Đến hẹn, lại không lên

6
Ông Võ Nhơn Trí

Hôm 17 tháng 5, chúng tôi hẹn nhau tại một địa điểm ở Paris X, gặp nhau, thăm hỏi nhau và ăn trưa, nói chuyện vui với nhau nhơn có một người bạn ở Poitiers lên Paris . Việc hẹn gặp nhau, chúng tôi thường làm khi có cơ hội .

Gần tới giờ, Anh Võ Nhơn Trí điện thoại «xin cáo lỗi vì đi khám bịnh về, mệt lắm, lết không nổi nữa» .

Bạn bè ai cũng nghĩ lớn tuổi, đi khám bịnh về, thường bị mệt vì ngồi chờ đợi, khám với những tư thế xoay trở, hít thở, quơi tay, dang chơn, …làm cho bịnh nhơn dễ bị căng thẳng và mệt. Đi khám bịnh, Anh Trí đi bộ, lên xuống bus/métro, đi về 2 bận, càng dễ bị mệt hơn tuy đi không xa lắm vì chỉ trong Paris .

Hôm sau, bạn điện thoại thăm anh nhưng không nhận được trả lời, lại nghĩ anh mệt, không dậy lấy điện thoại .

Rồi ngày qua ….không như anh em nghĩ anh «không lết nổi nữa» trong ý nghĩa bình thường của cách anh nói. Mà lần này nó có ý nghĩa khác hẳn. Anh không lết nổi nữa mà anh đi. Vì Anh đi được. Anh đi thật xa, thật cao, nơi không gian mênh mông, vô tận.

Anh viĩnh viễn từ giaã anh em, bạn bè, chơi với nhau, thân nhau từ năm 1984, ngày anh trở lại Pháp.

Nam kỳ, tiều tư sản, trí thức tây học

Võ Nhơn Trí sanh tại Sa đéc tháng 11 năm 1927, lớn lên bên quê nội Rạch giá, học Trung học nội trú ở Taberd Sài gòn.

Thật sự ông không phải tên Võ Nhân Trí mà là Robin Võ. Cũng như nhiều gia đình tây học, giàu có ở Nam kỳ, ông có quốc tịch Pháp, lấy tên theo Pháp. Năm 1960, ông đưa vợ cùng về Hà nội, tới Tòa Đại diện Hà nội ở Paris làm thông hành, họ mới bỏ tên tây thực dân, viết tên Việt Nam là Võ NHÂN Trí cho ông.

Anh em phê bình «Anh là dân Nam kỳ chánh gốc thì phải NHƠN chớ tại sao NHÂN ?» . Ông nói tụi nó viết, tui cũng không thèm để ý. Vậy bây giờ viết lại NHƠN, bỏ NHÂN đi. Từ đây, tên của ông ghi trên sách, các bài biên khảo của ông, mới viết là Võ NHƠN Trí. Tuy nhiên cũng còn nhiều nơi viết NHÂN theo thói quen cũ.

Ở nội trú Taberd, lúc lên Đệ Nhị cấp, phòng ngủ của ông thuộc dãy nhà nằm sát tường bên kia là Bót Catinat. Nhiều đêm, ông giựt mình thức giấc vì những tiếng rên la của phạm nhơn bị lính kín tây tra tấn. Tỉnh ngủ, nằm suy nghĩ, ông cảm thấy ghét lính tây. Ngày qua ngày, ông thấy hận thù tây thực dân.

Xong Trung học, gia đình cho ông qua Pháp học Đại học. Ở Paris, ông học chánh trị ở Viện Chánh trị học, tốt nghiệp Trường Quốc gia Tổ chức Kinh tế và Xã hội (ENOES – Kỷ sư Thương mại), Tiến sĩ Luật, và qua Anh học thêm Kinh tế (Ph.D) .

Năm 1960, ông đưa vợ cùng về Hà nội phục vụ chế độ nhân dân. Đây là sự chọn lựa của ông do phản ứng từ lòng thù hận lính tây thực dân những năm tuổi trẻ ở nội trú Taberd . Nếu ông về Sài gòn như nhiều người khác, thì cuộc đời của ông chắc chắn đã khác, thật sự có cơ hội và điều kiện tốt để phục vụ đất nước, có đời sống gia đình giàu sang. Hoặc ông ở lại Pháp, vừa không phải sống trong lo sợ chiến tranh vì bà vợ là Dược sĩ, Vi trùng học, đang làm việc ở Viện Pasteur có lương lớn.
Về tới Hà nội, việc đầu tiên là khai sơ yếu lý lịch . Ông thành khẩn khai báo «gia đình địa chủ, tiểu tư sản, học ở Pháp Anh . Cả vợ cũng gia đình tiiểu tư sản, tây học».

Nhắc lại, lúc ở Sài gòn, vì căm thù Tây thực dân, khi qua Pháp, năm 1952, ông liền gia nhập đảng cộng sản pháp để cùng với giới trẻ tả phái tranh đấu chống thực dân ở thuộc địa. Về Hà nội, qua năm sau, ông được kết nạp vào đảng cộng sản hà nội .

Nhưng cả ông bà suốt hai năm đầu được đảng đãi ngộ, chỉ cho ngồi chơi, đi tham quan, chớ chưa cho một việc gì làm. Hăng hái, nhiệt tình phục vụ đất nước xã hội chủ nghĩa mà, hết ngày này qua tháng kia, chỉ ngồi chơi thì không gì khác hơn, đối với người trí thức có nhu cầu làm việc, là một hình phạt, một cách tra tấn tinh thần day dẳng, ngắm ngầm mà bào mòn theo ngày tháng. Thật ghê gớm!

Sau cùng, bà vợ của ông được chỉ định làm việc trong một phòng thí nghiệm với một chị Trưởng phòng răng đen mã tấu, Dược sĩ tốt nghiệp Hà nội và Liên xô, mà kiến thức chuyên môn, theo bà Trí nhận xét, không bằng một nhơn viên trợ lý phòng thí nghiệm (Laborantine) ở Viện Pasteur nơi bà làm việc trước kia . Đúng hơn không khác gì một lao công rửa dụng cụ thí nghiệm . Nhưng tác phong của Trưởng phòng để lãnh đạo nhơn viên dưới tay bà thì hoàn toàn cách mạng đỏ ói .

Về phần ông Trí, ông được cho làm việc với tư cách Chuyên viên nghiên cúu ở Ủy Ban Khoa Học Xã hội Việt nam (Viện Kinh tế ở Hà nội và Viện Xã hội ở Tp/HCM sau 1975) .

Năm 1967, ông viết quyển «Phát triển kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Việt nam 1945-1965». Khi biên soạn, ông được phép vào kho luu trữ dữ liệu kinh tế để tham khảo. Nhơn cơ hội này, ông mới biết những dữ liệu kinh tế có những mức độ chính xác khác nhau, dành cho cán bộ ở cấp bực và trình độ cũng khác nhau.

Những tài liệu gần với sự thât hơn hết chỉ dành cho Chánh trị Bộ, gần gần với sự thât thì dành cho cán bộ Trung ương đảng, …những tài liệu dành cho cán bộ tuyên truyền ra quần chúng thì chỉ còn sự thật của tuyên truyền .

Cán bộ nghiên cúu, ông cũng chỉ được quyền tham khảo nhưng khi sử dụng thì phải biết giử đúng liều lượng cần thiết .

Ngoài công việc nghiên cúu theo chỉ thị của đảng, ông còn được đưa qua phái đoàn tuyên truyền cho chiến tranh giải phóng ở các nước Đệ tam như Algérie, châu phi đen. Trong công tác này, ông được đảng và chánh phủ long trọng giới thiệu ông thuộc thành phần Đại Địa chủ, tư sản, Tây học ở Nam Bộ mà từ bỏ giai cấp, sớm giác ngộ cách mạng nên theo cách mạng. Ông dĩ nhiên được hoan nghênh nhiệt liệt. Công tác quan trọng của ông là đi tuyên truyền cho Mặt Trận Giải phóng Miền nam.

Có lần trên đường về, ông ghé qua Paris. Ông được bạn bè Việt kiều yêu nước ở Paris mời tới nhà ăn cơm. Họ hỏi ông tình hình ở Hà nội, địa vị và quyền lợi của người về phục vụ đất nước như ông. Có lẽ họ cũng có ý định về. Ông Trí kể hết những gì ông chứng kiến, ông thể nghiệm qua thân phận của chính ông và ông cực lực khuyên họ đừng bao giờ về. Và ông căn dặn đừng nói ra vì ông còn trở về bên ấy.

Sau 1975, nhiều người gốc Miền nam lần lượt về Nam . Riêng ông nhiều lần xin về, vẫn không được về. Mãi mấy năm sau, ông mới được về Nam. Khi lấy giấp phép về công tác Viện Khoa Học Xã hội Tp.HCM, ông gặp Phó Thủ tướng Trần Phương. Ông Phương hỏi ông có biết tại sao tới nay, ông mới được phép về Nam hay không?
Ông thật thà bảo không biết. Ông Phương giải thích nếu cho ông về sớm như mấy người kia thì trí thức Nam Bộ sẽ không còn một người. Ông Phương hỏi ông có nhớ lúc ông ghé qua Paris trước kia, ông nói gì với Việt kiều hay không?

Ông Trí giựt mình. Ông đã căn dặn anh em giữ kín cho ông thế mà vẫn có người báo cáo.

Năm 1980, từ Sài gòn, ông về Sa đéc ăn giỗ. Xe đò ngừng chờ qua phà Mỹ Thuận. Ông đi ra mé sông đi tiểu. Bỗng đâu công an ập tới bắt ông, cho ông toan vượt biên. Ông bị nhốt và điều tra. Tối ngủ trên nền đất với những tù khác đủ loại. Ông xuất trình giấy tờ cán bộ nghiên cúu Viện Khoa học Xã hội nhưng công an lờ đi. Sau cả tháng, cán bộ Chủ nhiệm của ông ở Hà nội đem giấy tờ vào trình công an, ông mới được thả ra. Lúc cán bộ Chủ nhiệm tới, vốn quen biết lâu ngày, khá thân, nhưng hôm ấy, anh ta làm mặt lạnh nhạt, không chào hỏi, không bắt tay, không nói một câu hỏi thăm nhau. Ông Trí thấy thêm tình đồng chí cách mạng thật thấm thía.

Trả thẻ đảng, qua Pháp

Sau khi gia đình lần lượt tìm cách qua Pháp, ông ở lại làm con tin. Năm 1984, ông mới có cơ hội đi khỏi Việt Nam nhờ người em, đệ tử của nhà toán học Laurent Schwartz, yêu cầu ông can thiệp với Hà nội nhơn một phái đoàn Pháp gặp Chánh phủ Hà nội. Thật ra Hà nội cũng chẳng muốn giữ ông lại làm gì, chỉ tốn cơm mà còn thêm thấy ghét.

Trở qua Pháp, cả ông bà đều cao tuổi. Bà phải làm lại cuôc sống từ đầu. Đi làm công cho pharmacie ở ngoại ô, nơi 8 giờ tối là hết xe. Nhiều lúc bà phải lội bộ vài km, cả dưới Trời tuyết.

Còn ông có dịp suy nghĩ, viết lách tự do, hoàn toàn theo suy nghĩ của ông. Ông được một Trường đại học ở Nhựt mời viết về kinh tế việt nam sau 1975.

Năm 1990, ông viết xong quyển «Chánh sách kinh tế việt nam từ 1975» do Đại học Singapour xuất bản, sau 3 năm làm việc cho Viện Đại học. Quyển này được tái bản năm 1992.

Ngoài sách, ông còn viết nhiều bài biên khảo phê phán chánh sách kinh tế, chánh trị của Hà nội cho các báo việt ngữ hải ngoại. Ông tham dự nhiều chương trình hội thảo chánh trị ở Sydney do Trung Tâm Đồng Tâm tổ chức (1995), ở Hưê kỳ (AEI – American Enterprise Institute for Public Policy Research), ở quốc Hội Huê kỳ do Ủy Ban Quốc tế Yểm trợ Việt nam Tự do tổ chức, trả lời nhiều cuộc phỏng vần của các Đài phát thanh (rfa) về Hà nội vi phạm nhơn quyền, về tội ác của chánh sách cộng sản ở Việt nam, …

Ở đâu, lúc nào có cơ hội là ông hăng hái vạch trần sự bịp bợm, sự tàn ác của chế độ hà nội đối với dân chúng Việt Nam . Ông tâm niệm mình đã từng nạn nhơn của chế độ, từng chứng kiến chánh sách phi nhơn ấy, nay có cơ hội nói tự do, phải tố cáo nó cho mọi người biết để đừng để bị chúng nó gạt . Biết mà không nói ra là có tội. Ông còn nói rõ «Đó là crime» (tội hình sự / trọng tội).

Ở Paris, mỗi khi có một phái đoàn chánh phủ hà nội qua vận động, tuyên truyền với dư luận người pháp và Việt kiều, ông tới tham dự để chất vấn, làm cho dư luận hiểu sự thật ở Việt nam. Có lần phái đoàn do Phó Thủ tướng Chánh phủ hướng dẫn, nói chuyện về Việt nam phát triển để mời gọi Pháp đầu tư. Phó Thủ tướng Phan văn Khải nói bằng tiếng việt, có người thông dịch cho cử tọa người Pháp. Ông Trí can thiệp, dĩ nhiên phải nói tiếng Pháp. Thấy đại diện Hà nội vẫn nói lấy được như ở trong xứ, ông phản bác mạnh. Trong lúc bực tức, ông không kìm được nên chửi thề (theo thói quen của ông) trước khi nói lời bằng tiếng Pháp . Dĩ nhiên chỉ có người Việt hiểu và Việt kiều, cả ông Phó Thủ tướng đều xụ mặt.

Võ Nhơn Trí là vậy . Và anh em thương Võ Nhơn Trí cũng vì cái Nam kỳ đặc sệt đó.

Việt nam cần đổi mới thật sự

Sau thời gian dài theo dõi sát tình hình việt nam, Võ Nhơn Trí viết quyển «Việt nam cần đổi mới thật sự» bằng tiếng việt do Đông Á ở Vancouver, Canada, xuất bản năm 2003. Quyển sách làm Hà nội cay cú vì ông vạch trần những sai lầm, những dối trá, bản chất chế độ là độc tài ác ôn vì rặp khuôn theo Tàu làm mẫu mực.

Ông giải nghĩa chánh sách «đổi mới» là sự chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo kiểu «mác-lê-mao» sang thứ chủ nghĩa xã hội theo kiểu «mác–lê-đặng» và «tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo Yang Chungi, một nhà chánh trị học trung quốc, chánh sách đổi mới ở Việt nam thực hiện theo những điểm căn bản sau đây rặp khuôn Trung quốc:

– phát triển lực lượng sản xuất,
– dân giàu nhưng lần lược kẻ trước, người sau,
– kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
– dân chủ xhcn, pháp luật xhcn, văn hóa xhcn, …
– mở cửa ra các nước tư bản nhằm học tập, lợi dụng vốn liếng, kỷ thuật của tư bản để xây dựng cnxh, hiện đại hóa nền kinh tế, nhứt là trong giai đọan đầu của cnxh (nhưng giai đoạn này kéo dài không biết bao lâu, cả ngàn năm?Còn tư tưởng Hồ Chí Minh?).

Võ Nhơn Trí viết «Theo gương đảng cộng sản trung quốc đề cao tư tưởng mao trạch-đông, đảng cộng sàn Việt Nam cũng từ 1991 trở đi, đề cao một cách giả tạo cái gọi là tư tưởng hồ chí minh tại Đại hộ 7 của họ đề có chút ít bản sắc dân tộc sau khi Liên-xô và Đông Âu sụp đổ» .

Hồ Chí Minh tâm đắc quan điểm của Staline «Đảng cộng sản là công cụ của chuyên chính vô sản» và «chuyên chính vô sản về thực chất được thay thế bởi chuyên chính của đảng cộng sản». Mà trong thực tế, chuyên chính của đảng cộng sản là chuyên chính của một người, đó lá Staline . Vì vậy, Boris Souvarine từng cho rằng Hồ chí Minh là một đệ tử tuyệt trần của Staline.

Anh đi về đâu, Anh mất về đâu?

Hôm mùng 7 tháng 6, tại phòng tang lễ «Dernier Hommage» của nghĩa trang Père Lachaise ở Paris XX, có hai người bạn thân lâu năm của Võ Nhơn Trí, có mặt để tiễn đưa ông lên đường.

Cụ TTH, bạn cùng tuổi với Cụ Võ Nhơn Trí, ngỏ lời thương tiếc người bạn vừa ra đi «Mọi cuộc chia ly đều buồn thảm, kể cả những cuộc chia ly người ta ước muốn», như nhà văn danh tiếng của Pháp, Anatole France, thế kỷ trước, đã viết như vậy. Với thân nhân của người quá cố nỗi buồn chia tay vĩnh viễn với ông mênh mang như ảnh tượng trong thơ của Đỗ Phủ “càn khôn hàm sang di, trời đất còn mang vết thương đau”.

Ông Võ Nhơn Trí, thông qua những hoạt động dưới nhiều hình thức của mình, đã sử sự như một nhà tư tưởng độc lập, tự do.

Anh ra đi trong nỗi thương nhớ của thân nhân và bạn bè.

Anh đã để lại cho đời sau cả một di sản tinh thần của trí tuệ, của lương tâm cao thượng của một nhà trí thức chuyên gia mang hoài bão Kinh Bang Tế Thế. Nhưng thời thế đã ngăn trở anh Kinh Bang. Đó là một nghịch lý mà hơn một nửa thế kỷ nay anh quyết chí xóa bỏ. Anh đã tận dụng mọi cơ hội để vang vọng lời kêu gọi xoá bỏ của anh trên nhiều diễn đàn trong nước cũng như ngoài nước. Lời kêu gọi không khoan nhượng của anh, những lời kêu gọi mang tính cách mạng cải tạo xã hội được lắng nghe ở khắp nơi trong sự thuyết phục và kính trọng.

Thái độ kiên trì của anh đã dựng lên một sự nghiệp cải tạo thời thế gương mẫu. Và thái độ ấy đã lôi cuốn lòng người lên đường xây dựng một cuộc đời tươi đẹp được giải phóng khỏi nghèo túng và sợ hãi, chẳng những cho dân tộc Việt Nam mà cho cả nhân loại.

Rất đáng tiếc là anh đã vĩnh viễn ra đi khi sự nghiệp cứu giúp cuộc đời của anh chưa thành đạt.

Thật là một vinh dự đặc biệt cho chúng tôi dịp này được nhắc nhở công lao cao đẹp của một nhân vật mà kiến thức bén nhọn, toàn trí toàn tâm phục vụ vô vụ lợi đã triển khai tài năng, tâm trí làm đẹp cuộc đời.

Cầu mong anh sớm đến thế giới ở phương Tây xa thẳm, nơi Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sinh.

Xin vĩnh biệt anh Võ Nhơn Trí ”

Vĩnh biệt một trí thức lương thiện !

Nhà báo Từ Thức, trong lời “Tiễn đưa Võ Nhơn Trí” viết “Theo Cộng Sản vì yêu nước, bị phản bội, còn đau hơn là những người đã biết thực chất CS từ những ngày đầu. Cuộc đời của anh Trí là một thảm kịch. Như cuộc đời của rất nhiều người VN”. Bỡi trong xã hội ở Việt nam ngày nay, người lương thiện, ái quốc không có chỗ đứng .

Một người bạn khác, nhà Toán học BDKhanh, nghe tin Anh Võ Nhơn Trí mất, gởi ngay 2 câu thơ của Bùi Giáng để tưởng niệm người bạn quá cố:

“Bao đêm thao thức thật thà
Tìm tòi chân lý, té ra tầm ruồng!”


Nguyyễn thị Cỏ May

6 BÌNH LUẬN

  1. Xin lỗi. Nguyên văn lời phát biểu của nhà văn Elie Wiesel năm 1986, khi nhận Giải Hòa Bình Nobel:

    “Tôi thề sẽ không bao giờ im tiếng nếu ở đâu và khi nào con người còn bị đau khổ và đầy đọa. Chúng ta phải nhập cuộc. Trung lập chỉ có lợi cho kẻ đàn áp. Im lặng là khuyến khích kẻ áp bức. Do đó chúng ta phải can thiệp. Khi đời sống con người bị đe dọa, phẩm giá con người bị chà đạp, các biên thùy quốc gia không còn quan trọng nữa. Nơi nào con người bị hành hạ vì lý do tôn giáo, chính trị hay chủng tộc, nơi đó lập tức trở thành trung tâm của vũ trụ “.

  2. Vài mẫu chuyện để tưởng niệm bạn Võ Nhơn Trí :

    1)Trong 1 bửa ăn tại nhà Nguyễn Thị Cỏ May ở ngoại ô Paris năm 2008 :
    BDK (Bùi Doãn Khanh) hỏi : Cuộc tấn công Tết Mậu Thân có phải là chiến tranh biển người ?
    Bùi Tín và Vũ Thư Hiên trả lời : Hoàn toàn không phải ! Tại sao lại đặt câu hỏi đó ?
    Võ Nhơn Trí trả lời : Cuộc tấn công Tết Mậu Thân là một loại chiến tranh biển người !
    Hà Nội đã chuẩn bị toàn bộ chính quyền các cấp để thay chính quyền VNCH !
    Trong tương lai , các sử gia VN nên nghiên cứu đề tài quan trọng này !

    Lời bàn của BDK : Lê Duẩn thực thi triệt để Chiến tranh biển người ở Đông Dương 1949-1989 của Mao Trạch Đông , để đổi lấy ngôi vị độc quyền tối cao vô hạn định của HCM !
    Theo 1 số nhân vật , số người Việt chết trong chiến tranh Đông Dương 1945-1989 có thể đến 10 triệu người .

    Sau Nghị quyết 9 chiến tranh cuối năm 1963 , HCM tự hạ bệ trước Lê Duẩn , trước khi bị Lê Duẩn hạ bệ sát ván
    Lê Duẩn rủa Võ Nguyên Giáp là đồ hèn . [ Đèn Cù , trang 270 ]
    Các lãnh tụ HCM, Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp bắt buộc phải đầu hàng Lê Duẩn , đầu hàng Chiến tranh biển người ở Đông Dương của Mao Trạch Đông , hay là chết , như Lưu Thiếu Kỳ , Bành Đức Hoài bên Tàu .
    Mao coi Lê Duẩn , HCM, Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp chỉ là những phiên thần của Mao mà thôi , Mao có toàn quyền xử dụng hay dẹp bỏ .
    Là những nhà cách mạng CS lão luyện , dĩ nhiên HCM, Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp không chọn cái chết , cam chịu làm bù nhìn hưởng tuổi già !
    Một câu hỏi : Mao quyết định hạ bệ HCM, Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp từ năm nào ? Có lẽ từ 1959,1960 , lúc Mao cắt đứt với Khroutchev . Việc Đảng CSVN cử Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất ở Đại Hội 1960 có thể do áp lực của Mao !
    Nhưng cũng có thể Mao dùng Cải cách ruộng đất 1953-1956 ở miền bắc VN để hạ bệ HCM, Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp .
    Dĩ nhiên Lê Duẩn không thể hạ bệ HCM, Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp , nếu không có sự ủng hộ , sự sắp xếp của Mao !
    Nếu không có sự sắp xếp của Mao , Lê Duẩn có thể rơi vào số phận của Nguyễn Bình hoặc Trần Văn Giàu : kẻ bị ám sát , kẻ trở thành sử gia !
    Lợi dụng vai trò tay sai VN duy nhất của Mao trong 1 thời gian khá dài , âm binh Lê Duẩn đã trở thành 1 bạo chúa độc tài ở VN !
    Ghi chú là Lê Duẩn là tác giả của tài liệu « Đường lối cách mạng miền Nam “ , tháng 8/1956 , theo Trần Văn Trà , Hòa bình hay chiến tranh , NXB QĐND , Hà Nội 1992 , trang 152 . Có lẽ Mao đã chọn Lê Duẩn, để thay Hồ Chí Minh ,Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp , vì tài liệu « Đường lối cách mạng miền Nam “ , tháng 8/1956 này . Vậy âm binh Lê Duẩn đã lọt vào mắt xanh của Mao từ 1956 !

    Theo nhà kinh tế học việt kiều Paris Võ Nhơn Trí , làm việc ở Hà Nội
    năm 1968 , thì Võ Nguyên Giáp phê phán lén cuộc tấn công Tết Mậu Thân
    1968 vĩ đại của Mao và Lê Duẩn là “thắng lợi tơi bời “ !
    Tin tức này do vợ của Võ Nguyên Giáp cho Võ Nhơn Trí biết !

    2)Trong 1 bửa ăn tại nhà Nguyễn Thị Cỏ May ở ngoại ô Paris khoảng 2012 :
    BDK hỏi Võ Nhơn Trí : Xin anh cho biết ý kiến về thông tin trên liên mạng là BS Nguyễn Ngọc Hà là đại tá công an ?
    Võ Nhơn Trí trả lời : Cách đây khá lâu , khi tôi xin quốc tịch Pháp ở Paris , một nhân viên gốc Việt của Tình báo Pháp DST hỏi tôi : Ông có biết BS Nguyễn Ngọc Hà là trung tá công an VN ?
    Vậy từ trung tá công an lên đại tá công an không có gì khó hiểu !

    BDK hỏi Võ Nhơn Trí : Xin anh giải thích tại sao HCM say mê làm bồi bàn trên tàu viễn dương Pháp suốt 8 năm 1911-1919 liên tục không ngừng nghỉ ?
    Võ Nhơn Trí trả lời : Có lẽ trong suốt 8 năm này, HCM chưa tìm ra nghề khác hay hơn , có tương lai hơn !

    3) Mai Thanh Truyết và Dương Quỳnh Hoa .-

    Mai Thanh Truyet Envirovn Thành thật chia buồn. Chính nhờ Võ Nhơn Trí thông báo chỉ hai ngày sau khi Bà Dương Quỳnh Hoa mất mà tôi mới viết bài “Tiếc cho một người trí thức lầm lỡ vừa nằm xuống”.
    Buidoan Khanh Võ Nhân Trí cho tôi biết chồng bác sĩ Dương Quỳnh Hoa là anh vợ của Võ Nhân Trí , bà này cũng là 1 chuyên gia tầm cở về vi trùng học , sinh học !
    Nên gỏ trên liên mạng Tiếc Cho Một Người Lầm Lỡ Vừa Nằm Xuống , để đọc bài rất đầy đủ của Mai Thanh Truyết về Dương Quỳnh Hoa , trong bài đó VNT là Võ Nhơn Trí !

    4) Trong 1 bửa ăn tại nhà Nguyễn Thị Cỏ May ở ngoại ô Paris cách đây hơn 10 năm ,
    nhân dịp nhà văn hóa Nguyễn Thị Cỏ May mới xuất bản cuốn sách
    ” VN cần đổi mới thật sự ” của Võ Nhơn Trí , trong đó có 1 số chữ « đổi mới »
    không có dấu , tôi có chọc ghẹo Võ Nhơn Trí :
    doi moi của Nguyễn Tấn Dũng có thể hiểu là dòi mòi (dòi mắm cá mòi) , đội mọi (cõng đội người thiểu số Tây nguyên ) , đồi mồi , đôi môi , đổi mồi (đổi mồi nhậu) , đổi mối (đổi đối tác buôn bán) , dõi mồi (theo dõi con mồi) , dõi mối (theo dõi đối tác buôn bán) , mà Võ Nhơn Trí chỉ cười rất hào sảng , như một anh hùng Lương Sơn Bạc , dọc ngang một cõi biên thùy .

    5)Ghi chú là các báo quốc doanh VN không có 1 chữ về Võ Nhơn Trí ; báo mạng Diễn Đàn (Paris) của nhà đa nguyên độc đảng Nguyễn Ngọc Giao cũng vậy !

    6)Một bài thơ Bùi Giáng để tưởng niệm Võ Nhơn Trí :
    Tiếng thở như lời thở than :

    Bao đêm thao thức thật thà
    Tìm tòi chân lý , té ra tầm ruồng !

  3. Sử gia Richard Pipes – chuyên nghiên cứu về Liên xô – : Cộng sản rao giảng những lý tưởng tiến bộ làm đẹp lòng giới trí thức. Các nhà khoa học xã hội sống trong thế giới của lý tưởng và rất thích tưởng tượng rằng ” chủ nghĩa cộng sản sẽ tuyệt vời nếu trở thành hiện trong cuộc sống”. Thế nhưng không ai khác, họ bị lạc vào không tưởng và tách ra khỏi thực tế .

    Raymond Aron – tác giả cuốn L’Opium Des Intélectuels ( Thuốc phiên của trí thức : Những trí thức thiên tả là những nhà cách mạng phòng khách, căm ghét xã hội đang sống – một xã hội cho họ một đời sống sung túc và đủ mọi quyền tự do, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

    Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : Chủ nghĩa cộng sản là cái bánh trên không trung.

  4. ” Biết mà không nói ra là có tội. Ông còn nói rõ «Đó là crime» – Tiến sĩ Võ Nhơn Trí .

    Elie Wiesel – người sống sót nạn Holocaust. Giáo sư, tác giả của 57 cuốn sách- Trong bài diễn văn nhận giải Nobel về Hòa bình, 10 tháng Chạp, 1986, ông phát biểu :

    “Tôi thề sẽ không bao giờ im lặng khi nào và chỗ nào con người phải cam chịu đau đớn và tủi nhục. Chúng ta phải chọn một bên. Thái độ trung lập giúp kẻ đàn áp chứ không bao giờ giúp nạn nhân. Thái độ yên lặng khuyến khích kẻ khủng bố chứ không khích lệ gì người bị khủng bố “.

  5. “Năm 1960, ông đưa vợ cùng về Hà nội phục vụ chế độ nhân dân “. Tác giả Nguyễn Thị Cỏ May .

    Sử gia Jean Louis Margolin – giáo sư tại Université de Provence (Pháp): Thành thật mà nói, vào những năm 60, tôi đã từng xuống đường biểu tình ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam . Tôi đã từng reo mừng với những cuộc chiến thắng tại Cam-bốt cũng như tại Việt Nam. Tôi từng nghe nói đến những vụ tàn sát Tết Mậu Thân 68 , nhưng tôi tin và nghĩ rằng đó chỉ là sự tuyên truyền của Mỹ. Không phải chỉ một mình tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người cùng thời với tôi đã bị sai lầm vì những tuyên truyền sai lạc của cộng sản.

    Cựu hoàng Bảo Đại : Hồ Chí Minh là con người đóng kịch rất tài tình nhưng sau chiếc mặt nạ, đó là một con người gian xảo, nham hiểm khó có ai bằng.

  6. Lai mot nguoi Mien Nam Kịp thoi Bo Dang CS , the moi biet CS la thu Khong Xài duoc , chung chi Noi Lao , Lua Bip ca the gioi ma thoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên