Trong bất kỳ một quốc gia dân chủ, tự do với nền luật pháp công minh, bình đẳng cho tất cả mọi người, một cá nhân khi tố cáo người khác vi phạm luật pháp, làm thiệt hại bản thân mình về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, thể chất, tài sản… đều phải chứng minh sự thiệt hại gây ra cho mình, đồng thời đưa ra bằng chứng vi phạm của người bị tố cáo. Tố cáo một cách vu vơ do phỏng đoán, nghi ngờ, sẽ mắc tội vu khống, bôi nhọ danh dự người khác.
Ngày 4-3-2017, Tổng Thống Donald Trump đã vào mạng xã hội Twitter tố cáo cựu Tổng Thống Barack Obama nghe lén mình trước đợt bầu cử tổng thống ngày 8-11-2016, đồng thời yêu cầu Quốc hội Mỹ thành lập ủy ban điều tra chuyện nghe lén này. Lời tố cáo khiến cho tình trạng xã hội cũng như tình hình chính trị Mỹ, vốn đang bị chia rẽ, xáo trộn nặng nề, càng thêm trầm trọng.
Người ta nhớ lại vụ bê bối Watergate xảy ra trong thập niên 70 làm cho Tổng thống Richard Nixon phải từ chức năm 1974, cũng do nghe lén mà ra. Nay Barack Obama, tuy không còn là tổng thống nữa, nhưng danh dự của ông nói riêng, đảng Dân Chủ nói chung sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu chuyện nghe lén ông Donald Trump được điều tra, chứng minh là có thật. Liệu Obama có bị “cách chức cựu Tổng Thống, tước đảng tịch” như đảng CSVN đã làm với ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương không? Còn ngược lại, nếu không có bằng chứng thì sao?
Mọi người chưa biết những lời tố cáo (hay vu khống?) Obama nghe lén của Trump sẽ đưa đến những kết quả gì, tuy nhiên, đến giờ phút này, Donald Trump cũng như nội các của ông ta chưa hề đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào để có thể kết luận rằng Barack Obama hoặc đảng Dân Chủ đã nghe lén mình trước ngày 8-11-2016.
Thời hạn để Donald Trump đưa ra bằng chứng ‘nội các Obama nghe lén’ đã chấm dứt vào lúc 12h khuya ngày 13-3-2017. Bộ Tư Pháp đã đề nghị với ủy ban điều tra vụ nghe lén của Quốc hội cho thêm thời gian để thu thập bằng chứng cho những lời tố cáo của Donald Trump.
Hôm qua 13-3-2016, Sean Spicer, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc vào đã phải đính chính lời tố cáo của Trump trên Twitter rằng: Tổng thống Trump nói nội các Obama nghe lén điện thoại, nhưng thật ra ông không có ý nói là nghe lén, ý ông Trump chỉ muốn nói đến các hoạt động theo dõi hay giám sát cuộc vận động tranh cử của Trump.
Báo chí của Đức phê bình lời bào chữa của Sean Spicer “Nghe lén nhưng không phải là nghe lén thì là cái quỷ quái gì?”. Đây có lẽ là lời bào chữa vụng về, lố bịch nhất của một thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, thà đừng phát biểu gì, có lẽ hay hơn.
Kellyanne Conway, một cố vấn trong nội các của Trump, người đã dùng cụm từ “sự thật định hướng” – “Alternative Facts” để nói về số lượng người tham gia ngày nhậm chức của ông Donald Trump, bênh vực cho sự tố cáo của Trump với lập luận: “Có nhiều cách để nghe lén, không những chỉ thực hiện bằng điện thoại mà còn có thể qua một truyền hình, hoặc gắn camera vào máy hâm nóng microwave, do đó phải điều tra cho sâu rộng”. Dù tuyên bố như thế, nhưng Conway không đưa ra được một chứng cứ cụ thể nào.
Thương nghị sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã yêu cầu Tổng Thống Donald Trump, một là đưa ra bằng chứng về những lời tố cáo, hai là rút lại những lời này. Người dân Mỹ có quyền được biết sự thật.
Hãy thử tưởng tượng một phiên tòa như sau:
A nộp đơn tố cáo B ăn cắp.
Tại phiên tòa, A hùng hổ: B là thằng ăn cắp!
Chánh án: B ăn cắp cái gì của anh? Anh có bằng cớ gì để chứng minh B ăn cắp không? Anh có mất mát gì chưa?
Thấy A im lặng không trả lời (hơi lâu), luật sư của A bèn chen vào:
– Không phải thân chủ tôi muốn kết tội B ăn cắp! Ý của thân chủ tôi muốn nói là… anh B cứ… hay dòm ngó nhà cửa, tài sản, xe cộ… của thân chủ tôi thôi!
Thêm môt luật sư khác của A:
– Có nhiều cách ăn cắp! Ăn cắp bằng cách ngắm nhìn, ăn cắp bằng sự tưởng tượng… Thí dụ như một thanh niên đi đường thấy một cô gái xinh đẹp, ngắm nhìn say mê, ước ao có được người yêu giống như vậy, cũng là một cách ăn cắp, ăn cắp sắc đẹp. Ý của thân chủ tôi tố cáo B ăn cắp là như thế.
Phiên tòa sẽ kết thúc ra sao, chắc ai cũng có thể đoán trước được. Tuy nhiên, từ phiên tòa này có thể sẽ nẩy sinh ra một phiên tòa khác. A có bị kết tội vu khống người khác hay không? Trường hợp đặc biệt, nếu A còn là một nhân vật số 1 của công chúng, một public figure hàng đầu của 320 triệu dân, liệu A có bị mang ra luận tội hay không?
Nhiều người đang hào hứng theo dõi vụ tố cáo này. Cũng không ít người Mỹ bênh vực Donald Trump, cho rằng chuyện nghe lén chắc chắn là có, nhưng không thể nào tìm được bằng chứng. Hơn nữa, vì Obama không ra lệnh bằng văn bản, chỉ ra lệnh miệng nên dù có bằng chứng đi nữa cũng khó lòng kết tội Barack Obama và nội các của ông. Thế thì những người này nghĩ sao về vụ scandal, điều tra chuyện nghe lén Watergate đã làm Nixon phải từ chức tổng thống năm 1974?
Donald Trump đưa ra tuyên bố, Obama nghe lén Trump và ông ta so sánh chuyện “nghe lén” này với chuyện nghe lén của Nixon hơn 40 năm trước đó, rồi ông ta đòi Quốc hội Mỹ điều tra. Nếu Trump đúng, chắc chắn Obama sẽ bị mang ra luận tội, còn nếu Trump sai (không đưa bằng chứng, hoặc bằng chứng sai), thì Trump phải trả giá bằng cách bị Quốc hội mang ông ta ra luận tội. Như thế mới công bằng cho Trump, cho Obama và cho cả những người dân Mỹ!
Nếu chính quyền O3ma chủ trương nghe lén ông Trum thì làm sao ông Trum chỉ là một công dân làm gì có những chuyên viên và công cụ phát hiện ra được ông O3ma với đầy đủ nhân viên và công cụ hiện đại của kỹ thuật tinh vi nhất nhì thế giới.
Ông Trum chỉ ngạc nhiên về những gì ban tham mưu tranh cử của ông bàn luận thì đều được báo chí gần như tỏ tường và ông cũng thấy bên hành pháp O3ma có nhiều quan chức nói gần nói xa với những bàn luận của ban tranh cử của ông.
Nghe lén và lấy đủ tin rồi cho nhân viên xóa những dấu vết thì làm sao ông Trum lấy được bằng cớ.
Cho đến giờ này ông xếp CIA vẫn là người O3ma bổ nhiệm ,nếu ông này tỏ lòng trung thành với O3ma thì coi như ông Trum nói dối.
Chuyện nước Mỹ nghe lén cả thế giới và O3ma có nghe lén bộ sậu của ông Trum mà không có được chứng cớ thì cũng là chuyện thuờng tình của mấy ông bà chính trị.
Nếu ông Obama hay ai đó trong tòa Bạch Ốc ra lệnh thì những gì họ nói có ghi âm lại. Đối với FBI, muốn FBI nghe lén ai thì phải có trát tòa. FBI không làm việc theo kiểu nghe lệnh miệng như cộng sản. Nếu ai nghe lén thì ông Donald Trump phải nói ra tên người đó, nghe lén trong ngày nào, dịp nào. Dù không ra lệnh chính thức thì ông Donald Trump phải chứng minh là vì sao ông ta biết là bị nghe lén, nghĩa là ông ta phải đưa ra bằng chứng. Ông ta không đưa ra được bằng chứng.
thì Trump phải trả giá bằng cách bị Quốc hội mang ông ta ra luận tội. (TĐL)
Luận tội, impeachment? Tội gì? Thời TT Clinton bị QH luận tội vì có vụ án về tình dục, có nạn nhân, có nguyên đơn. Nữ TT Đại Hàn vừa bị tòa Bảo Hiến luận tội và truất phế vì liên hệ đến vụ án hối mại quyền thế và tham nhũng. Còn TT Trump? TT Trump trước sau chỉ mới viết trên Twitter một dạng social media có tính đại chúng. Cũng tỉ như quý vị viết tại đây là ông Trump bị bệnh tâm thần thì chả nhẽ còng tay quý vị? Bà Clinton trong tranh cử từng thách ông Trump công bố hồ sơ khai thuế. Ông Trump không công bố. Bà Clinton kết luận là Trump trốn thuế. Chả nhẽ như vậy bà Clinton vu khống? Người viết trên social media như Twitter hay Facebook, về lý mà nói, ở Mỹ họ không bị bắt bớ gì. Ngoại trừ các trang mạng khiêu dâm hay khủng bố thì bị đóng lại.
4 Mar 2017
Terrible! Just found out that Obama had my “wires tapped” in Trump Tower just before the victory. Nothing found. This is McCarthyism! (Trump’s on Twitter)
Về cái tweets trên, Spicer đã giải thích từ ngữ “wires tapped” ông Trump viết trong ngoặc chỉ mang nghĩa là bị theo dõi cách nào đó tòa tháp Trump Tower thời gian trước bầu cử dưới thời TT Obama.
Cái gì cũng vậy, nó có luật chơi và đẳng cấp của nó. Ông Trump ngày xưa từng phát biểu những từ thô tục với phụ nữ nhưng ông lại đắc cử nhờ 53% phụ nữ khối đa số. Bởi vì phụ nữ mà ông Trump nói chỉ là 1 vài cá nhân nào đó không phải là toàn… bộ phụ nữ Mỹ, người Mỹ đủ kiến thức để hiểu chuyện này.
Về chuyện ông Donald Trump đòi quốc hội Mỹ lập ủy ban điều tra thì ông William Cohen, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời ông Bill Cliton, nói rằng chuyện đòi quốc hội lập ủy ban điều tra là chuyện vớ vẩn vì tổng thống là người chỉ huy CIA, FBI thì tổng thống cứ đòi CIA, FBI đưa ra bằng chứng thì cần gì phải đòi quốc hội Mỹ điều tra. Quốc hội Mỹ mà điều tra thì lại cũng tìm bằng chứng từ CIA, FBI.
Bây giờ có đủ thời gian để xem lối tuyên truyền của ông Donald Trump. Đó là lối dùng bất cứ luận điệu dối trá nào để mô tả tình thế rất là bi thảm, chỉ có mình là kẻ cứu tinh cho dân tộc. Dùng bất cứ luận điệu nào để bôi xấu kẻ thù, kể cả bịa đặt. Đó là cá tính của một loại người. Những việc ông Donald Trump làm rất giống lối làm của Cộng Sản. Như vậy có thể thấy lối tuyên truyền bá đạo, xảo trá, bôi xấu kẻ thù không nhất thiết là do chủ nghĩa Cộng Sản sinh ra. Cộng Sản ở Tây Âu đâu có chơi trò bá đạo như Cộng Sản Nga. Có lẽ cũng không nhất thiết phát sinh từ văn hóa Nga vì Adolf Hitler và đảng Đức Quốc Xã cũng dùng đường lối này. Nay xuất hiện Donald Trump ở một nước có nền dân chủ lâu đời cũng dùng lối bá đạo này. Đó là do cá tính loại người như vậy. Hồ Chí Minh chọn Đệ Tam Quốc Tế vì đường lối của Stalin phù hợp với mình. Ông Hồ Hữu Tường cũng biết là đường lối của Đệ Tam Quốc Tế là giải phóng thuộc địa nhưng không theo vì ông ta thấy Stalin chơi trò bá đạo. Ở xứ Cộng Sản, những kẻ bá đạo đó họp lại đông đảo thành một đảng. Nay mới có video clip trên Youtube nói Võ Thị Sáu là cô gái bị bệnh tâm thần, bị cán bộ CS xúi đi ném lựu đạn. Cũng giống như chuyện bọn khủng bố Hồi Giáo xúi một bé gái khật khùng đeo chất nổ để đánh bom tự sát.
Chuyện nghe lén tại Mỹ cũng thường thôi, trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 1968, TT Johnson cũng đã cho người nghe lén ứng cử viên Nixon khi ông này cử người sang Saigon khuyên ông Thiệu đừng tham dự hòa đàm Paris ( Ng tiến Hưng trong cuốn Tâm tư TT Thiệu)
Biết rõ vậy mà Johnson không dám tố vì tố thì sẽ lòi ra cái tội nghe lén
Wikileak mới phơi bầy cho cả thế giới biết CIA đã nghe lén khắp thế giới, nếu họ nghe lén bầu cử thì cũng chẳng có gì lạ
Nếu Obama cho nghe lén Trump thì cũng thường thôi
Việc Nixon cho người sang Sài Gòn khuyên ông Thiệu thì đó là lời kể lại, không nhất thiết đó là hành vi của CIA hay FBI. Thứ hai, các hành vi có liên quan đến nước ngoài thì FBI hay CIA có quyền nghe lén, luật cho phép các cơ quan này làm như vậy. Còn vụ Watergate thì nghe lén người trong nước mà không có trát của tòa là việc làm vi phạm pháp luật.
Nếu ông Trump và UB điều tra Hạ viện không đưa ra được chứng cứ, thì việc rút lại lời nói và xin lỗi là không đủ; cần phải làm tới nơi tới chốn. Mỹ tự hào đất nước thượng tôn luật pháp, mọi công dân kể cả TT cũng phải sống theo pháp luật. Một TT đương nhiệm vu khống, mạ lị người tiền nhiệm cũng phải bị trừng trị, Trump không có quyền ngồi trên pháp luật.