Dự định đề nghị xem xét mở ‘đối thoại’ với bất đồng chính kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN, ông Võ Văn Thưởng, là tín hiệu mới, đáng khích lệ và là ‘lời mời rất quý báu’, một ‘cơ hội’ cần được ‘chớp lấy’, theo một số ý kiến bình luận, quan sát của khách mời tại Tọa đàm cuối tuần của BBC Việt ngữ.
Hôm thứ Bảy, 21/5/2017, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị của Việt Nam từ Hoa Kỳ nói với BBC ông ủng hộ động thái mà ông gọi là sự ‘ngỏ lời’ này của đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam, ông nói:
“Ngỏ lời đối thoại với những người bất đồng chính kiến Việt Nam từ Đảng Cộng sản Việt Nam, mà ở đây là thông qua phát biểu của ông Võ Văn Thưởng… là một tín hiệu mới và rất đáng khích lệ.
“Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự là những người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, những người bất đồng chính kiến mà có kinh nghiệm, đồng thời bản lĩnh, thì không đời nào chúng ta lại đòi hỏi nhà cầm quyền tự nhiên lại có cuộc đối thoại sòng phẳng với những người bất đồng chính kiến được.
“Tôi nói như vậy để nói rằng cứ mở ra đối thoại đi đã, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể mời những người có quan điểm khác biệt theo mức độ của Đảng CSVN muốn đi đã.
“Để mà khơi mào, để mở đầu, người ta gọi là ‘vạn sự khởi đầu nan’, mọi cái chưa xảy ra, mà mình có quan điểm bi quan, thậm chí quan điểm bác bỏ, bảo là Đảng CSVN lừa đấy, thì bản thân chúng ta trong cuộc sống mà lúc nào chúng ta cũng không nhìn hướng về cái tốt, kể cả trong tình huống xấu nhất…”
‘Đối thoại phải trực tiếp’
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ làm rõ thêm quan điểm của mình từ kinh nghiệm và niềm tin cá nhân cho đến cách hiểu về lý thuyết đối thoại, và cho rằng đối thoại phải là ‘trực tiếp’, ông nói với Tọa đàm cuối tuần của BBC:
“Tôi cũng xin nói ngay, tôi bị tù, trong khi đang bị cầm tù rất khắc nghiệt như thế, nhưng tôi luôn có một niềm tin rằng cuộc đấu tranh của bản thân tôi cũng như bao nhiêu người bất đồng chính kiến khác ở Việt Nam là chính nghĩa, Đảng CSVN trước sau và thậm chí trong một thời gian ngắn, rồi cũng phải nghe…
“Bởi không phải Đảng CSVN sống một mình ở trên cõi đời này, còn có thế giới, còn có các nước công nghiệp phát triển mà Việt Nam rất cần sự giúp đỡ, để mà phát triển kinh tế, có Mỹ mà Việt Nam rất cần để có thể tự bảo vệ mình trước sự xâm lăng của Trung Quốc.
“Thành ra sự thay đổi phải đến, cho nên tôi khẳng định lại là việc Đảng CSVN ngỏ lời đối thoại như thế là chúng ta phải ủng hộ, còn chúng ta… từ cá nhân, cho đến nhóm người, chúng ta đừng tự xếp mình là ‘tôi mới là bất đồng chính kiến’, ‘tôi mới là nhân vật quan trọng nhất’ để ĐCS đối thoại, nhưng vì tôi có quan điểm quá ngược với ĐCS đi, tôi cần phải có người trung gian.
“Tôi cho rằng cách đặt vấn đề như thế vừa không khoa học theo con đường phát triển của xã hội, đặc biệt lý thuyết về đối thoại, nó phải đi từ ít đến nhiều. Thứ hai, tôi nghĩ đối thoại là trực tiếp giữa Đảng CSVN và những người có quan điểm chính trị khác biệt với Đảng CSVN, thì phải là đối thoại trực tiếp.
“Phải đối thoại trực tiếp cho dù những người ban đầu mà Đảng CSVN ngỏ ý muốn đối thoại không phải bao hàm tất cả những người bất đồng chính kiến, ví dụ như tôi từ năm 2010, tôi yêu cầu phải hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp (nước CHXHCNVN) quy định độc quyền lãnh đạo của Đảng CSVN để thiết lập một chế đọ dân chủ, đa đảng, rồi một nhà nước tam quyền phân lập, tức là nhà nước pháp quyền…
“Quan điểm của tôi có thể nói là đi đến tận cùng để Việt Nam có được một chế độ dân chủ đa đảng, tuy nhiên để đi đến chỗ mà đất nước VN có được một chế độ… như thế, thì chúng ta phải tiến hành đối thoại.”
‘Tránh quan điểm cực đoan’
Nhà bất đồng chính kiến và cựu tù nhân chính trị Việt Nam từ Mỹ nhân dịp này cũng nhấn mạnh việc tránh mọi quan điểm cực đoan có thể gây ra xung đột nghiêm trọng, để hướng đến một cuộc đối thoại mà ông kỳ vọng, ông Cù Huy Hà Vũ nói:
“Chúng ta phải loại bỏ mọi quan điểm, tư tưởng cực đoan để có thể dẫn đến việc Đảng CSVN co cụm lại, bảo thủ và quyết chí giữ quyền lợi của mình, đến cùng, bằng mọi phương tiện kể cả bằng máu lửa, cái đấy tôi thấy hoàn toàn có hại cho dân tộc Việt Nam.
“Chúng ta đã có cuộc chiến tranh, cuộc nội chiến trong giai đoạn trước năm 1975 rồi, chúng ta phải rút kinh nghiệm chuyện đấy, không để Việt Nam rơi vào vòng nội chiến, những người Việt đánh nhau nữa, mà chúng ta phải hướng đến làm thế nào giải quyết những bất đồng, cho dù sự bất đồng ấy gần như có thể gọi là ‘nước với lửa’…
“Nhưng tôi nghĩ rằng, với thời gian, mọi bất đồng và với một tâm muốn vì dân vì nước, chứ đừng vì cá nhân mình, đừng vì gia đình mình, đừng vì lợi ích cục bộ của bè nhóm mình, thì mọi cái đều có thể đặt lên trên bàn đối thoại và đều có thể giải quyết được,” ông Hà Vũ nói với BBC.
Cũng tại Bàn tròn hôm thứ Bảy, Luật sư Lê Công Định, một nhà bất đồng chính kiến và cựu tù nhân chính trị chia sẻ với BBC quan điểm của mình qua bút đàm, về ý tưởng của ông Võ Văn Thưởng đề nghị Ban bí thư của Đảng CSVN xem xét ‘tổ chức đối thoại’, đề cập khía cạnh hình thức và nội dung ‘của đối thoại’ nếu có, ông Định viết:
“Tôi nghĩ phải có trung gian để tránh trường hợp phía đảng cầm quyền áp đặt mọi điều kiện đối thoại. Như tôi đã nói, phải tránh khả năng đảng cầm quyền dùng đối thoại để PR, nên không thể để họ tự ý lựa chọn người và đề tài đối thoại.
“Chủ đề ưu tiên nên là quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do báo chí và trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Tôi tin nếu có đối thoại, nhà nước sẽ bảo đảm an toàn cho người đối thoại, vì họ đang làm PR (tuyên truyền, quảng cáo) nên cần giữ hình ảnh.”
Luật sư Định cũng bày tỏ quan điểm cho rằng ông không tin sẽ diễn ra ‘đối thoại’ thực sự, ông viết: “Giả sử lời ông Thưởng nói là đúng và cuộc đối thoại diễn ra, tôi vẫn nghĩ rằng họ sẽ lựa chọn người dễ bảo và dễ đồng ý những gì họ áp đặt, chứ không phải sẽ đối thoại với ai mà phía bất đồng chính kiến muốn.
“Nói cách khác, họ sẽ đặt ra thể lệ đối thoại, chọn người đối thoại, nêu ra đề tài đối thoại và chỉ đưa lên truyền thông nội dung đối thoại nào có lợi và họ muốn. Đây là một chiến dịch PR không hơn không kém nếu nó diễn ra. Tuy nhiên, tôi không tin nó sẽ diễn ra. Bởi như tôi đã nói, phát biểu của ông Thưởng nhằm mục đích duy nhất là cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ vào tuần sau.”
‘Cơ hội cần được chớp’
Ngay tại Bàn tròn, một khách mời khác, nhà báo Lương Đình Cường, Tổng Biên tập báo điện tử Nguoiviet.de từ Cộng hòa Liên bang Đức đưa ra quan điểm của mình, ông nói:
“Cá nhân tôi không chia sẻ và không nhất trí với một đề nghị hay dự kiến của ông Lê Công Định nói rằng trong cuộc đối thoại này cần phải có trung gian, theo tôi toàn là người Việt Nam cả, chúng ta tại sao lại phải cần có trung gian? Tôi cho rằng sẽ không cần và không nên có trung gian.
“Thứ hai là chúng ta phải như thế này, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay nắm trong tay toàn bộ lực lượng công an, quân đội, tòa án, (kiểm) sát… nghĩa là toàn bộ hệ thống chính trị, còn chúng ta là những người lực lượng dân chủ, xã hội dân sự v.v… Chúng ta tuy là lực lượng mạnh mẽ, nhưng chúng ta đừng đòi hỏi một sự bình đẳng, từ tín hiệu như ông Cù Huy Hà Vũ đã phân tích là lời mời rất là quý báu, là một chuyển biến rất lớn, thì chúng ta cần phải chớp lấy cơ hội dù cho rằng trong quá trình đối thoại ấy lãnh đạo Việt Nam chọn những đối tượng đối thoại theo họ muốn.
“Tức là trong số mấy chục tổ chức xã hội dân sự, họ không mời tất, mà họ lựa chọn một số nào đó. Tôi cho rằng cũng là tốt thôi. Những người chưa được đối thoại thì cứ chờ đó, những người được đối thoại trước cũng không nên vì quyền lợi của riêng tổ chức của mình mà khi vào đối thoại cũng nên nói lên tiếng nói của chung, của dân tộc, của các hội đoàn khác. Chứ không nên chúng ta đòi hỏi là phải được đông đảo, hoặc phải được ra điều kiện phải những hội đoàn này được vào đối thoại, theo tôi là không cần thiết, mà chúng ta thấy rằng đấy là một tiến bộ.”
Về chủ đề đối thoại, nhà báo Lương Đình Cường nêu quan điểm:
“Chủ đề đối thoại cũng vậy, theo tôi chúng ta cũng không thể nào sòng phẳng quá mà đòi hỏi một sự bình đẳng quá mà chúng ta cứ đối thoại đi, chọn một số đề tài nào đó, mà có thể lãnh đạo Việt Nam chọn trước đi, chúng ta cứ đối thoại đi và dần dần chúng ta sẽ thêm những đề tài khác và những điều kiện khác.
“Chứ không nên nghi ngờ quá và đòi hỏi nhiều quá và lại làm khó khăn cho đối thoại, vạn sự khởi đầu nan, chúng ta cứ đối thoại và… trong quá trình đối thoại đó, thành công lớn nhất tôi cho là lãnh đạo Việt Nam sẽ bỏ chuyện ngăn cản, cấm đoán các nhà hoạt động dân chủ ra khỏi nhà mình (nơi cư trú) để đi hoạt động ở nơi này, nơi khác.
“Nhưng bây giờ, các nhà hoạt động dân chủ, cứ có một sự kiện gì là bị công an, an ninh canh cửa, gác cổng, rồi cấm đoán, theo tôi, nếu xảy ra đối thoại, hiện tượng đó đương nhiên sẽ được giảm bớt hoặc là hoàn toàn gỡ bỏ, sẽ là thành công lớn nhất. (Thêm) nữa là việc đối thoại sẽ còn là khởi đầu cho cả một quá trình giải quyết những bức xúc của xã hội, như tôi nói… sẽ là một sự kiện rất lớn mà đây là chúng ta phải chớp cơ hội, chứ không nên nghi ngờ quá, dè dặt quá, rồi đòi hỏi bình đẳng quá mà nó mất cơ hội này đi…
“Bởi vì tương quan lãnh đạo ở trong Đảng CSVN (hiện nay), (nên cần) chớp cơ hội để đối thoại, mà cứ dùng dằng, nêu điều kiện nọ kia mà bỏ lỡ, thì đến một lúc nào đó tương quan lực lượng nó khác đi, có thể cơ hội đối thoại không còn nữa, sẽ là một cơ hội rất uổng phí,” nhà báo Lương Đình Cường từ CHLB Đức nói với Bàn tròn Cuối tuần của BBC Việt ngữ.
Ngay sau Tọa đàm, khi được hỏi liệu có muốn phản hồi ý kiến của các khách mời khác tại Bàn tròn hay không, Luật sư Lê Công Định chia sẻ bằng bút đàm với BBC, ông viết: “Tôi không bình luận gì về nhận định của hai vị khách mời đối với quan điểm của tôi, vì tôi nghĩ hai vị đã nói hết suy nghĩ của mình một cách rất rõ ràng.”
Khi được hỏi liệu các ý kiến khách mời khác có lạc quan quá hay không hay là có sự ‘ngây thơ chính trị’ nào đó, hoặc có thể các ý kiến này đang có tính toán nào đó khi coi đây là một cơ hội thật sự, ông Định trả lời:
“Mỗi người đều đứng ở góc độ riêng để tiếp nhận và phản hồi lại thông tin về việc ĐCSVN chuẩn bị đối thoại với người có ý kiến khác với họ. Ai cũng có những kinh nghiệm và lý do riêng để đưa ra quan điểm của mình. Tôi rất tôn trọng điều này,” ông trả lời BBC.
(Do ông Cù Huy Hà Vũ gởi đến Tòa soạn Đàn Chim Việt)
Video clip Bàn tròn về Chủ đề ‘Thực chất đối thoại của Đảng với giới bất đồng?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lạc quan đáng ngờ.
Tôi hoàn toàn ủng hộ lập trường của Luật sư Lê Công Định vì trong quá khứ CSVN đã lật lọng rất nhiều, ngay cả những hiệp ước ký trước thế giới.
Ngay cả khi trong Bộ sử mới CSVN bỏ đi từ “ngụy quân, ngụy quyền” đó cũng chưa đủ để nói rằng có thể nói chuyện hòa giải hòa hợp, CSVN có trăm mưu ngàn kế để lừa gạt chúng ta.
Vo-van-Thuong la ai?Bao nhieu lau nay nam o dau.42 nam roi(?) lam gi cho bon CSVN. Nay dang CSVN sap bi chon vao lang ong HCM. Tai sao Trong LU khong dam dung ra xin Doi-Thoai voi Nhan-Dantrong nuoc va ngoai nuoc ma lai nho ten VVT nay uong luoi noi len khi ca nguyen bon CSVN sap di chau troi.
Neu muon doi-thoai truoc het phai:
* Tra lai cho dan oan nhung gi da cuop cua dan.
* Bao nhieu tien bac, nha cua, tai-san cua bon chop-bu dau dang, dau tinh, dau quan, dau xa, … tra het lai cho dan lanh.
* Bo dieu 4 trong hien-phap cua dang csvn truoc tien.
* giai-tan Dang CSvn
* Giai-tan quoc hoi bu-nhin CSVN
* Trong Lu va be lu tuong-ta Csvn phai giai-the cung bon con-an, du-dang bon vo-hoc ma dang csvn nuoi an 42 nam nay de dan ap dan lanh vo toi.
* Trong Lu cung be le phai cung dung ra xin doi-thoai chu khong phai de thang trai to mat may que mua nhu ca lu csvn dung ra xin doi-thoai.
* Khong bao gio co chuyen doi-thoai ngay tho nhu vay.
* Cu huy ha-Vu duoc csvn tra cho bao nhieu trieu dollars ma hien-ngang noi ra dieu nhu vay. That nhuc nha cho cai ten CU (co nghia la thoc-let do biet khong)huy haVU. CUhhV hay im ngay dung chuong mac ra lam gi cho mat tu-cach da duoc dang-dung bao lau nay khi duoc tron ra nuoc ngoai.
* Khong nen nhac lai doi-thoai voi bon cs nua. Hay cho xem vo dang cs chi co tieu-diet chon vui luon chu khong co bien-the gi nua ca. Xin dong bao trong va ngoai nuoc tin nhu vay. Xin tran-trong kinh chao.
Cứ đòi đối “thọi” với VC hả? Coi chừng nó “thọi” cho bể 2 hòn d… đó mấy cha nội,bao nhiêu năm kinh nghiệm chưa đủ sao ?
Thế nào là cuộc Đối thoại chính danh .Phải định nghĩa rỏ rang trước khi mùng vội ! Cuộc “Đối thoại ” lần nầy là cuộc đối thoại Quốc -Cộng.Tất
cả mọi người Việt ở trong nước,ở hải ngoại,những người đả từ bỏ CS để tị nạn…Nói tóm lại Tập thể người Việt không CS hoặc không thích CS.Do
đó phải có trung gian ,có trọng tài là nước thứ 3. !! Không cần phải hỏi “Thật” hay “Giả”,một khi “mổi bên” đả chap thuận Luật chơi. Không thể ngồi Đối thoại khi một bên “mang sung” và bên kia hai tay không !!
Tín hiệu “mới”, đáng đổ lệ như muôn năm cũ, không phải khích lệ, thưa ông lật đật.
Ok. !!!! Nhung fai coi chung ” Những cú lừa lịch sử “
Còn tiến sĩ luật thì hy họng sau khi đối……xạo sẽ được chút cháo nên hí hửng.
Thật hết hiểu nỗi, cứ mỗi lần có tên Việt-công nào được Đảng bố-trí phân-công làm một việc gì đó. Hay tuyên-bố một “Thủ-đoạn” đường lối nào có sư khác thường với chủ-trương nhất-quán bắt-buộc của Đảng. Lập-tức uà nhau chay theo bình-luận. Sự-kiện nầy không phải một hai lần. Mà đã xảy ra quá ê-chề trong quá-khứ ! Nhưng vẫn còn ái-lực. Tai sao ? “KHÔNG THẤY VIỆT-CỌNG ĐÃ LÀM. MÀ CỨ NGHE VIỆT-CỌNG NÓI” !
LỘT XÁC VÀ ĐỐI THOẠI
Lời ông Thưởng tung ra cái phụt
Khiến khắp nơi thiên hạ nhao nhao
Tỏ ra chỉ kiểu tầm phào
Chắc chi phân biệt thế nào lõi sâu
Bởi sự vật luôn đều như vậy
Cái râu ria cái cốt ở trong
Râu ria đều thứ lòng vòng
Chỉ riêng cái cốt mới mong ích đời
Nên thử hỏi vấn đề đối thoại
Thoại cái gì và đối với ai
Thoại về quan điểm đúng sai
Đối toàn dân tộc hay là cá nhân
Lý thuyết đó về Lê về Mác
Ai có gan dám đặt ra không
Còn mà đối thoại với dân
Trước tiên phải quyết ở nơi chính mình
Tức tự giác đầu tiên mới chiến
Biết tự phê thì mới gần dân
Còn mà toàn thể chủ quan
Coi ta là nhất có oan nỗi gì
Giống trên ghế phải cần bước xuống
Bắt tay cùng người khắp tứ phương
Còn mà ngai ngự đường đường
Ta là hoàng đế dễ nhường chi ai
Vậy đối thoại phải trong làm trước
Trong óc đầu trong chính đảng ta
Trong toàn quan điểm gần xa
Trong toàn não trạng cả về niềm tin
Xong mọi thứ mới ra ngoài phố
Gặp dân quèn mới biết nói chi
Còn nhằm ta mãi trị vì
Vì ta là chính đâu vì toàn dân
Nên thoại trước phải về đối tượng
Cùng kế theo mục đích nhằm gì
Tượng đầu là Mác Lênin
Sau là mục đích lợi quyền toàn dân
Có như thế mới thành đối thoại
Còn kiểu như tranh cãi vịt gà
Chỉ toàn kiểu sãi ba hoa
Chỉ toàn kiểu vãi ta mà kém ai
Đơn giản thế có gì nhốn nháo
Làm được không chỉ ở tại mình
Còn mà chỉ kiểu linh tinh
Mười voi bát xáo thật tình chỉ quê
Vài dòng vậy dông dài đâu thiết
Vì nước non mới kết mọi người
Còn vì Ý hệ mười mươi
Hay vì Chế độ chọc cười vậy thôi
Xưa Mạnh từ nói lời quý giá
Căn bản luôn dân phải vi tiên
Kế rồi mới tới giang sơn
Cuối cùng chót hết quân vương lạ gì
Dân vi quý quả y là vậy
Kế đến là xã tắc thứ chi
Chót là quân chỉ vi khinh
Nâng thuyền hay cả lật thuyền đều dân
Giờ ông Mác nói toàn ngược lại
Phải luôn cần giai cấp đấu tranh
Luôn cần chuyên chính rành rành
Tự do Dân chủ có cần mà chi
Vậy thử hỏi tin ai mới đúng
Giữa tin dân tin ở người ngoài
Đầu tiên câu hỏi đặt ra
Đảng cần đối thoại với mình trước tiên
Nên vài chữ nghĩ sao cũng được
Đâu phải cần đối thoại với ai
Mà là đối thoại làm gì
Mới điều phải biết khỏi khi người cười
SUỐI NGÀN
(23/5/17)
Nếu ai đã từng biết qua từ ngày đảng cộng sản Việt Nam ( thay đổi tên qua các thời gian với các ý đồ đen tối khác nhau ) đã có bao nhiêu cuộc trao đổi và đối thoại . Thế nhưng đảng cộng sản Việt Nam có bao giờ thực hiện đúng các cam kết và lời hứa của mình chưa ?
Thật đáng tiếc cho đài BBC tiếng Việt trong cuộc phỏng vấn này . BBC đã” chủ ý “chọn 2 nhân vật với những ý kiến đã được nêu ra mà chắc chắn không bao giờ được đồng thuận nếu bất cứ người nào đã hiểu về cộng sản . Ông luật gia tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và Ông Lương Đình Cường , chủ báo điện tử Người Việt.de ở Đức có nhiều độc giả nhất ( có đúng như vậy không ? )theo như cách nói của người phỏng vấn của BBC tiếng Việt thì quả là làm cho người nghe có một nghi vấn .
Nghe qua quan điểm của hai nhân vật này thì mọi ngừoi chắc chắn nhận rõ ra rằng họ là ai và người phỏng vấn chương trình BBC tiếng Việt có chủ đích gì ?.
Chủ đích của BBC là được Hà Nội trả thêm TIỀN!