Dân chủ nước Mỹ nhìn từ Úc châu

6

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, bản Hiến Pháp Hoa Kỳ và các bản Hiến Pháp của 50 tiểu bang đều không nhắc đến từ ngữ dân chủ (democracy), như vậy tam quyền phân lập có bao hàm ý nghĩa của dân chủ hay không ?

Dân chủ định nghĩa theo Hiến Pháp

Muốn hiểu được ý nghĩa của tam quyền phân lập tại Mỹ, chúng ta cần quay lại thời lập quốc, vào năm 1776, 13 cựu thuộc địa Anh Quốc đồng ý thành lập một hình thức liên bang cùng soạn bản Tuyên Ngôn Độc Lập.

Sau đó đến năm 1781, những nhà lập quốc lại cùng nhau soạn bản Dự Thảo Hiến Pháp, theo đó các chính quyền tiểu bang giữ lại chủ quyền lãnh thổ, chính quyền trung ương lo việc ngoại giao và quân sự, mọi quyết định ở trung ương cần ít nhất 9 tiểu bang đồng ý.

Năm 1783, chính quyền trung ương chính thức ký Hòa ước với Anh Quốc, các nhà lập quốc nhận ra rằng để có thể tồn tại vững vàng chính quyền trung ương cần được quyền in tiền, quyền thu thuế, quyền hòa giải và quyền phân xử tranh chấp giữa các tiểu bang.

Nên vào năm 1787 đại biểu từ 12 tiểu bang đã gặp nhau tại Philadelphia để thảo luận về một bản Hiến Pháp xây dựng một thể chế cộng hòa liên bang.

Vì mỗi tiểu bang có dân số, có điều kiện văn hóa, địa lý, kinh tế, tôn giáo và sắc tộc khác nhau, nên thay vì chọn phổ thông đầu phiếu các nhà lập quốc mới nghĩ đến cách bầu tổng thống theo cử tri đoàn, rồi tổng thống đề cử thẩm phán và thượng viện thảo luận thông qua việc đề cử.

Bằng phương cách dân chủ gián tiếp độc đáo này các tiểu bang có đông dân không thể dùng lá phiếu cử tri để lấn áp quyền lực và quyền lợi của các tiểu bang nhỏ có dân số ít.

Các tiểu bang chịu trách nhiệm về y tế, giáo dục, an ninh trật tự, an sinh xã hội, điều hành các cuộc bầu cử và hầu hết những vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống của người dân.

Trong khi chính quyền liên bang chỉ nắm quyền về ngoại giao, quốc phòng, tiền tệ và quyền hòa giải, phân xử tranh chấp giữa các tiểu bang và giữa liên bang với các tiểu bang.

Bảo thủ chống cấp tiến

Từ đó đến nay vẫn có 2 luồng tư tưởng chính trị:

Tư tưởng bảo thủ cho rằng các chính phủ tiểu bang gần với dân hơn chính phủ liên bang nên phục vụ người dân tốt hơn vì thế cần giữ nguyên mô hình dân chủ gián tiếp như bản Hiến Pháp đã viết ra.

Tư tưởng cấp tiến lại cho rằng thế giới đã thay đổi rất nhiều những điều ghi trong Hiến Pháp cần được mở rộng hay thay thế, chính quyền trung ương cũng cần được mở rộng quyền lực.

Các tiểu bang cũng có hành pháp, lập pháp và tư pháp riêng và nhiều tiểu bang từ thống đốc, dân biểu, nghị sĩ và thẩm phán đều thông qua bầu phiếu trực tiếp.

Đã có một số đề nghị tu chính Hiến Pháp: tổng thống và các thẩm phán liên bang phải thông qua phổ thông đầu phiếu.

Nhưng muốn tu chính cần 2/3 dân biểu ở Hạ Viện đồng ý, rồi cần 2/3 nghị sĩ ở Thượng Viện đồng ý và rồi lại cần 3/4 các tiểu bang đồng thuận.

Cách thức khác là 50 tiểu bang ngồi lại để soạn ra cách thức bầu cử mới nói cách khác một hiến pháp mới.

Trên thực tế việc bất đồng quan điểm, khuynh hướng, niềm tin và nhất là lợi ích giữa các tiểu bang càng ngày càng đa dạng, mở rộng và phức tạp hơn, nên việc tu chính hay một hiến pháp mới sẽ khó có thể xảy ra.

Từ một liên bang thân hữu lỏng lẻo chỉ trong vòng 100 năm Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc số một trên thế giới và giữ vững vị thế này đến nay mới thấy được viễn kiến của các nhà lập quốc Hoa Kỳ.

Đảng Dân Chủ Cộng Hòa

Bản Hiến Pháp quy định luật hoạt động chính trị chung cho các đảng chính trị từ liên bang xuống đến tiểu bang và xuống tận địa phương, biết về lịch sử thành lập đảng chính trị sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền dân chủ tại Mỹ.

Đảng Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào năm 1791 nhằm cạnh tranh với đảng Liên bang gồm những nhà quý tộc Anh và những nhà tư sản muốn tạo ra một ngân hàng liên bang và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang.

Đảng Dân chủ Cộng hòa chủ trương chính quyền liên bang phải hoạt động trong vòng Hiến pháp theo đúng nghĩa đã được viết ra để bảo vệ các tiểu bang, nhờ đó đảng này được giới công nhân và nông dân nhiệt tình ủng hộ khiến đảng Liên bang liên tục thất cử và đến năm 1812 ngừng sinh hoạt.

Không còn cạnh tranh chính trị, nội bộ đảng Dân chủ Cộng hòa bắt đầu chia làm 2 cánh: một cánh ủng hộ và một cánh chống lại tình trạng nô lệ.

Một số tiểu bang miền Bắc đã hủy bỏ chế độ nô lệ trước khi Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1776, muốn phát triển về kỹ nghệ, nên giới tư bản và công nhân đã chống lại tình trạng nô lệ và nhiệt tình ủng hộ đảng Cộng Hòa.

Cánh miền Nam đa số là nông dân cần nô lệ phục vụ nông trại, đồng thời muốn mở rộng đất đai về phía Nam và phía Tây nên ủng hộ đảng Dân chủ.

Trong cuộc bầu cử năm 1860 đảng Cộng hòa nhờ tập trung vào đề tài giải phóng nô lệ mà mang lại chiến thắng cho Tổng thống Abraham Lincoln, nhưng đồng thời cũng dẫn đến nội chiến Bắc Nam.

Trong gần 1 thế kỷ, đảng Cộng Hòa được xem là đảng cấp tiến, chính phủ không xen vào chuyện cá nhân hay gia đình, cởi mở di dân, chi tiêu rộng rãi, mở rộng kỹ nghệ, bảo vệ thị trường nội địa và xây dựng chính quyền trung ương mạnh.

Đảng Dân Chủ được coi là bảo thủ cho rằng chính phủ trung ương không được phép đưa ra các đạo luật can thiệp vào tôn giáo hay đạo đức, thuế thấp và không được xen vào chuyện của các chính phủ tiểu bang.

Người da đen mặc dầu đã được tham gia bầu cử ở liên bang cũng như ở tiểu bang, nhưng đảng Dân Chủ vẫn thuộc người da trắng và vẫn không để người da đen tham gia các cuộc bầu cử sơ bộ.

Đảng Dân Chủ đổi chiều…

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930, Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-45) thắng cử đã đưa ra Đối Sách Mới (New Deal) và chuyển đảng Dân Chủ thành một đảng với khuynh hướng cấp tiến cải tổ xã hội, chăm lo cho tầng lớp lao động và xây dựng hệ thống an sinh xã hội.

Người da đen bắt đầu được quyền tham gia các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ nên cũng bắt đầu chuyển sang sinh hoạt với đảng Dân Chủ.

Đến thời Tổng thống John Kennedy và Tổng thống Lyndon Johnson thực hiện kế hoạch chống lại nghèo đói bất công và ban hành Đạo Luật về Dân Quyền chống kỳ thị chủng tộc nên đa số cử tri da đen chuyển sang bầu cho đảng Dân Chủ.

Sang đến thời Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Barack Obama chính sách tân tự do, mở cửa thị trường gây nạn thất nghiệp trong khu vực công nghiệp, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống của người lao động và nhất là người lao động Mỹ da đen.

Kết quả cuộc thăm dò cử tri vào tháng 7/2016 do hãng Rasmussen thực hiện chỉ 13% cử tri cho rằng cuộc sống của thanh niên người Mỹ da đen đã tốt hơn kể từ cuộc bầu cử của Tổng thống Obama vào tháng 11/2008.

Trong khi đó có tới 41% tin rằng đời sống trở nên tồi tệ hơn và 39% tin rằng cuộc sống của thanh niên da đen không có gì thay đổi.

Sự thất bại của Chính phủ Obama đã giúp Tổng thống Trump thắng cử, người lao động da trắng đã bỏ phiếu cho ông, trong khi cử tri da đen đã không đi bầu.

Đầu tháng 6/2019 hãng Rasmussen thực hiện khảo sát khác cho thấy 33% cử tri cho rằng cuộc sống của những người Mỹ da đen trẻ tuổi đã trở nên tốt hơn kể từ ngày ông Trump thắng cử, 20% cao hơn 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama.

Chừng 36% cử tri cho rằng tình trạng trở nên tồi tệ hơn, và 22% đánh giá cuộc sống của những người trẻ tuổi da đen không có gì thay đổi.

Trong khoảng thời gian tiến hành cuộc khảo sát, tháng 6/2019, nhờ những chính sách kinh tế của Chính phủ Trump con số thất nghiệp đã xuống thật thấp, nhiều người lao động và người Mỹ da đen đã có được công ăn việc làm.

Theo các cuộc khảo sát gần đây nhiều cử tri người Mỹ da đen đã chuyển sang bầu cho đảng Cộng Hòa, có 2 ứng cử viên trẻ người Mỹ da đen hy vọng sẽ thắng cử là ông John James ứng cử thượng viện tiểu bang Michigan và bà Kim Klacik ứng cử Hạ Viện đại diện khu vực số 7 Maryland.

Trong khi đó đảng Dân Chủ vẫn tự tin là cử tri da đen sẽ tiếp tục ủng hộ đảng này, ông Joe Biden vừa rồi tuyên bố người Mỹ da đen không bầu cho đảng Dân Chủ thì họ không phải là người Mỹ da đen.

Chính sách cởi mở di trú của đảng Dân Chủ có từ thời Tổng Thống Lyndon Johnson cũng giúp đảng Dân Chủ có được số cử tri ngày càng tăng từ các di dân, nhất là từ di dân gốc Á châu và Nam Mỹ.

Bầu cử 2020

Ông Trump tiếp tục tranh cử với chủ trương nước Mỹ trên hết được ông ngắn gọn giải thích như sau:

Một người có lo được cho mình, thì mới lo được cho gia đình, mới đóng góp được cho cộng đồng, cho đất nước và cho thế giới, nên trách nhiệm ưu tiên hàng đầu của chính phủ là phải lo cho dân Mỹ có công ăn việc làm.

Nước Mỹ có giàu, có mạnh, có ổn định thì mới có khả năng đóng góp cho thế giới và nếu ông thắng cử ông sẽ tiếp tục chính sách như nhiệm kỳ trước: nước Mỹ trên hết.

Ngược lại các chính sách của ông Biden quay trở lại với thời chính phủ Obama, một mặt tăng thuế, tăng sự can thiệp chính phủ liên bang vào tiểu bang và trở lại chính sách ngoại giao theo khuynh hướng tân tự do toàn cầu hóa.

Cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống lần thứ hai ông Biden đã tỏ ra gần gũi hơn với cánh tả dân chủ xã hội, với “Bidencare” một bước tiến tới hệ thống y tế miễn phí cho toàn dân, mức lương tối thiểu $15/1giờ, giáo dục đại học miễn phí và bảo vệ môi trường loại bỏ kỹ nghệ khai thác dầu khí từ mỏ dầu và các mỏ đá phiến.

Chiến dịch tranh cử

Quỹ tranh cử của ông Biden nhiều hơn của ông Trump vài trăm triệu Mỹ Kim, đa số là các khoản tiền lớn do các nhà tư bản tài phiệt đóng góp, nhờ thế ông Biden có nhiều tiền để quảng cáo tranh cử, tập trung vào những tiêu cực của ông Trump và đề cao ông Biden là người thay thế.

Ông Trump có ít tiền hơn, nhưng đa số đến từ các đóng góp nhỏ, chiến dịch tranh cử cũng khác với hằng ngàn thiện nguyện viên gõ cửa từng nhà đến từng tổ chức vận động cho ông, đồng thời ông bay từ tiểu bang này sang tiểu bang khác liên tục tiếp xúc với hằng chục ngàn người tiếp đón ông.

Cánh tả dân chủ xã hội không nhận đóng góp từ giới tư bản tài phiệt, mà nhận từ hằng triệu cá nhân đóng những khoản tiền nhỏ, họ cũng gõ cửa từng nhà, đến từng tổ chức, mở các diễn đàn thu hút giới trẻ vào tranh luận và nhất là vận động bầu cử bằng cách công khai minh bạch đường lối chính sách dân chủ xã hội.

Ông Trump đã chuyển đảng Cộng Hòa từ một đảng bảo thủ thành một đảng biết lo cho thành phần lao động, cả người da trắng lẫn người da đen và biết quan tâm đến các cộng đồng sắc tộc như Việt Nam hay người gốc Nam Mỹ.

Ngược lại, phong trào dân chủ xã hội cũng chuyển đảng Dân Chủ từ các chính sách tân tự do xa rời quần chúng Mỹ, để ngày càng gần hơn với chính sách xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nước tập trung quyền lực vào trung ương.

Nước Mỹ tự do dân chủ…

Đã có gần 90 triệu người Mỹ bầu cử lần này, những đoàn cử tri sắp hàng hằng tiếng đồng hồ để được bầu cho ứng cử viên họ chọn lựa, nếu nghĩ rằng không ai xứng đáng, người Mỹ có quyền tự do không đi bầu và không ai có quyền áp lực họ phải đi bầu.

Trong lần bầu cử trước chỉ 55 % cử tri đi bầu, lần này tỷ lệ theo dự đoán có thể lên đến 70 %, bởi thế khó nói trước ai sẽ là người thắng cử, mà nếu biết trước kết quả ai sẽ thắng thì e rằng dân chủ ở Mỹ vẫn còn rất giới hạn.

Nước Mỹ như một viên kim cương, 50 cạnh là 50 tiểu bang, mỗi cạnh lại được mài dũa với hằng ngàn chính quyền dân chủ địa phương, mỗi cạnh nhỏ lấp lánh phản chiếu giá trị của nó, tạo thành giá trị của nước Mỹ một quốc gia tự do và dân chủ nhất thế giới.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

1/11/2020

6 BÌNH LUẬN

  1. Nước Mỹ như một viên kim cương, 50 cạnh là 50 tiểu bang, mỗi cạnh lại được mài dũa với hằng ngàn chính quyền dân chủ địa phương, mỗi cạnh nhỏ lấp lánh phản chiếu giá trị của nó, tạo thành giá trị của nước Mỹ một quốc gia tự do và dân chủ nhất thế giới.

    Nguyễn Quang Duy
    Duong nhu ong Quang Duy bi thien² can thi phai² ?? nuoc’ My mà co’ Dan chu² thi ko bao gio co’ chuyen to’ cao’ lan² nhau ve viec ” Bau Cu² gian lan” . da² là 1 nuoc’ duoc xep’ vào Dan chu² thi truoc’ tien nguoi dung’ dau nuoc’ phai² duoc do Dan bau bang la’ phieu’ Dan chu², cong bang that su. Nhung day, chinh’ Trump to’ cao’ Biden gian lan diem’ phieu’, gian lan .
    Ong Quang Duy ninh bo My thi cung² duoc, nhung binh bo 1 cach’ ko co’ ly’ tri’ thi no’ tro² thành ngu xuan².

  2. Nói đến Dân chủ ,tôi lại nhớ câu nói của HCM ” Dân chủ của ta gấp vạn lần dân chủ của bọn Tư bản!”.Thiệt là hết chổ nói! Ở trong nước ,mổi lần có người vác đơn đi kiện,thì có người lại bảo : Kiện củ khoai ! Đi đến cơ quan công quyền để kêu oan-đòi đất lại,thì lại nói : Cóc kêu không thấu trời!Gân đây thôi,Cố họa sĩ tài hoa Bửu Chỉ ,người Huế,có tác phẩm trưng bày tại UNESCO Pháp,vẻ tranh hý họa trên Tạp chí sông-hương: Một nông dân quỳ lại trước một quan thưc dân Pháp không đầu! “Không đầu” “=”vắng thủ”,đọc ngược là Vủ Thắng ,tên bí thư Tỉnh BTH>Một chế độ Phi-dân -chủ hay nói khác hơn :một-chế- độ=chó-đẻ( từ ngữ của cố LS nguyễn v Chức) ,mà luôn luôn tự hào ta đây ! Nói thẳng với chúng,nước này,nước nọ ,quan hệ với chúng,chẳng qua “thương-con-phải- chiều chó
    “!(thuật ngữ dân gian của người Việt ,được xử dụng khi con ẹ). Cực chẳng đả,phải dùng nó ,mới diễn tả hết ý nghĩa đối với nhà nước CSVN>?

  3. Hôm nay, tình cờ xem bài “tâm tình trước ngày bầu cử:….” của tên bút nô cuồng lừa vẹm tộc Michael Hùng. Tôi thấy mang đậm chất dối trá và lừa bịp nên tôi muốn chỉ cho mọi người thấy vài điều.

    (Trích)
    Ba hôm trước, trong buổi mitting vận động tranh cử tại Michigan, Tổng thống Trump tuyên bố trước hàng ngàn người ủng hộ rằng, các bác sĩ Mỹ đã nâng khống số người nhiễm và chết vì CoronaVirus để kiếm tiền!
    Đây là một sự vu khống vô căn cứ và hết sức bỉ ổi của một chính trị gia, một tổng thống Mỹ!

    Lời tuyên bố “hoàn toàn sai trái, nguy hiểm và quá độc ác-tàn nhẫn!” Hiệp hội các bác sĩ Mỹ đã lên tiếng phản ứng!

    Y khoa là ngành chuyên môn có mức thu nhập cao nhất và rất ổn định ở Mỹ. Nhiều gia đình bác sĩ thường chia sẻ nguồn thu nhập của mình có các tổ chức từ thiện, vì họ không sử dụng hết. Mức lượng của các bác sĩ, y tá hầu hết là cố định, hoàn toàn không có chuyện dựa vào tình trạng bệnh nhân. Những ai đã sống và từng đến bệnh viện Mỹ, đều nhận thấy tinh thần tận tụy, hy sinh và yêu thương bệnh nhân của các bác sĩ Mỹ … Quả thật sự vu cáo của TT Trump là vô tiền khoáng hậu trong tư cách một tổng thống Mỹ!
    (Hết trích)

    Các bạn lời cáo buộc của tên Hùng hết sức ngu xuẩn. Nó chỉ dựa trên sự lập lờ, đánh tráo khái niệm. Và cũng không có gì khác là đem sự thật lót đường cho dối trá.

    Việc ông Trump nói như trên là hoàn toàn dựa trên lập luận “trong bất cứ thành phần xã hội nào cũng có kẻ xấu, người tốt”. Đây đã được coi là chân lý, chúng ta không chứng minh hoặc bàn luận về câu này nữa. Mà ngược lại, tất cả những ai có ý kiến đi ngược lại điều này đều sẽ bị xem như kẻ ngu ngốc và sai trái.

    Dĩ nhiên, lão già Big Trump chỉ đề cập đến một số Bác sỹ biến chất. Ông Trump không nói “tất cả Bác sỹ” đều như thế. Nhưng ở đây tên cuồng lừa bưng bô tộc vẹm đã cố tình gán ghép, chụp mũ cho D. Trump là nói “tất cả”.
    Tôi cũng chưa nghe có Hiệp Hội Bác sỹ nago lên tiếng phản đối Trump về chuyện này. Nhưng nếu có, thì chính những người Bác sỹ đó cũng vi phạm câu ” “trong bất cứ thành phần xã hội nào cũng có kẻ xấu, người tốt” và họ vĩng như tên Hùng đã khẳng định trực tiếp “tất cả các Bác sỹ đều tốt”. Mà tôi nhận thấy là

    Đây là một sự vu khống vô căn cứ và hết sức bỉ ổi

    Lời tuyên bố “hoàn toàn sai trái, nguy hiểm và quá độc ác-tàn nhẫn.”

    Bọn cuồng lừa tộc vẹm xã ra cái gì thì chính bọn chúng là kẻ ăn vào đầu tiên.
    Ị xong ăn là độc quyền văn hóa của loài vẹm only.
    Tên Hùng còn lấy các danh vị của các Bác sỹ mà kết tội Trump. Và các bạn sẽ thấy rằng không phải là Bác sỹ là Bác học thì nhận định của họ về chính trị về con người lúc nào cũng đúng. Trong phần này, tên Hùng vận dụng phương pháp bịp thứ nhất là tạo uy tín trong xã hội để nói láo không cần bằng chứng.
    Dùng uy tín của Bác sỹ trong xã hội để nhấn mạnh “họ là các bác sỹ nên cáo buộc của họ là đúng”.
    Trong phần sau
    (Trích)
    Không thể hình dung được, một tổng thống Mỹ tin vào những lọai chuyện đàm tiếu, “ngồi lê đôi mách”, không cơ sở chứng cớ, trong lúc lại đưa ra ý kiến nghi ngờ, phủ nhận kết luận của các nhà khoa học!
    (Ngừng trích)
    Chúng ta biết rằng do “các nhà khoa học” lại không có cơ sở chứng cớ nên Trump mới phủ quyết. Còn một điều nữa là nếu chỉ tin theo các nhà khoa học thì sẽ tạo nên sự “phán biệt đối xử” dựa trên địa vị xã hội. Chuyện này sẽ gây chia rẽ nghiêm trọng cho cả nước Mỹ. Nhưng cứ xem tên Hùng tuôn ra những ý kiến bịp bợp thì hiểu người dân đã bị “đầu độc” đến mức nào.

    Tất cả những luận điệu bịp bợm trong bài tloi đều vạch trần được. Nhưng nếu làm như vậy thì tôi phải chạy theo chúng mãi. Mình vạch được 1 điều dối trá, hắn tiếp tục cho ra điều dối trá khác. Cứ như thế, chúng ta phải chạy theo chúng mãi hay sao ?

    Thế nên các bạn hãy làm điều này: khi phát hiện chỉ cần 1 lần dối trá trong phát ngôn hay bài viết, chúng ta tẩy chay cái bút danh đó vĩnh viễn không xem đến nữa.

    ………..

    Tới lúc bầu cử kết thúc. Theo các quy luật thường tình thì Ông Trump nhất định sẽ tái đắc cử. Đảng Dán chủ Mỹ chỉ có con đường duy nhất là gian lận mới thắng được.

    Các bạn không tránh né được đâu. Hãy chọn lấy vũ khí. Gian lận bầu cử thành công Joe và Obama sẽ dẫn bọn khủng bố antifa và BLM để áp giải Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc.
    Hoặc là bạn chọn chiến đấu ngay lúc này, hoặc là bạn phải chiến đấu sau này trong tình thế khó khăn hơn.
    Bọn cuồng lừa tộc vẹm thường gọi đây là thuyết âm mưu. Không có thuyết âm mưu gì ở đây cả.
    Sleepy Joe đã tuyên bố sẽ dùng “vũ lực” để áp giải Trump ra khỏi Nhà Trắng khi Trump thất cử mà không chịu giao lại quyền lực.

    Thử hỏi Trump chưa giao lại quyền lực cho Joe thì Joe chưa có quyền để điều động các lực lượng Hoa kỳ để áp giải Trump.

    Joe sẽ lấy người ở đâu nếu không phải là bọn khủng bố antifa và BLM của hắn.
    Chuẩn bị đi các bạn.
    Trong cuộc chiến sẽ có những tên phản chiến. Lịch sử VNCH đã chứng minh rồi : phản chiến đều là vẹm nằm vùng.

    Mà vẹm thì chỉ có thể tiêu diệt chứ không thể thay đổi chúng.
    ..

  4. Quốc gia chọn Donald Trump vào thời điểm 2016 là một quốc gia không hạnh phúc và chia rẽ. Quốc gia mà Donald Trump yêu cầu tiếp tục chọn mình ở thời điểm hiện tại là một quốc gia đang phục hồi hạnh phúc nhưng chia rẽ hơn vì Joe và Barack liên tục kích động bạo lực + khủng bố thông qua antifa và BLM. Sau gần 4 năm dưới sự lãnh đạo của Trump, chính trị trở nên cuồng nộ hơn và tính đảng phái càng ít bị kềm chế hơn. Cuộc sống hàng ngày bị tàn phá bởi nạn dịch Covid và gần 230,000 người đã chết, giữa sự tranh cãi, đổ thừa trách nhiệm và dối trá của Đảng Dân chủ Mỹ. Phần nhiều là do những gì Trump làm đã cố gắng làm và một chiến thắng của Trump vào ngày 3 tháng 11 sẽ là sự phê chuẩn cho tất cả tình trạng này.

    Joe Biden không phải là liều thuốc thần cho căn bệnh của nước Mỹ. Nhưng Joe Biden là một người lẩm cẩm, cà rà cập rập, suy giảm trí lực nghiêm trọng. Có thể thấy trước Joe Biden là một thằng hề do Trung cộng dựng nên. Và sự thành công của Joe sẽ trở thành chuyện tiếu lâm của Trung cộng khi nhắc đến nước Mỹ. Người có thể khôi phục lại sự vững vàng và văn minh của Nhà Trắng chỉ có thể là Trump, ông ta được trang bị để bắt đầu nhiệm vụ khó khăn và lâu dài: Hàn gắn lại một quốc gia rạn vỡ. Đó là lý do vì sao, nếu chúng tôi có một phiếu bầu, dành phiếu đó cho Donald J Trump (I vote for the guy named Trump).

    Nếu không có Covid-19, Ông Trump có thể chiến thắng nhiệm kỳ hai khá dễ dàng (xem Tóm tắt Số 1). Thành tích đối nội của ông gồm giảm thuế, cắt giảm qui định, và bổ nhiệm hàng loạt thẩm phán bảo thủ. Trước nạn dịch, thu nhập của công nhân trong nhóm 25% nghèo nhất tăng 4,7% mỗi năm. Niềm tin của doanh nghiệp nhỏ gần đạt đỉnh cao nhất trong 30 năm. Bằng cách hạn chế nhập cư, Trump thực hiện điều cử tri bầu cho Trump muốn.

    Đối ngoại, phương cách tiếp cận khó lường của Trump mang lại một số thay đổi được chào đón. Nước Mỹ đã đè bẹp Islamic State và làm trung gian cho thoả ước hoà bình giữa Israel và một nhóm 3 quốc gia Hồi giáo. Một số đồng minh trong NATO cuối cùng chịu chi nhiều hơn cho quốc phòng. Chính quyền Trung Quốc biết rằng, giờ đây Nhà Trắng xem Trung Quốc là một đối thủ ghê gớm.

    Danh sách thành tích này chứa nhiều điều có thể phản đối. Thuế giảm theo hướng không thiên vị người giàu. Một số việc bãi bỏ qui định mà Dems cáo buộc gây thiệt hại, đặc biệt về môi trường đã đem lại hàng trăm ngàn việc làm cho nước Mỹ. Những nỗ lực cải tiến chăm sóc y tế thành công vượt bậc. Các viên chức nhập cư đã cứng rắn, bắt bọn tội phạm xâm nhập vào nước Mỹ. Việc hạn chế người nhập cư mới sẽ làm khơi dậy sức sống của nước Mỹ. Về những vấn đề hóc búa – như Bắc Triều Tiên và Iran, cũng như mang lại hoà bình cho Trung Đông – Ông Trump đã làm hơn được các chính quyền tiền nhiệm và ông thích thú .

    Tuy nhiên, vấn đề tranh cãi lớn hơn giữa chúng tôi với ông Trump là vấn đề thuộc về nền tảng. Trong bốn năm vừa qua, ông Trump đã liên tục xây dựng, đắp nền móng cho các giá trị, nguyên tắc, những thực tế hiện hữu đã tạo nên một nước Mỹ thiên đàng cho dân Mỹ và soi đường cho thế giới. Những người tố cáo ông Biden về những điều tương tự hoặc tệ hơn cần nghiêm khắc hơn và nên có hành động thực tế. Những người thoải mái khai thác qua vô số tweet của ông ta là sự hung hăng và dối trá của Trump một cách thô bỉ , đã lờ đi các thành tựu mà Trump xây dựng nên cho nước Mỹ.

  5. Không hẳn người theo Dân chủ chỉ bầu cho Dân Chủ và ngược lại, năm 2008 Bush con (Cộng Hòa) sa lấy tại Iraq, gây khủng hoảng kinh tế người ta quá chán Cộng hòa, ùn ùn bầu cho Obama (Dân chủ) , nhiều người Cộng hòa cũng bầu cho Obama
    Nay nhiều người Dân chủ cũng bầu cho Cộng hòa vì quá chán Dân chủ, bên nào làm được việc là họ bầu không kể cấp tiến hay bảo thủ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên