dọc theo kẽ nứt của cây kèo, một đàn rệp béo mọng xếp hàng nằm nghỉ. Lũ rệp thời chiến là những ông Hoàng Bà Chúa. Chúng được tự do và luôn luôn no đủ. Người ta hiến máu cho chúng một cách vui vẻ, so với lệ phí của bom đạn thì đó chỉ là những khoản thuế còm” .(16) (16)Dương Thu Hương, tiểu thuyết Vô Đề, Stanton, CA, Văn Nghệ, trang 68 Trường hợp 10 cô gái ở Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã bị hy sinh, được tôn vinh và được ghi lại như sau: ” Ngày 24 tháng bảy 1968, sau 18 lần địch đánh phá, một loạt quả bom đã thả trúng vào hầm, mười cô gái Đồng Lộc đã hy sinh vào lúc 5 giờ chiều, trong tư thế tay vẫn còn cầm dụng cụ sản xuất “.(17) (17)Trích bài viết của F. Guillemot : 10 cô gái Ngã ba thuộc ty Giao thông Hà Tĩnh, Anh hùng quê hương 1975. Hậu quả là đưa đến tình trạng một số trong bọn họp hoặc tự tử, hoặc đào ngũ hay mất tích. Theo Xuân Vũ, người ta tìm thấy trong sắc cốt hoặc trong túi áo các xác chết có những truyền đơn được thả xuống từ máy bay kêu gọi các cán binh cộng sản về đầu hàng, hoặc những chỉ dẫn cách thức về đầu hàng như thế nào ..Đó là những người lính có ý đính đào ngũ mà chưa có dịp thực hiện được thì đã bị bom đạn giết chết . Phần Phan Nghị cho rằng một khi vượt Trường Sơn vào đến miền Nam, họ có nhiều cơ hội đào ngũ hơn như đi thu mua gạo ở các vùng thôn quê là một cơ hội tốt nhất để trốn về phía Quốc Gia. “Tôi hỏi một quy chánh viên: – Ông ra quy chính trong trường hợp nào? – Đi lấy gạo . Phần lớn chúng tôi chỉ có thể lợi dụng đi lấy gạo, hay ở bệnh viện ra thì mới trốn được mà thôi . – Mỗi lần đi lấy gạo có bao nhiêu người? – Thường là 10 người – Ông lấy gạo ở vùng nào? – Vùng Chợ Cát, ( Bình Định) . Mỗi người lấy hai gạt đổ vào ba lô. Chỉ ăn 5,6 hôm là hết và lại phải đi .. Sau đó, họ được hưởng một sinh họat phí đồng đều là 20 đ/ một ngày . Nhưng để cho các quy chính viên có một sự ưu đãi hơn, một vài nơi đã linh động cắt bớt sinh hoạt phí của tù binh đi rồi bù đắp cho quy chính viên ..(18) (18) Trường Sơn, Ibid, trang 199 Người ta phỏng đoán có khoảng 300.000 vừa là TNXP, vừa là cán binh bộ đội đã đào ngũ hay mất tích hoặc chấm dứt đời sống. Bệnh tật như kiết lỵ, sốt rét đã nhanh chóng hoàn tất cuộc đời của họ mà có thể chưa một ngày lâm trận. Thân xác chỉ còn là những bộ xượng lụi tàn, nằm chờ chết như một niềm an ủi cuối cùng .. Xin một lần đọc Xuân Vũ mô tả những trận sốt rét rừng: “Thôi đích thị hắn rồi ! Thằng sốt rét lại đến viếng tôi. Tôi hình dung rõ từng đợt vi trùng . Chúng hình tròn hoặc hình lưỡi lam theo lời bác sĩ giảng . Chúng xông vào cắt những túi hồng huyết cầu vỡ ra, hoặc quấn lấy những túi ấy và cũng làm cho nó vỡ ra, tồi xoắnn lấy từng túi mà tiêu diệt. Sau cuộc ác chiến, khi hồng huyết cầu chống lại có kết quả thì con người cứ eng eng không lên cơn hẳn, còn khi lũ vi trùng lấn lướt hoàn toàn thì bịnh nhân run lên ngay và xác hồng huyết cầu bập bềnh trong máu …Tôi rất bình tĩnh nhưng lại vô cùng ngao ngán, bởi vì tôi biết bản thân mình đang lao vào một cuộc chiến đấu mà tôi biết trước kẻ chiến bại sẽ là tôi”.(19) (19) Trích Xuân Vũ, Đường đi không đến, trang 110 Nhưng ngoài những cơn sốt rét, còn lại đủ loại cơn sốt như Xuân Vũ viết: “Nhưng đây không phải chỉ là một cơn sốt tầm thường, một cơn sốt hơn mọi cơn sốt, cơn sốt vàng kí nin, cơn sốt đỏ của những nốt muỗi đố, cơn sốt của thế kỷ 20, cơn sốt của lòng tin và sự đổ nát, cơn sốt của chủ nghĩa và sự suy đồi trông th (…) Cơn sốt của những canh bạc mù quáng, cơn sốt của những con vẹt ăn phải quả dại, giờ bỗng nhiên câm mồm, cơn sốt của những bạo chúa khoác áo thánh thần …”. (20) (20)Xuân Vũ, Đường đi không đến, trang 83 Những điều Xuân Vũ viết ra cách đây đã nửa thế kỷ mà xem ra bây giờ vẫn còn đúng! Cũng theo Xuân Vũ: “Để vun bồi “uy tín”(hão) cho một người hoặc một vài người trên dãy Trường Sơn này, núi rững đã phải nhận hàng vạn bộ xương khô, hằng vạn nấm mồ không có nấm, không có bia. Trong không khí Trường Sơn lúc bấy giờ có vô số sự uế tạp: nào mùi thuốc đạn, nào mùi thây ma sình thối, nào hơi lá mục muôn thuở của rừng hoang, cộng vào đó trời mưa nắng bất thường. Cứ mưa xong lại nắng, đang nắng lại đổ cơn mưa, cho nên bệnh thương hàn, kiết lỵ rất phổ biến. Hay có thể nói là gần 70% người mắc những chứng bệnh này. Thế là ngoài sốt rét rừng ra, chúng tôi còn có thêm thương hàn, kiết lỵ”. Có người bị một lúc cả hai chứng: thương hàn và kiết lỵ hoặc kiết lỵ và sốt rét. Binh tướng nào còn có tinh thần chiến đấu. Hoạ chăng có Gia Cát Lượng tái sinh mới điều khiển nổi nổi đám quân ọc cạch như vậy “.(21) (21)Trích Xuân Vũ, Xương trắng Trường Sơn, trang 330. Nhưng những tiết lộ của Xuân Vũ qua nhân vật bác sĩ Cường sau đây thì thật không thể nào tưởng tượng ra được. Theo lời của bác sĩ Cường kể lại cho bác sĩ Năm Cà Dom thì khi có quá nhiều thương bệnh binh mà không có thuốc men để chữa trị được. Để thì bệnh nhân trước sau gì cũng chết. Theo lời bác sĩ Cường kể lại: “-Ừ đúng thật. Vô nhân đạo, dã man, tán tận lương tâm nữa, nhưng mà nếu để cho họ rên siết, vật vã, lăn lộn, mà mình không cứu chữa cũng không kéo dài được sự sống của họ thêm phút nào, thì lại càng dã man, tán tận lương tâm hơn. Tớ đã suy nghĩ rất nhiều, thấy mình ác, tệ thật. Nhưng làm sao ? Đứt động mạch, vỏ não bị thương, gãy đốt xương sống vv.. cậu có là thánh cũng đành co tay ở đây … Nhưng tớ không ra lệnh. Tớ cứ để cho tổ lao động họ làm. Bề nào cũng chết thà chết sớm cho đỡ đau khổ .. Sau khi nghe xong câu chuyện, bác sĩ Năm Cà Dom mới hiểu rõ câu chuyện. ” Thật là ngoài sức tưởng tượng. Thảo nào tôi trông thấy những cái hầm giống như những cái huyệt mô dưới đó có những thương binh nằm sẵn. Khi cần, cứ lấp đất, tiện lợi biết bao (22) (22)Trích Xuân Vũ, Xương trắng Trường Sơn, trang 263. Theo ông Bùi Tín, người đã từng đi trên Đường mòn Hồ Chí Minh vào thập niên 1961 đã nhận xét như sau về con đường này: “Thế nhưng, số người hy sinh trên con đường mòn này không phải là ít. Cách vài binh trặm( mỗi binh trạm cách nhau 20 đến 30km) lại có một nghĩa trang, chôn cất anh em hy sinh trên con đường mòn. Hồi ấy có đến vừa đúng 10 kiểu chết khác nhau trên con đường hành quân Nam-Bắc. Lạc đường trong rừng rậm, đi miết, không tìm được lối trở ra, bị chết đói. Đi tốp nhỏ, ngủ đêm bị hổ vồ. Trời mưa, không nhìn rõ, đạp lên rắn độc, bị cắn chết . Bị đau ruột thừa cấp tính, hoặc bị sốt rét ác tính không chữa chạy kịp. Mắc võng dưới cây to, có cơn lốc bất thường, cành cây lớn gẫy hay cành cây to đổ, bị đè chết. Qua suối lớn, nước chảy xiết, cầu trơn trượt chân, bị cuốn đi, không cứu kip. Có khi chỉ con vắt xanh, hàng trăm, hàng nghìn con ngọ nguậy trên đường ngửi thấy hơi người, bám vào chân rồi leo lên người ở nơi có động mạch, hay nơi có tĩnh mạch lớn, cắn và hút thỏa sức; thường là ở nách, ở bẹn và cả bộ phận sinh dục của nam và nữ, không cầm máu được. Có khi leo núi đá đầy rêu, trời mưa, đất trơn như đổ mỡ, trượt chân nhào xuống vực sâu cùng với ba lô nặng sau lưng. Lại có khi ăn phải nấm độc, rau độc, không cứu kịp. Chưa nói đến vụ lụt cực lớn trên rừng như năm 1965 ở (Tây guyên, nhà cửa, trâu bò, heo, gà và cả người nữa bị nước dâng lên cao và cuốn đi. Vậy mà chúng tôi vần nhẹ nhàng dấn thân vì có một niềm tin vững hắc ơ thắng lợi, vì luôn luôn nghĩ: ” Chí làm trai thời loạn, phải có mặt ở nơi mũi nhọn. Cầu an, bảo mạng, nhường hy sinh gian khổ cho người khác là sự ươn hèn và ích kỷ đáng hổ thẹn với lương tâm” (23). (23)Trích Bùi Tín, Hoa Xuyên Tuyết, trang 26-27 Cuối cùng là một con số không kể xiết những người tự nguyện chấm dứt cuộc đời .. Còn nếu không tự chấm dứt cuộc đời thì nhiều TNXP trở thành điên khùng, rồ dại như Dương Thu Hương viết trong tiểu thuyết Vô Đề: “Mấy cậu sốt rét ác tính điên rồ, cởi hết áo quần ra mà nhảy múa la hét” . Phần ông Nguyễn Văn Đệ, trong Một thời oanh liệt của TNXP nhắc đến một tình huống dẫn đến Hội chứng sau đây: “Có khi chị em đang xúm lại đọc một lá thư của gia đình gửi đến, bỗng một người xúc động khóc nấc lên, thế là cả tiểu đội, đại đội như có sự phản ứng kích động dây chuyền tất cả đều la hét khóc toáng lên và cứ thế lan từ đại đội này sang đại đội kia. Họ khóc, họ kêu, họ chạy, họ nhảy, thậm chí trèo lên cây nói cười lảm nhảm hàng tiếng đồng hồ”. Xuân Vũ trong Xương trắng Trường Sơn viết : “Tôi được nghe anh em kể lại thì đêm qua lúc ai nấy đang ngủ, hắn ta cũng đang ngủ, bất thình lình, hắn tung màn ra nhảy xuống đất và kêu lên những tiếng thất thanh, rồi cứ như một thằng mất trí, hắn tuôn rừng lướt bụi chạy mãi, vấp té, lại ngồi dậy, lại chạy. Anh em đuổi theo bắt, nhưng không tài nào giữ hắn lại được. Mãi cho đến lúc trưa này, họ mới bắt hắn về trói lại và đi bá cáo cho tôi .. Bỗng bệnh nhân cười lên và nói như hát. – Út út út ! Rầm rầm rầm ! Tôi nhớ lúc sau trận máy bay B.52 oanh tạc, đơn vị phải gấp rút di quân, tôi thấy có một người bị đồng đội dắt đi bằng một sợi giâ mây. Và một người khác chạy bạt mạng qua những hố bom còn nghi ngút khói “(24) (24)Trich Xuân Vũ, Xương trắng Trường Sơn, trang 328-329 Đó là hiện tượng cuồng điên tập thể . Nhà văn Võ Thị Hảo sau này đã viết truyện: Người xót lại của Rừng Cười .. Câu chuyện kể về 4 cô gái giữ kho quân nhu trên đường Trường Sơn mà dòng nước xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc của họ. Thảo, môt cô gái thứ năm gia nhập nhóm 4 cô gái và họ hy vọng dùng các lá thơm cho Thảo gội để không cho rừng cướp đi mái tóc đẹp của Thảo. Nhưng chỉ hai tháng sau, tóc của Thảo chỉ còn là một túm sợi mỏng manh xơ xác .. Các cô gái ôm nhau khóc cay đắng. Nhưng Thảo chỉ cười và khuyên các cô đừng khóc làm gì vì em có người yêu học văn khoa Hà Nội: Em thế này chứ em có trọc đầu thì anh ấy vẫn yêu cơ mà .. Họ đã ở đây qua ba mùa mưa rầu rĩ. Chợt một ngày có ba người lính đến lĩnh quân trang .. Anh bị một con “vượn người” lõa lồ ôm chặt, nó phát ra những tiếng cười khanh khách. Trên sàn chòi còn lại ba cô gái đang vừa cười, vừa khóc, tay dứt tóc và xé quần áo. Còn một cô đang chạy tới chạy lui ôm đầu tuyệt vọng . Cô chưa bị lây, nhưng- với cung cách này, chẳng bao lâu, cô ta cũng sẽ không thoát nổi .. Khi các cô chợt tỉnh lại thì ba người lính đã bỏ ra đi và các cô đọc được mảnh gấy ghi lại: ” Kính chào các đồng chí. Chúng tôi sẽ lấy quân trang ở một kho khác và gọi bác sĩ đến. Các đồng chí thân yêu. Chiến tranh mà. Mong tha lỗi vĩnh biệt”. Vài ngày sau, cô y tá đến, cho các cô gái uống thứ thuốc gì đó màu trăng trắng . Không thuốc thì cũng đã khỏi. Nhưng các cô gái trầm lặng hẳn và già thêm hai mươi tuổi. Cánh rừng nay được mang tên “Rừng cười” từ đó. Một ngày kia, tiếng súng địch tới gần và cả bốn cô đã hy sinh. Riêng Thảo sốt nặng- những trận sốt rét nhập môn cho người ở rừng- đã được các cô đem đi dấu ở một gốc cây kín đáo nên Thảo còn sống sót. Riêng Hiên, người lính đằ cứu các cô gái trong cơn điên loạn cũng bị hy sinh ..Người ta đang làm giấy gửi ra Bắc để truy tặng huy hiệu anh hùng thì chính trị viên đọc được những dòng này trong cuốn nhật ký của Hiên dấu trong ba lô : “Sẽ không bao giờ mình quên được những người đã nhìn thấy ở Rừng Cười. Có lẽ cảnh chết chóc còn dễ chịu hơn ! Ôi ! Thế là sau chín năm ở chiến trường, tôi đã nhìn thấy ở Rừng Cười cái cười méo mó man dại của chiến tranh. Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi rơi vào cảnh ấy. Tôi rùng mình khi nghĩ rằng, người yêu tôi, em gái tôi, cũng đang cười sằng sặc như thế, giừamột khu rừng mênh mông nào đó “. Vì những dòng này, người ta kết luận rằng Hiên có tư tưởng dao động, sặc mùi tiểu tư sản (anh vốn là sinh viên) . Hành động anh hùng của anh chỉ là ngẫu nhiên, bột phát. Chính trị viên nói : ” Anh ta không bị kiểm thảo là may rồi .” Hai năm sau, Thảo- người sót lại của Rừng Cười- đang học năm thứ nhất khoa văn. Số phận dành cho Thảo như thế nào có lẽ mỗi người tự tìm cho mình một câu trả lời . Sau chiến tranh, hầu hết họ trở về trong thân thể úa tàn, khô héo, da dẻ nhăn nhẻo, bệnh tật..và khuyết tập trong một tâm hồn đã đánh mất tuổi thanh xuân và tuổi trẻ. 75% phần trăm số họ quay trở về nghề nông vì không có học thức, không có ngành nghề. Và kéo lê cuộc sống không chồng, không nhà, không con, không chế độ và sống đời sông độc thân vì không người đàn ông nào đoái hoài đến họ. Vấn đề quan trọng nhất là giúp họ phục hồi lại nữ tính đã bị đánh mất trong những năm tháng trên đường Trường Sơn. Nhưng đánh mất tuổi trẻ thì lấy gì phục hồi lại? Nhưng ai cũng hiểu rằng điều đó chẳng bao giờ có cơ thực hiện nổi vì chế độ nay chẳng bao giờ quan tâm đủ đến họ. Trường hợp nhà văn Xuân Vũ, ông đã may mắn thoát nạn trên đường vượt Trường Sơn, ông đã may mắn đên nơi đến chốn. Đường Trường Sơn đã để lại sinh mạng của nhiều người chỉ còn là những bộ xương trắng. Nhưng dù gì, ông cũng đã tiêu phí hơn 20 năm tuổi trẻ để đi trên con đường này mà nay bí lối: Đường đi vẫn không đến. Đến mà không đến. 37 năm sau con đường Trường Sơn ngày hôm nay đã đi đến đâu? Mặc dầu Hồi Ký của Xuân Vũ phơi bày ra những cảnh tượng mà sức người không tưởng tượng ra nổi. Vậy mà ộng tiểu đòan trưởng của bộ đội chánh quy miền Bắc xâm nhập sau đã tìm Tự do sau khi đọc xong cuốn Đường đi không đến: ” Văn thì hấp dẫn nhưng chuyện khổ thì không ăn thua gì với sự chịu đựng của đơn vị tôi“.
q8hiih
Hãy từ bỏ chế độ cộng sản
Duy tân theo văn minh Tây Phương
Đông Du noi theo gương Nhật Bản
Đoạn Tuyệt với mê tín dị đoan
Tự Lực không cầu viện vong bản
Hãy noi theo gương Hai Cụ Phan
Không hãnh tiến ăn mày dĩ vãng
Không u mê huynh đệ tương tàn
Hãy từ bỏ chế độ cộng sản
Nông Dân Nam Bộ
Không hãnh tiến ăn mày dĩ vãng
Duy tân theo văn minh Tây Phương
Đông Du noi theo gương Nhật Bản
Đoạn Tuyệt với mê tín dị đoan
Tự Lực không cầu viện vong bản
Hãy noi theo gương Hai Cụ Phan
Không hãnh tiến ăn mày dĩ vãng
Không u mê huynh đệ tương tàn
Hãy từ bỏ chế độ cộng sản
Nông Dân Nam Bộ
Gà què ăn quẩn cối xay.
Bị thiên hạ chửi như chửi chó , bọn bò
đỏ thay đổi chiến thuật .
Tên bò đỏ đầu đàn ,tấn công chửi rủa
tác giả của bài viết được đăng trên ĐCV.
Còn những tên tép riu ,chuyên “thổi” ống
đu đủ được chia nhiệm vụ tấn công,chửi
bới ,chụp mũ ,mạ lỵ những người viết
còm ,đưa ý kiến trái ngược với chúng.
Với những lập luận rẻ tiền như :Đứa
không viết hoa chữ “Việt”,kết luận đứa
đó là dư lợn viên ,(yếu kém văn phạm,
cùng chung mái trường XHCN) …vv và
vv …
Đặc biệt là tay “thổi ống” này ,khi chỉ
trích người khác đã xài kiến thức của
“mái trường Xhcn”,hắn lại thuận tiện
xài luôn những ngôn ngữ của Vẹm .
Như : “chủ ngữ,vị ngữ…”
Không có cái lập luận nào sáng giá
hơn cái kiểu lập luận đần độn :Đứa
nào viết sai chữ “Việt “,suy ra đứa đó
là dư lợn viên.
Đúng là lý luận: “Gà què ăn quẩn cối
xay”.
Nó có lắm nicks như hello donkey, Kamala Ré, 7dum, Tám tang, Mất dạy, ,v.v…
Trước kia nó cũng viết bài lai rai đăng trên diễn đàn này, thế nhưng gần đây, không biết sao mà nó lại trở cờ đổ đốn, phò cả bọn ngụy Cộng nữa đa .
Bởi vì là dư luận viên, các anh là “sản phẩm” của một nền giáo dục xhcn xuống cấp trầm trọng.
Hầu hết dư luận viên bò đỏ các anh đều dốt nát ăn học chẳng ra gì, nên mới phạm phải những lỗi lầm hết sức căn bản khi viết lách, và cứ lập đi lập lại nhiều lần những lỗi lầm này mà vẫn không nhận ra để sửa đổi, đến độ mọi người phải chú ý!
Lỗi viết chữ “Việt” không viết hoa của bò đỏ dư luận viên như các anh, không những xảy ra lập đi lập lại nhiều lần ở diễn đàn này, mà còn xảy ra trải khắp các trang mạng xã hội, trải khắp nhiều diễn đàn khác.
Cho nên, đây không phải là lập luận “gà què ăn cối xay” như cái đầu bò dư luận viên của anh suy diễn mà là một hiện tượng đáng buồn có thật đang diễn ra của xã hội Việt Nam ngày nay!
“Gà què ăn quẩn cối xay,
Khiến cho “bò đỏ” cả ngày tức điên!”
Lập luận của một tên dốt .
Từ một lỗi chính tả,vội nhẩy cỡn
như thấy “ánh sáng trí tuệ” trong
bộ óc đầy đất sét, và “À há! Chúng
đều là dư luận viên cả” .
Đúng là dốt mà khoái …chầy cối.
Thảo nào ,tôn sùng thằng mọi bò
đỏ kia ,cà khịa khắp diễn đàn .
Cả đời ,chuyên đi theo để ” thổi…
ống” cho thằng mọi “chí sĩ” kia.
Chán nhỉ, trí óc chỉ có bao nhiêu
đó,biết làm sao hơn.
Tôi không phải là Shareview!
Giữa tôi và Montaukmosquito hoàn toàn không có sự tôn sùng gì cả!
Dư luận viên các anh thì chỉ được mỗi cái nước đặt đều. Còn về phần dốt, thì đúng là các anh dốt đặc cán mai, tôi làm sao mà dốt bì cho kịp các anh~
Nhắc lại cho cái đầu bò dư luận viên của các anh đọc một lần nữa nhé:
“Lỗi viết chữ “Việt” không viết hoa của bò đỏ dư luận viên như các anh, không những xảy ra lập đi lập lại nhiều lần ở diễn đàn này, mà còn xảy ra trải khắp các trang mạng xã hội, trải khắp nhiều diễn đàn khác.
Cho nên, đây không phải là lập luận “gà què ăn cối xay” như cái đầu bò dư luận viên của anh suy diễn mà là một hiện tượng đáng buồn có thật đang diễn ra của xã hội Việt Nam ngày nay!”
Khi viết lách, anh dư luận viên Bees này có cùng chung điểm sai rất đặc biệt, nghĩa là chữ “Việt” thường xuyên không viết hoa, giống như mấy nick dư luận viên sau đây:
1. Nick VIETAMERICA :
VIETNAMERICA 24/07/2024 at 21:48
“….Bố không phải người việt, bố chỉ nói tiếng việt thôi.”
( Như ta thấy, chữ “Việt” ở trên không viết hoa)
2. Choi Song Djong
Choi Song Djong 11/12/2024 at 05:35
“Dân việt tranh đấu ư, ho biết cùng nhau đứng lên tranh đấu sao? Một người đứng lên thì chục đứa giơ tay kéo xuống, một nhóm xả thân hy sinh đi đầu thì hàng trăm đứa cầm sao đâm sau lưng.”
( Như ta thấy, chữ “Việt” ở trên lại không viết hoa)
3. Bees
Bees 23/12/2024 at 21:50
“…. Mới đây bọn việt cộng lại ra nghị định bóp chặt hơn nữa trên các trang mạng xã hội sau mùa Noel này vì chúng sợ chế độ bị lật đổ.”
Như ta thấy, chữ “Việt” ở trên lại không viết hoa. Cùng một lỗi như thế ở còm khác:
Bees 23/12/2024 at 02:23
“…. Chúng ta vẫn có thể diệt việt cộng không cần tiếng súng mà bằng chính đồng tiền có trong tay của chúng ta.”
( Như ta thấy, chữ “Việt” ở trên lại không viết hoa)
4.Tên tội phạm Trump
Tên tội phạm Trump 31/10/2024 at 19:08
“…..Con lại sủa bậy …. Bố không phải người việt hiểu chưa con….”
( Như ta thấy, chữ “Việt” ở trên lại không viết hoa)
Chữ “Việt” bao giờ cũng phải viết hoa ở mỗi câu viết. Bọn dư luận viên sai sót viết thường chữ “Việt” lập đi lập lại nhiều lần là vì bọn này là học sinh dưới mái trường xhcn của một nền giáo dục xuống cấp thời Đổi-mới do Đảng chỉ đạo!
Bees chẳng phải là dân Ngụy gì cả, anh ta là dư luận viên cùng với bầy dư luận viên với những nick liệt kê ra ở trên, cũng có thể một người nhiều nick, hay một nick nhiều người, giả dối lừa người.
BBT ơi, tôi không phải thầy giáo nên chẳng hiểu luật nên phải có sai sót.
Người ta viết nước Pháp nhưng người ta phải viết người pháp, tiếng pháp.
Nước Việt nhưng người việt, tiếng việt.
Tp Nha Trang nhưng người thì người nha trang.
La ville de SaiGon , les saigonais sont gentils..
Au Brésil, les brésiliens sont adorables..
Thân chào anh/chị
brésilien (Adjectif), Brésiliens (Nom propre)
Qui a un rapport avec le Brésil ou les Brésiliens.
La télévision brésilienne est très connue dans le monde entier.
Văn phạm tiếng Việt không giống văn phạm tiếng Pháp.
Tiếng Pháp, người Pháp, nước Pháp, truyền hình Pháp, con gái Pháp, con trai Pháp, v..v.. Chữ “Pháp” lúc nào cũng phải viết hoa.
Thành phố Nha Trang, người Nha Trang, biển Nha Trang, khô mực Nha Trang, cua Nha Trang, v..v.. Hai chữ “Nha Trang” lúc nào cũng phải viết hoa.
Người Việt, tiếng Việt, Việt gian, Việt cộng, bờ biển Việt Nam, người Việt Quốc gia, người Việt di tản, công nhân Việt Nam, v..v Chữ Việt” lúc nào cũng phải viết hoa!
Dốt hay nói chữ. Thế việt vị chữ việt có viết hoa?
Hỏi quá dốt!
“Việt vị” không viết hoa nếu không ở đầu câu văn vì “việt vị ” là một danh từ kép, phổ theo âm Hán-Việt mà trong đó, chữ Hán “越” lại đọc là “việt” trùng âm với chữ “Việt”, vốn danh từ riêng chỉ người Việt, đất nước Việt, nhưng nghĩa lại là “vượt qua”, không phải liên quan đến người Việt, nước Việt.
Đây cũng chính là lý do bất cứ câu viết nào liên hệ đến nước Việt, người Việt, thì chữ “Việt” BUỘC phải viết hoa để phân biệt với âm Hán Việt “越” trùng âm trong chữ “việt vị”, nghĩa là “vượt qua vị trí”.
Thế sao bò đỏ dốt BBT nói hễ có chữ việt là việt phải viết hoa?
Trước hết, tôi không phải là “bò đỏ”! Tôi kêu gọi và ủng hộ mọi người vùng lên lật đổ đảng!
Đương nhiên, các anh là dư luận viên thì đã quá rõ.
Dư luân viên các anh dốt quá mức! Anh hình như mất hẳn căn bản về ngôn từ kết tạo của tiếng Việt và không nhận thức được sự khác biệt giữa âm và chữ.
Đúng, hể viết CHỮ”Việt” là “Việt” phải viết hoa.
Chữ “việt-vị” là một CHỮ nhưng hai âm ( âm kép Hán-Việt), mà trong đó, “việt” chỉ là âm, không phải là chữ như chữ “Việt” nên không cần phải viết hoa, và không thể tách rời ra làm hai khỏi âm “vị”, khác với chữ “Việt” có thể đứng một mình hoặc ghép nối với những chữ khác!
Khi đứng một mình, âm Hán đọc là “việt”, nghĩa là “vượt qua” trong ngôn ngữ Việt, được đổi qua chữ “vượt” .
Có nghĩa là “việt vị” đúng ra phải viết là “vượt vị”, tuy nhiên, trong ngôn ngữ, thói quen là vua, nghĩa là người Việt ta nghe quen “việt vị” hơn “vượt vị” nên không muốn đổi âm “việt” qua âm “vượt” trong chữ “việt vị”.
Ừ! Không phải bò đỏ ,về hùa
với chúng ,thì cũng vậy,có khác
chi mô !
Chữ quốc ngữ được chuyển qua
xài mẫu tự La tinh và ông cha
ta đã doạn tuyệt
với cái loại chữ
Tàu tối tăm khó
viết ,khó diễn
đạt từ hồi còn mồ ma thực dân Pháp.
Vì dùng mẫu tự La tinh nên mới
phải có quy luật khi nào phải viết
hoa,khi nào không phải viết
hoa. Câu cú phải
có dấu chấm câu, để khỏi nhức mắt người
đọc,và để cho ý
tưởng được thông suốt ,rõ ràng .
Nói cách khác ,đó là văn phạm.
Học lóm Tây phương về cách
viết chữ,dĩ nhiên
cũng phải học
luôn quy tắc viết
cho rõ ràng ,mạch lạc.
Ngôn ngữ Pháp,
cũng bắt nguồn
từ chữ La Tinh,
Ấy thế ,mà bò đỏ nhà ta ,lại
phán rằng “văn
phạm Pháp văn khác văn phạm Việt văn”. Rồi
đem cái kiểu viết
của Tàu, để lý sự
cho cái kiểu viết khi nào phải viết
hoa chữ “Việt “.
Thủ hỏi những mẫu tự ô vuông,
nét ngang,nét dọc kia ,thì viết
hoa như thế nào nhỉ .
Dúng là chầy cối, càng lý sự
càng lòi cái điêu ngoa,khốn nạn ra.
Vớ vẫn! Cho dù dùng mẫu tự La tin, văn phạm tiếng Việt vẫn hoàn toàn khác với vân phạm tiếng Pháp. Càng viết càng lòi sự dốt nát đặc thù. của bọn dư luận viên!
Các anh là “bò đỏ” dư luận viên, đúng không? Vậy thì tôi đang chửi cha mắng mẹ các anh là loài khôn nạn dốt nát, sao lại bảo là hùa?
Thằng BBT này …
“tatta 29/12/2024 at 08:50
Nó có lắm nicks như hello donkey, Kamala Ré, 7dum, Tám tang, Mất dạy, ,v.v…
Trước kia nó cũng viết bài lai rai đăng trên diễn đàn này, thế nhưng gần đây, không biết sao mà nó lại trở cờ đổ đốn, phò cả bọn ngụy Cộng nữa đa ” .
Vớ vẫn! Tôi chẳng có dính líu gì đến những nick đó cả!
Anh có cái nhận xét có vẻ chủ quan khác thường. Đồng ý rằng những danh từ riêng thì cần viết hoa, việc người khác không đi theo khuôn mẫu đó khi viết lách đôi thoại ở dưới hình thức informal thì cũng là sự thường. Nó không phải là do sự thiếu học thức hay bị ảnh hưởng bởi lối giáo dục của một môi trường nhất định. Có rất nhiều người thường xuyên dùng ngoại ngữ hàng ngày và tiếng Việt chỉ viết ở một lúc nào đó thì việc vô ý hoặc overlook sẽ xảy ra. Nếu anh để ý thì có nhiều vị viết còn sai chính tả mà nguyên nhân là “nói sao thì viết vậy”, cái mà họ đã không mắc phải khi còn ở VN nơi mà tiếng Việt là ngôn ngư hàng ngày. Ngay chính anh cũng đã dùng “lập lại” thay vì “lặp lại” ở trong một comment của mình. Nói vậy chứ tôi cũng chẳng đánh giá anh hoặc dò xét xem anh có background như thế nào. It isn’t a big deal. Tell me who doesn’t make grammatical mistakes over time? and is it really the main subject for all of us to be in this forum? I hope we can get over it. Don’t be childish.
Nếu chỉ là vô ý thì việc gì tôi phải lên tiếng. Đằng này lỗi việt chữ “Việt” không viết hoa lập đi lập lại dàn trãi qua nhiều nick trong nhóm dư luận viên các anh, lập lại nhiều lần đến nổi không lên tiếng không được.
Ngoài ra, anh và các nick dư luận viên các anh còn phạm phải một lỗi viết lách khác hết sức thô thiển, & lập lại nhiều lần lỗi viết này… Tôi chờ anh vấp phải lỗi này thêm hai lần nữa tôi sẽ phân tích ra cho mọi người thấy!
“….Đằng này lỗi “viết” chữ “Việt””
“dàn trải”
Đây không phải là cuộc thi viết chính tả nhá . Đây là diễn đàn chính trị nên chỉ cần nội dung chống Cộng hay, ý tưởng chống Cộng sắc bén là đủ . Hiểu chưa ?!
Việc mắc lỗi trong khi viết văn là chuyện bình thường. Khi viết văn, bất cứ ai cũng có lỗi, không nhiều thì ít.
Cách đây đã lâu, một trường học ở Canada đã phổ biến cho học sinh các tài liệu về “Rights” (Quyền) và “Responsibilities” (Trách Nhiệm) mà trong đó có hai câu như sau:
“I have the right to make mistakes” (Tôi có quyền làm điều sai lầm) và
” I have a responsibility to respect the rights of others to make mistakes” (Tôi có trách nhiệm tôn trọng quyền của người khác làm điều sai lầm).
Dư luận viên các anh chỉ giỏi vờ vịt! Các anh sai rập khuôn một lỗi, lập lại nhiều lần, đó không phải là cái quyền “được phạm lỗi” mà là lòi ra sự dốt nát và xảo trá. của bọn dư luận viên các anh!
Dốt nát vì các anh viết sai lập lại nhiều lần mà không nhận ra mình viết sai nên cứ tiếp tục viết sai.
Xảo trá vì chứng tỏ các anh sử dụng nhiều nick nhưng chắc chỉ có vài người hay một người viết vì lỗi viết sai rập khuôn. Đó là chưa kể xảo trá giả dạng bảo mình là nhân dân Ngụy mà thật ra, tất cả các anh là một bày đàn dư luận viên.
Còn tôi thì chỉ dạy các lỗi sai lầm về tư tưởng chính trị cho bầy đàn cuồng Trump các anh, mà xem ra, cũng như nước đổ đầu vịt !
Xin mời Babia cầm micro….
Tôi cũng không phải là Babia.
Anh không phải là chắc chắn rồi. Tội vạ gì phải tự nhận nhiệm vụ. Tôi mời Babia lên đôi thoại cùng anh để xem đầu cá tra với đầu gối có hiểu nhau không?
Còn tôi thì chỉ dạy các lỗi viết sai tiếng Việt từng chút một cho bầy đàn các tra dư luận viên các anh mà xem ra, cũng như nước đổ đầu vịt!
Chiến tranh đánh giặc Tàu ngoại xâm là để giành độc lập như tổ tiên thời phong kiến thì cái giá nào cũng đánh để đất nhà độc lập và người dân VN được tự do. Và trải qua hàng ngàn năm, đã có biết bao nhiêu triều đại đánh đuổi quân xâm lược Tàu để xây dựng đất nước trong lịch sử VN.
Còn Hồ Chí Minh gây chiến tranh là để giết đồng bào Miền Nam VN cho chủ nghĩa cộng sản. Để tiêu diệt nền cộng hòa tự do và dân chủ của VN. Để thiết lập một nhà nước cộng sản. Để cướp nhà cướp của cướp đất của dân. Để bỏ tủ dân tộc VN. Để xin làm nô lệ cho ngoại bang như cái tên Lê Duẩn nhìn nhận “Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc và cho Liên Xô”, với mục đích được làm thái thú cai trị dân tộc Việt cho Tàu Cộng. Để đất nước mất chủ quyền và tuổi trẻ VN phải trốn ra nước ngoài xin làm nô lệ cho cả thế giới thì trên trái đất này chỉ có loài quỷ đỏ cộng sản Hồ Chí Minh mới làm vậy.
Mỹ sau 20 năm viện trợ vũ khí giúp VNCH ngăn chặn họa cộng sản cũng phải bỏ chạy. Nghĩ lại cũng là phước đức cho dân tộc vì người VN chưa bị cộng sản Hồ diệt hết, chứ không thì Hồ đánh cho tới người VN cuối cùng cho Tàu và cho Liên Xô.
Năm mươi năm cộng sản cai trị đất nước, người dân VN vẫn sống như nô lệ không có tự do!
Bees viết:
“Còn Hồ Chí Minh gây chiến tranh là để giết đồng bào Miền Nam VN cho chủ nghĩa cộng sản. Để tiêu diệt nền cộng hòa tự do và dân chủ của VN. Để thiết lập một nhà nước cộng sản. Để cướp nhà cướp của cướp đất của dân. Để bỏ tủ dân tộc VN. Để xin làm nô lệ cho ngoại bang như cái tên Lê Duẩn nhìn nhận “Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc và cho Liên Xô”, với mục đích được làm thái thú cai trị dân tộc Việt cho Tàu Cộng. Để đất nước mất chủ quyền và tuổi trẻ VN phải trốn ra nước ngoài xin làm nô lệ cho cả thế giới thì trên trái đất này chỉ có loài quỷ đỏ cộng sản Hồ Chí Minh mới làm vậy.”
Các câu sau đây Bees viết đều thiếu chủ ngữ:
“Để tiêu diệt nền cộng hòa tự do và dân chủ của VN.”
“Để thiết lập một nhà nước cộng sản. Để cướp nhà cướp của cướp đất của dân.”
“Để bỏ tủ dân tộc VN.”
“Để xin làm nô lệ cho ngoại bang như cái tên Lê Duẩn nhìn nhận “Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc và cho Liên Xô”, với mục đích được làm thái thú cai trị dân tộc Việt cho Tàu Công.”
“Để đất nước mất chủ quyền và tuổi trẻ VN phải trốn ra nước ngoài xin làm nô lệ cho cả thế giới thì trên trái đất này chỉ có loài quỷ đỏ cộng sản Hồ Chí Minh mới làm vậy.”
Từ “Để” khi dùng ở đầu câu, câu văn cần phải có chánh ngữ ngay sau đó, ví dụ như “”Để bỏ tù dân tộc Việt Nam”, Đảng đã xây nhà tù nhiều hơn trường học bệnh viện”, hay “Để tiêu diệt nền cộng hòa tự do và dân chủ của Việt Nam, Đảng đã hy sinh không thương tiếc bao thế hệ trẻ”, v..v..
Sai sót văn phạm này của Bees hơi nặng.
Trước khi biết đi thì đầu tiên phải tập đứng, rồi tập đi từng bước, rồi tập chạy chậm, chạy lẹ. Cũng như khi đọc một cuốn sách, phải hiểu ý có lúc chỉ ẩn trong một câu, câu ngắn hoặc câu dài, có lúc trong một đoạn, và thậm chí ẩn cả một chương. Và một đoạn văn dài trong nhiều câu văn được chấm ngắt bởi nhiều đoạn ngắn là để nhấn mạnh mỗi một câu. Anh BBC khi đọc nên hiểu “Để” tôi viết mang ý nghĩa là cái kết quả của cả một đoạn sau cái tên “Còn Hồ Chí Minh gây chiến tranh là…”
Nếu vậy thì phải dùng dấu phẩy thay vì chấm hết câu và từ “để” không viết hoa. Thay vì viết như anh Bees:
“Còn Hồ Chí Minh gây chiến tranh là để giết đồng bào Miền Nam VN cho chủ nghĩa cộng sản. Để tiêu diệt nền cộng hòa tự do và dân chủ của VN. Để thiết lập một nhà nước cộng sản….” v..v
Thì phải viết như sau cho đúng văn phạm:
“Còn Hồ Chí Minh gây chiến tranh là để giết đồng bào Miền Nam VN cho chủ nghĩa cộng sản, để tiêu diệt nền cộng hòa tự do và dân chủ của VN, để thiết lập một nhà nước cộng sản, để….” v..v
Khi đọc qua nhiều còm của nick tên dư luận viên ” Tên tôi phạm Trump”, tôi đã thấy có đôi khi anh ta phạm phải cách viết sai văn phạm hết sức đặc biệt giống như anh.
Tôi không viết theo ai cả và tôi đã nói là muốn nhấn mạnh từng câu để nâng mức độ tội ác của Hồ Chí Minh.
Còn anh muốn viết kiểu nào thì tùy anh.
Chỉ có điều là những lỗi viết sai văn phạm của các anh lại là đặc thù lỗi viết sai văn phạm của mọi học trò từ các mái trường XHCN do tình trạng giáo dục xuống cấp gần ba thập niên qua ! Anh lại bảo anh là dân Ngụy thì có vẽ không đúng lắm! Nói nôm na là láo!
@BBT
Chính anh tự phơi bày lập trường và con người của anh ra cho mọi người thấy và tôi có nhận xét anh đả kích tôi vì tôi chống cộng.
Khi anh ra đường thấy rác, anh lượm bỏ vào thùng rác thì anh đã làm một việc tốt có ích, nhưng nếu anh lượm lên để ngửi thì anh có vấn đề. Anh có biết vấn đề của anh là gì không?
Vấn đề của tôi là tôi không ưa những hạng người là bò đỏ cộng sản nhưng lại cố tình giả đò làm dân Ngụy để lừa thiên hạ như nick Bees chẳng hạn.
Cách viết văn của các anh, lỗi văn phạm của các anh, & cách dùng chữ nghĩa của các anh thể hiện một nền giáo dục xhcn xuống dóc nhưng hở ra thì các anh lại bảo các anh là dân Ngụy chống cộng, láo hết sức!
Anh mà chống cộng cái gì. Chỉ là viết láo thôi!
@BBT
Tôi nói về tội ác của Hồ Chí Minh làm anh đau lắm hả?
Vấn đề của anh là chỉ biết ngửi rác! Thật tội nghiệp cho anh.
Tên khốn nạn diệt chủng Hồ Chí Minh cần phải lên án thiên thu, nhưng lên án tên diệt chủng khốn nạn này để giả đò chứng tỏ minh chống cộng lừa người như bọn bò đỏ dư luận viên các anh thì không được!
@BBT
Tôi chẳng lừa ai mà cũng chẳng ai lừa được tôi. Anh nên nói năng tự trọng.
Từ một comment tôi viết kể về tội ác của Hồ Chí Minh với dân tộc VN mà anh cho rằng tôi chống cộng giả vậy thì tôi cứ tiếp tục viết kể về tội ác của bọn cộng sản. Còn anh có là bò đỏ hay không trên diễn đàn này tôi nghĩ bạn đọc đều biết cả.
Thì tôi là “bạn đọc ” đây, và tôi nghĩ anh là bò đỏ dư luận viên cùng nhóm với nick Tên tôi phạm Trump, căn cứ vào cách viết sai tiếng Việt đặc thù của học sinh nhà trường XHCN mà cả hai nick các anh điều phạm phải:
1. Chữ “Việt” không viết hoa lập đi lập lại nhiều lần.
2. Viết câu văn chấm hết loạn xạ không hoàn chỉnh.
Nick Bees trên diễn đàn này đã lâu còn nick BBT thì mới nhập cuộc trong năm nay. Theo tôi nhận xét từ trước đến nay, thì nick Bees không là bò đỏ- nick “Tên tôi phạm Trump ” lại còn chống Cộng mạnh mẽ hơn nữa .
Nick BBT lúc thì thiên Cộng lúc thì chống- kiểu như nick shareview .
@BBT
Tôi nói một lần này cho anh BBT nhớ nhé.
Anh bắt lỗi thật là ngớ ngẩn. Nếu tôi viết Người Việt hay viết Việt Nam mà không viết hoa thì là lỗi với người VN. Còn khi tôi viết việt cộng thì việc gì phải viết hoa với bọn giặc cộng sản nhà anh?
Chắc là anh thích “việt cộng” được viết hoa?
Tôi sẽ không bao giờ viết hoa hai chữ việt cộng mặc dù trước đó tôi viết hoa cả hai chữ theo lối viết của tây phương. Hai chữ việt cộng, với tôi, nó không xứng đáng để tôi viết hoa ngoại trừ khi viết đầu câu sau dấu chấm.
Cãi chày cãi cối! Trong mọi câu văn, chữ “Việt” điều phải viết hoa! Cái đám học trò XHCN các anh khi viết lách thể hiện đầy đủ sự xuống cấp của nền giáo dục do Đảng chỉ đạo!
Bây giờ tôi có thể khẳng định với mọi người rằng tên Bees này, cùng với nick Tên tội phạm Trump là cùng một nhóm dư luận viên! Chúng viết sai tiếng Việt cùng một kiểu, viết sai văn phạm cùng một lối, và đều tạo ra nick mới để cứu vãn nick cũ khi bị bí lối.
Đừng để bị chia trí, mất thì giờ đôi co, cãi nhau với bọn bò đỏ, Việt cộng trên diễn đàn .
@batay
Đúng là mất thời giờ.
Cảm ơn anh đã nhắn gửi.
Những con ác quỉ mang hình người thì biết gì thương xót cho người khác.CSVn tàn phá đất nước bằng chính mạng của người Viêt vô tội. Hãy nhìn người dân Syria đào mồ thằng khát máu dân Assad. Rồi sẻ có một ngày như thế ở Việt Nam.
Trích:
“Các cô gặp phải các trường hợp tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt hoặc đau đớn trong hoàn cảnh thiếu thuốc men và băng vệ sinh. Băng vệ sinh chỉ là một miếng vải mà thôi. Về vấn đề vệ sinh vùng kín của phụ nữ ít được đề cập đến và chẳng ai muốn rắc rối đặt thành vấn đề.”
Không đúng! Nếu nói như tác giả Xuân Vũ thì cả nước – không lẽ – chỉ có mỗi bác Hồ là người quan tâm đến vấn đề kinh nguyệt của các chị em thôi sao?
Mọi người, ai cũng biêt bác Hồ rất quan tâm đến vần đề kinh nguyệt của chị em…bằng chứng là mỗi khi gặp các chị em, câu đầu tiên của bác là câu hỏi: Kinh nguyệt các cháu có đều không?.
Câu hỏi han của “bác” làm các chị em cả nuốc ấm cái nòng; Trong một cuộc trò chuyện với một chị cựu TNXP ở làng không chồng, chị ấy (55 tuổi) đã hăng hái nói rằng ” nếu lại có chiên tranh chống đế quốc, chị lại cũng sẵn sàng hy sinh nốt cái phần “thanh xuân” (còn lại) của chị để đi làm Thanh Niên Xung Phong mà đền ơn lại cái sự chăm no của bác Hồ đối với chị.
Tội nghiệp “bác”, thương “bác” quá!
Mấy cháu gái này chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ. Lúc biết ra thì đã muộn. Trích từ mạng XoaThanTuong:
Lần Gặp “Bác Hồ” Tôi Bị Mất Trinh
Huỳnh Thị Thanh Xuân
Năm 1964, tôi được cơ quan và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cho ra miền Bắc học văn hóa, đi bộ trên 3 tháng vượt Trường Sơn ra Hà Nội. Trường hành chính gần cầu Giấy, Hà Nội là nơi đón tiếp chúng tôi đầu tiên. Năm đó tôi mới 15 tuổi. Bởi vì sống trong vùng tạm chiếm của Mỹ – Diệm nên hiểu biết của tôi về Bác Hồ rất chi là ít ỏi.
Tôi đã sớm giác ngộ cách mạng, đã tham gia làm giao liên hợp pháp cho Thành ủy, Biệt động thành Đà Nẵng và Huyện ủy Điện Bàn, Đại Lộc. Cho đến khi lên chiến khu, tôi được ba tôi và các chú trong cơ quan dạy bảo thêm về tiểu sử của “Bác Hồ” – nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc ta. Phải lúc bấy giờ “Bác” như là thần thánh trong đầu tôi. Trước khi tôi ra miền Bắc, ba mẹ tôi ôm tôi ngồi trên chõng tre căn dặn: “Con ơi, ra đến miền Bắc nếu được gặp Bác Hồ, con nói ba mẹ và gia đình mình cũng như các cô chú trong cơ quan gởi lời thăm sức khỏe của Bác. Con phải cố gắng học thật tốt để sau này về phụng sự quê hương nghe con”. Lúc đó tôi chỉ biết im lặng.
Thật là vinh dự biết bao cho bản thân, gia đình và quê hương chúng tôi, tôi có tên trong danh sách gặp Bác Hồ. Đó là lúc 17 giờ ngày 30-8-1964. Sau khi ăn cơm chiều về có lệnh tập trung, bác Tố-Hữu – người phụ trách chung – nói: “Các cháu có danh sách sau đây ở lại cùng với anh Hanh phụ trách đội thiếu niên tiền phong”. Bác Hữu đọc: “… Lập, Lộc, Dung (con bác Nguyễn Hữu Thọ), Đệ, Hòa (Khánh Hòa), Độ, Đâu và Thanh, Kiến (QNĐN)”. Bác Hữu nói: “Các cháu chuẩn bị tư trang, sau 20 phút tập trung lên xe và được đi gặp Bác Hồ”. Nghe vậy, tất cả chúng tôi có tên trong danh sách reo ầm cả lên làm vang dội cả phòng. Trong lòng ai nấy đều phấn khởi chạy về phòng thay áo quần, quàng khăn đỏ, chải đầu tóc gọn gàng rồi chạy xuống cầu thang (lúc đó chúng tôi ở tầng 3 nhà A1 của Trường hành chính Hà Nội). Xuống khỏi cầu thang chúng tôi thấy có 4 xe đậu trước cửa, 2 xe Vônga – 1 xe màu đen, 1 xe màu cà phê sữa – và 2 xe com măng ca màu rêu. Tôi nhanh chân nhảy lên chiếc xe Vônga ở gần cùng với Ba Đen và anh Hanh phụ trách. Đoàn chúng tôi gồm 16 người lên xe đầy đủ. Chiếc xe từ từ lăn bánh rẽ tay trái đến cầu Giấy đi thẳng đường đê Bưởi rồi rẽ phải vào đường Hoàng Hoa Thám, đến đường Hùng Vương chạy từ từ và dừng lại. Một chú công an mở cổng và đoàn chúng tôi đi bộ vào dọc theo con đường rải đá sỏi nhỏ, hai bên trồng nhiều cây cảnh đều và gọn đẹp.
Gần đến nhà khách, chúng tôi thấy xuất hiện ông già mặc bộ đồ kaki màu xám với đôi dép cao su đen đang từ từ đi ra nở nụ cười phúc hậu. Bỗng anh Hanh và tất cả chúng tôi reo lên: “Bác Hồ!” rồi thi nhau chạy đến ôm chầm lấy Bác. Chúng tôi tranh nhau ôm chặt lấy Bác, còn Bác thì xoa đầu và vỗ lưng chúng tôi rồi Bác dẫn chúng tôi cùng đi vào nhà và bước lên cầu thang tầng 2. Chúng tôi ríu rít như đàn chim được tụ về tổ ấm. Lên khỏi cầu thang rẽ tay phải đi vào phòng họp mặt, lúc đó chúng tôi và các chú, các bác đi cùng với Bác ngồi vào từng ghế quây quần xung quanh chiếc bàn lớn. Câu đầu tiên Bác nói: “Dân chố gộ có mặt đây không?” (ý nói vui người dân QNĐN). Bạn Dung ngồi gần chọc nách và nói “có ạ”. Bác nói tiếp: “Dân dưa cải mắm cái có không?” (ý nói chỉ người địa phương Quảng Ngãi), tất cả chỉ qua phía Ba Đen (người dân tộc Tây nguyên). Ba-Đen nói “có ạ”. Bác lại nói: “Dân đầu gấu (đầu gối chân) có không?” (ý nói người quê ở Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận). Tất cả chúng tôi rất khó chiụ với sự giả tiếng và hỏi một cách kỳ cục của Bác. Sau đó Bác chỉ qua phía bạn Hòa…, rồi Bác nói tiếp: “Các cháu ăn mích chính ích ích thôi nghen” (ý nói quê ở Nam bộ). Tất cả lại chúng tôi lại không biết Bác nói gì nữa, sao bác diễu dỡ quá vậy, những gì tôi học được về Bác khi còn ở miền Nam hoàn toàn ngược lại khi tôi gặp con người bác thật sự.
Bác nói: “Hôm nay là ngày vui mà Bác cháu chúng ta gặp nhau, như vậy chúng ta lại hát bài Kết đoàn”. Bác vẫy tay bắt nhịp cùng chúng tôi, hội trường lúc này ngày càng tươi vui náo nhiệt. “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh, kết đoàn chúng ta là sắt gang…”. Khi mà chúng tôi say sưa hát thì bác đi bóp vai những đứa con gái, tới chỗ tôi thì bác không những xoa lưng tôi mà bác còn để cho bàn tay đi xuống hai bờ mông của tôi xoa xoa bóp bóp làm cho tôi thâý rất là khó chịu, nhưng tôi không dám lên tiếng, đành đứng yên chiụ thôi. Trước mắt chúng tôi là bánh cức chó và kẹo bột cám ngào đường và nước chè xanh mà Bác cho dọn sẵn, Bác nói: “Mời các cháu cùng ăn với các bác cho vui”. Nói xong, Bác giới thiệu với chúng tôi: “Bác là Hồ Chí Minh, còn đây là bác Phạm Văn Đồng, người dưa cải đấy! Và đây là bác Trường Chinh, bác Võ Nguyên Giáp, bác Lê Thanh Nghị, các bác ở Bộ Chính trị hôm nay cũng có mặt với các cháu”. Bác đang nói thì thấy một ông già từ từ đi vào, miệng cười, vừa đi vừa vỗ tay, Bác Hồ giới thiệu luôn: “Đây là bác Tôn của các cháu”, cả phòng lại vỗ tay một lần nữa. Bác đi đến từng người trong chúng tôi và ôm hôn mỗi người một cái.
Đến lượt tôi được Bác hôn vào môi tôi một cách say đắm, lưỡi của bác còn thò vào miệng tôi ngoáy ngoáy, ngay lập tức tôi nhổm dậy và né khuôn mặt tôi qua một bên. Lúc này tôi muốn nói về tình cảm gia đình tôi, quê hương tôi với Bác nhưng bàn tay của bác không chiụ dừng lại sau bờ mông của tôi, còn tôi thì nghẹn ngào và mắc cỡ, rồi Bác lướt qua bạn bên cạnh. Tự dưng tôi chảy nước mắt, tôi thấy Bác Hồ này có gì kỳ cục qúa không giống như bác hồ mà chúng tôi học được trong miền Nam.
… Bác nói: “Bây giờ có cháu nào đứng lên hát cho các chú và các bác ở đây nghe một bài nào?” Lúc này các bạn nhìn lẫn nhau vì đột ngột quá và thấy mắc cỡ không ai chuẩn bị kịp. Sau đó, anh Hanh chỉ Dung hát một bài. Bạn Dung hát: “Ngày con mới ra miền Bắc con còn bé xíu như là cái hạt tiêu…”, hát xong Dung nhận được một tràng vỗ tay khích lệ. Đến bạn Hòa mạnh dạn đứng lên hát bài: “Vui họp mặt. Từ ngàn phương về đây cùng nhau đoàn kết cùng đi tới tương lai…”, lại một tràng vỗ tay khích lệ nữa vang lên. Sau đó Bác nói: “Bác đại diện các chú ở đây căn dặn các cháu mấy điều. Bác biết các cháu ngồi đây là ở khắp các địa phương của miền Nam, Bác muốn gặp tất cả các cháu cũng như gia đình của các cháu và toàn thể đồng bào miền Nam song điều kiện chưa cho phép, đất nước đang bị chia cắt nhưng các cháu tin tưởng một ngày không xa Tổ quốc ta được thống nhất, gia đình chúng ta được sum họp, Bác sẽ có điều kiện đi thăm hỏi. Các cháu viết thư hoặc nhắn tin cho gia đình là Bác và các chú ở đây gửi lời thăm gia đình và bạn bè các cháu ở miền Nam”. Một tràng vỗ tay nữa lại vang lên trong không khí trang nghiêm và ấm cúng. Bác Hồ nói tiếp: “Các cháu đã ra đến miền Bắc xã hội chủ nghĩa rồi đấy. Bác mong các cháu ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Các cháu là những “hạt giống đỏ” của đồng bào miền Nam gửi ra đây học tập cho nên phải làm sao cho xứng đáng với lòng mong mỏi đó. Bác chúc các cháu ngoan, khỏe, vui và học tập thật giỏi”.
Nói xong, Bác Hồ quay qua bên cạnh hỏi: “Các chú có ý kiến chi không?” (ý hỏi ý kiến các bác trong Bộ Chính trị có mặt lúc đó). Các bác đều không nói thêm và tán thành ý kiến với Bác. Bác nói tiếp: “Bây giờ các cháu xuống dưới xem phim”. Chúng tôi đứng lên và đi xuống với Bác, bạn thì đi cạnh bác Tôn, bạn thì đi cạnh bác Đồng, bác Duẩn, bác Chinh, bác Giáp, bác Nghị…
Vào phòng chiếu phim ở tầng 1, Bác chiêu đãi bộ phim thiếu nhi miền Nam đánh Mỹ (phim hoạt hình). Lúc đó tự nhiên tôi thấy vinh dự đến lạ kỳ, một niềm vui khó tả, Bác Hồ ngồi cạnh tôi, bác ôm chặc tôi, một tay choàng qua vai tôi và xoa xoa lên ngực tôi, bộ ngực mớí lớn của một cô gái miền Nam.
Khi đèn phòng bật sáng Bác hỏi về gia đình tôi và cuộc hành trình của tôi đi bộ vượt Trường Sơn hơn 3 tháng như thế nào kể cho Bác nghe. Bác xoa đầu và hôn lên trán tôi hai cái rất lâu, tôi nhớ rất kỹ, tôi kể sơ về hoạt động giao liên của tôi cho Bác nghe và nhớ đến lời căn dặn của ba mẹ tôi cùng các chú trong cơ quan, ba tôi ở chiến khu Đại Lộc QNĐN thế nào. Ngồi một lúc, Bác đi qua bên con Hoa, Con Lan và tôi thâý bàn tay của bác cũng không bao giờ chịu làm biếng.
Đêm hôm đó tôi được một chị thư ký của bác nói nhỏ cho tôi biết là tôi hân hạnh được bác muốn cho gặp riêng bác, có những chuyện bác muốn hỏi tôi nhưng vì sáng nay đông quá bác không tiện. Khi tôi cùng Chị Nhàng đi tớí chổ Bác ở thì tôi được Chị Nhàng dẫn đi tắm rữa sạch sẽ và chị Nhàng nhìn tôi trong đôi mắt u buồn và tội nghiệp. Tôi được chị Nhàng dẫn đi qua một hàng lang, và tớí phòng ngủ của bác, chị Nhàng gõ cữa ba tiếng cánh cửa mở ra, Chị Nhàng bảo tôi đi vào và chị xoay lưng bỏ đi. Khi tôi vào lòng Bác ôm chầm lấy tôi, hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi, Bác bóp hai bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi, bác bồng tôi lên thều thào vào trong tai tôi:
– Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi. Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay… Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
Những đêm sau mấy đứa con gái khác cũng được dẫn đi như tôi, tôi biết là chuyện gì sẽ xảy ra với chúng, nhưng chúng tôi không ai dám nói với ai lời nào. Và qua cái chết của con Lành và con Hoa thì những ngày sau đó chúng tôi sống trong hoang mang và sợ sệt không biết là khi nào tới phiên của mình.
Cho đến khi thống nhất nước nhà, ba mẹ tôi không còn nữa, đã hy sinh cho độc lập dân tộc, song họ hàng tôi vẫn vui lòng, bởi vì tôi đã thay mặt gia đình và các cô chú trong cơ quan cũng như bạn bè tôi được vinh dự gặp Bác Hồ. Nhưng có ai biết được rằng sau cái gọi là vinh danh gặp bác hồ là chuyện gì xảy ra đâu. Kể cả chồng tôi khi hỏi tới trinh tiết của tôi, tôi cũng không dám nói, vì anh ấy là một đảng viên cao cấp, là một người lảnh đạo của tỉnh QNDN. Tôi chỉ nói là khi đi công tác tôi bị bọn ngụy quân bắt tôi và hãm hiếp tôi, chứ làm sao tôi dám nói tôi bị hãm hiếp lúc mới 15 tuổi và bị hãm hiếp ngay phủ chủ tịch và chính là “Bác hồ” hãm hiếp tôi, cho chồng tôi nghe.
Bây giờ ngồi đây tự điểm mặt lại trong số chúng tôi được vinh dự gặp Bác Hồ hơn 40 năm trước đây, chúng tôi đều trưởng thành, ngôì ngậm nguì nhớ laị những đứa bỏ xác lại trong phủ chủ tịch và không bao giờ về lại được miền Nam. Tự nghĩ lại, chúng tôi thấy rất thấm thía lời Bác Hồ đã dạy: “Bác sẽ cấy những hạt giống đỏ của bác cho đồng bào miền Nam.”
Quảng Nam-Đà nẵng (QNĐN) Ngày mùng 2 thánh 9 năm 2005.
Huỳnh Thị Thanh Xuân