Đường chúng ta đi hôm nay, ai cũng nói là có nhiêu gian khó, chông gai. Nhưng, Đường Chúng Ta Đi là đường nào? Những chông gai, gian khổ ấy ra sao? Và làm cách nào để vượt qua những chông gai hiểm trở ấy thì lại ít có người chỉ dẫn ra một cách rõ ràng. Hỏi xem, việc không chỉ ra được một hướng đi rõ ràng cho mình, cho người, có phải là một trong những nguyên do đưa đến sự thất bại không?
Có thể lắm! Bởi vì khi ta đã không có hướng đi cho mình, ta sẽ quay cuồng giữa cơn lốc, không biết lối ra đường vào. Không biết tà, không biết chính. Khi đó nó sẽ dẫn ta vào đường vô định hướng. Khi không định được hướng đi, ta dễ nhìn tất cả những sự kiện, những nhân sự chung quanh bằng đôi mắt đố kỵ, vô thức. Rồi khi lòng bao dung, chủ lực của ý chí, nghị lực của tâm hồn không còn, nó sẽ thay vào đó là những cay đắng. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Mà những chữ, những lời ấy, xem ra chẳng có một cái lợi nào, dù nhỏ, cho chính chủ thể. Tệ hơn, nó gây tổn hại cho chính chủ thể và làm hại tha nhân. Đến khi những lời, những dòng chữ ấy không thể ngừng lại, nó sẽ có khả năng điên cuồng hơn dòng thác, hỗn loạn hơn trái phá, phá nát tất cả những ước nguyện tươi đẹp ban đầu, đẩy con người vào nỗi cô quạnh cay đắng một mình.
Kết qủa, của sự không tập hợp, vô định hướng là chúng ta cùng đi chung một con đường, cùng có chung một mục đích phải đến. Thế mà, sức mạnh mỗi ngày một tàn lụi, mục đích dường như càng lúc càng xa tầm tay với! Đến khi chợt thấy mục đích như mờ dần theo năm tháng, thay vì sửa sai, nhìn lại, ta lại cho thêm cay đắng đổ xuống trên đường. Những đôi mắt khắc nghiệt nhìn nhau. Rồi vô tình hay cố ý, người ta đẩy nhau xuống hố thay vì nắm tay nhau, hỗ trợ nhau vượt gian khó để đạt đến cùng đích.
Đây qủa là môt hình ảnh không mang màu xắc tích cực cho bất cứ ai. Trái lại, có thể làm cho nhiều người không hài lòng, ngộ nhận. Nhưng xét cho cùng, hình ảnh này luôn tiềm ẩn trong Đường Chúng Ta Đi hôm nay. Theo đó, tôi mạo muội mở lại từng trang trên Đường Chúng Ta Đi như đọc lại một trang kinh nghiệm. Hy vọng lý giải được phần nào những ưu tư cho những ngưòi cùng trên một tuyến đường. Hơn thế, mở ra một Con Đường để chúng ta cùng đi.
1. Bước tình thương.
Khi một đứa trẻ chập chững tập đi. Chân nó run, tay nó quờ quạng, miệng ú ớ chưa nói nên lời. Nhưng đôi mắt thật sáng, nhìn cha nhìn mẹ, nhìn anh em và những ngưòi chung quanh cổ võ, khuyến khích. Niềm tin đã nẩy nở. lớn dậy trong lòng em. Em mạnh dạn dấn bước trong vòng tay tình thương. Nhờ những nghị lực vô hình trợ giúp từ những đôi mắt đối diện, hoặc bên cạnh, em đã khởi đầu những bước đi chập chững. Rồi từng bước, bước lớn hơn, vững hơn của đời người. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, em đã lớn dậy từ bước Tình Thương! Có lẽ nào bạn đã quên những bước đi này? Như thế, từ niềm tin của ta và cái sai của người, đều có thể giúp ta đi đúng hơn, vững hơn trong bước đi vì quê huơng.
2. Bước lễ nghĩa.
Một em nhỏ mới cắp sách đến trường, hẳn nhiên là em không thể nào hình dung được con đường nào em sẽ đi, nghề nghiệp nào em sẽ theo. Khi ấy, tay em trong bàn tay yêu thương của cha mẹ, của anh chị và của thầy cô dắt dìu. Em vững tâm, em mở to đôi mắt nhìn cảnh lạ người lạ, ngỡ ngàng với cái bút, quyển vở trước mặt. Nhưng em đã học, bài học đầu tiên của người. Bài học lễ nghĩa.
Khi mới đến trường, dĩ nhiên, em chưa hiểu được lý do tại sao người ta dạy em rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”, dủ rằng trưóc đó, trưóc khi đến trường, nói đúng hơn, ngay từ khi bập bẹ tập nói, em đã được học cách khoanh tay thưa cha, thưa mẹ, thưa ông thưa bà, thưa cô thưa chú… Hơn thế, em cũng còn nhớ, ngày còn trên nôi võng đưa, em đã được khôn lớn lên trong lời ru trọn đạo nghĩa của tình thương gia đình: “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha , cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”, và của tình tự non sông.” Nhiễu điều phủ lấy gía gương , người trong một nước phải thương nhau cùng..”
Rồi hôm nay, khi em nhận ra mặt chữ, nhìn ra những con số và nhìn ra được hình dạng của những khuôn mẫu con người và những kỷ luật khác nhau thì hẳn nhiên là em sẽ hiểu được tầm mức quan trọng của việc học Lễ Nghĩa Tín Trung như thế nào. Em cũng sẽ hiểu được chữ Nhân trong nhân bản và bao dung của con người có ý nghĩa gì. Đơn giản hơn, khi vừa thấm nhuần mặt chữ, em đã biết rõ một điều. Nếu em không được dạy dỗ, không được giáo dục và không tự rèn luyện cho đời mình chữ Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung thì một con người với đủ những sân, si rất dễ hành ác, và dễ trở thành những kẻ đại ác nhân, cướp của giết người, giết đồng loại, côn đồ như Việt cộng, hung tàn như Hồ chí Minh thay vì sống có ích cho nhân quần xã hội.
Theo đó, những đứa trẻ có được một nền giáo dục căn bản về Lễ, Nghĩa, Tín, Trung từ gia đình đến học đường, khi lớn lên, nếu không thể trở thành những rường cột giúp ích cho đời, cũng rất hiếm trường hợp trở thành những người làm hại xã hội, hay phạm vào những tội thập ác làm nhơ nhớp cho xã hội. Bởi vì, em đã lớn khôn từ bước Lễ Nghĩa và kỷ luật sống.
Tiếc rằng trẻ em Việt Nam ngày nay khi cắp sách đến trường không còn được dạy dỗ nhiều về những bài học luân lý căn bản để hoàn thiện nhân bản vị của minh. Thay vào đó, là những vành khăn máu quấn quang cổ cò để ca tụng Hồ chí Minh và những tội ác của nó. Chúng dạy trẻ thơ Việt Nam những bài học không còn nền luân lý và đạo nghĩa của Dân Tộc như:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu đời, lòng con gọi Stalin…
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười!”…(Tố Hữu)
Hỡi ơi là một nên giáo hóa vô luân, không cha không mẹ, Vô gia đình của Cộng sản. Đã thế , nó chưa ngừng lại ở đó. Nó còn tiến cao hơn thế, tiến như Xuân Diệu bày tỏ tận tâm can, tận tâm hồn của mình đối với người có công sinh thành dưỡng dục cho mình.
“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu (ô. Thu là bố đẻ ra Xuân Diệu)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”(Xuân Diệu)
Hỡi ơi, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau. Đã thế, không phải chỉ có công sinh thành mà thôi. Nhưng còn là giáo dục, nuôi con khôn lớn qua từng đêm, qua từng bước để mong con nên người. Kết qủa, gặp Việt cộng, tất cả đều đảo điên. Chúng yêu kẻ thù của nhân loại này hơn cả cha mẹ đẻ ra mình. Chúng dạy dỗ nhau phản lại tình yêu cao của cha mẹ. Rồi khi bước vào thực hành, chúng không ngần ngại đấu tố cha mẹ mình theo lời HCM chỉ bảo và làm gương. Hỏi xem, cái văn hóa ấy là văn hóa gì? Đã đúng là Vô gia đình hay chưa? Chính Nó đã tạo nên nền văn hóa giáo dục và đào tạo cơ bản của nhà nưóc Việt cộng đấy. Bạn đọc đi rồi sẽ biết tập đoàn Việt cộng là ai?
Với lối giáo dục này, ngày nay trong xã hội Việt Nam, khi mở ngay tờ báo VNEXpress của Việt cộng ra mà xem. Không mấy ngày là không có những bản tin cha mẹ “ăn dao, ăn búa” từ những đứa con học theo gương Hồ chí Minh. Rồi, trong học đường hầu như không một ngày nào mà không có những cuộc ẩu đã, đổ máu. Tệ hơn, nó xuất hiện ở trong cả nam lẫn nữ với những nhát chém trí mạng, mất cuộc sống! Nếu chúng ta đau xót trước những bạo tàn ấy bao nhiêu thì cộng sản mừng vui hơn bấy nhiêu. Bởi vì, tương lai của dân tộc sẽ không thể trở mình. Tệ hơn, còn dễ bi đọa đày theo chương trình gíao dục bất nhân bất nghĩa mà HCM đã gieo rắc và di họa lại cho các thế hệ trong đảng của Y, rồi từ đó lan chuyển ra ngoài.
3. Bước trưởng thành.
Thường là với vốn liếng cơ bản về nền luân lý đạo đức từ gia đình, học đường và xã hội mà người thanh niên, thiếu nữ vừa trưởng thành đã mang toàn bộ những kiến thức cá nhân họ miệt mài bao năm qua ra mà phục vụ cho nhân quần xã hội. Tuy thế, ước mong và phong độ của Trí, Dũng, người thanh niên thiếu nữ hăm hở đem vào đời vẫn chưa đủ khả năng làm cho xã hội yên vui, thuận hoà. Bởi lẽ cuộc cạnh tranh trong xã hội mỗi ngày đều có rất nhiều cạm bẫy và gian trá.
Rồi người thanh thiếu niên không thể trưởng thành, đứng vũng nếu như họ không biết tự võ trang cho đời mình cái dũng của thánh nhân, cái khí tiết của hào kiệt, cái tâm của Nhân Bản là nền tảng của xã hội. Từ đó, e rằng cái trí của người tuổi trẻ kia thay vì giúp ích cho tha nhân, lại thành kẻ vị kỷ mà gây họa cho xã hội. Bởi lẽ, nếu ta bỏ mất một trong Liêm, Minh, Chính là nền tảng luân lý của xã hội này, người tuổi trẻ kia rất dễ bước vào đường bạo ác, bỏ chính quy tà, rồi theo CS đem họa cho dân cho nước.
4. Bươc đố kỵ.
Hẳn nhiên, cuộc sống mới thực sự là trường tranh đấu cho người nhập cuộc. Thêm vào đó, hai chữ danh, lợi, chính là những mấu chốt quan trọng có thể làm thay đổi hướng đi của một ngưòi, nhiều người. Bởi lẽ, danh và lợi đã nhập tâm vào cuộc sống con người, ngay cả những người nhà tu, nếu không phải là bậc chân tu khổ hạnh thì tâm trí họ cũng khó thoát ra ngoài hai chữ bả vinh. Từ đó, con người sẽ bằng cách này hay cách khác mà níu kéo lấy hai chữ đó để cầu lợi cho mình. Họ sẵn sàng quy tà bỏ Chính, bỏ Liêm theo tham. Đây qủa là hướng đi trái ngược với hướng đi Nhân Bản của con người, nhưng lại là bước đi thênh thang của CS. Bằng con đường này, chúng đã sẵn mở cửa và mời mọc tuổi trẻ bước vào để cùng làm nô lệ cho tội ác, làm kẻ phản phúc với giống nòi. Hẳn nhiên, đó là những điều tồi tệ cho gia đình, cho đất nước và cho tôn giáo.
5. Bước cay đắng!
Có lẽ, vì không định vị được bước trưởng thành, nhiều người đã ngập lún trong cay đắng và sống với cái cay đắng ấy cho đến chết. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời độc ác. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Những chữ thiếu nền tảng của một lương tâm trong sáng nên trở thành những dòng chữ cay nghiệt hại người. Họ tưởng họ sẽ thành danh trên đường ”lại qủa” ấy? Thực tế cho thấy là thành phần ấy rồi ra cũng là những kẻ bị bỏ đi. Bởi lẽ, sự vô lương ấy đã giết chính họ trước khi nó làm hại ngừơi khác.
Tuy thế, dòng cuồng tự thờ Hồ lại khó dừng lại với kẻ học theo cộng sản và làm theo lời chúng. Tệ hơn, cái gian trá ấy cũng không dừng lại khi chúng đã chết. Trái lại, nó tiếp tục lừa người, phỉnh đời bằng cách di quan vào chùa, vờ nương cửa phật. Đành rằng cửa phật từ bi chẳng từ bỏ ai. Nhưng chúng lại nhờ Phật, nhờ thần thánh để lừa người. Hãy nhìn trên tấm bia mộ của Y lại là chữ Vạn, tượng Quan Âm, thay vì cái búa và cái liềm là biểu tượng “hành hiệp” trong đời của Y sẽ thấy nó mang ý nghĩa gì. Hỏi xem, có phải cả sau khi đã chết, Cộng sản cũng vẫn truyền đời là những kẻ trong dối trá ư?
Sở dĩ tôi phác hoạ lại đôi bước đi đơn lẻ này là muốn dẫn chứng một điều. Mỗi bước đi của một người đều có liên quan và ảnh hưởng ít, nhiều tới đường đi chung của tập thể. Người được giáo dục trong tình thương, lớn lên trong Lễ Nghĩa, trưởng thành trong Liêm, Chính sẽ không thể làm điều ác, lại càng không thể trở thành kẻ ác. Trái lại, kẻ hoạt đầu, không biết đến điều Nhân Lễ Nghĩa, không biết đến Tin Trung, bỏ đường Liêm, Chính quy thuận Vô Luân, tôn thờ chủ nghĩa Tam Vô thì hẳn nhiên là cái họa cho đời, cho nước.
Từ những con đường ấy, tuy chưa nói ra, nhưng ai cũng hiểu và biết rằng: Đường Chúng Ta Đi hôm nay là con đường nào rồi. Đó hẳn nhiên là con đường Đại Nghĩa vì Dân Tộc, vì Tổ Quốc và vì Công Lý.
Về mặt xã hội: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền và Độc Lập đặt trên nền tảng Công Lý và Công Bằng xã hội. Ở đó, tất cả đều được định vị trên nền tàng Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín, Trung.
Về Văn Hoá: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường tẩy rửa mọi tỳ vết vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Phải tẩy rửa vì tập đoàn cộng phỉ này đã làm lem luốc, làm nhơ bẩn hình hài nhà Văn Hoá và Lịch Sử của dân tộc Việt Nam của chúng ta trong mấy chục năm qua.
Dĩ nhiên, đường đi này không phải đến nay chúng ta tự vẽ ra. Nhưng chính là con đường mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta bằng chính gía máu của mình. (còn tiếp)
Bảo Giang.
25/03/2017