Đức Giáo Hoàng giữ nguyên chuyến đi Iraq

3
Một bức tranh tường chào mừng ĐGH đến Iraq bên ngoài Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Baghdad. (Khalid Mohammed/AP)

Chuyến đi Iraq tuần này là chuyến ra nước ngoài đầu tiên của ĐGH Phan Xi Cô kể từ khi có đại dịch Corona, nó có khác với những chuyến đi trước đây ở chỗ tất cả mọi người trên máy bay phải đeo khẩu trang, và tất cả đã được chích ngừa.

Ngoài ra, nó cũng khác với những chuyến đi trước đây ở chỗ ĐGH vẫn muốn đến Iraq từ 5 đến 8 tháng 3, cho dù có những lời khuyên không nên đi, vì tình hình kiểm soát đại dịch tại đây vẫn còn nhiều mong manh, vì tình hình an ninh và vì số tín đồ Công giáo tại nước này đâu có bao nhiêu.

Các chuyên viên y tế của quốc tế nói rằng, các phương tiện y tế của Iraq rất kém, cả nước hầu như bị giới nghiêm, mỗi ngày có khoảng 4.500 ca nhiễm mới, hiện giờ chỉ có Trung Quốc loan báo tặng 50.000 liều vắc xin; cho nên nếu có đám đông quân chúng ra đón ĐGH mà chẳng may có nhiều người bị nhiễm Covid-19 thì sẽ không biết giải quyết ra sao.

Từ nhiều tuần qua, những người theo dõi tình hình Vatican suy đoán chuyến đi của Giáo hoàng có thể bị hủy. Nhưng vị giáo chủ 84 tuổi, từng phàn nàn tình trạng hiện nay giống như “bị nhốt trong lồng”, cho biết Ngài cảm thấy cần phải tiến bước, tiếp tục gioa lưu với thế giới Hồi giáo và động viên cộng đồng thiểu số người Công đốc giáo tại Iraq. Chính quyền Iraq cũng muốn chuyến đi diễn ra, coi đây là một khoảnh khắc vui mừng cho một đất nước đau thương và chia rẽ.

Raghad Al-Suhail, giáo sư về vi-rút học và miễn dịch học tại Đại học Baghdad, cho biết: “Rất nhiều người muốn thấy tận mắt Đức giáo hoàng, nhưng tất cả chúng tôi đều lo lắng. Thậm chí ở đây, mọi người đang thắc mắc tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm vào thời điểm này? Iraq chưa thực sự chuẩn bị tốt để tiếp khách.”

Những thách thức đối với chuyến đi còn xa hơn vi-rút, trong đó có mối đe dọa an ninh, sau một số cuộc tấn công tên lửa gần đây và hai vụ đánh bom liều chết cùng lúc vào tháng Giêng. Hôm thứ Tư, liên minh quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu cho biết họ đang điều tra một loạt các vụ tấn công bằng tên lửa vào một cơ sở có quân nhân Mỹ. Các cuộc tấn công như vậy thường được quy trách cho lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn. Thêm vào đó, Nhà nước Hồi giáo ISIS tiếp tục phát động các cuộc tấn công nho nhỏ tại nhiều nơi, nhằm duy trì vị thế của mình ở Iraq.

Trong khi đó, chính quyền Iraq đang gặp khủng hoảng. Nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ đang xuống cấp, kho bạc nhà nước coi như trống rỗng. Các nhóm dân quân do Iran bảo trợ đã mở lại các cuộc tấn công nhắm vào các lợi ích của Hoa Kỳ. Tuần trước, các lực lượng an ninh chính phủ đã đụng độ với những người biểu tình ở thành phố Nasiriyah ở miền nam – nơi Giáo hoàng dự kiến sẽ bay đến vào thứ Bảy – khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba, Vatican đưa ra cái nhìn tin tưởng chuyến đi sẽ diễn ra một cách an toàn, ít ra là về mặt Covid-19. Phát ngôn viên Tòa thánh, Matteo Bruni, cho biết ĐGH sẽ đi trên một xe có mái che, thay vì xe hở mui, để đám đông bớt đổ dồn đến khi Ngài di chuyển ở Baghdad và các thành phố khác. Ông Bruni cho biết các sự kiện sẽ chỉ có “vài trăm người” sẽ tuân thủ khoảng cách xã hội và người Iraq có thể theo dõi trên TV. Ông nói: “Tất cả các biện pháp phòng ngừa về mặt an toàn sức khỏe đã được thực hiện”.

Tuy nhiên, ngay tại Iraq, các biện pháp phòng ngừa vẫn còn lỏng lẻo, lệnh mang khẩu trang và giãn cách xã hội chưa được thực thi nghiêm ngặt. Mới cách nay mấy hôm, có tin vị đại diện của Vatican tại Iraq, người sẽ tháp tùng ĐGH trong suốt chuyến đi, có kết quả xét nghiệm dương tính với Corona.

Kể từ thời ĐGH Gioan Phao-lô II, các vị giáo hoàng đã để mắt đến Iraq – nhưng chưa có vị nào đến đó. Trước khi có đại dịch, ĐGH Phan Xi Cô đã xuất ngoại liên tục, trong đó có Maroc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, những nơi không có nhiều người Công giáo. Nhưng năm ngoái là năm đầu tiên, tính từ năm 1978, không có chuyến công du quốc tế nào của giáo hoàng.

Theo Washington Post

 

3 BÌNH LUẬN

  1. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lên án bọn Tàu cộng về tội Diêt Chủng với những người dân Tây Tạng, Ughuir, thì Vatican cho đến nay vẫn giữ im lặng và tiếp tục…..cầu nguyện, vì sợ mất lòng bọn Tàu cộng. Thời buổi Đảo Điên, các lãnh đạo tông giáo cũng bị…rớt mặt nạ Đạo Đức giả đã đeo bấy lâu nay. Chúa buồn trên thánh giá, Phật ngủ trên tòa sen.

    • Vatican mà khong chống TÀO thì chẳng lẻ đám NGỤY TÀN DƯ 3/// bó tay sao chời? hehehehhêh. Ngụy Tàn Dư phải thể hiện quyền tự do bieu tình của mình và nên vác cờ 3/// qua VATICAN để GIAT SẬP VATICAN xuống ví tội dám BƯNG BÔ TÀO húp rồn rột.

      Tai sao NGỤY TAN DZU lại chỉ làu bàu là the nào? Cờ Zàng vạn năng giấu mô rồi hả hả , hay là rụt cổ lại sau dụ TRUMP kich động bạo lực hả hả.

      Can đảm lên hởi NGỤY TAN DƯ
      Cờ Zàng Vạn Năng ta tiến tói
      Sá Chi thân già, lưng lụm khụm
      Chết vì đại nghỉa, hảy cùng đi

      Hèn Nhát xua kia, Viet Cộng cuời
      Thé giói phỉ nhỗ, một đời đau
      Hành động ngay đi chớ nói nhiều
      ACTIONS LOUDER THAN mồm mép

      46 năm giời HÈN quá đủ
      Cộng cuoì khúc khích chỉ vi ta
      Hèn nhát bản chất tự bao giò
      Cộng làm nhiêu hơn, NGỤY chỉ phét

      46 năm gioì cứ mồi năm
      Điệp khúc vỏn vẹn chỉ máy lời
      “NĂM NI CHĂC CHẮN, CỘNG SỤP ĐỔ”
      Và cứ như thé chờ năm tới
      Điep khúc ta lại mang ra xài
      Ờ mà NGỤY HÈN có gi sai.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên