Dòng đời đưa đẩy

12
Thuyền nhân sau 1975

 Là người Mỹ gốc Việt đến xứ cờ Hoa ngày 2 tháng 9 năm1976 cho đến nay gần nửa thế kỷ, tôi vẫn ăn uống theo lối Việt Nam. Cơm với cá như mạ vớí con. Mắm muối, dưa rau là món ưa thích hằng ngày. Họa hoằn lắm tôi mới vô các tiệm bán các thức ăn mau, gọn, nhẹ như pizza, hamburger, sandwich, khoai chiên, gà chiên ở các cửa hàng KFC, McDonald, Burger King, Wendy’s, Dominos Pizza hay In-n-out Burger. Tiếng Anh, tiếng u chỉ vừa đủ để lo chuyện cơm áo, gạo, tiền. Viết lách thì thuần tiếng mẹ đẻ. Bạn bè, phần lớn là bạn xưa từ Việt Nam. Người Mỷ cũng có nhưng chỉ sơ giao, thù tiếp trong công ăn việc làm.

Tuy vậy, tôi không còn coi xứ đang ở, xứ của những anh hùng “the home of the brave” – như lời trong quốc ca Mỹ – là đất tạm dung nữa. Dòng đời đưa đẩy đã khiến tôi chọn nước Mỹ là quê hương thứ hai.Tôi có hai nơi để về: “về Việt Nam hay về Mỹ”. Như một người có hai quê: quê ngoại và quê nội. Mỗi khi có chào quốc kỳ Mỹ tôi cảm thấy có một sự gắn bó như chào cờ “này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi” của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Lại nữa, trong đoản văn trung thành với lá cờ Mỹ (Pledge of Allegiance) có mấy chữ mà tôi thấy rất đáng nhớ: tự do và công lý cho mọi người “liberty and justice for all”.

Trong lịch sử Việt Nam cận đại ngày 30/4/75 là ngày có nhiều tên gọi: ngày quốc hận; ngày gỉải phóng; ngày thống nhất đất nước; ngày tháng tư đen; ngày đổi đời; ngày dân miền Bắc vỡ òa, reo hò; ngày Saigon mất tên, ngày dân Nam bỏ của chạy lấy người: môt là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con. Đó cũng là ngày xe tăng Nga T-54 ủi sập cửa sắt dinh Độc Lập và cũng là ngày lời hát trong quốc tế ca “Tất cả quyền lợi ắt hẳn về tađược thực hiện khắp xóm phường. Cái giá để có ngày chiến thắng này là đường mòn Hồ Chí Minh thành xương trắng Trường Sơn. Có cả triệu thanh niên miền Bắc đã bị chôn vùi nơi đèo heo hút gió.

Tại sao chánh quyền Hànội quyết tâm tiến về Saigon, đánh cho “Mỹ cút ngụy nhào, dẫu phải “đốt sạch cả dãy Trường Sơn” cũng phải “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng? Tại vì ông Hồ Chí Minh, đảng viên cộng sản quốc tế có một Tổ quốc Cách Mạng Nga để phục vụ. Ông có một sứ mệnh xây dựng phong trào vô sản ở Châu Á để hoàn thành. Ông có một “người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn” là Lénine để tuân phục. Ông chọn chủ nghĩa Mác Lê làm “cẩm nang thần kỳ”. Văn thơ, báo chí, âm nhạc miền Bắc đều cùng một giọng điệu cổ vũ cho chủ trương đánh chiếm miền Nam. Yêu biết mấy con nghe tập nói, Tiếng đầu lòng, con gọi Xít ta lin; hay bài hát: 1-2-3, ta là cha thằng Mỹ, 4-5-6, ta là cháu bác Hồ, 7-8-9, ta là lính thủ đô, 10-20, ta là người Xô viết. Đó là bài hát, câu thơ tiêu biểu được phổ biến nhằm khai thác lòng ái quốc của người Việt để phục vụ cho ý thức hệ cộng sản.

Ngoài ra, với chánh sách bưng bít, khép kín để dân miền Bắc chỉ có biết tin tức từ một chiều, chánh quyền Hànội đã nắm bao tử và cái đầu người dân bằng hộ khẩu và loa phường. Bao cấp hầu như mọi thứ đã khiến sinh hoạt xã hội chậm tiến. Chỉ có một số nhỏ hiểu biết còn đa số ngô nghê, như một đàn cừu. Dân Bắc phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối và để giúp miền Nam khỏi “rên siết lầm than”. Khi vô Nam thực tế khác hẳn, khiến cán binh cộng sản phải chống chế. Nên mới có giai thoại “ngoài Bắc TV chạy khắp đường, “cà lem” phơi khô để dành ăn, dân chúng uống toàn “sữa honda”..”hà-lội thứ gì cũng có !!!!”.

Thuộc Địa Miền Bắc

Chính nhờ tiến vô Nam năm 1975, miền Bắc mới có một cuộc cách mạng thầm lặng là biết xây cầu tiêu giật nước. Trước đó chỉ có cầu tiêu thùng. Dân Làng Cổ Nhuế chuyên sống bằng nghề đi hốt phân người. Sau ngày 30/4 phe thắng cuộc mới là bên được giải phóng. “Một nền văn minh đã thua một chế độ man rợ’. Đó là nhận xét của nhà văn miền Bắc Dương Thu Hương khi vô tới Saigon. Tốt đẹp hơn sao lại thua? Thua là vì miền Nam chỉ lo xây dựng và chống đỡ. Cả chục năm như vậy thì tất có ngày phải sụm. Như đá banh mà chỉ đá nửa sân. Hơn nữa, vào những năm cuối cuộc chiến, lại có nạn đồng minh bỏ chạy. Miền Nam đơn độc chọi với cả một khối cộng quốc tế thì làm sao Saigon không bị xóa tên, tan hàng?

Bức tường tre ngăn cách đôi miền không còn. Dân Bắc háo hức vô Nam, nhận họ, nhận hàng. Chuyện sinh Bắc tử Nam giải phóng dân Nam khỏi bị Mỹ Ngụy kềm kẹp chỉ là một chiêu bài. Khẩu hiệu yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa được rêu rao cùng khắp. Sau đệ nhị thế chiến Việt Nam là bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh lạnh, ủy nhiệm, giữa tư bản và cộng sản. Cuộc nội chiến từng ngày – trên ba triệu người chết – chấm dứt. Miền Nam thành thuộc địa của miền Bắc dưói một hình thức mới. Học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong “Hồi ký” chính quyền mới đã tạo cái không khí giữa thực dân và dân bị trị; coi dân miền Nam này, coi đồng bào của họ như bọn da trắng coi dân da đen”.

Để nắm chặt quyền lực – Việt Nam từ trên 55 triệu người cuối thập niên 70 nay hơn 100 triệu người – đảng cộng sản VN đã phát động nhiều cuộc đổi mới cho phù hợp với tình thế. Tất cả chỉ nhằm điều chỉnh cho dễ bề cai trị; không nhằm đưa đất nước phát triển. Gần 50 năm sau, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm Tổng Bí thư Đảng ngày 26/10/24 dã bày tỏ trước Quốc Hội về thực trạng này. Ông nói, Việt Nam hãy còn “đi lò dò, lom dom” so với tốc độ phát triển rất nhanh của thế giới. Ireland là tấm gương để “học hỏi. Tại sao? Theo tôi, vì đảng cụ Hồ bị ràng buộc với đảng của nước Tàu quá sâu khiến Việt Nam khó thoát Trung. Không thoát Trung thì không thoát Hồ; mà không thoát Hồ thì không thoát Trung được.

Chiều ngày đó 30/4/1975 tôi rời sở VTX (Việt Nam Thông Tấn Xã), nằm trên đường Hồng Thập Tự, bên hông dinh Độc Lập cùng lúc với anh cảnh sát Rớt.Trên đường về, tôi thấy có vài xác chết nằm vất vưởng bên lề đường và vài chiếc xe jeep bị bắn cháy. Sau đó Sai gon hoảng loạn. Cả một xã hội bị bật gốc. Thất nghiệp tràn lan. Bạn bè kẻ bị tù tội, kẻ trốn chui trốn nhủi. Tôi phải tìm đường vượt biên. Đất nước hoà bình và thống nhất sao lại bỏ nước ra đi? Hoà bình nhưng chỉ có hoà bình cho kẻ thắng cuộc. Bên thua cuộc, sống trong lo sợ, hơn cả thời đại bác đêm đêm dội vào thành phố. Dân Nam thành công dân hạng hai.

Tôi có ba ông anh, một bà chị xa cách từ năm 1945, ba người ở Hà nội vô, gặp lại (một anh đi bộ đội qua đời vì phi cơ Pháp năm 1951). Đúng là 30 năm mới có ngày này. Sau đó anh đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa chúng tôi vẫn tốt thôi. Không có hoà hợp hai miền. Hơn nữa, chính quyền mới giở đủ trò ăn cướp: quy chụp phản động, Việt gian, đày đọa giới trí thức trung lưu miền Nam qua học tập cải tạo, bắt đi kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư sản mại bản, bao cấp cơ chế, độc tài đảng trị, đốt sách báo, phân biệt đối xử trong công ăn việc làm và nhất là chính sách ngăn chặn việc học hành của các công dân miền Nam, đã khiến “cột đèn cũng muốn bỏ nước ra đi”. Một bi kịch cuộc nội chiến là khi tôi rời sở cạnh dinh Độc Lập chiều ngày 30/4 cũng là lúc anh tôi vô dinh Độc Lập. Ông vô Nam để tiếp thu Bộ Giáo dục.

Biển Trời Mênh Mông

Ra đi vượt biên vào một đêm không trăng sao dưới chân cầu Hà Ra Nha Trang ngày 7 tháng 3 năm1976. Từ ba thuyền thúng chúng tôi 13 người trong đó có con của chị tôi mới sáu tháng được chuyển lên thuyền lớn khoảng 40 feet (hơn 12 thước). Thuyền trực chỉ ra khơi. Mất ba tiếng khi không còn thấy ánh đèn thành phố Nha Trang. tôi mới nhẹ nhõm; hết lo tàu tuần theo đuổi. Tôi bắt đầu sợ sóng to, gió lớn. Mặt biển đen ngòm. Tối đen mịt mùng. Con thuyền nhấp nhô lướt tới. Ai cũng ngả nghiêng, chao đảo. Càng lúc càng sợ. Quá hãi hùng. Không ai nói nên lời. Chỉ nghe tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền, tiếng gió và tiếng máy tàu.

Lái thuyền là ông anh rể, Hoàng Phước Quả, cựu viễn duyên thuyền trưởng thương thuyền, đã qua đời cách đây bảy năm. Lúc đầu dự tính chạy tới Subic Bay, một căn cứ Hoa kỳ ở Phi, nhưng vì thời tiết, sóng dữ, lại thêm thuyền chỉ chạy 5 km một giờ nên đổi huóng về phía Singapore. Sau sáu ngày đêm, những tưởng sẽ được đón như “anh hùng vượt biển”; nhưng tàu tuần xứ này ngăn chặn, khám xét. Họ giúp thêm thức ăn, dầu mỡ và ra lệnh ra khơi. Thuyền tiếp tục hướng về ngã Borneo. Được ba ngày thì máy tàu ngưng chạy. May trên tàu có anh kỹ sư Trương Tiếu Cầu (đã qua đời) loay hoay sửa. Máy hoạt động trở lại nhưng rất yếu. Cà rịch cà tang chạy dọc bờ biển Borneo.

Phía ngoài thì biển rộng cuối tận chân trời. Phía trong bờ toàn là rừng cây, chắng chịt, xanh um. Sau mấy ngày thấy thấp thoáng có ngưòi, thuyền vội tấp vô. Hỏi ra,đó là một làng nhỏ Samatan thuộc vùng Sarawak, Mã lai Á. Dân làng rất tốt, cho thức ăn tươi. Chúng tôi được đậu ở đó vài hôm lấy sức. Dân làng chỉ bày nên chạy tiếp tới hải cảng Sarawak để tu bổ máy tàu. Thuyền chúng tôi được tàu hải quân Mã Lai Á tiễn đưa tới Labuan sau khi cho thức ăn nước uống, dầu mở. Chạy được hơn một ngày thì sóng to, gió lớn, mưa đổ ào ào ập tới. Qúa kinh khiếp. Thuyền chúng tôi phải tấp vô vịnh Puerto-Pricess thuộc đảo Palawan, Phi Luật Tân.

Một tàu tuần của xứ này chận lại, bắt tất cả lên bờ hỏi cung. Một cha xứ già trên đảo người Ý hay tin có đứa nhỏ trên tàu đã trải qua một tháng trên biển; cha can thiệp với chính quyến địa phương cho chúng tôi lưu lại trong nhà thờ. Chúng tôi là nhóm người tị nạn Cộng sản đầu tiên tới nơi đây. Bồng bềnh theo sóng nước cả mấy chục ngày, lên bờ đi không nổi bước thấp, bước cao, lảo đảo. Mặt đất nghiêng bên này, ngả bên kia. Đêm mơ bị rượt đuổi. Nơi nằm thấy như sắp bị lật úp. Trước khi lên tàu chỉ mong ra khơi, ra khơi và ra khơi. Làn sóng đỏ tràn xuống miền Nam, đã gây ra nhiều làn sóng vượt biên, vượt biển. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có hàng triệu ngưòi bỏ xứ ra đi.

Có trải qua những ngày trôi giạt giữa đại dương mới thấy biển cả kỳ ảo và rất rất dễ sợ. Sống chết quá cận kề nhất là khi thấy vài chiếc thuyền bị lật úp trôi lềnh bềnh lúc mưa to, gió lớn. Theo United Nations High Commissioner for Refugees (Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn) ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết.. Biển chỉ rực rỡ khi sóng yên, gió lặng; chỉ thơ mộng vào những đêm khuya trăng sáng, mặt nước long lanh và những lúc hoàng hôn hay bình minh vừa chờm lộ ở chân trời. Bái phục nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Huyền Chi (Hồ Thị Ngọc Bút) đã quá tài tình khi có những nốt nhạc, lời ca rất hợp cảnh, hợp tình qua bài Thuyền Viễn Xứ:

Ra khơi

Biết mặt trùng dương, biết trời mênh mông
Biết đời viển vông, biết ta hãi hùng

Thấy lòng phơi phới, thấy tình thế giới
Thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới
Chơi vơi, con thuyền trên sóng không nguôi
Bão bùng xô tới xô lui, vững tay chèo lái

Đêm Việt Nam Ngày Mỹ

Chúng tôi trú tại nhà thờ Palawan một thời gian ngắn rồi được tàu hải quân Phi đưa lên nhập trại ti nạn Mandaluyong ở Manilla. Vô trại gặp vài người bạn quen thời làm cho đài phát thanh NhaTrang: Trương Hồng Sơn và Bác sĩ Trần Đoàn. Nhờ thơ của International Institude for Journalism In Berlin xác nhận tôi có tu nghiệp ở nơi này năm 1974, tôi được qua Mỹ ngày 2 tháng 9 năm 1976. Thành phố đầu tiên tôi tới là Carbondale ở Illinois. Người bảo trợ chỉ cho tôi cách đi hái nho để sinh sống như một số người Hmong và Mễ đang định cư ở đây. Chán quá, tôi xin họ một vé Amtrax đi Washington DC nơi gia đình bà chị đang ở.

Đón tôi tại nhà ga thủ đô Hoa kỳ có chị Hoàng Quỳnh Hoa, em của anh rể tôi và hai bạn đồng nghhiệp hồi ở Saigon: Phạm Trần làm cho đài VOA và Vũ Thụy Hoàng làm cho Washington Post. Hai bạn này cho tôi 100 đô. Đó là tiền tôi có đầu tiên ở Mỹ ngoài 20 đô mà ông bảo trợ dúi cho tôi khi tôi rời bỏ họ. Tôi bắt đầu làm lại cuộc đời. Dần dà gặp lại dân Saigon khi trước: Phạm Tuân, Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại, Trần Đức Thắng, Đỗ Đình Trinh, Lê Kim Đính, Lê Tấn Huỳnh Long… (cả 7 người đều đã qua đời) và Đặng Văn Âu hồi học Quốc Học thời Trung Học ở Huế. Tôi đi học anh văn, computer và làm báo tờ Việt Báo của cha Nhất với Phạm Trần. Ngoài ra, cuối tuần còn làm cho tiệm 7-eleven.

Đêm đầu tiên tối thứ sáu coi tiệm xuất 11:00 pm cho tới 6:00 am. Tiệm cách không xa toà bạch ốc khu uptown. Mùa đông khách lai rai.Thỉnh thoảng có vài anh cảnh sát ghé qua rót cà phê uống cho ấm bụng. Họ bước ra trước khi nói khu này an toàn tụi tao chạy quanh đây hoài. Chỉ độ vài phút sau, một khách người da đen trẻ đẩy cửa bước vô. Anh ta đi vòng tiệm, tới trước quầy tính tiền, rút súng chỉ vô mặt tôi. Tôi phản ứng mau dơ tay đầu hàng, bấm nút khay tiền.Tên cướp thò tay rút cả khay đi ra. Tay kia vãn cầm súng. Tôi đứng như trời trồng. Không biết bao lâu, một khách bước vô, thấy tôi hãy còn hai tay lên trời, khách vội bỏ chạy. Cái nòng súng chĩa vô mặt ám ảnh tôi một thời gian dài.

Tôi ở DC tìm việc làm trong ngành computer. Một ngày kia có người bạn Bùi Ngọc Tuấn, em một cô bạn làm phiên dịch viên ban Anh Văn ở VTX hồi ở Saigon giúp tôi có việc làm ở Minnesota. Tôi sống ở xứ lạnh tình nồng, có vạn ao hồ, gần 30 năm; mọc rễ ở đó, lấy vợ có con. Tôi làm programmer cho Fairview Hospital, University of Minnesota, Target, Macy, US Bank…rồi về hưu, dọn về Califronia nơi có nhiều bạn, bà con và nắng ấm. Computer chỉ là cái nghề không phải cái nghiệp. Ở Minnesota tôi tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng, lập chuơng trình việt ngữ trên đài KFAI, làm trưởng ban việt ngữ cho chương trình truyền hình VBM. Thình thoảng viết ký sự gởi các báo ở hải ngoại.

Sống ở Mỹ bận bịu suốt ngày: chuyện nhà, chuyện sở, xứ lạ, quê người, phải lo toan nhiều thứ cơm gạo, xe cộ, nhà cửa nhưng lòng vẫn nhớ Việt Nam: nơi mình đã sống, đã lớn lên, đã đóng góp, đã có nhiều ước mơ nếu một mai có hoà bình. Rồi hòa bình tới. Không cón tiếng súng, tiếng bom, mà lại có nhiều chia ly thay vì đoàn tụ, có nhiều tiếng khóc, tiếng than, tiếng oán hận và niềm hối tiếc. Đúng là đêm Việt Nam, ngày Mỹ. Sinh ở Qui Nhơn, mà chẳng có kỷ niệm gì vì rời xa lúc còn nhỏ. Nhớ chăng là nhớ lá cờ lệnh của Tướng Võ Tánh (1768 – 1801). Nhớ nhiều là nhớ Saigon và Huế thời học trò. Saigon thì nhớ thời làm việc ở VTX, nhớ thời mới lớn lên sống trong những ngã hẻm lầy lội.

Hồn Việt Nam Cộng Hoà

Khoảng năm 1967 tôi có dịp đi Bình Định, tình cờ ghé vô đền thờ tướng Võ Tánh ở Quận Phù Cát. Thấy đền trống trơn. Không có gì cả ngoài lá cờ lớn dựng trong góc. Dân làng cho biết cờ rất thiêng; ai mà lấy đi thì sẽ nguy đến tính mạng. Tôi kể lại cho Đại tá Trần Đình Vọng, tỉnh trưởng Bình Định hay. Ông Vọng trình với tướng Vĩnh Lộc là sẽ thỉnh cờ lệnh về thờ ở Trường Võ Bị Đà Lạt. Chuyện chưa tới đâu, Ông Vọng mất chức, bị án tử hình tội tham nhũng. Bà Paulette Vọng nghe tôi nói về sư linh thiêng của lá cờ, bà vội tìm lại lá cờ trả về chỗ cũ. Ông Vọng chống án chờ xử lại thì xảy ra ngày 30/4. Ông bị đi cải tạo và qua Mỹ theo diện HO.

Năm 1945 năm loạn lạc, gia đình tôi mười người, lớn nhất 20 tuổi, nhỏ nhất bốn tuổi, dắt díu nhau rời Quy Nhơn ra Huế. Chúng tôi như đàn gà con mất mẹ, tan tác. Anh em phân tán. Một số ra Bắc tìm bà con bên ngoại.Tôi và một ông anh ở với bà cô có sạp bán ở chợ Đông Ba.Trường học đầu đời là trường tiểu học Gia Hội ở Huế. Một thời gian sau tôi theo bà chị vô Saigon. Rồi vì bà chị làm ăn sa sút, chạy ăn từng bữa, tôi ra Huế ở lại với bà cô, học trường Quốc Học. Thời học trò vô tư, mơ mộng. Thi rớt tú tài hoài vì các cô gái Huế hay học tài thi phận? Vô lại Saigon tôi mới đậu hai cái tú tài toán. Vốn có máu giang hồ vặt, tôi lang thang ra miền Trung, tấp vô làm việc cho đài phát thanh Nha Trang. Tại miền “quê hưong cát trắng” tôi gặp lại Nguyễn Trung Can, bạn học ngồi cùng bàn ở Quốc Học. Anh dạy Lý Hoá ở trướng Nữ Trung học Nha Trang.

Miền Nam thời đó, thời VNCH có những bản nhạc với những nốt nhạc, những câu thơ phản ảnh tâm tình tuổi học trò như bài Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc nghe rất thấm, rất gợi cảm. Sau hơn nửa thế kỷ, đến nay âm nhạc miền Nam (1954- 1975), cái hồn của chế độ vẫn còn được ưu chuộng. Nó đi vào lòng người từ bao thập niên; dù rằng nó bị tịch thu năm lần bảy lượt. Theo nhà văn Võ Phiến nhờ có tự do nên VNCH mới có một nền văn học rực rỡ :

Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay…

Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở
Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ

Hay bài Mắt Buồn nhạc Phạm Đình Chương, thơ Lưu Trọng Lưu:

Đôi mắt em lặng buồn
nhìn thôi mà chẳng nói

tình đôi ta vời vợi
có nói cũng không cùng
có nói cũng không cùng.

Thời tiểu học thì bài Học Sinh Hành Khúc của Lê Thương

Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi

và bài khỏe Vì Nước của Hùng Lân:

Khỏe vì nước, kiến thiết Quốc Gia.
Đoàn thanh niên ta góp tài ba.
Tạo nguồn dân sinh mới hùng mạnh trong năm giới.
Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.

Một khúc quanh lớn trong đời. Dòng đời đưa đẩy, năm 1965 Việt Nam Thông Tấn Xã mở khóa huấn luyện phóng viên. Tôi trúng tuyển. Sau khóa học tôi làm việc cho cơ quan này. Tôi đã đi khắp các tỉnh miền Nam. Đi lắm có ngày gặp ma. Một sáng năm 1968, máy bay C-46 khi chuẩn bị đáp xuống phi trường Quảng Tín thì bị trúng đạn Việt Cộng dưới đất bắn lên. Cánh quạt cháy. Trong khói mịt mù, tôi nhảy ra khỏi phi cơ, chạy một khoảng thì quỵ. Khi nghe tiếng trực thăng phành phạch, nhìn chung quanh chỉ có cỏ và cát. Rồi thấy mặt đất nghiêng ngửa, trời xanh mây trắng vần vũ. Tôi được chở về bệnh viện Đà Nẵng. Sau đó mỗi lần đi máy bay hễ nghe tiếng động gì lạ là s điếng người.

NhSaigon và Nhớ Huế

Trong cái nghiệp làm báo có hai nhà báo mà tôi hay nhớ đến: Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (1921- 2012) và nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (1930- 2017) tác giả bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”. Nhà báo Sơn Điền, chef cũ của tôi, đã có công rất nhiều trong việc đặt nền tảng về cách viết tin cũng như về kỹ thuật làm báo của Việt Nam như cách làm báo hiện đại ở Mỹ cũng như nghề làm báo nói chung ở các nước tân tiến trên thế giới. Còn nữ sĩ Minh Đức là kỷ niệm khi cùng đi ra tiền đồn ở Tân Cảnh Dakto (Kontum) năm 1968. Nữ sĩ học trường báo chí bên Pháp, làm báo cho nhiều cơ quan truyền thông quốc tế; đã viết trên báo Phổ Thông: cái bằng quan trọng nhất trong nghề báo là bằng kinh ngiệm.

Tôi nhớ Saigon là nhớ tới ngã tư quốc tế. Lúc thiếu thời tôi ở khu Bùi Viện gần đó. Nơi này có bán nhiều món ăn. Buổi tối có: nem nướng, bánh mì thịt, bò bía, bò viên, bò khô đu đủ, chả giò, cháo lòng, cháo huyết, cháo gà, cháo vịt, cháo dứa hột vịt muối, bánh canh, hột vịt lộn, mì, hủ tiếu,… Mùi thức ăn bay cả một góc. Xe mía, xe sinh tố, xe đẩy đồ ngọt của người Tàu có táo soạn, đậu đỏ, đậu đen, bo bo, chí mè phủ (mè đen), hột sen, bạch quả, táo đỏ, phổ tai, nhãn nhục, đá bào. Buổi sáng thì bánh cuốn, bánh xèo, xôi vò, xôi rượu nếp, xôi bắp, xôi đậu đen, khoai mì, khoai lang, bánh mì thịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, cơm tấm bì, sữa đậu nành, đậu hủ, bánh khúc..

Tôi nhớ Saigon là nhớ trong những xóm nghèo, lầy lội, chật chội. Những nơi tôi từng ở. Nơi đó có đủ hạng người trong xã hội. Chính từ những căn nhà nằm trong những con hẻm sau dãy nhà lầu, sâu hun hút, ngoằn nghèo, như một bàn cờ, mình mới được nghe hết các tiếng chửi tục, các lời ăn nói bạt mạng, các cuộc tranh cãi, đánh vợ, đánh con, chừi chồng, các trận đánh ghen, các lời ru con, các điệu nhạc, các câu vọng cổ, các giọng ngâm thơ, tiếng trẻ học bài, tiếng khóc rấm rức, tức tửi của người quả phụ, tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa; tiếng xối nước tắm của bà hàng xóm, tiếng xe gắn máy, tiếng rao hàng lúc khàn, lúc trầm, lúc thánh thót, tiếng lốc cốc, lách cách, cắc cụp, cụp cắc của mấy xe mì về khuya. Và cả tiếng lặng thinh bất chợt của buổi sáng, ban trưa.

Qua âm thanh này ta có thể đoán đươc bước chân của thời gian; và chiêm nghiệm được thêm nhiều về nhân tình thế thái. Ngày nay Saigon đã đổi tên. Cảnh cũ, người xưa chắc hẳn không còn. Nửa thế kỷ qua đi nhưng, tôi vẩn thấy Saigon đâu đây, ngoài những kỷ niệm ở khu Bùi Viện còn có con đường Duy Tân cây dài bóng mát; những hàng me về đêm rũ lá; các tiệm cà phê Givral, La Pagode, Brodard, Thanh Thế, Kim Sơn; những buổi trưa lang thang dưới nắng nung người; những khuôn mặt thân quen; những trái cóc xanh chua; ly nước dừa mát rượi và dư âm bản nhạc Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, nghe lúc nào cũng hay, cũng gợi nhớ.

Tôi nhớ Huế là nhớ tiếng ru con, giọng Huế trong đêm khuya, mưa rơi rả rích, tàu lá chuối sột sọat, tiếng ễnh ưong xa xa vọng lại: Con chim nho nhỏ cái mỏ nó vàng, nó đứng trên cây vạn thọ, nó kêu ớ nàng mồ côi! Mồ côi tội lắm ai ơi! Đói cơm không ai giúp, lỡ lời không ai bênh”. Tôi mồ côi, cù bơ cù bất, nên lời ru con chao ôi rất thấm, rất da diết, rất não lòng. Tôi nhớ Huế là nhờ tới những người đàn bà lam lũ ở chợ Đông ba, trong đó có cô tôi đã nuôi tôi ăn học.Tôi nhớ Huế là nhớ buổi chiều mùa hè ve kêu râm rang, phượng nở đỏ rực, thi rớt tú tài, ra bờ sông Hương ngồi buồn thẫn thờ, không biết đời mình sẽ ra sao ngày sau?

Tôi nhớ Huế là nhớ đến lời nói đầu trong bản nhạc Hình Ảnh Một Buổi Chiều của Lâm Tuyền và Dạ Chung: “Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả ! Anh chỉ giữ hình ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm thắm mái tóc em” và lời bản nhạc:

Miền xa mây núi xanh ngát màu Hồn bơ vơ lúc hoàng hôn xuống Khi nắng vàng phai trên núi đồi Là lúc ta buồn bao kiếp nguôi

Tôi nhớ Huế là nhớ bản Nắng Thủy Tinh của Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ họ Trịnh đã giải thích cho tôi biết “Hàng cây thắp nến lên hai hàng; để nắng đi vào trong mắt em” là tả những tia nắng chiều chiếu trên ngọn các hàng cây như hàng cây nến được thắp lên bởi nắng chiều:

Hàng cây thắp nến lên hai hàng
Để nắng đi vào trong mắt em
Màu nắng bây giờ trong mắt em

Và mỗi lần nghe bản Seranade – Dạ Khúc lời Pham Duy nhạc của Franz Schubert thì lại gợi nhớ một thời ở Huế:

Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.

Bức ảnh bằng vạn lời nói

Có thần giao cách cảm hay không? Ông anh tôi đi ra ngoài Bắc từ 1945. Ông cho biêt chiều ngày 30/4/1975 ông có mặt ở dinh Độc Lập. Ngày 1/5/1975 ông gõ cửa vô nhà. Cả nhà quá kinh ngạc. Trong hồi ký ông viết, sáng ngày khi chúng tôi ra khơi ông cảm thấy “Ở Cần Thơ tôi có một linh cảm lạ lùng. Hình như có một điều gì rất quan trọng xảy ra ở nhà. Tôi đứng ngồi không yên, như ngồi trên đống lửa. Sốt ruột một cách vô cớ. Tôi gọi điên thoại về nhà N. Không ai trả lời. Gọi mấy lần nữa. Vẫn không có tín hiệu đáp lại. Tôi đoán được một phần sự thật. N. đi để lại cho tôi một nỗi buồn lớn, làm tôi mất ngủ một thời gian. Bây giờ nghĩ lại, đó là chuyện tất yếu phải xảy ra, ý thức hệ, bối cảnh lịch sử”.

Sau nửa thế kỷ, lớp thế hệ VNCH ở trong nước và hải ngọai lần lượt qua đời gần hết. Thuyền tôi 13 người đã có sáu người đi xa; chỉ còn mình tôi trên 80. Hiện có một cộng đồng 2,300,000 người Mỹ gốc Việt. Họ đến Mỹ qua nhiều diện: thuyền nhân tị nạn, đoàn tụ, con lai, định cư diện HO… Họ rất thành công, có mặt trong mọi ngành, nghề. Trước 1975 chỉ có dưới 20,000 người Việt ở Mỹ. Nước Đức thống nhất, ngày 3/10/1990. Người dân chỉ đập bể mấy viên gạch ở bức tường Berlin. Chẳng ai bỏ xứ. Việt Nam ta, nửa thế kỷ sau vẫn còn có người ra đi. Đó là làn sóng quy mã, qua Mỹ theo diện giáo dục.

Để thấy Bên Thắng Cuộc có là một gánh nặng không thể chối bỏ cho Bên Thua Cuộc hay không thì hãy coi những bức ảnh Saigon – Hà Nội truớc và sau 1975. Bức ảnh bằng vạn lời nói. Hà Nội thủ đô, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không thể nào bằng Saigon thủ đô của VNCH, một thời được coi là Hòn Ngọc Viễn Đông. Ngày nay Hà nội đã lột xác, có phần hơn TP.HCM, có tên cũ là Saigòn. Thống nhất đất nước nhưng không có hoà giải hai miền Nam Bắc. Chỉ có tôn trọng sự thật; thực thi công bằng, công lý thì mới có đoàn kết. Hô hào giải phóng miền Nam là ngụy biện. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê vùng Mũi Cà Mau cho rằng cuộc chiến này đã gây ra “những vết thương mãi mãi không hàn gắn được”.

Ai cũng bị dòng đơi đưa đẩy. Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao. Vì có trời mà cũng có ta nên xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. Nhưng đôi khi người tính cũng không bằng trời tính. Mưu sư tại nhơn, thành sự tại thiên mà. Mấy ai trước 1975 nghĩ rằng mình sẽ qua Mỹ ở đâu? Thập niên 50 có bài Que Sera Sera, biết ra sao ngày sau do Doris Day hát. Bài hát hàm chứa lẽ vô thường, phù du của cuộc đời. What will be will be, chuyện gì đến sẽ đến. Sông có khúc, người có lúc. Hoa lục bình trôi, không biết khúc nào là bến, khúc nào là bờ, trong nhờ, đục chịu. Người đời thì khác, thăng trầm cùng năm tháng, biết lúc nào tốt, lúc nào xấu, lúc nào nên dừng chân đứng lại./

Phan Thanh Tâm

 

12 BÌNH LUẬN

  1. VC sáp nhập 63 còn 34 tỉnh thành được Xi ban thưởng

    VC Tô Lâm: dạ dạ đệ tử đã thực hiện theo kế hoạch thống nhất khâu quản lý hành chánh ạ ạ !
    TC Xi xả thải: hảo hảo ! Đến đâu rồi?
    VC Tô Lâm: dạ dạ cơ bản đã sáp nhập 63 còn 34 tỉnh thành theo ý shifu ạ ạ !
    TC Xi xả thải: còn khâu nhân sự lãnh đạo thì sao?
    VC Tô Lâm: dạ dạ đảm bảo toàn cơ cấu cán bộ nguồn có giấy chứng nhận tốt nghiệp từ nhà trường đào tạo Vân Nam và Quảng Châu Tchung Kuốc ạ !
    TC Xi xả thải: được lắm ! ngộ có lời khen, thưởng cho mày 1 quả hửi địc nhá !

  2. VC mời Lính TC qua VN diễu binh ngày 30/4 để làm gì?

    VC: Dạ dạ chúng con mời chúng ông sang diễu binh ngày 30/4 ạ ạ !
    TC: Hảo hảo tốt tốt ! Lính chúng ông mỗi sáng phải được bồi dưỡng 4 quả hột dzịc muối lớ ! Khi đi diễn hành thì chúng ông bước đều và nâng cái cẳng lên cao lắm à nha !
    VC: Dạ dạ được nhưng mà đưa căng lên quá cao làm gì ạ ạ ạ ạ !
    TC: Làm gì là làm gì, đặng lính chúng ông cho lính chúng mày hửi địc dằn mặt chứ làm gì ! Ha ha ha !!!

  3. Nhớ và nghĩ về những đau thương của thời vượt biên, vượt biển mà lòng không thể nguôi nỗi uất hận…

    Thế mà hiện đã có rất nhiểu kẻ từng là nạn nhân của VC như bản thân bị cướp biển hành hạ hay có người thân ruột thịt, bạn bè bị hãm hiếp, bị chết trên đường tìm tự do….v.v …lại đang ra sức gào rú, ca tụng “thành quả của đảng và nhà nước…”.

    Tởm nhất là những kẻ đích thực là nạn nhân của VC, hiện đang sống tại Mỹ, vẫn đóng vai “tỵ nạn CS” nhưng lại đang âm thầm hoạt động cho VC, làm tay sai cho VC, ngấm ngầm phá hoại Cộng đồng và (thậm chí) – bẳng cách này hay cách khác – đang cố phá hoại các chính sách chống Tàu”và chống VC của Trump

    Bọn này cũng nên được gọi với cái tên RINO gốc Mít…thúi (refugee in name only)

    Ù má bọn “Tỵ Nạn Giả Cầy”, RINO gốc Mít…thúi!!!

  4. Vladimir Putin Kim Jong un Don Trump!

    Hiệp Chủng Cờ Hoa bị cô lập
    Tượng Nữ Thần Tự Do đã sập
    Công dã tràng hơn hai trăm năm
    Liên minh ma quỷ được thành lập:

    Vladimir Putin Kim Jong un Don Trump!

    Độc nhứt vô nhị trong lịch sử
    Không ai ngoài Donald J Trump
    Gom cả thế giới về một mối
    Cùng có chung một nỗi hờn căm

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Thời hoàng kim đô la đã qua

    Với não trạng một con thiêu thân
    Cùng bầy đàn MAGA ngu đần
    Chúng hoang tưởng làm cha thiên hạ
    Hơn hai trăm năm, công dã tràng

    “Mục hạ vô nhân” các bạn à
    Siêu cường Hiệp Chủng Quốc Cờ Hoa
    Trump ngạo mạn xấc xược “Tariffs”
    Thời hoàng kim đô la đã qua!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Cả ba đều là loài ngạ quỷ!

    Nếu về Việt Nam để hưởng già
    Bạn phải có trái tim MAGA
    Hoặc phải là một tên cộng phỉ
    Hoặc phải có loại máu con buôn

    Cả ba đều là loài ngạ quỷ!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Bài viết này, “rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” ấy ! Thôi thì một chút nỗi lòng, cám ơn người viết bỏ công tỏ bày! Mong rằng rồi sẽ có ngày, cờ hồng gảy đổ để thay cờ vàng, để cho bao tiếng thở than, bao người chết thảm giải oan sử Nhà!

Leave a Reply to Thiến Heo Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên