Trong lịch sử cách mạng tranh đấu giành Độc lập Việt nam gần đây, có 2 Đảng Cách mạng có tuổi thọ cao nhứt là Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng. Đảng cộng sản tuy xuất hiện năm 1930, sau Việt nam Quốc dân Đảng, nhưng không phải là đảng tranh đấu cách mạng cho Độc lập dân tộc, mà tranh đấu cho quyền lợi của phong trào cộng sản quốc tế. Vì người cộng sản không có dân tộc và không có đất nước riêng của họ.
Hai lãnh tụ của hai Đảng ái quốc, Việt nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng, đều hi sanh sớm ở tuổi thanh niên. Nhơn đây, tưởng không nên quên lãnh tụ Đại việt Duy Dân, một nhà tranh đấu ái quốc, để lại một pho lý thuyết chánh trị khá đồ sộ hãy còn giá trị thực tế, cũng hi sanh ở tuổi 25. Đó là cái bất hạnh lớn của dân tộc, trái lại, là cái may mắn có một không hai của phe cộng sản phi dân tộc.
Mất lãnh tụ, ba Đảng ái quốc này vẫn tiếp tục tranh đầu chống cộng sản và thực dân pháp để khôi phục nền độc lập dân tộc. Riêng Đại Việt Quốc dân Đảng, chủ yếu là cánh Nam kỳ, chủ trương ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại, vận động thực hiện giải pháp Bảo Đại, bước đầu thiết lập Quốc gia Việt nam không cộng sản để tạo thế tranh đấu cho tình hình mới, vừa để phủ nhận cái Việt nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh ra đời ngày 2/9 ở Hà nội do cướp được chánh quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim đang bỏ ngỏ. Tích cực vận động giải pháp Bảo Đại, Đại Việt đã nhiều lần tham chánh. Mặc dầu phải đương đầu nhiều khó khăn, Đại Việt tái cơ cấu và vươn lên lớn mạnh. Giải pháp Bảo Đại thất bại do Tây trở lại nhưng Đại Việt vẫn kiên cường tồn tại và tiếp tục tranh đấu.
Đại Việt lưu vong
Thử nhìn lại việt nam vào thời điểm 1945. Ngày 9 tháng 3 thật sự chắm dứt 80 năm đô hộ thực dân pháp qua Tuyên ngôn độc lập của Hoàng Đế Bảo Đại, đem lại cho Việt nam sự độc lập, thống nhứt đất nước hoàn toàn từ Nam chí Bắc cho tới ngày 19 tháng 8. Sau đó,Việt nam lại bị tái đô hộ do Hiệp ước 6 tháng 3 của Hồ Chí Minh ký với Pháp để Đô đốc d’ Argenlieu trở lại Hà nội. Trước tình hình mới này, những người quốc gia thấy phải làm lại cuộc tranh đấu.
Trong hoàn cảnh việt nam, người yêu nước chơn chánh không có chỗ đứng. Họ không thể theo Việt minh cộng sản mà cũng không thể ngã theo Tây được. Tiếp tục chiến đấu chống Vìệt minh và chống Tây, Đảng Đại việt sẽ phải tổ chức lại hàng ngũ, xét lại đường lối cho phù hợp với tình hình mới nhằm mục tiêu không thay đổi là khôi phục nền Độc lập Dân tộc.
Ở Việt nam, Đại Việt bị Việt minh hãm hại. Một số đảng viên vâng lời Đảng trưởng tìm cách trốn qua miền nam nước Tàu. Trương Tử Anh nghĩ tới thành lập ở Tàu một « Trung tâm chánh trị » với Cụ Trần Trọng Kim và những cán bộ nồng cốt như Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng văn Sung, Bùi Diễm, Nguyễn Quang Minh, Phạm Khải Hoàn, Hồ Nhựt Tân, Đặng Vũ Lạc, Mai văn Hàm, …Những người này chia ra làm 4 nhóm lần lược đi qua Tàu bằng 4 ngã khác nhau. Khi qua tới bên Tàu, họ sẽ tìm cách gặp lại nhau ở Hồng kông là điểm hẹn chánh và sẽ liên lạc với Cựu Hoàng Bảo Đại. Với điều kiện địa lý và cách đi riêng rẻ như vậy, việc gặp lại nhau không phải dễ dàng. Mặt khác, họ còn bị mật thám tây ở Tàu theo dõi. Nhưng dầu sao, họ vẫn bị nguy hiểm ít hơn những đồng chí của họ ở lại Việt nam, vừa bị Việt minh đàn áp, truy lùng, vừa bị Tây bố ráp, bao bố nhìn mặt.
Cho tới lúc giải pháp Bảo Đại thành hình, ngoài số thanh niên qua lại biên giới Việt-Tàu thường xuyên, đảng viên Đại Việt và VNQDĐ hoạt động dài hạn trên đất tàu có tới 2500 người vào năm 1948 trong số đó có lối 250 cán bộ Việt minh trà trộn theo.
Đảng viên Đại Việt và VNQDĐ ở Miền nam nước Tàu hằng ngày theo dõi diển tiến của tình hình việt nam, tuy phương tiện thông tin và liên lạc với Việt Nam vô cùng khó khăn. Phần đông nôn nóng muốn trở về Việt nam để có điều kiện hoạt động dễ hơn.
Ở Quảng đông, VNQDĐ và Đại Việt vận động thống nhứt hai đảng để tăng cường sức mạnh, chỉ còn chờ đợi sự chấp thuận của hai đảng trưởng Vũ Hồng Khanh và Trương Tử Anh.
Nhưng sáng kiến thống nhứt lực lượng đã trở thành không còn quan trọng nữa vì ở Hồng Kông, Cựu Hoàng Bảo Đại cũng đang vận động kết hợp người quốc gia chung quanh ông. Với tính chính thống, Cựu Hoàng có thể tạo được một tình thế mới để cho các đảng phái quốc gia có điều kiện hoạt động công khai cho một giải pháp chánh trị việt nam Độc lập không cộng sản và thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp.
Nguồn tin Đại Việt chọn ủng hộ Cựu Hoàng như giải pháp cho Việt nam được Đặng văn Sung đính chánh. Tuy nhiên, sau đó, Đặng văn Sung nhận hai nhiệm vụ quan trọng từ Trương Tử Anh là báo cáo tình hình ở Tàu vừa tìm nguồn tài chánh cho Đại Việt và liên lạc với Trần Trọng Kim và Bảo Đại. Với Cụ Kim, giải pháp Bảo Đại vẫn được Cụ ưu ái.
Không cần vai trò Cố vấn tối cao làm kiểng của Bảo Đại nữa, Hồ Chí Minh gởi ông qua Tàu ngầm ý cô lập ông. Những ngày đầu khổ sở, túi không có một đồng xu, nhờ hảo tâm của bạn bè sống qua ngày, sau ông mới được Ngân hàng Đông dương giúp đều đặng tiền bạc nên ông mới tới ở Khách sạn Gloucester, Queens Road. Tại đây, ông gặp nhơn viên an ninh của Tòa Lãnh sự Pháp có nhiệm vụ theo dỏi người việt nam tới đây, ông ngỏ ý muốn đi Quảng đông du lịch vài ngày. Sự thật, ông muốn gặp Cụ Trần Trọng Kim và những người việt nam quốc gia ở đây. Nhơn đó, nếu thuận tiện, ông xin gặp Tưởng Giới thạch để biết quan điểm của người tàu vể vấn đề việt nam hiện nay. Tới Quảng đông, Cựu Hoàng được Lảnh sự Pháp, một Giám mục và một nhơn viên Ngân hàng Đông dương đón tiếp. Ông cũng gặp Cụ Trần trọng Kim nhưng không có tin tức gì mới và quan trọng về tình hình việt nam. Cựu Hoàng đặc biệt để ý tới tình cảnh túng thiếu cực kỳ nghiêm trọng của gia đình Cụ Kim. Ông mời Cụ Kim theo ông tới Hồng kông. Ở đây, ông được một Linh mục của Phái bộ Truyền giáo Hải ngoại khuyên ông nên về Sài gòn và ở trong khu vực kiểm soát của pháp để được bảo vệ an ninh. Cụ Nguyễn Hải Thần, Đại việt, Việt nam Quốc dân Đảng và nhiều nhơn sĩ quốc gia khác cùng khuyên ông nên nhận lảnh nhiệm vụ thực hiện môt giải pháp quốc gia. Mọi người đều bày tỏ lòng ủng hộ ông.
Những suy nghĩ bước đầu
Năm 1947, Cựu Hoàng nghĩ phải quyết định tham dự vào cuộc tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Ông chọn dựa trên những người nồng cốt của Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng văn Sung, Nguyễn Xuân Việt và những người quốc gia độc lập để tạo thế ứng xử với những tham vọng của pháp. Ông tiếp môt đặc phái viên của chánh quyền pháp và đặt điều kiện với Pháp: « Pháp phải chấm dứt chiến tranh, phải trao trả độc lập và sự thống nhứt cho Việt nam; không có một giải pháp nào khác cả»*. Ngày 9/9/1947, Cựu Hoàng từ Hồng Kông đưa ra lời hiệu triệu các đảng phái và người việt nam quốc gia ở trong nước và ngoài nước để ông nói về một giải pháp và vai trò của ông tìm kiếm độc lập cho Việt nam. Sự hưởng úng rất rộng rải. Đảng phái tổ chức những buổi thảo luận về đề nghị giải pháp Việt nam của ông đưa ra kéo dài cả tuần, sau cùng dẩn tới hai ý kiền có giá trị như kết luận: Việt nam Cộng hòa và Việt nam Quân chủ Lập hiến.
Những người tham dự hội nghị, trước ý kiến mâu thuẩn chưa có giải pháp, không muốn Cựu Hoàng tự ý vội thương lượng sớm với Pháp, nhưng không thể để mất ông vì mất ông thì chỉ còn Việt Minh là lực lượng việt nam duy nhứt đối thoại với Pháp mà thôi.
Lo ngại sự tranh chấp kéo dài sẽ làm cho tình hình thêm phức tạp, Cựu Hoàng đưa ra một bản tuyên bố gởi cho toàn dân việt nam, trong đó ông không quên lến án Việt Minh độc tài, bày tỏ ý kiến ông sẽ đứng ra giải quyết tình hình việt nam, đem lại sự thống nhứt và độc lập cho xứ sở. Qua lời kêu gọi này, người ta thấy Cựu Hoàng muốn xác định vị trí của ông là trên mọi đảng phái và mọi tranh chấp: « …Việt nam thống nhứt, mọi người dân việt nam sẽ tái thiết đất nước xinh đẹp của mình trên những cơ sở mới, sức mạnh của chúng ta bắt nguồn từ những giá trị truyền thống dân tộc»*. Cũng qua lời kêu gọi, Cựu Hoàng muốn cho mọi người thấy ông không thừa nhận sự hiện diện của Việt Minh, không có một «giải pháp hồ chí minh» cho Việt nam và kêu gọi cả những người việt nam còn kẹt trong hàng ngũ Việt Minh hảy trở về với hàng ngũ quốc gia.
Từ nay, Pháp có một người đối thoại đại diện thật sự cho chánh nghĩa việt nam. Cựu Hoàng tin tưởng rồi đây Pháp sẽ phải nhượng bộ cho Việt nam độc lập thật sự .
Ông Nguyễn Tường Tam ở lại Hồng kông để theo dõi Ông Bảo Đại vì không đồng ý Ông Bảo Đại chọn Tướng Nguyễn văn Xuân làm Thủ tướng vì cho rằng đó là người của Tây hoàn toàn. Do sự khám phá của cảnh sát Anh, nhiều người mới biết phe Ông Nguyễn Tường Tam có âm mưu hạ bệ Ông Bảo Đại để chuẩn bị cho giải pháp một Việt nam Cộng hòa khi thấy Ông Bảo Đại được sự ủng hộ rộng rải và vai trò của ông trở thành quan trọng cho vấn đề việt nam *. Ông Nguyễn Tôn Hoàn tuy không đồng ý Ông Bảo Đại có ý chọn Tướng Nguyễn văn Xuân lập chánh phủ nhưng ông lo ngại sự xung đột giữa phe quốc gia với nhau rất nguy hiểm trong lúc này nên đứng ra giàn xếp. Có thể nghĩ Ông Nguyễn Tôn Hoàn thấy vai trò của Nam kỳ quan trọng trong việc thống nhứt quốc gia ? Không đưa đuợc Nam ký vào một chánh phủ Trung ương thì làm sao thực hiện một Việt nam thống nhứt. Hơn nữa, Ông Bảo Đại, trước quốc tế, còn giữ được tính chính thống quốc gia. Ông đã tuyên bố hủy bỏ tất cả Hiệp ước bất bình đẳng với Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho Việt Nam, ít nhứt trên pháp lý quốc tế.
Đến đây, người Pháp bắt đầu hiểu được những toan tính kín đáo của Ông Bảo Đại nhờ cảnh sát lượm được mấy chữ viết tay của Cụ Trần Trọng Kim về Cưụ hoàng: « Cựu Hoàng không bao giờ nghĩ sẽ trở lại ngôi vua vì trở lại ngôi vua không có gì khác hơn là làm vua bù nhìn dưới sự đô hộ của thực dân. Nếu ông trở lại là trở lại theo tiếng gọi của quốc dân. Sự trở lại của ông phải đồng nghĩa với sự độc lập của Việt Nam»*.
Năm 1947, mặc dầu nhiều khó khăn vì đang sống lưu vong trên đất tàu, Đại Việt vẫn giữ quyết tâm, tái cơ cấu từng phần để có thể lấy những quyết định quan trọng và tham gia tranh đấu cho vận mệnh đất nước. Về phần Cựu Hoàng, ông chọn cái nhìn của Đại Việt mà không theo quan điểm của bộ phận Việt nam Quốc dân Đảng lưu vong.
Đại Việt ủng hộ Cựu Hoàng, sửa soạn cho ông về Việt nam bằng 3 dự án: tạo một phong trào quần chúng chánh trị ủng hộ Bảo Đại, tổ chức một phong trào thanh niên ủng hộ Bảo Đại và giử một chơn trong kháng chiến để nhằm kéo những người kháng chiến không cộng sản trở về * . Nhưng qua năm 1948, Ông Bảo Đại quyết định chọn Tướng Nguyễn văn Xuân lập Chánh phủ Trung ương Lâm thời. Đại Việt đành phải đứng ra ngoài và chờ cơ hội khác. Trong lúc đó, Việt Minh gia tăng khủng bố, ám sát để tố cáo chánh phủ Bảo Đại tay sai của thực dân, bất lực không giử được an ninh cho dân chúng, vừa tiêu diệt những người yêu nước thật sự . Những cái chết của Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà,…đủ tố cáo cái dã tâm của Hồ Chí Minh là không bao giờ từ bỏ khủng bố nhơn dân.
Quốc gia Liên hiệp
Quốc gia Liên hiệp là một tập họp những người quốc gia nhằm ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Ở Trung, từ năm 1946, hai ông Trần văn Lý và Ngô Đình Diệm thành lập một tổ chức cùng danh xưng và cùng mục tiêu. Qua năm sau, Quốc gia Liên hiệp ở Trung sáp nhập vào Mặt trận Quốc gia Liên hiệp trong Nam do Bs Lê văn Hoạch, người Cao Đài, thành lập. Trong lúc đó, cũng có một Mặt trận Quốc gia Liên hiệp do Ông Vũ Tam Anh thành lập trong kháng chiến và tách ra. Nhưng tổ chức này không tồn tại lâu khi rút về Sài gòn.
Cuối năm 1947, một Ủy Ban Chỉ đạo gồm mươi người: Nguyễn Tôn Hoàn làm Tổng Thư ký, Tướng Nguyễn văn Xuân làm Cố vấn Danh dự, thành viên là Đại diện Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Liên Minh Dân chủ của Bs Đỗ Dư Ánh, Khối Quốc gia Kháng chiến, Phân bộ Quốc gia Liên hiệp ở Trung do Ngô Đình Luyện đại diện, Đại diện Tin Lành,.. được thành lập để hướng dẩn hoạt động của Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại.
Lực lượng ủng hộ giải pháp Bảo Đại đưọc thống nhứt trong đó 2 nhơn vật tích cực ủng hộ Cựu Hoàng là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn. Đây là thời điểm mà 2 người này khắn khít với nhau và hợp tác với nhau chặt chẻ. Nhờ đó, Ông Bảo Đại được một lực lượng chánh trị mạnh ủng hộ để ông về nước lập một chánh phủ quốc gia.
Qua tháng giêng 1948, Tổ chức Quốc gia Liên hiệp gởi Cựu Hoàng một bản kiến nghị ủng hộ ông và đồng thời yêu cầu ông dẹp bỏ Phái đoàn Đại diện Việt nam ở Paris vốn thân Việt Minh.
Phía Pháp, với Bollaert, nhìn nhận chánh thức Bảo Đại là người đối thoại giàn xếp vấn đề việt nam, nhưng quan điểm của pháp vẫn nhằm hạn chế chủ quyến của Việt nam. Để biết ý kiến của Quốc gia Liên hiệp, tức ý của các tổ chức chánh trị, Cựu Hoàng triệu tập các ông Trần văn Lý, Ngô Đình Diệm và Tướng Nguyễn văn Xuân tới Hồng kông. Hai ông Trần văn Lý và Ngô Đình Diệm phản đối đường lối của Pháp quyết liệt. Sau khi nghe ý kiến của Đại diện Quốc gia Liên hiệp, Cựu Hoàng qua Luân đôn, rồi Genève. Lúc này, ông biết chánh phủ hữu phái ở Paris, với một bộ phận đảng De Gaulle (gaulliste) tỏ ra khó chịu vì ông đã loại Việt Minh ra khỏi chánh trường Việt Nam. Trước dư luận pháp, trong một buổi họp báo ở Genève, ông lập lại quan điểm của ông về một giải pháp cho Việt nam « …Pháp phải trao trả lại cho tôi quyền lãnh đạo Việt nam độc lập, ba kỳ thống nhứt, với các sắc tộc thiểu số Miền Bắc, Trung và Nam. Có như vậy vấn đề Viêt Nam mới được giải quyết và việc này làm được »*.
Được tin Cựu Hoàng sắp về, tháng 2/1948, các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Hữu Trí, Ngô Đình Diệm đều vội vả qua Hồng kông chờ đón Bảo Đại từ Genève trở lại. Ông Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ là người được hiểu sẽ được Cựu Hoàng chỉ định lập chánh phủ. Ông Diệm giữ sẳn một dự án chánh trị chờ có cơ hội áp dụng*. Dự án gồm 5 điểm:
1/ chánh thể quân chủ nghị viện,
2/ thiết lập nền đôc tài quốc gia,
3/ tuyển mộ và canh tân cán bộ chọn lựa trong những chiến sĩ quốc gia và công giáo,
4/ chống hối lộ,
5/ dẹp bỏ tận gốc Việt Minh.
Việt nam Quốc gia
Dựa thế của Quốc gia Liên hiệp trong chánh phủ Nguyễn văn Xuân, Ông Nguyễn Tôn Hoàn tổ chức lại Đại Việt trong Nam cho phù hợp với đường lối cách mạng của Đại Việt. Ông thành lập Thanh niên Bảo quốc Đoàn như Thanh niên Tiền phong trước kia làm lực lượng xung kích đánh cộng sản ngay trên mặt trận thanh niên và cách mạng.
Ông Đỗ văn Năng thông báo Tướng Xuân Thanh niên Bảo quốc Đoàn sẽ tổ chức Đại hội đầu tiên ở rạp hát Tân định và được chánh phủ nhìn nhận và ủng hộ. Từ 200 thanh niên đoàn viên với 70 cán bộ lãnh đạo, tăng lên 2000 chỉ trong vài ngày. Năm tháng sau, khắp các tỉnh Miền Tây đều có Thanh niên Bảo quốc Đoàn ra đời trước sự hưởng ứng nồng nhiệt của dân chúng.
Cựu Hoàng ủy nhiệm Tướng Nguyễn văn Xuân lập Chánh phủ Trung ương Lâm thời. Đại Việt không mặn mà với chánh phủ nhưng cần vai trò của chánh phủ. Trước biến cố quan trọng này, cuối năm 1948, Đại Việt ra chỉ thị cho cán bộ lãnh đạo đảng* :
– Đối với Cựu Hoàng, hiện là người duy nhứt có thể chánh thức tranh đấu cho nền Độc lập và Thống nhứt quốc gia;
– Đối với Chánh phủ Trung ương Lâm thời, vì gồm nhiều phần tử phức tạp, chúng ta không ủng hộ nhưng không phê phán để lật đổ, phê phán hành động của nhơn viên chánh phủ nhưng không đụng chạm tới đời tư;
– Đối với Pháp, Đại Việt chủ trương một nền độc lậo và Việt nam thống nhứt trọn vẹn, từ Ải nam quan tới mủi Cà mau.
Trên phương diện tranh đấu chánh trị việt nam, những năm 1947 và 1948 có tính cách quyết định của Đại Việt. Sau 1946, Đại Việt bị phân hóa và suy yếu do Việt Minh tấn công. Chính nhờ một nhóm nhỏ cán bộ giỏi mà Đại Việt đã tìm lại được cho mình thế đứng vững vàng. Thay vì chạy qua Tàu và ở lại bên đó, Đại Việt đã khéo léo sử dụng con bài Pháp để tồn tại và tiếp tục tranh đấu nhưng vẫn giử lập trường chống thực dân để giành độc lập.
Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp và khó khăn của Việt Nam từ 1947 tới 1954, khó khăn về mặt chánh trị vì bị áp lực từ hai phía Pháp và Việt Minh cộng sàn, về mặt tâm lý, khi tránh Việt Minh chì có con đường rút về Thành, công khai tranh đấu, thì bị lên án đầu hàng giặc, Đại Việt đã tham gia chánh quyền, khai sanh ra một Việt nam Quốc gia và xây dựng nó vững mạnh cho tới 30/04/75. Phải nhìn nhận đó là một thành công lớn của Đại Việt và Đại Việt Miền nam.
——————————————-
Ghi chú:
* Trích François Guillemot .
–Mời đọc thêm Luận án Tiến sĩ sử học «Đại Việt, Indépendance et Révolution au Việt nam. L’échec de la troisiềme voie (1938 – 1955) de François Guillemot »,( Trường Ecole Pratique de Hautes Etudes, Paris XVI, do Ed Les Indes savantes, Paris, xuất bản năm 2012. Luận án được ông François Guillemot thực hiện rất công phu. Nhứt là về mặt tài liệu gốc vô cùng phong phú.
-Gọng Kìm Lịch sử của Bùi Diễm, xb Phạm Quang Khai, Huê kỳ, 2000.
-Việt nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ, xb Xuân Thu, Huê kỳ, 1989.
Nguyễn văn Trần, Paris (nhớ Gs Nguyễn Ngọc Huy nhơn lễ giổ thứ 30)
Đọc lại lịch sử, dù ghét hay thương, đồng thuận hay không, chúng ta phải công nhận sự thật là nhà Nguyễn đã có công thống nhứt đất nước, mở mang bờ cõi đến Cà Mau, làm nồi gạo đầy nuôi sống cả nước. Việt nam có vị thế địa chính thuận lợi nhứt Đông Nam Á. Dù không may bị Pháp đô hộ, nhưng nhà Nguyễn từ Thành Thái đến Duy Tân đều hy sinh chống Pháp. Nhưng thập niên 1930/1940, Việt Nam bị ảnh hưởng sâu đậm cao trào bài phong & đả thực của hai cuộc cách mạng Pháp và Liên xô. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức hay đảng phái chủ trương vừa đánh Pháp vừa bằng cách này hay cách khác dẹp bỏ vương triều nhà Nguyễn. Vì vậy Việt Nam mới từng bước rơi vào tay cộng sản, dẫn đến đại họa cho toàn dân Việt.
Vì vậy theo nhận xét riêng của DN, phá bỏ nhà Nguyễn là sai lầm lớn.
Thử nêu ra 2 điểm quan trọng sau, hầu rút tỉa kinh nghiệm để toàn dân trong ngoài hội tụ với nhau thành một khối lớn, mới có hy vọng lật bỏ cộng sản hầu phục hưng Việt Nam.
Thời Bảo Đại
1. 1945, Nhựt đồng ý trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Bảo Đại. Dù mang tiếng ăn chơi, nhưng dĩ nhiên Bảo Đại cũng là người yêu nước. Vì vậy, ngay sau khi có được cơ hội tốt do Nhựt trao trả độc lập. Bảo Đại hai lần cố tình tìm mời cụ Ngô Đình Diệm, một nhân tài từng là quan Đại thần nhà Nguyễn, được Bảo Đại tin cậy và trọng nễ, từ Sài gòn ra Huế giúp Bảo Đại thành lập chánh phủ. Lần đầu người Nhựt không giúp thông báo cho cụ Diệm, cụ Diệm không biết nên không trả lời. Lần thứ 2 Nhựt thông báo cho cụ Diệm, nhưng cụ từ chối không nhận lời mời của Bảo Đại. Sau cùng Bảo Đại phải nhờ cụ Trần Trọng Kim giúp thành lập chánh phủ.
Cụ Kim là nhà khoa bảng, dù yêu nước, nhưng không đủ tài lèo lái quốc gia. Trong lúc đó một số đảng phái quốc gia lại hợp tác với HCM và để cho hắn dễ dàng cướp chánh quyền. Tệ hại hơn nữa là những người Việt Quốc gia lúc đó lại tham gia vào Chánh phủ Liên Hiệp do Hồ làm chủ tịch. Tạo thêm vây cánh cho Hồ, giúp cho hắn nắm chánh quyền và từng bước lùng diệt phe Quốc gia. Những người quốc gia từng hợp tác giúp Hồ, bị lừa nên bằng cách này hay cách khác, đã phải đào tẩu khỏi bàn tay sắt của Hồ.
Câu hỏi đặt ra là 1945, nếu cụ Diệm nắm chánh quyền, giữ Bảo Đại làm quốc trưởng để đoàn kết phe Quốc gia, giữ vững độc lập, thì HCM có đủ khả năng hay chánh nghĩa để cướp chánh quyền nhà Nguyễn chánh thống không? Tôi tin là HCM không đủ bản lãnh và uy tín đối đầu với cụ Diệm, bởi bố của Hồ là cụ Nguyễn Sinh Sắc từng thọ ơn cụ Ngô Đình Khả, thân sinh cụ Diệm, đã giúp cho cụ Sắc đậu vớt kỳ thi Phó bảng.
2. 1949, sau khi bị HCM lừa gạt, Bảo Đại trốn qua Hong Kong. Từ đó Bảo Đại thương thuyết và được Tổng thống Pháp chánh thức trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Bảo Đại tiếp nhận độc lập và cho thành lập chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Đầu tiên là tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng tạm thời và sau đó chuyển dần đến Thủ tướng Trần Văn Hữu. Và đến 1954 cụ Diệm về nước nhận vai trò Thủ tướng thay cho cụ Trần Văn Hữu. Không lâu sau HĐ Geneve, 1955 cụ Diệm tổ chức trưng cầu dân ý dẹp bỏ Bảo Đại, nhà Nguyễn mất. Chưa đầy 10 năm sau, ba anh em cụ Diệm chết một cách tức tối và đau thương để rồi từ đó, VN từng bước rơi trọn vào tay Hồ và cộng sản.
Câu hỏi đặt ra: Nếu cụ Diệm không truất phế Bảo Đại, giữ bảo Đại lại làm biểu tượng nghi lễ và hòa giải, cụ Diệm an tâm điều hành quốc gia thì sau này đám loạn tướng có cơ hội lật bỏ Bảo Đại và giết 3 anh em cụ Diệm không? Và nếu chánh phủ Quốc gia VN với Bảo Đại và cụ Diệm điều hành, HCM và cộng sản Bắc Việt có đủ chánh nghĩa hay lý do chánh đáng lừa gạt Thế giới và dân Việt cho mục tiêu “giải phóng” Miền Nam không?
Lịch sử không có chữ NẾU! Vì vậy tôi nêu comment trên nhằm mời gọi phe Quốc gia chúng ta ngày nay muốn thắng cộng sản thì trong ngoài phải đoàn kêt thành một khối. Đứng chung dưới Cờ vàng 3 sọc đỏ, biểu tượng của tinh thần Quốc Gia Việt Nam/VNCH triệt để chống cộng. Đừng vì bất cứ lý do gì tự động làm theo cách riêng của tổ chức hay đảng phái để rồi tiếp tục bị cộng sản xen vào gây chia rẻ và làm tê liệt.
Chúng ta kém người Nhựt vì chúng ta thiếu tinh thần tự chế, không đoàn kết thành khối lớn như Nhựt đã nuốt nhụt, chấp nhận cho Mỹ cai trị. Họ quyết tâm bảo vệ Nhựt Hoàng làm biểu tượng nghi lễ và hòa giải, nên chỉ 7 năm sau Mỹ trao trả độc lập cho Nhựt. Dân Nhựt không bị phân hóa và nước Nhựt tiến lên thành cường quốc số một Á châu.
Tôi gởi 3 links sau, nếu các bạn có thì giờ thử đọc 2 phần đầu trong bài:
1. Những Mốc Lịch Sử Quan Trọng Khởi Từ Thập Niên 1940” – Dân Nam
http://www.trinhanmedia.com/2012/10/nhung-moc-lich-su-quan-trong-khoi-tu.html
2. Tiếp theo đọc bài: Chỉ giỏi cãi của T/giả trang chủ NguyễnThông
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html
3. Và đọc comment dài chia làm nhiều đoạn của Dân Nam So sánh Nhựt và Việt Nam
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html showComment=1374466121281#c4361413285637877119
Dân Nam 20/09/2020 at 05:52 (gởi hôm qua không hiện ra nên tôi gởi lại)
Đọc lại lịch sử, dù ghét hay thương, đồng thuận hay không, chúng ta phải công nhận sự thật là nhà Nguyễn đã có công thống nhứt đất nước, mở mang bờ cõi đến Cà Mau, làm nồi gạo đầy nuôi sống cả nước. Việt nam có vị thế địa chính thuận lợi nhứt Đông Nam Á. Dù không may bị Pháp đô hộ, nhưng nhà Nguyễn từ Thành Thái đến Duy Tân đều hy sinh chống Pháp. Nhưng thập niên 1930/1940, Việt Nam bị ảnh hưởng sâu đậm cao trào bài phong & đả thực của hai cuộc cách mạng Pháp và Liên xô. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức hay đảng phái chủ trương vừa đánh Pháp vừa bằng cách này hay cách khác dẹp bỏ vương triều nhà Nguyễn. Vì vậy Việt Nam mới từng bước rơi vào tay cộng sản, dẫn đến đại họa cho toàn dân Việt.
Vì vậy theo nhận xét riêng của DN, phá bỏ nhà Nguyễn là sai lầm lớn.
Thử nêu ra 2 điểm quan trọng sau, hầu rút tỉa kinh nghiệm để toàn dân trong ngoài hội tụ với nhau thành một khối lớn, mới có hy vọng lật bỏ cộng sản hầu phục hưng Việt Nam.
Thời Bảo Đại
1. 1945, Nhựt đồng ý trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Bảo Đại. Dù mang tiếng ăn chơi, nhưng dĩ nhiên Bảo Đại cũng là người yêu nước. Vì vậy, ngay sau khi có được cơ hội tốt do Nhựt trao trả độc lập. Bảo Đại hai lần cố tình tìm mời cụ Ngô Đình Diệm, một nhân tài từng là quan Đại thần nhà Nguyễn, được Bảo Đại tin cậy và trọng nễ, từ Sài gòn ra Huế giúp Bảo Đại thành lập chánh phủ. Lần đầu người Nhựt không giúp thông báo cho cụ Diệm, cụ Diệm không biết nên không trả lời. Lần thứ 2 Nhựt thông báo cho cụ Diệm, nhưng cụ từ chối không nhận lời mời của Bảo Đại. Sau cùng Bảo Đại phải nhờ cụ Trần Trọng Kim giúp thành lập chánh phủ.
Cụ Kim là nhà khoa bảng, dù yêu nước, nhưng không đủ tài lèo lái quốc gia. Trong lúc đó một số đảng phái quốc gia lại hợp tác với HCM và để cho hắn dễ dàng cướp chánh quyền. Tệ hại hơn nữa là những người Việt Quốc gia lúc đó lại tham gia vào Chánh phủ Liên Hiệp do Hồ làm chủ tịch. Tạo thêm vây cánh cho Hồ, giúp cho hắn nắm chánh quyền và từng bước lùng diệt phe Quốc gia. Những người quốc gia từng hợp tác giúp Hồ, bị lừa nên bằng cách này hay cách khác, đã phải đào tẩu khỏi bàn tay sắt của Hồ.
Câu hỏi đặt ra là 1945, nếu cụ Diệm nắm chánh quyền, giữ Bảo Đại làm quốc trưởng để đoàn kết phe Quốc gia, giữ vững độc lập, thì HCM có đủ khả năng hay chánh nghĩa để cướp chánh quyền nhà Nguyễn chánh thống không? Tôi tin là HCM không đủ bản lãnh và uy tín đối đầu với cụ Diệm, bởi bố của Hồ là cụ Nguyễn Sinh Sắc từng thọ ơn cụ Ngô Đình Khả, thân sinh cụ Diệm, đã giúp cho cụ Sắc đậu vớt kỳ thi Phó bảng.
2. 1949, sau khi bị HCM lừa gạt, Bảo Đại trốn qua Hong Kong. Từ đó Bảo Đại thương thuyết và được Tổng thống Pháp chánh thức trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Bảo Đại tiếp nhận độc lập và cho thành lập chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Đầu tiên là tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng tạm thời và sau đó chuyển dần đến Thủ tướng Trần Văn Hữu. Và đến 1954 cụ Diệm về nước nhận vai trò Thủ tướng thay cho cụ Trần Văn Hữu. Không lâu sau HĐ Geneve, 1955 cụ Diệm tổ chức trưng cầu dân ý dẹp bỏ Bảo Đại, nhà Nguyễn mất. Chưa đầy 10 năm sau, ba anh em cụ Diệm chết một cách tức tối và đau thương để rồi từ đó, VN từng bước rơi trọn vào tay Hồ và cộng sản.
Câu hỏi đặt ra: Nếu cụ Diệm không truất phế Bảo Đại, giữ bảo Đại lại làm biểu tượng nghi lễ và hòa giải, cụ Diệm an tâm điều hành quốc gia thì sau này đám loạn tướng có cơ hội lật bỏ Bảo Đại và giết 3 anh em cụ Diệm không? Và nếu chánh phủ Quốc gia VN với Bảo Đại và cụ Diệm điều hành, HCM và cộng sản Bắc Việt có đủ chánh nghĩa hay lý do chánh đáng lừa gạt Thế giới và dân Việt cho mục tiêu “giải phóng” Miền Nam không?
Lịch sử không có chữ NẾU! Vì vậy tôi nêu comment trên nhằm mời gọi phe Quốc gia chúng ta ngày nay muốn thắng cộng sản thì trong ngoài phải đoàn kêt thành một khối. Đứng chung dưới Cờ vàng 3 sọc đỏ, biểu tượng của tinh thần Quốc Gia Việt Nam/VNCH triệt để chống cộng. Đừng vì bất cứ lý do gì tự động làm theo cách riêng của tổ chức hay đảng phái để rồi tiếp tục bị cộng sản xen vào gây chia rẻ và làm tê liệt.
Chúng ta kém người Nhựt vì chúng ta thiếu tinh thần tự chế, không đoàn kết thành khối lớn như Nhựt đã nuốt nhụt, chấp nhận cho Mỹ cai trị. Họ quyết tâm bảo vệ Nhựt Hoàng làm biểu tượng nghi lễ và hòa giải, nên chỉ 7 năm sau Mỹ trao trả độc lập cho Nhựt. Dân Nhựt không bị phân hóa và nước Nhựt tiến lên thành cường quốc số một Á châu.
Tôi gởi 3 links sau, nếu các bạn có thì giờ thử đọc 2 phần đầu trong bài :
1. Những Mốc Lịch Sử Quan Trọng Khởi Từ Thập Niên 1940” – Dân Nam
http://www.trinhanmedia.com/2012/10/nhung-moc-lich-su-quan-trong-khoi-tu.html
2. Tiếp theo đọc bài: Chỉ giỏi cãi của T/giả trang chủ NguyễnThông
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html
3. Và đọc comment dài chia làm nhiều đoạn của Dân Nam So sánh Nhựt và Việt Nam
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html showComment=1374466121281#c4361413285637877119
Đọc lại lịch sử, dù ghét hay thương, đồng thuận hay không, chúng ta phải công nhận sự thật là nhà Nguyễn đã có công thống nhứt đất nước, mở mang bờ cõi đến Cà Mau, làm nồi gạo đầy nuôi sống cả nước. Việt nam có vị thế địa chính thuận lợi nhứt Đông Nam Á. Dù không may bị Pháp đô hộ, nhưng nhà Nguyễn từ Thành Thái đến Duy Tân đều hy sinh chống Pháp. Nhưng thập niên 1930/1940, Việt Nam bị ảnh hưởng sâu đậm cao trào bài phong & đả thực của hai cuộc cách mạng Pháp và Liên xô. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức hay đảng phái chủ trương vừa đánh Pháp vừa bằng cách này hay cách khác dẹp bỏ vương triều nhà Nguyễn. Vì vậy Việt Nam mới từng bước rơi vào tay cộng sản, dẫn đến đại họa cho toàn dân Việt.
Vì vậy theo nhận xét riêng của DN, phá bỏ nhà Nguyễn là sai lầm lớn.
Thử nêu ra 2 điểm quan trọng sau, hầu rút tỉa kinh nghiệm để toàn dân trong ngoài hội tụ với nhau thành một khối lớn, mới có hy vọng lật bỏ cộng sản hầu phục hưng Việt Nam.
Thời Bảo Đại
1. 1945, Nhựt đồng ý trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Bảo Đại. Dù mang tiếng ăn chơi, nhưng dĩ nhiên Bảo Đại cũng là người yêu nước. Vì vậy, ngay sau khi có được cơ hội tốt do Nhựt trao trả độc lập. Bảo Đại hai lần cố tình tìm mời cụ Ngô Đình Diệm, một nhân tài từng là quan Đại thần nhà Nguyễn, được Bảo Đại tin cậy và trọng nễ, từ Sài gòn ra Huế giúp Bảo Đại thành lập chánh phủ. Lần đầu người Nhựt không giúp thông báo cho cụ Diệm, cụ Diệm không biết nên không trả lời. Lần thứ 2 Nhựt thông báo cho cụ Diệm, nhưng cụ từ chối không nhận lời mời của Bảo Đại. Sau cùng Bảo Đại phải nhờ cụ Trần Trọng Kim giúp thành lập chánh phủ.
Cụ Kim là nhà khoa bảng, dù yêu nước, nhưng không đủ tài lèo lái quốc gia. Trong lúc đó một số đảng phái quốc gia lại hợp tác với HCM và để cho hắn dễ dàng cướp chánh quyền. Tệ hại hơn nữa là những người Việt Quốc gia lúc đó lại tham gia vào Chánh phủ Liên Hiệp do Hồ làm chủ tịch. Tạo thêm vây cánh cho Hồ, giúp cho hắn nắm chánh quyền và từng bước lùng diệt phe Quốc gia. Những người quốc gia từng hợp tác giúp Hồ, bị lừa nên bằng cách này hay cách khác, đã phải đào tẩu khỏi bàn tay sắt của Hồ.
Câu hỏi đặt ra là 1945, nếu cụ Diệm nắm chánh quyền, giữ Bảo Đại làm quốc trưởng để đoàn kết phe Quốc gia, giữ vững độc lập, thì HCM có đủ khả năng hay chánh nghĩa để cướp chánh quyền nhà Nguyễn chánh thống không? Tôi tin là HCM không đủ bản lãnh và uy tín đối đầu với cụ Diệm, bởi bố của Hồ là cụ Nguyễn Sinh Sắc từng thọ ơn cụ Ngô Đình Khả, thân sinh cụ Diệm, đã giúp cho cụ Sắc đậu vớt kỳ thi Phó bảng.
2. 1949, sau khi bị HCM lừa gạt, Bảo Đại trốn qua Hong Kong. Từ đó Bảo Đại thương thuyết và được Tổng thống Pháp chánh thức trao trả độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Bảo Đại tiếp nhận độc lập và cho thành lập chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Đầu tiên là tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng tạm thời và sau đó chuyển dần đến Thủ tướng Trần Văn Hữu. Và đến 1954 cụ Diệm về nước nhận vai trò Thủ tướng thay cho cụ Trần Văn Hữu. Không lâu sau HĐ Geneve, 1955 cụ Diệm tổ chức trưng cầu dân ý dẹp bỏ Bảo Đại, nhà Nguyễn mất. Chưa đầy 10 năm sau, ba anh em cụ Diệm chết một cách tức tối và đau thương để rồi từ đó, VN từng bước rơi trọn vào tay Hồ và cộng sản.
Câu hỏi đặt ra: Nếu cụ Diệm không truất phế Bảo Đại, giữ bảo Đại lại làm biểu tượng nghi lễ và hòa giải, cụ Diệm an tâm điều hành quốc gia thì sau này đám loạn tướng có cơ hội lật bỏ Bảo Đại và giết 3 anh em cụ Diệm không? Và nếu chánh phủ Quốc gia VN với Bảo Đại và cụ Diệm điều hành, HCM và cộng sản Bắc Việt có đủ chánh nghĩa hay lý do chánh đáng lừa gạt Thế giới và dân Việt cho mục tiêu “giải phóng” Miền Nam không?
Lịch sử không có chữ NẾU! Vì vậy tôi nêu comment trên nhằm mời gọi phe Quốc gia chúng ta ngày nay muốn thắng cộng sản thì trong ngoài phải đoàn kêt thành một khối. Đứng chung dưới Cờ vàng 3 sọc đỏ, biểu tượng của tinh thần Quốc Gia Việt Nam/VNCH triệt để chống cộng. Đừng vì bất cứ lý do gì tự động làm theo cách riêng của tổ chức hay đảng phái để rồi tiếp tục bị cộng sản xen vào gây chia rẻ và làm tê liệt.
Chúng ta kém người Nhựt vì chúng ta thiếu tinh thần tự chế, không đoàn kết thành khối lớn như Nhựt đã nuốt nhụt, chấp nhận cho Mỹ cai trị. Họ quyết tâm bảo vệ Nhựt Hoàng làm biểu tượng nghi lễ và hòa giải, nên chỉ 7 năm sau Mỹ trao trả độc lập cho Nhựt. Dân Nhựt không bị phân hóa và nước Nhựt tiến lên thành cường quốc số một Á châu.
Tôi gởi 3 links sau, nếu các bạn có thì giờ thử đọc 2 phần đầu trong bài :
1. Những Mốc Lịch Sử Quan Trọng Khởi Từ Thập Niên 1940” – Dân Nam
http://www.trinhanmedia.com/2012/10/nhung-moc-lich-su-quan-trong-khoi-tu.html
2. Tiếp theo đọc bài: Chỉ giỏi cãi của T/giả trang chủ NguyễnThông
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html
3. Và đọc comment dài chia làm nhiều đoạn của Dân Nam So sánh Nhựt và Việt Nam
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html showComment=1374466121281#c4361413285637877119
Đọc bài viết ,.mới biết có đại việt miền Nam và Đạ Việt miền Trung , ĐV miền Nam ủng hộ cụ Ngô (đại diện là Ong Bùi Diễm) và Đai Việt miền Trung chống Cụ Ngô vói chiến khu Ba Lòng và đẻ (danh chánh ng ôn thuận ) chống luôn CS. Môt đảng lớn khác suốt đời tranh đâu chống Pháp ,chống cộng ,nhưng có chuyện lại chạy qua biên giới Tàu ở ẩn ,làm cách mạng như là viết tiểu thuyết. Năm 60 theo lờ dụ dổ của tình báo Pháp,họ móc nối vói tên tướng vỏ biền làm cuộc đão chanh nhưng bất thành,một số có phương tiện lưu vong . Sau cùng chết đẻ khỏi bị bắt ra gặp các đòng chí hầu toà ÁI PHẢN LOAN KHÔNG BJ BẮT ,BỊ TÙ? Vua còn bị TÙ !
Nói lại qua bài viết này chỉ là một đảng ca,phò mã khen phò mã tốt áo, nhất là sau khi giết vị TT VN
và các đảng chính đều đã lên cầm quyền binh trong tay. Họ dã cho thấy chỉ là quyền lực đấu đá nhau …Không ai sợ ai nể ai ,triệt hạ nhau đẻ mình ngoi lên quên CS càng ngày càng tàn phá miền Nam và tôn giáo theo cộng phá hoại đất nước,…và sau đó “họ đòng hành vói dân tộc” khi dân tộc chạy CS họ chạy theo !
Khong người DÁN nào KHÔNG Biết ơn đến sự đóng góp của nhũng nhà trí thức CM ,của những đảng phái chống Pháp và chống cộng . Họ sẻ có một chổ đứng trong LỊCH SỬ.Không ai luận Thành Bại ,chẳng ai luận anh hùng …và hinh ảnh Dũng mặc áo blouson Mỹ ngồi viết thư cho Loan trên chiếc ghe di vào “nơi gió cát’ vẫn là hình ảnh đẹp cung như cái chết của GS Bông mà lời đồn vô căn cứ là do TTKhiêm sai người ám sát đã là hình ảnh hào hùng của một trí thức miền Nam dấn thân cho tổ quốc ,hy sinh vì tổ quốc,nhất là khi cs công khai hóa CHÍNH HỌ SAI ĐẶC CÔNG GIẾT…
Cho nên câu in đạm cuối bài của tác giả quả thật rất hay,rất bài bản ,nhưng tôi không thể không đồng ý vói phê phán ” ” Nổ như tạc đạn ” !” (Le Song)
Theo sự tìm hiểu không kỹ lưỡng của tôi về chính trị hiện tại, thì g/s Nguyễn Ngọc Huy (NNH) là nhà nghiên cứu yêu nước, có thể coi là ông đã mang mạng sống phục vụ những gì ông cho là chính nghĩa cho VN.
Theo Nguyễn Ngọc Huy thì chính trị không phải là sở trường của ông. NNH làm chính trị vì hoàn cảnh của VN.
Theo tôi những nghên cứu của NNH về Bộ luật Hồng Đức của thời Đại Việt, triều vua Lê cho thấy một VN = Đại Việt, rất văn minh tự lập dân chủ nhân quyền từ thời xa xưa.
Xin đốt nhang lòng tưởng nhớ g/s yêu nước VN: Nguyễn Ngọc Huy.
“Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị, và do đó mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu mà hoàn cảnh Việt Nam không khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm.”
(Nguyễn Ngọc Huy)
Lần đầu tiên một giai đoạn lịch sử được viết lại, kết hợp lịch sử Việt Nam với những diễn biến trên thế giới để giải thích hiện tượng “cướp chính quyền” của cộng sản Việt Nam. Đây là bài viết giúp chúng ta thấy rõ sự gian manh và bất chính của chế độ cộng sản Việt Nam: Chúng không hề ban ơn mưa móc cho dân tộc Việt Nam trong việc đấu tranh giành độc lập và chủ quyền cho dân tộc, mà ngược lại chúng mới chính là những kẻ rước voi về giày mả tổ và gieo rắc biết bao nhiêu đau thương cho đất nước. Xin mọi người dành chút thời gian đọc bài nghiên cứu quan trọng này: https://lsvn101.blogspot.com/2019/12/viet-lai-nhung-dong-lich-su.html
Xin được góp ý một cách thẳng thắn.
Cách trình bày bài viết giới thiệu khó đọc quá: quá nhiều mầu khác nhau: lúc xanh, lúc đỏ, lúc vàng,… nền lại mầu đen làm chói mắt. Nên giới hạn chỉ có 2 mầu, người ta đọc nội dung chứ không xem mầu.
@dân SG
Cách đây không lâu, vô tình tôi xem được một video clip trên YouTube của ông Phạm văn Thành ở Pháp kể chuyện Hoàng Duy Hùng -tức tên HDH về VN lạy sống tên VC Nguyễn Thanh Sơn, đại khái rằng: Hoàng Duy Hùng đã nằm vùng và phát nát nội bộ đảng Đại Việt.
Và khi nói trong lúc giận dữ ông PV Thành còn thề nếu có thể, ông ta sẽ “cắt cổ” HDH về tội phản bội đó.
Không biết chuyện ông Thành nói thực hư ra sao và vì bất thần đọc được cmmts nầy nên tôi không có link đó để dẫn chứng.
Nếu, dân SG muốn có thể tra tìm trên YouTube.
Chào bạn Kyle Tran,
Tôi đã đọc link bạn giới thiệu với nhiều dẫn chứng tốt. Vì vậy nhiều năm trước đây, căn cứ vào sự thật lịch sử tôi cũng đã viết bài chủ và comments, chứng minh là nếu nhà Nguyễn còn, VN ngày nay không thua Nhựt. Tôi gởi mấy links dưới đây lúc có thì giờ Kyle Tran thử đọc và chuyển tiếp nhằm giúp giới trẻ hiểu sự thật lịch sử. Thân mến.
Dân Nam
1. Những Mốc Lịch Sử Quan Trọng Khởi Từ Thập Niên 1940” – Dân Nam
http://www.trinhanmedia.com/2012/10/nhung-moc-lich-su-quan-trong-khoi-tu.html
2. tiếp theo đọc bài chủ: Chỉ giỏi cãi của T/giả trang chủ NguyễnThông
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html
3. Và comment dài So sánh Nhựt và Việt Nam chia làm nhiều đoạn của Dân Nam và bằng hữu sẽ thấy hành động cướp chánh quyền năm 1945 và truất phế Bảo Đại 1955 đã từng bước dẫn nước Việt váo cảnh chết thảm, chia lìa và tan tác khắp nơi.
http://thongcao55.blogspot.com/2013/07/chi-gioi-cai.html?showComment=1374466121281#c4361413285637877119
Chào bạn Kyle Tran,
Tôi đã đọc link bạn giới thiệu với nhiều dẫn chứng tốt.
Nhiều năm trước đây, căn cứ vào sự thật lịch sử tôi cũng đã viết bài chủ và comments, chứng minh nếu nhà Nguyễn còn, VN ngày nay không thua Nhựt. Hôm qua 21/9/2020, tôi gởi mấy links sự thật lịch sử tiếc là không được đăng.
Bên kia bờ đại dương, đảng Cộng sản Hà nội ngu hèn tham ác khoe mẽ “Đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng
Bên này, nay có gã mãi võ sơn đông Nguyễn văn Trần rao hàng cho Đại Việt “xôi thịt”- sau thời đảng trưởng Trương Tử Anh: “Đại Việt đã tham gia chánh quyền, khai sanh ra một Việt nam Quốc gia và xây dựng nó vững mạnh cho tới 30/04/75. Phải nhìn nhận đó là một thành công lớn của Đại Việt và Đại Việt Miền nam “.
” Nổ như tạc đạn ” !