Đài Loan chuẩn bị bầu cử tổng thống

7
Ông Lai Thanh Đức (trái), Phó tổng thống Đài Loan thuộc Đảng Dân Tiến, giới thiệu bà Tiêu Bích Khiêm, đại diện Đài Loan tại Mỹ, sẽ đứng chung liên danh tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2024, trong cuộc họp báo tại trụ sở ban vận động tranh cử của ông Lai ở Đài Bắc ngày 20 tháng 11.© I-HWA CHENG/AFP via Getty Images

Bắc Kinh vui mừng

Từ nhiều tháng qua, trước tin Tổng thống Thái Anh Văn sẽ rút lui theo quy định, Phó tổng thống Lai Thanh Đức của Đảng Dân Tiến, đã được nhiều ủng hộ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 13 tháng 1, một phần vì hai đối thủ chính của ông – Hầu Ngọc Di của Quốc dân Đảng và Kha Văn Triết của Đảng Nhân dân Đài Loan – dự kiến sẽ chia rẽ phiếu chống ông Lai.

Nhưng mới đây, hai đảng đối lập tuyên bố họ sẽ thành lập một liên minh thống nhất, rút lại thành một liên danh để đánh bại ông Lai và Đảng Dân Tiến.

Tin tức này làm tăng mạnh tỷ lệ chiến thắng của phe đối lập, một kết quả được hoan nghênh như một tin tốt ở Bắc Kinh.

Chính phủ Trung Quốc coi ông Lai là một thủ lĩnh phong trào độc lập của Đài Loan, trong khi phe đối lập ủng hộ các cuộc đàm phán và quan hệ chặt chẽ hơn với đại lục.

Hiện vẫn chưa rõ liệu ứng cử viên tổng thống trong liên minh đối lập này sẽ là Hầu hay Kha. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các cuộc thăm dò trong vài ngày tới và các chuyên gia cho rằng đây sẽ là một cuộc đua sít sao. Nhưng trước mắt, cả hai ứng cử viên dường như sẽ đứng chung liên danh.

Hiện nay, tỷ lệ ủng hộ ông Lai ở mức 35,2%, ông vẫn tự tin mình có thể giành chiến thắng.

Bắc Kinh buồn bực

Hôm thứ Hai, ông Lai Thanh Đức đã chỉ định bà Tiêu Bích Khiêm, cựu đặc phái viên Đài Bắc tại Hoa Kỳ làm người đứng chung liên danh với ông trong cuộc bầu cử vào tháng Giêng.

Bà Tiêu, 52 tuổi, từng được coi là đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Mỹ từ năm 2020, bà có mối quan hệ rộng rãi ở Washington. Bắc Kinh xem bà là người mạnh mẽ chống lại việc thống nhất với đại lục.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết họ đã chấp nhận đơn từ chức của bà Tiêu.

Trên trang Facebook của mình, ông Lai nói: “Tôi tin rằng Tiêu Bích Khiêm chắc chắn là một người xuất sắc khi nói đến công việc ngoại giao của Đài Loan ngày nay, và bà ấy là một tài năng ngoại giao hiếm có ở đất nước chúng tôi,”

Rupert Hammond-Chambers, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Đài Loan, người đã biết bà Tiêu từ những năm 1990, cho biết bà là một “chính trị gia đáng gờm”, và sẽ bổ sung sức mạnh ngoại giao và an ninh cần thiết cho liên danh của ông Lai.

Vấn đề sinh tử

Đài Loan là vấn đề “sinh tử” đối với Bắc Kinh, không có chỗ cho thỏa hiệp về những gì Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của mình, cựu đại sứ của Trung Quốc tại Washington đã cảnh báo Hoa Kỳ.

Khôi Thiên Khải, đại sứ tại vị lâu nhất của Trung Quốc tại Hoa Kỳ cho đến khi ông rút lui vào năm 2021, đã đưa ra bình luận trên trong khi trả lời tờ South China Morning Post của Hồng Kông được phát hành hôm thứ Hai.

Bình luận của ông Thôi được đưa ra trong bối cảnh có cuộc gặp trực tiếp gần đây giữa Tập Cận BìnhJoe Biden tại San Francisco, trong lúc Đài Loan chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.

“Vấn đề Đài Loan là vấn đề chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia. Vì vậy, đây là một chuyện giống như một vấn đề sinh tử đối với Trung Quốc… không có chỗ cho sự nhượng bộ.”

Ông Thôi nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình, nhắc lại rằng đứng trên quan điểm của Bắc Kinh, tình hình này là nghiêm trọng.

Nhưng ông Thôi cũng nói Bắc Kinh sẵn sàng theo đuổi các biện pháp hòa bình để thống nhất, miễn là “nguyên tắc một Trung Quốc” của họ được tôn trọng.

Lập trường này khác với “chính sách một Trung Quốc” của Mỹ, chính thức công nhận Bắc Kinh nhưng không ủng hộ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Tại San Francisco, ông Tập đã đưa ra ba yêu cầu cụ thể đối với ông Biden về vấn đề Đài Loan: “Phía Mỹ nên có những hành động thực sự để tôn trọng cam kết không ủng hộ ‘Đài Loan độc lập’, ngừng vũ trang cho Đài Loan và ủng hộ sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc”.

 

 

7 BÌNH LUẬN

  1. Coi bộ Tập đại ca không muốn và
    cũng chẳng có “trứng giái” để đánh
    Đài Loan vào lúc này . Ngu sao mà
    khởi động khẩu thần công đại pháo,
    để thiên hạ biết tỏng là toàn thứ đạn
    lép. Hù dọa được ngày nào,thì hay ngày
    đó.

    Tập không muốn đánh Đài Loan . Đây
    là cơ hội tốt nhất cho Vẹm nhà ta vác
    súng ,làm ” nghĩa vụ quốc tế”,qua Đài
    Loan ,đánh thuê cho Tập đại ca.

    Vẹm ta đã chiến thắng được mấy tên
    đế quốc đầu sỏ,gần đây lại thắng thêm
    một tay đế quốc nữa,một tay đế quốc
    mà cả thế giới đều phải chịu thua, đó
    là tên “đế quốc COVID “. Chả lẽ không
    thu phục được Đài Loan cho Tập đại
    ca à ?

  2. Khà khà khà, bầu cử kiểu chi thì cứ bầu miển là đừng có bâu cử theo kiểu NGO ĐINH DIÊM năm xưa là đươc rầu. Sai Gòn năm xưa có vỏn vẹn chỉ có 458000 cử tri tham gia đi bầu , ấy thế mà cụ DIỆM nhà miềng lại đác cử tói 586000 phiéu mói là tài chứ lị , kkakakkakakaka.

    Hay là củng đừng như Sáu Thẹo tức NGUYEN VAN THIỆU dùng quyền của mình ám xì bùa ma mảnh vào năm 1971 và kết quả là mot mình SÁU THẸO làm mưa làm gio’. Sai Gòn lúc đó gọi Sáu Thẹo là Độc Diễn tức là một mình một chợ và Sáu Thẹo tiép tục ngôi vị Ton Ton miền Nam cho tới ngày phóc chạy.

    Hy vọng là Taiwan chớ có mà đạp nước đái cùa miền Nam thới đó thì e hối khong kịp đó nghen.

    • Mỹ chắc chắn hổng cho phe thân Cộng, phe quá đam mê 2 chữ “thống nhứt” thắng ở thùng phiếu . Có nghĩa Đài chắc chắn sẽ đi con đường VNCH đã đi . Đường Nguyên Ngọc & những người mến mộ ổng đi, xít man, Đài Loan nó ẻ vào

  3. Đài Loan nên gia-nhập Hiệp Chũng Quốc, là Tiễu-bang thứ 52 của Hoa Kỳ.
    Việt Nam là Tiễu-bang thứ 51.

  4. Tiêu Bích Khiêm?

    蕭美琴: Tiêu Mỹ Cầm
    Hsiao Bi-khim
    中華民國駐美代表: Đại biểu của THDQ tại Mỹ
    Phụ thân: 蕭清芬 Tiêu Thanh Phần
    Mẫu Thân: Peggy Cooley 邱碧玉 người Mỹ

    Hổng phải Tiêu Bích Khiêm nha ! Chắc thầy ba nào đó gú gồ đoán mò. Ha ha ha !

  5. Tàu+ thích Đại Hàn chia 2 như bây giờ.
    Nhiều nước thích Tàu+ và Đài Loan chia ra như bây giờ, trong đó có thể có Việt+.
    Miên thích VN bị chia hai, đó là lý do Miên giúp Việt+ hồi trước 1975.
    Hồi chiến tranh lạnh nhiều người Pháp thích nước Đức không thống nhất, vì thống nhất sẽ mạnh hơn Pháp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên