Đoạn kết bi thảm của cựu bộ trưởng bộ Giáo Dục VNCH

9
GS Nguyễn Duy Xuân. Ảnh Internet

(Nhân ngày Nhà Giáo 20 tháng 11)

Đó là Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN – Tổng trưởng Văn Hóa – Giáo dục – Thanh niên của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa .

Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN, sinh năm 1925 tại Ô Môn , Tỉnh Cần Thơ .. là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh Tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.

Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm tổng ủy trưởng tổng ủy nông nghiệp, tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của tổng thống Nguyễn văn Thiệu, bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường quốc gia hành chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Trong thời gian đảm nhận vị trí Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, Giáo sư đã nỗ lực phát triển mọi lãnh vực ,đặc biệt với 2 Ngành Sư Phạm và Nông Nghiệp. Giáo Sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại học Hoa Kỳ . Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường giảng dạy.

Những ngày sau cùng của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, ông đảm nhiệm vị trí Tổng Trưởng (tức Bộ trưởng) Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên trong nội các của Tướng Dương Văn Minh.

Biến cố 30 /4/1975 xảy ra … dù có nhiều điều kiện để di tản , nhưng Giáo Sư vẫn ở lại Việt Nam , sau khi đưa vợ con di tản … Và sự ở lại của ông có thể là một kết cục bi thảm cho chính cuộc đời của một vị trí thức .

Sau 1975, trong khi Tướng Minh vẫn sinh sống tại Dinh Hoa Lan, sau đó sang định cư tại Pháp … , như thân phận của các Quân dân cán chính khác , Giáo sư Xuân phải trải qua một thời gian cải tạo ở Thủ Đức,rồi bị đưa đi học tập cải tạo ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam )lúc đó.Năm 1983 , GS Võ Tòng Xuân , khi ấy là Đại biểu Quốc hội , có tìm đến trại Ba Sao thăm vị Giáo sư cũ một lần …

3 năm sau, năm 1986 …. Do bệnh tật , Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi . Thi hài được chôn ở quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao – Hà Nam . Chấm dứt 11 năm ròng rã chôn mình trong Trại Cải tạo!

Gia đình đem hài cốt GS về sau 30 năm.

… Gần 30 năm sau … ngày 5.4. 2015, phần tiểu chứa tro cốt của Giáo sư (GS) Nguyễn Duy Xuân được người con gái, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, đưa từ nghĩa địa trại cải tạo Ba Sao (Hà Nam ) bằng đường tàu lửa vào Saigon. Thể theo di nguyện được ở lại quê hương , tro cốt của Vị Bộ trưởng Giáo dục không sang Pháp cùng con gái và gia đình , mà được gửi ở Chùa Thiên Hưng ở đường Vạn Kiếp, Quận Bình Thạnh (TP.HCM).


(Theo Facebook Võ Khánh Tuyên)

Đọc thêm trên Wikipedia

9 BÌNH LUẬN

  1. Phát ngôn của TT Nguyễn Văn Thiệu :”Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS làm” càng đươc nâng tầm chân lý qua đoạn kết bi thảm của cuộc đời GS Nguyễn Duy Xuân.
    Thành kính cầu nguyện cho linh hồn GS. Nếu GS linh thiêng thì hãy phù hộ cho dân Việt, nước Việt chóng thoát khỏi chế độ độc tài đảng trị này.

  2. Thoi` VNCH, van hoa’ giao’ du.c ra^t’ nghie^m tuc’, cac’ GS Dai Hoc co’ van bang` dang` hoang`, ba^y gio` thoi` VC GS Dai Hoc do^’t nhu* con bo`, bang`thi`toan` la` bang`gia?
    GS Dai hoc.c Viet Cong do^t’ nhu* con bo` thi` sinh vie^n la`m sao kha’ duoc?

  3. Lịch sử cổ hủ đã vào dĩ vãng, chính sách đãi ngộ thời đó triển khai thực hiện còn nhiều bất cập lắm, hướng mở cho giới trí thức ,học vị cấp cao (trừ đối tượng phục vụ trong quân đội vnch) chưa áp dụng như thời nay, bởi vì chiến tranh đã tàn phá,đau thương, mất mát, đến khi thống nhất đất nước đã là thành công không tưởng của dân tộc ta.

    • Chính sách của đảng đúng…đắng đó chứ, làm gì mà “bất cập”.
      Huynhlong thử nghĩ, nếu đảng xử dụng hết các nhà trí thức thì các lãnh đạo ta “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô cho Tàu” lại trở về…làm bồi, thiến heo, vặn bù lông, bẻ ghi xe lửa nữa à ?
      Vừa rồi, bộ giáo dục chxhcnvn cho phép sinh viên sư phạm…đi khách (3) lần để có thêm “thu nhập”, điều đó không lẽ Huynhlong không thấy lịch sử hiện đại của Đảng kết hợp định hướng một cách khôn ngoan giữa giáo dục bán trôn và kinh tế…đĩ lắm sao?

    • Thua Bạn HuynhLong, Tôi đồng ý với Bạn,”chính sách” bây giờ thay đổi nhiều so với trước. Nhưng thế nào là “chính sách” khi mà luât pháp vẩn ở trong tay một người ,đó là DCSVN! Do đó sự thay đổi có chăng nửa,củng chỉ là biện pháp “mị dân”,có tỉnh cách “thời vụ”! Củng chính vì vì sự chuyên chế của CS ,mà chiến thắng 1975 của CS không phải là chiến thắng Dân tộc. Sự thống nhất đất nước không phải là sự toàn vẹn lảnh thổ ,vì lảnh thổ có một phần, vẩn ở trong tay Tàu Cộng ,mà CS nói là :” Thà ở trong tay các nước anh em ,còn hơn ở vào tay các “thằng Ngụy”!,củng không phải là sự thống nhất trong nghĩa tình Dân tộc, đồng
      bào ruốt thịt ! Hơn 3 triệu người Việt bỏ nước ra đi và đến hôm nay vẩn tiếp tục ,đả nói lên điều nầy.! Trong đó,biết bao nhiêu là Tinh khí Dân Tộc và Vốn liếng Quốc gia, cả tinh thần lẩn Vẩt chất …lần lượt “vượt biên” !Tất cả những điều đó, không đủ để Bạn hiểu :.thế nào là “thành công không -tưởng hau sao???

    • Nói chuyện với đám Việt cộng thì nên dùng…đầu gối. Giết người hàng loạt thì gọi là sai lầm?. Bỏ tù hàng loạt bất kể là ai thì gọi là bất cập?. Cả hai gọi là tội ác. Không tin thì cứ đặt mình vào vị trí của nạn nhân.
      Có lẽ vì chiến tranh tàn phá nên ngày nay vẫn còn sót lại đám quái thai không có cái đầu.

    • Phe ta bênh phe mình là thói thường của những kẻ không có lòng tự trọng, những kẻ xu thời,a dua, không biết liêm sĩ với hy vọng kiếm chút “xôi thịt”. Nhục nhã như thế mà Huỳnh Long lại viết lên đây để tự vạch trần bản chất xấu xa của bản thân mình! Than ôi ! con người là thế. Tuân tử rất đúng khi phát ngôn :” Nhân chi sơ, tính bản ác.”

  4. Cựu ngoại trưởng, giáo sư Luật khoa Trần Chánh Thành tuẫn tiết ngày 3 tháng 5 năm 75:

    Trần Chánh Thành : Sinh năm 1920. Học luật và tốt nghiệp cử nhân luật ở Hà nội.

    Khi ” Cách Mạng Tháng Tám ” Việt Minh bùng nổ, được mời làm giám đốc Tư Pháp, rồi giám đốc Kinh Tế vùng Liên khu III. Sau khi nhận ra chân tướng Việt Minh Cộng Sản, tìm cách trốn thoát về vùng Quốc gia.

    Năm 1955 , tổng trưởng Thông Tin thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Năm 1962 , đại sứ ở Tunisie.

    Năm 1963, sau đảo chánh 1 – 11 – 1963 , ẩn dật.

    Năm 1967, đắc cử thượng nghị sĩ.

    Năm 1968, tổng trưởng Ngoại Giao thời thủ tướng Trần Văn Hương.

    Năm 1969 , trở về dạy môn báo chí tại trường Luật cho đến ngày 30 – 4 – 1975.

    Ngày 3-5- 1975, cựu ngoại trưởng Trần Chánh Thành tuẫn tiết bằng thuốc ngủ tại nhà riêng.

  5. Hẳn bà con còn nhớ CS tuyên truyền khi mới vào Miền Nam ” Đánh người chạy đi ,không đánh người chạy lại “. Chuyện của giáo sư Xuân- và của nhiều người khác -chuyện chiếc tàu Trường Xuân trở về…” đả nói lên sự gian manh của CS. Thế hệ trẻ con em của chúng ta lớn lên trong môi trường “lào lường ‘ đó ,khó mà trở thành người lương thiên. Thật vậy ,khi CS không còn,phải mất nhiều thế hệ,mới có thể phục hồi “nhân phẩm”,thực hiện sách lược Dân trí-Dân khí -Dân sinh của cụ Phan !!Khi đó người Việt mới ngẩng cao đầu được! Còn bây giời thì vẩn “lầm lủi”,ngay cả người Việt ở nước ngoài ,mổi khi có ai hỏi mình từ đâu !!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên