Đối mặt giữa Hai ‘Người Hùng’ châu Âu

1
Ảnh BBC

Tổng thống mới, trẻ nhất của nước Pháp E. Macron mở đầu nhiệm kỳ của mình với những họat động ngọai giao sôi nổi gây ấn tượng. Cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Đức A. Merkel thân thiết, nhiệt tình, thực hiện rõ ý định khi tranh cử là thắt chặt tình bạn Pháp-Đức, làm hạt nhân cho vịệc củng cố khối Liên Âu và Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Tại cuộc gặp đầu tiên với Tổng Thống Hoa Kỳ D. Trump tại Bruxelles/ Bỉ và tại đảo Sicille /Ý nhân họp khối OTAN và G7, Tổng thống E. Macron cũng có vai trò nổi bật. Báo chí Pháp và Đức chăm chú theo dõi cái bắt tay lịch sử giữa 2 người, khi ông D. Trump thường giở trò áp đảo, vừa nắm chặt bàn tay lắc thật mạnh và kéo về phía mình, thì ông E. Macron còn nắm chặt tay hơn, không để bị kéo, tự mình kéo dài thêm cuộc đọ sức, để chứng minh tinh thần vững chãi tự chủ của mình.

Tại cuộc họp, các nhà báo chú ý đến thái độ của ông E. Macron và bà A.Merkel thay nhau thuyết phục ông Trump rằng tham gia Hiệp ước về khí hậu là điều có lợi lớn cho nhân dân Hoa Kỳ, ông Trump phải nghĩ lại và hẹn sẽ trả lợi dứt khóat sau khi trở về nước. Tại cuộc họp, các báo cũng ghi nhận tình thân thiết giữa Tổng Thống Pháp và Thủ tướng Nhật Bản Zhinzo Abe, và đặc biệt là sự quyến luyến gắn bó giữa ông E. Macron với Thủ tướng Canada J. Trudeau, 46 tuổi, 2 nhà lãnh đạo trẻ trung nhất thế giới, đều đẹp trai, tài năng và lịch lãm.

Trưa 29/5 Tổng Thống E. Macron sẽ tiếp ông V. Putin Tổng Thống Nga lần đầu tiên tại Lâu đài Versailles, nhân khánh thành cuộc triển lãm kỷ niệm 300 năm cuộc thăm hữu nghị nước Pháp năm 1717 của Nga Hòang Pierre le Grand – Pierre Đại Đế, người đã có công lớn mở cửa sang phương Tây và hiện đại hóa nước Nga vốn sùng cổ.

Quan hệ Pháp-Nga hiện không bình thường do có nhiều gay cấn, căng thẳng. Vấn đề Nga can thiệp sâu vào Syria ủng hộ chính quyền El Assad, cản trở một giải pháp là một điểm đen trong chính sách của Putin. Cuộc xâm chiếm vùng Crimée của Ukraina là một vết đen nữa. Làm cho ông Putin năm qua không đến dự cuộc họp G8, quan hệ của Nga với Liên Âu đến nay vẫn còn chưa bình thường. Cuộc họp OTAN vừa qua nêu rõ 2 nguy cơ OTAN phải đối đầu là nạn khủng bố quốc tế và chính sách bành trướng của Putin.

Do đó đây không phải là cuộc đi thăm hữu nghị cấp Nhà Nước. Sẽ không có đón tiếp long trọng dành cho Nguyên Thủ quốc gia. Không có bắn đại bác chào mừng. Không có treo cờ 2 nước, không có duyệt binh, không có tiệc Nhà Nước khỏan đãi ở Điện Élysées.

Đây chỉ là nhân một sự kiện văn hóa có chút ít ý nghĩa chính trị, được làm cớ để nối lại đối thọai, nhưng theo ông E. Macron nói công khai trước cuộc gặp, ‘’ một cuộc đối thọai có yêu cầu rõ rệt’’ – ‘’un dialogue exgigeant’’ .

Báo mạng Pháp Huffington Post hôm nay cho đây là cuộc chám trán của 2 Người Hùng của Châu Âu, cần theo dõi chặt chẽ, sẽ có nhiều chuyện để trao đổi, và sẽ có không ít điều thú vị.

Về phía E.Macron, ông là một ‘người Hùng’ sung sức đang lên. Ông đã làm nên những việc phi thường, bất ngờ. Từ tay không, chỉ trong 1 năm ông xây dựng phong trào ‘’ En Marche’’-‘’ Tiến lên ‘’, từ đó dành được ghế Tổng Thống khi chưa đầy 40 tuổi . Ông đã pha tan chế độ lưỡng đảng, chế độ 2 lọai đảng tả và hữu thay thế nhau cầm quyền, các đảng nhỏ và các tổ chức xã hội dân sự đứng bên lề. Ông đã làm tan nát đảng Xã Hội PS một thời huy hòang. Ông làm cho đảng lớn Cộng Hòa PR vỡ ra từng mảng, sắp mất đứt đa số tại Quốc hội.

Trong việc cử Chính phủ mới ông có những quyết định bất ngờ, quả đóan, đáng ca ngợi. Ông đã chọn E. Philippe một chủ tịch thị trấn Le Havre, 46 tuổi – , người sớm từ bỏ Đảng PR- Cộng Hòa để theo EM – Tiến bước, làm Thủ Tướng. Ông cũng chọn một bộ trưởng PR trẻ B. le Maire 47 tuổi đảm nhiệm bộ Kinh tế. Điều mạnh dạn bất ngờ là ông chọn bà Sylvia Goulard, 53 tuổi, một chuyên gia về châu Âu, thuộc đảng MoDem, làm bộ trửong Quân đội – như Bộ trưởng Quốc phòng. Bà cầm đầu Quân Đội thuộc Hải Lục Không Quân, điều khiển mấy trăm vị Tướng Tá già dặn, là cánh tay phải của Tổng thống kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Một quyết định tuyệt với nữa là ông thuyết phục được chuyên gia số một về môi trường của nước Pháp là ông N. Hulot làm Bộ Trưởng về Môi trường, một ví trí ông này đã từ chối đối với các chính phủ của Đảng Cộng Hòa và Đảng Xã Hội. Các Nữ Bộ trưởng Lao Động, Bộ Trưởng Văn Hóa, Bộ Trửong về người Tàn tật đều chọn từ xã hội dân sự. Bộ Trưởng Lao Động Muriel Pénicard vốn là nhà kinh doanh tự do có tinh thần xã hội; Bộ trưởng Văn Hóa vốn là Giám đốc một Nhà Xuất bản tự do. Tổng thống đã giữ đúng lời hứa khi tranh cử, ngang bằng nam nữ, ngang bằng viên chức cũ và số mới đến từ xã hội dân sự ( 11 bộ trưởng nam và 11 bộ trưởng nữ ; 11 viên chức cũ và 11 từ xã hội dân sự). Ở Pháp chưa từng có một chính phủ nào như thế.

Thế của ông E. Macron đang có đà ‘’Tiến lên’’. Các tổ chức thăm dò đều dự đóan trong cuộc bàu Quốc Hội tháng 6 tới, LREM non trẻ của ông có thể dành được đa số (trên 289 số đại biểu), còn có thể vượt số đó 20 đến 30 ghế. Đây sẽ là một kỳ công, tạo nên cả thế đối nội và thế đối ngọai vững mạnh.

Cho nên trong cuộc chạm trán Macron – Putin, phía Pháp có thế tương đối mạnh, vững hơn. Ông Putin sẽ buộc phải tỏ ra mềm, vì không có gì để mặc cả. Một số người dân Nga và Ukraina đang tập họp ở quảng trường Trocadéro để biểu tình dàn chào ông Putin, đòi Nga phải rút khỏi Crimée ; cũng có biểu ngữ nêu rõ Putin đã làm tăng thêm 20 triệu dân Nga sống dưới mức nghèo khổ do tham nhũng và bất công không ngừng tăng thêm, rằng Putin khác xa với Pierre Đại Đế 3 trăm năm trước. Giấc mộng làm Tân Nga Hòang tỏ ra quá lố bịch.

Sau cuộc hội đàm 45 phút, tại Lâu Đài Versaillles ,2 Tổng Thồng đã cùng họp báo chiều 29/5.

Qua cuộc họp báo, 2 bên đã đạt những kết quả chung, về ưu tiên phối hợp để chống khủng bố quốc tế trên địa bàn tòan châu Âu và tòan thế giới ; tăng cừong quan hệ tay đôi về kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, về hàng không vũ trụ ; tổ chức chung Forum giữa các tổ chức xã hội dân sự ; tổ chức thêm những cuộc đối thọai Pháp – Nga. Trong vấn đề Syria, có trao đổi thêm ý kiến, nhưng lập trường 2 bên vẫn như cũ, phía Pháp vẫn nhấn mạnh về giải pháp chính trị và ngọai giao theo thỏa ứoc Mínsk, ông E. Macron cảnh báo tội ác dùng chất độc tại Syria sẽ lập tức bị trừng phạt; vấn đề Crimée / Ukraina là vấn đề gai góc nhất, không có tiến triển, ngòai phàn nàn của ông Putin là trừng phạt, hạn chế quan hệ với nước Nga không phải là giải pháp tốt.

Về tôn trọng nhân quyền, ông E. Macron có nêu lên một số công dân Nga đòi dân chủ bị bắt tù, nhưng không nêu rõ tên trong cuộc họp báo, do lịch sự và cũng là để ngỏ cho các cuộc đối thọai tiếp sau.

Có thể nói qua cuộc thăm Pháp của ông Putin, quan hệ Pháp – Nga không nồng ấm trở lại như thời Pierre Đại Đế, nhưng cũng không bị đình trệ, nối lại đựoc các cuộc hội đàm ngay thật, thẳng thắn để hiểu rõ nhau hơn. Riêng về các mối quan hệ phối hợp ưu tiên chống khủng bố, tăng thêm quan hệ kinh tế, buôn bán, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội dân sự thì đạt kết quả khả quan, 2 bên đều có lợi.

Báo chí Pháp đều cho rằng Tổng Thống E. Macron đã tỏ ra năng động, thiết thực trong một hành động ngọai giao tích cực, chủ động, có lợi cho hòa bình ở châu Âu, chống khủng bố, bắc cầu tiếp cho mối quan hệ đối thọai Pháp- Nga, nâng cao vị trí nước Pháp. Theo quan điểm thực tiễn, không thể đòi hỏi gì hơn.

Tối 29/5 Tổng Thống Putin đến dự lễ Nhà Thờ Chính Thống Giáo ở ngay trung tâm Paris, ngôi Nhà Thờ Nga rất lớn có những vòm vàng đặc sắc, được khai mạc từ năm ngóai, do trục trặc ngọai giao nên ông Putin lúc đó không đến dự được.

Bùi Tín (VOA)

.

1 BÌNH LUẬN

  1. Bác Tín, bác quên so sánh thử năng lực của cái đám “lãnh đạo” VN ở Mỹ Đình với tài năng của tân TT Pháp Macron, xem nó ra làm sao. Vâng, nhà cháu muốn bác so sánh trí óc của TẤT CẢ các thành viên trong cái đám lố nhố gọi là “đỉnh cao trí tuệ loài người” ở VN hiện nay với MỘT tân TT Pháp Macron mà thôi.
    Thôi, bác quên thì nhà cháu làm giúp bác nhé. Là, nếu so sánh năng lực và trí tuệ của bọn “lãnh đạo” ở VN hiện nay với TT Macron thì cái bọn này chỉ là một đám giòi bọ lúc nhúc. Chúng có chen chân dẫm đạp lên nhau thì cũng không cao tới mắc cá của TT Macron!.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên