Cuốn Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn Phân Tâm Học

14

Đã có nhiều tác giả viết hoặc bình luận khen chê trực tiếp hay gián tiếp về cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng.

Trước đây, đề cập đến tình yêu, tình dục là do các thi sĩ, nhà văn nam mô tả, viết ra. Nhưng chỉ là cái nhìn một chiều mà có thể vắng bóng phụ nữ. Nhiều phần họ chỉ xuất hiện theo cảm quan và góc nhìn của người đàn ông viết về họ. Như thế góc độ chủ quan hẳn là có.  

Nói đúng ra họ hiện diện mà như thể vắng mặt. Nay thì họ xuất hiện lộ liễu với cái tôi trong truyện với nhưng biểu lộ thân xác, thèm khát ham muốn ướt át không che đậy.

Khi chọn viết về Nguyễn Thị Hoàng qua cuốn Vòng tay học trò mà không chọn những tác phẩm khác của nữ sĩ chỉ vì lý do đây không phải một  toàn bộ biên khảo về một tác giả vốn ngoài mục đích và thẩm quyền của người viết.

Vì thế, chọn cuốn Vòng tay học trò ( VTHT) có nhiều lý do cá nhân như  là sinh viên đại học Đà Lạt từ 1961 đến 1964- thời gian mà Nguyễn Thị Hoàng (NTH) vốn là giáo sư trung học đệ nhất cấp tại trường trung học Trần Hưng Đạo năm 1962. Dù chưa hề gặp mặt một lần- và cũng chưa hề biết về “ tai tiếng” ở Nhatrang, nhưng những cảm tình cá nhân vẫn vượt lên trên tất cả qua dư luận đồn thổi về cô giáo trẻ bên Trần Hưng Đạo!!

Vì thế từ các nhân vật, con người trong truyện với tên tuổi thực đến khung cảnh địa lý, xã hội, đến môi trường sinh sống, không gian Đà Lạt với địa danh-sau này- đều là những chất liệu xúc tác định hình cho tác phẩm VTHT. Tôi chỉ có dịp đọc tác phẩm VTHT vào khoảng năm 1970, khi NTH đã nổi lên như cồn. Dư vị còn đọng lại là một chút chia xẻ khó nói vì nghĩ rằng NTH đã bỏ lỡ cơ hội trưởng thành trong môi trường đại học và sách vở. NTH  ra đời quá sớm với những trải nghiệm đắt giá. Giả như được trang bị đầy đủ như một F.Sagan- đọc rất nhiều- truyện của cô với tài năng xử dụng ngôn ngữ tuyệt khéo có thể còn đi xa hơn nữa. Nào ai biết được số phận một nhà văn? 

Lý do thứ hai, khi ra trường, người viết nhận nhiệm sở đầu tiên là trường trung học Võ Tánh, Nha Trang. Nơi đây, ngoài ý muốn, được gặp giáo sư Cung Giũ Nguyên và các câu chuyện tình sử của vị này vẫn còn là những dư âm sống động đã một thời gây ra “ chấn động” mối tình đầy sóng gió giữa NTH và ông thầy dậy Pháp văn tư- mối tình thầy-Trò vào năm 1958, mà tuổi cách biệt Thầy-Trò là 30 tuổi.( Cung Giũ Nguyên 1909-2008. Nguyễn Thị Hoàng 11-12-1939. Lần gặp gỡ đầu tiên CGN trong ngày khai giảng khi ông đứng nói chuyện với ông hiệu trưởng- xin thú thực lòng mình là một ác cảm-. Thái độ lạnh nhạt, tự phụ có vẻ như coi thường lớp đàn em với một khuôn mặt được coi là xấu và từ đó hầu như ít khi có dịp gặp CGN. Sau này, về Sài gon, tôi có dịp nói truyện với một bạn dạy học là NT Văn, tôi vẫn nêu ra thắc mắc, lý do gì đã khiến NTH rơi vào cái bãy tình này? Thật không hiểu được. Cuộc tình này  để lại một đứa con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng. Do bà Nguyên tình nguyện nuôi, vì bà không có con. Khi Cung Giũ Nguyên mất, chính con gái cầm di ảnh bố đi đầu

Có lẽ, đây là bước nhẩy khởi đầu liều lĩnh, bất cần của một cô gái Huế muốn thoát ly những ràng buộc khắt khe của Huế? Bất kể nhiều ràng buộc luân lý, xã hội và đạp lên tất cả của NTH- một cô gái 18 tuổi xuân thì. Cá nhân tôi vẫn nghĩ thay cho NTH là một mất mát lãng phí, không đáng. Tôi cũng không biết được nỗi buồn của cha mẹ NTH như thế nào?

Chắc là họ phải buồn. Tôi cũng không hiểu là có bao giờ NTH nghĩ tới điều ấy không?

Bước nhẩy thứ hai của NTH chỉ là một chuỗi kế tiếp khó tránh, kế thừa trong chặng đường tìm kiếm một thứ tình yêu mà tự nó sẽ kết thúc một cách chóng vánh.( Trong vòng vỏn vẹn một năm để lại cho cuộc tình một đứa con đặt tên Mai Quỳnh Chi, giao cho gia đình Mai Tiến Thành- nhân vật chính trong VTHT có tên là Nguyễn Duy Minh và cô giáo có tên Tôn nữ Quỳnh Trâm). Hình như nơi NTH, tình yêu nào cũng đầy ắp yêu đương, nhung nhớ, rồi chấm dứt bằng chia phôi, xa cách. Phải chăng đó là những tình lụy tính bằng tháng, bằng năm?

Lý do thứ ba, vào năm 2005-2006, người viết có dịp gặp chính Nguyễn Thị Hoàng trong một bữa tiệc khoản đãi, có mời cả gia đình Phạm Duy. Trong bữa ăn này, người viết có trêu chọc: Lưu đây! ( Lưu chính là Lan trong một nhân vật khá chính diện trong VTHT. Lưu thường có vẻ ngang  tàng, lạnh nhạt dửng dưng, đôi khi dạy đời đối với Trâm. NVL).

Cô có vẻ giận, mặt xìu xuống, lảng tránh. Tuy nhiên, cũng có một buổi hẹn bữa sau tại Brodard, Saigon. Còn nhớ nhà văn ăn mặc một chiếc áo tricot, mầu vàng nhạt. Do  lâu ngày, chiếc áo bèo nhèo như tố cáo sự “đã có một thời” sang trọng nay không còn nữa. Thật buồn. Tuy nhiên, nét kiêu xa vẫn còn. Dáng mảnh mai, lối ngồi chống tay, mắt nhìn xa vắng vẫn như thuở nào. Hình như NTH không muốn nói, có nói thì dấm dẳng. Hình như, Thái Kim Lan ngồi im lặng. 

 NTH quyến rũ ngay cả trong nét buồn của bà. 

Chỉ còn nhớ có một câu hỏi. Còn viết không? NTH đáp, vẫn viết nhiều, nhưng không được in. Khi chia tay, lòng tôi trùng xuống. Nghĩ tới những năm lận đận nuôi chồng Bửu Sum, chăm dạy các con. Sau 1975, bị  bỏ rơi, chắc cũng túng thiếu.. suốt 30 năm cho đến khi gặp tôi và Thái Kim Lan. Ra xứ người, dù có vất vả, tôi vẫn có một tương lai và hai con tôi được ăn học đàng hoàng. Còn NTH, cho đến nay, 5 đứa con của NTH ra sao? Thật không biết.

Trên đây chỉ là những niềm riêng của người viết bài này mong được chia xẻ.

 Nhưng cũng chính trong dịp này là cớ sự cho sự kết nối khéo léo của Thái Kim Lan với tùy bút nhan đề: “ Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan”, đăng trên tạp chí Văn Hóa Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12-2007) .

Những cơn lốc xoáy đủ loại về dòng văn học phái nữ, trong đó có NTH dự phần. 

Chính vì thế, đã có nhiều dư luận trái chiều, khen cũng có, chê trách cũng không thiếu. Sóng gió nổi lên từ nhiều phía với những lý do và động lực khác nhau. Xếp hạng đánh giá theo các tiêu chuẩn đạo đức, xã hội, tiêu chuẩn mới-cũ mất gốc, tiêu chuẩn miền như “ gái Huế đa tình” và ngay cả xu hướng chính trị cũng có.

 Nhưng nhất là xếp hạng theo tiêu chuẩn tình dục mặn hay nhạt, biên giới giữa tình dục- hay dục tính? Biên giới thế nào là chuẩn, thế nào là không chuẩn, biên giới giữa tính dục và truyện khiêu dâm, kích dục?

  • Tình dục và các nhà văn nữ miền Nam 1955-1975.

Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà văn Thế Uyên. Thế Uyên với Tình dục và các nhà văn nữ miền Nam 1955-1975 đăng trên tập san Hợp Lưu. Thế Uyên đưa ra bốn nhà văn phụ nữ gồm Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng. 

Tại sao chỉ chọn ra bốn nhà văn nữ mà không thể có 5, 6 hay nhiều hơn nữa? Tác giả đưa ra tỉ dụ tiêu biểu là truyện: Những sợi sắc không của nhà văn Túy Hồng. Nhà văn Túy Hồng đã để cho một nhân vật nữ như cô Trầm, một nữ giáo sư ly dị chồng, sống độc lập, buông thả, phóng khoáng, “ trưởng thành” về thú vui tình dục:

Tại sao có nhiều buổi sáng, mình lại cảm thấy bên trên thân thể mình thì khô mà bên dưới lại ướt như thế này nhỉ? Và khi nhập cuộc làm tình, nàng đã biết hưởng thụ tối đa, kể cả khi chàng khẩu dâm cho mình: “ Sinh liếm môi cười rồi chợt nằm nhào ra giường, gối đầu lên đùi Trầm, Sinh ngửa mặt trông chiếc quạt điện một hồi ngắn rồi cầm vạt áo dài đắp để rúc vào vùng tối ám giữa  hai cột thịt đùi người đàn bà.”

Viết bạo trợn, can đảm, không biết ngượng nghịu như thế hầu như vượt xa các nhà văn nam giới như Lê Xuyên với chú Tư Cầu, ngay cả Kiệt Tấn.

 Dù sao các nhà văn nam giới viết chỉ gợi ý mà không gợi dục. Nó chỉ thoang thoảng hoa nhài, ngôn ngữ ẩn dụ gián tiếp để trí tưởng tượng người đọc có dự phần.

Đi theo vết chân của các nhà văn nữ trên, các nhà văn nữ trẻ hơn một  bậc như Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê thị Quỳnh Mai vv.. còn tiến xa hơn một bậc đến nỗi các bậc tiền bối chỉ còn biết thở dài.

Còn có thể nói, nó vượt cả hàng rào cấm kỵ của các xã hội Tây Phương vốn được coi là thành phần tiến bộ nhất về nhiều mặt, nhất là về mặt tính dục!! Với những giai đoạn phá rào và đột phá như thể nó mở đường cho những phong trào giải phóng phụ nữ thập niên 1960 trên toàn thế giới.

Sự phá rào và đột phá ấy phải được cắt nghĩa và giải thích như thế nào?

Nó như sự bùng nổ của người phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì với màng trinh, lúc lấy chồng, cả lúc làm mẹ cho đến lúc về già vẫn phải thủ tiết theo gương một anh con buôn chính trị suốt đời lang bạt là Khổng Tử chăng?

Tôi còn nghe một phụ nữ gái Huế tâm sự là khi còn con gái, mẹ cấm không cho đi xe đạp, vì sợ rách màng trinh!! Vấn đề màng trinh trở thành biểu tượng đạo đức hay mất đạo đức? 

Nó là một cảm nhận vô thức trở thành một thứ quán tính- một bản tính thứ hai- cần được phân tâm lại thành một tâm thức!!

Còn nhớ trong cuốn truyện nổi danh của Mario Puzo, The godfather( Bố già) có một đoạn viết về con gái của bố già sắp sửa đi lấy chồng. Khổ nỗi, con gái của Bố già đã mất màng trinh nên phải tìm một bác sĩ tín cẩn, kín đáo để vá lại cái màng trinh của cô con gái để khỏi mang tiếng hư hỏng. Trả lại cái màng trinh nguyên vẹn là khôi phục được đạo đức xã hội mà chỉ những người giầu có quyền thế mới thực hiện được. Vậy còn những người nghèo thì sao đây? 

 Trường hợp ở Ấn Độ còn nhiều hủ tục lạc hậu, nhưng vẫn có thể vá hay làm màng trinh mới( Hymenoplasty-treatment. Procedure and side effect.)

Cho nên về mặt xã hội- mà không kể đến mặt đạo đức- về mặt phân tâm học- thì có thể nói là nó lột trần, giải mã cái Libido. Tôi cũng một cách tình cờ vô tình có bài đăng  trên Hợp-Lưu: “Phụ nữ và vấn đề tình dục”, Hợp Lưu năm 2005.  “Trước đây, thập niên 60-70, đã có Túy Hồng viết rất bạo dạn, dữ dội Gái Huế đa tình.. như Túy Hồng, buông thả, mở toang. Và cuối cùng:

cái âm hộ là con đường giải phóng phụ nữ ra khỏi những phong tục, đạo đức, xã hội vốn trá hình  biến họ thành những kẻ phế tật, bị loại bỏ ra bên lề xã hội.” ( NVL)

Và cái âm hộ như một cánh cửa giải phóng phụ nữ, nhưng dồng thời nó lại là một bản cáo trạng về kinh nguyệt, màng trinh, mòng đóc và chuyện sinh đẻ.( dẫn trích bài Phụ nữ và vấn đề tình dục. Nguyễn văn Lục )

Mất cái màng trinh, mất cả đời con gái, mất cả tương lai.

 Cái giường đêm tân hôn trải nệm trắng, thiếu chất máu đỏ là một thứ tòa án nhân dân định phận người con gái!!

Nhà văn Phạm Thị Hoài đã viết thẳng thừng như sau: 

Không có gì thể hiện sự khinh bỉ đàn bà sâu sắc như tệ sùng bái gái trinh của đàn ông một số nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Ngẫm nghĩ về việc săn trinh những cô gái trẻ để lấy đỏ trong làm ăn, tôi từng sa vào những thắc mắc:  Trinh tiết đàn bà giúp gì cho business? Tăng nguồn đầu tư chăng? Phá trinh một em xong thì trúng truyển công chức chăng? Mấy em góp lại thì đủ trúng thầu một cầu vượt?

Phạm Thị Hoài viết tiếp về các cửa một cách mỉa mai và thâm độc:

Cửa Phật, cửa Thánh, Cửa Mẫu hay Cửa mình của chị em đều là chỗ để đặt niềm tin vào tài lộc do các thế lực siêu nhiên phát cho quota”.

Phạm thị Hoài kết luận:

Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này mà không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhà thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui  xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa, họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhơ nhớp của vận hạn”.

Võ Phiến trong cuốn văn học. Tổng quan

Xem ra như thể Võ Phiến có ân oán giang hồ gì với một  nhà văn nữ Túy Hồng, trước khi Túy Hồng quyết định lấy Thanh Nam làm chồng?

Thoạt đầu, nhà văn Võ Phiến còn nhẹ nhàng cho rằng Văn học miền Nam  thời kỳ 1954-1975 càng ngày càng nghiêng về nữ giới. Thoạt đầu còn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo. ( sách trang 47).

Đó là lối viết thật mỉa mai của Võ Phiến chẳng những đối với các nhà văn nữ mà còn cả các nhà văn nam giới nữa.

Nhưng ông tiếp tục gia tốc bằng những ngôn ngữ nguyền rủa mà chẳng còn chút kiêng dè khách quan của một người giữ vai trò ngự sử văn đàn. Ông viết tiếp:

Các nhân vật của Nhã Ca, Nguyễn thị Hoàng..  bằng  lối nói xông xổng, không kiêng nể bất cứ cái gì, cái tục tằn, cái thô bạo, cái xấc láo, cái hỗn xược mất dạy, độc ác, điên khùng..”

Nhiều lúc tôi không tin có thật là Võ Phiến không? Khi làm báo bên Cali, tôi thường xuyên đến nơi ông ở để thăm hỏi và tặng ông một số Tân Văn mỗi tháng. Ông lịch sự, nhún nhường và tránh né mọi chuyện có thể gây đụng chạm.

Và nếu quả thật ông đã nhận xét như thế thì thật bất công cho bất cứ nhà văn nữ nào, trong đó có Nguyễn Thị Hoàng. Họ không đáng nhận những lời chỉ trích như tát vào mặt một cách vô bằng như thế theo cái kiểu “ giận cá chém thớt”.

Sự bất công ấy hiểu được, vì bản thân nhà văn Võ Phiến có mối liên hệ ngoài hôn nhân với Túy Hồng. Theo tác giả Nguyễn Chính trong “ Nhà văn nữ trước 1975: Túy Hồng. Trong một bài viết mang tựa đề Võ Phiến, Túy Hồng viết: “ Đó là cái nghiệp của ít nhiều nhà văn và nhà thơ nữ miền Hương Ngự. Những kẻ tháo gỡ vòng dây trói Khổng Mạnh Huế để vào Nam hòa nhập với tự do  Sàigon. Những người viết nữ đều sa vào tay những kẻ đã có vợ và nhiều con. Nếu tôi là một ông thày tướng số mù( Thầy bói thì phải mù, chứ thầy bói mà hai mắt mở thao láo thì nói ai nghe), tôi sẽ tiên đoán vận mệnh của các nhà văn nữ: văn chương thì rạng rỡ, nhưng tình duyên thì trắc trở. Những nhà văn nữ thường thích sinh sống ở Sàigon hơn ở Huế, Vĩnh Long, Phan Rang. Sàigòn thông cảm tâm sự của họ hơn Huế và những nơi khác. Sàigon có đủ đàn ông để họ lãng mạn và làm bạn.”

Và ác liệt hơn: “Tôi tham vọng viết truyện dài, nhưng không có thực tài, khả năng chỉ đủ sáng tác truyện ngắn. Trong một truyện vừa, không ngắn, không dài, tôi miêu tả một tên đàn ông đểu giả gian dối, một kẻ ngoại tình với tôi và phụ tôi với vợ. Nhiều đêm dài mất ngủ, cùng với hoa quỳnh ngày tàn đêm nở, tôi trút giận hờn vào những câu văn ác ôn. Tình yêu là một giọt máu mang số 35.” ( Trich Nguyễn Chính như trên )

Túy Hồng vẫn có lối viết bạo trợn như một cá tính riêng như thế khi lấy Thanh Nam, 1966 làm chồng và mới chỉ quen nhau một tháng. Bà viết: “ Thanh Nam là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền” ( trich Nguyễn Chính , như trên)

Tôi nghĩ trích dẫn về Võ Phiến đến đây cũng tạm đủ rồi.

Nguyễn thị Hoàng có chịu ảnh hưởng các thuyết hiện sinh và đặc biệt nhà văn nữ Francoise Sagan của Pháp?

  Người viết còn nhớ Francoise Sagan đứng bên cạnh chiếc xe Jaguar dài thòong. F.S mặc một chiếc măng tô dài chấm gót, lốm đốm như da con báo.

Thành thật mà nói, hầu hết giới trẻ Saigon chỉ biết F. Sagan qua những trang giới thiệu của nhà văn Nguyễn Nam Châu trong cuốn sách: Những nhà văn hóa mới. Kể từ đó, giới sinh viên trẻ mới có cơ hội tìm đọc nhà văn này. Mà muốn đọc, phải ở trong môi trường đại học và tiếng Pháp rành rẽ. Sau này những dịch giả như  Nguyễn Vỹ dịch Bonjour Tristesse  Buồn ơi, chào mi, 1959. Un certain sourire. ( Có một nụ cười do Nguyễn Minh Hoàng dịch và Dans un mois, dans un an( Một tháng nữa, một năm nữa. Bửu Ý dịch năm 1973)

F. Sagan lúc bấy giờ được coi là một hiện tượng phá rào về mọi giá trị đạo đức, tôn giáo ngay trong văn giới Pháp.

Nhưng có một điều quan trọng là giọng văn của F. Sagan khinh bạc, bất cần, lối sống bừa bãi và làm ra vẻ chán chường và mệt mỏi. Cuộc sống đời thường được đưa vào văn chương như một sự phá sản qua các hình thức như ưa tốc độ, rượu, hộp đêm, làm tình một cách “ thản nhiên”. Một lối mô tả không phải là vô luân (immoral), mà là phi luân (amoral). Phi luân không phải theo nghĩa không có đạo đức luân lý, mà ở chỗ nó không đặt, hoặc ở chỗ nó không đếm xỉa đến vấn đề luân lý nữa.

Vì thế, tính cách nổi loạn là thực chất của đời sống họ. ( Các bạn trẻ có thể đọc thêm bài đầy đủ về F. Sagan trên Webb Ngô Quyền của Nguyễn Văn Lục: “ Francoise Sagan, Adieu Tristesse. Con người cuộc đời và tác phẩm”.

Nhưng nó cũng lộ diện cho thấy, nó muốn lột trần tính cách giả dối, phỉnh phờ, đạo đức giả của thế giới người lớn.

Chẳng hạn, khi người phụ nữ ăn mặc thì tiết hạnh được cân đo đếm từng phân ly độ dài ngắn của chiếc váy!! Dài đến mắt cá chân. Ngắn đến đầu gối, ngắn nữa, ngắn nữa đến gần bẹn?

 Độ ngắn nào còn được coi là đạo đức và độ ngắn nào thì không?

Và cũng nên nhớ rằng trước đó 10 năm, một xi căng đan chưa ráo mực về nữ tài tử Brigite Bardot gây xáo trộn nước Pháp qua cuốn phim: Et Dieu créa la femme.

Cứ như những điều trình bầy trên thì thực sự phải công bằng mà nói, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng hiện sinh ở Pháp chẳng có chút ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp gì đến các nhà văn nữ  như Nguyễn Thị Hoàng từ bút pháp, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác đến nội dung tác phẩm cũng như nhu cầu sáng tác. Người Tây Phương với mức sống cao và văn hóa tiến bộ, họ coi nhẹ vấn đề trinh tiết, nhất là từ khi có cái bao cao su thì làm tình là chuyện  cơm bữa.

Nhiều người viết như phóng bút cho rằng NTH và các nhà văn nữ ảnh hưởng thuyết hiện sinh!! Lầm. Quá lầm. Tôi nghĩ rằng, ngay cả “ thứ Hiện sinh vỉa hè” cũng chỉ là một bắt chước giả tạo. May là NTH cũng phủ nhận điều này.

Đông Phương và Tây Phương chưa có một điểm tựa đồng quy nào xứng tầm!!

Nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng- Cuộc đời và tác phẩm

(Tường thuật buổi nói chuyện của Nguyễn Thị Hoàng với sinh viên văn khoa Sài gòn tại giảng đường Đại Học Văn Khoa ngày 11-5-1971)

Đây là buổi nói chuyện do giáo sư Thanh Lãng mời để các sinh viên Văn Khoa có dịp nghe và trao đổi với một nhà văn về kinh nghiệm viết và hoàn cảnh sáng tác. Và cuối cùng có phần đặt câu hỏi của sinh viên. Chỉ xin tóm tắt một vài nội dung chính và ý tưởng của chủ đề.

Theo NTH: “ chính cuộc sống tự do nhưng nhiều khó khăn trên đã ảnh hưởng phần nào đến viết lách của tôi.(…) tác phẩm tôi không do một động lực nào bên ngoài xã hội hay ảnh hưởng từ văn chương ngoại quốc như một vài người đã lầm tưởng..”

NTH : “ Tôi ngạc nhiên khi có người đọc một bài phê bình nào đó về tôi và hỏi dò ý kiến hay phản ứng. Bởi vì tôi không hề theo dõi, trừ phi có người nhắc nhở hay tìm bài đem cho tôi đọc. Giữa những người phê bình và người viết luôn là một khoảng cách mênh mông. Tôi không thể nào đọc hiểu họ cũng như họ đã không đọc và hiểu tôi vậy”.

NTH : “ Tác phẩm tôi từ 1966 đến nay đã gần 30 cuốn, gồm 20 cuốn đã in và 10 cuốn đang in, hoặc đăng trên các báo. Tôi khởi đầu viết khoảng 25 tuổi với cuốn đầu tay là Vòng tay học trò. Đó chỉ là cuốn truyện tình cờ, ngoài những tác phẩm viết theo chương trình và dự định.

NTH:” Trước khi khởi đầu một truyện nào, tôi nuôi nấng một ý tưởng cho nó lớn dần, như mang thai đứa con. Nó lớn dần cho đến khi có đủ hình hài thành câu truyện ở vào cái thế không viết không được, cứ ấm ức như chịu đựng như một thứ mụt cương mủ, nhức nhối không được nặn chích đi cho vỡ toang nên đau đau đớn bứt rứt vô cùng. Khi câu truyện đã chín muồi trong ý nghĩ và ý muốn thực hiện ngay tức khắc, những ý tưởng và nhân và nhân vật như vậy.”

Bà đã ứng khẩu  từ lúc 16 g 20 và ngưng lúc 17 giờ 10.. Và sau đó sinh viên đặt câu hỏi mãi đến 18 giờ 10 mới thôi.  Sau đây là phần giải đáp thắc mắc.

  • Hỏi: Khi diễn tả một tâm trạng cũng như khi nhìn cảnh vật chung quanh, người viết có cho nhân vật sống hoàn toàn hay đã bị lệch lạc đôi chút vì dùng lối diễn tả viết văn mới? 
  • Đáp: Không một lời dĩễn tả nào có thể làm lệch lạc tâm trạng nhân vật hay khung cảnh được. Nếu khung cảnh hay tâm trạng có thay đổi, hoặc khác biệt với sự thật, chỉ là do  sự hứng khởi uyển chuyển của ngòi bút muốn thay đổi nó.
  • Hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy viết tập “ Vào nơi gió cát” với giọng văn nức nở, ai oán?
  • Đáp: “ Vào nơi gió cát” không phải là tiểu thuyết hay một tác phẩm văn chương mà những bức thư từ đời sống thực, nước mắt và tiếng nói của tôi hay cũng là của đàn bà nào có hoàn cảnh tương tự, những bức thư tôi đã viết gửi cho nhà tôi. Tôi định in mấy trăm tập nhưng về sau nghĩ đau khổ của mình, nước mắt của mình cũng là những đau khổ, nước mắt chung của nhiều người khác nữa nên có thể tìm thấy bóng dáng họ  trong “ Vào nơi gió cát”(Có thể đây mới là cuộc sống thực, đau khổ thực sau khi NTH lấy Bửu Sum. Bửu Sum trốn quân dịch nên không làm ăn gì được, lại có năm đứa con phải nuôi. Và NTH đã phải về lục tỉnh, trốn ẩn, đời sống cơ cực, phải nuôi năm con với một chồng. (Lần đầu tiên được nghe NTH chính thức gọi Bửu Sum là nhà tôi trong nghĩa tình có một gia đình và trách nhiệm chia xẻ ngọt bùi. Nguyễn  Phúc Bửu Sum là người chồng chính thức của Nguyễn Thị Hoàng. Họ có với nhau năm mặt con. Thời VNCH, Bửu Sum trốn lính, rồi bị bắt, trở thành lao công đào binh, bị đầy ra Quảng Ngãi. Nguyễn Thị Hoàng, ngoài việc nuôi chồng ẩn náu, còn phải  chăm sóc đàn con 5 đứa, lo việc nhà, việc cơm nước. Đó là những giai đoạn vất vả và đầy nước mắt. NVL)
  • Hỏi: Thưa , tôi trộm nghe người xưa nói: “ Làm thầy địa lý lầm giết một họ, làm thầy thuốc lầm giết một người, làm văn hóa lầm thì giết muôn đời” Thưa bà, có biết bây giờ có bao nhiêu hiện tượng  “vòng tay học trò” xảy ra không?
  • Đáp: Ông bạn có ý trách tôi và đổ lỗi cho VTHT, gây ảnh hưởng tai hại. Làm sao kiểm chứng được có cô Trâm hay tên Minh một trường hợp tương tự nào đó của VTHT đã chịu ảnh hưởng của VTHT, hay nó xảy ra vì nó xảy ra như thế. Tôi chỉ trách nhiệm và sẽ nhận trách nhiệm khi tác phẩm ở trong dự định của tôi. Còn VTHT, thì như đã nói ở một câu giải đáp trên.”
  • Hỏi: Tình dục có phải là một trong những chủ đề chính để bà đào sâu và phô bày trong tác phẩm của bà không? Nhân vật nào đã được gói ghém con người của mình một cách đầy đủ nhất?
  • Đáp: Tất cả những cuốn đã viết, sẽ viết tôi không bao giờ xây dựng quanh vấn đề tình dục hay có chủ trương nào về tình dục.

Câu hỏi thứ hai, thật ra chưa có nhân vật nào gói ghém con người tôi một cách đầy đủ.Như ta thương mến.

( Trich dẫn: NgườI ghi Nhuệ Hương)  

Vài nhận xét rời dưới góc nhìn phân tâm học về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng qua cuốn truyện Vòng Tay Học Trò như một mẫu thức điển hình.

Hiện diện của thân xác trong tương giao người- người

Con người hiện diện ở đời qua không gian chính là hiện hữu qua thân xác. Vì thế, yếu tính của con người là hiện hữu, có mặt. Thân xác xác định tôi có mặt, tôi hiện hữu rồi nới rộng không gian hiện hữu ấy ra là cha mẹ, vợ con, thân thuộc, bằng hữu. 

Nói chung là bao gồm cả thế giới bên ngoài.

Thân xác không phải chỉ là thân xác, nhưng thân xác còn là một ý thức để tri giác thế giới bên ngoài. Cho nên thân xác còn là cách thức biểu lộ bằng ngôn ngữ. Thân xác chính là cách thức biểu lộ những ham muốn, những chờ đợi  và những mong đáp trả đền bù. 

Đó là một thứ ngôn ngữ bằng chính thân xác mình. Thân xác như thế còn là tiền đề của những giá trị tinh thần.

Trong cái mối tương giao ấy, cái giao ngộ trực tiếp và gần kề trực tiếp là thân xác như cầu nối giữa người -người, hay giữa đàn ông-đàn bà là một điều không thể chối bỏ. 

Tương giao ấy do những hoàn cảnh xã hội,tôn giáo,phong tục, địa phương có thể kiềm chế đè bẹp, miệt thị con người. 

Và cá nhân trong từng cá thể tìm cách thoát ra, trỗi dậy, thoát ly.

 Chi li thì là sự hé mở của vùng đồi nhú lên, căng cứng, trượt xuống, đi xuống, xuống nữa là tới vùng cỏ non rậm rị, ẩm ướt và đụng phải hang ổ của cái Libido réo gọi, nỉ non..

Cái điều như thế mở đầu ngay trong chương Một của VTHT, tác giả soi gương chỉ thấy mình.. từ mái tóc đến thân hình on ả, õng ẹo như sửa soạn cho bữa tiệc sắp tới trong sự chờ đợi.. Tiếng nói của Libido là như thể tiềm thức mà là thức.

Trong truyện của NTH, thân xác luôn là nền, là đối tượng để NTH viết truyện.

Và những điều như thế, phải chăng đều có trong VTHT? Có chứ ạ. Nhưng nó đã được thăng hoa, huyễn diệu bằng một kỷ năng ngôn ngữ tuyệt xảo, hay và hấp dẫn. Một thứ ngôn ngữ mà đi quá một chút có thể thành uỗn ẹo, son phấn, giả tạo giữa hư và thực..

Và có thể kết luận về trường hợp truyện của NTH. Sự thành công của tác phẩm phần VTHT phần lớn nằm trong thứ ngôn ngữ body language này.

Chất Huế trong Nguyễn Thị Hoàng

Người nào đã có dịp sống nhiều năm tháng, hoặc tiếp xúc nhiều về gái Huế  mới cảm nghiệm được điều này. Họ có một phong cách riêng, một lối sống âm thầm- như vườn ở Huế-, sống che đậy mà mở ra và những ước mơ thoát ra khỏi khung cảnh Huế- dù phong cách Huế đẹp-dù những cơn mưa thối đất-dù nhiều kỷ niệm thân thương! 

Cái mâu thuẫn nội tại vẫn là dùng dằng giữa ở và đi. 

 Nó cũng giống như chiếc nón Huế là một biện chứng khép-mở. Khép khi nào và mở khi cần là phong cách xử dụng của từng cô gái Huế.

Con đường vào các cuộc tình ở Huế cũng đi theo một lộ trình tương tự. Xem ra khó mà rất dễ. Miễn là ta nắm bắt được chìa khóa của những giấc mơ đầu đời của gái Huế.

Giấc mơ của người con gái Huế là một ngày nào đó rời xa Huế, ra khỏi đời sống tiện tặt, chật vật cũng như ràng buộc lễ giáo gia đình.

Mặc dầu vậy, Huế không ồn ào, không náo nhiệt, nhưng sâu đậm. Nhưng âm thầm lặng lẽ cũng đành bỏ mà đi trong nuối tiếc. 

Đó có thể là ý nghĩa cuộc đời trong hành trình nhân thế, đi tìm những phương trời xa xôi, mới lạ và đầy hứng thú.

Nhiều gái Huế đi tìm những hình bóng các người tình như sĩ quan quân đội cũng như đa phần các nhà văn nữ đều đã đi theo lối mòn cách này cách khác. 

Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo, Băng Thanh đã là một lẽ của một thời.

Tiếp nối là Nhã Ca, Túy Hồng, Phùng Thăng, Phùng Thắng, Thái Kim Lan và Nguyễn Thị Hoàng. 

Mà kết cục là điểm Omega chỉ là kiếm tìm một Libido!!

Nguyễn Thị Hoàng khởi đầu sự nghiệp văn chương phải chăng là thoát ly khỏi khung trời nhỏ hẹp xứ Huế? Có chứ ạ. Không Huế không phải nguyên vẹn hình hài là NTH?

Nha trang khung trời mở rộng như một sự phá rào? 

Năm 1957, cha Nguyễn Thị Hoàng là ông Nguyễn Văn Hoằng, một công chức thuộc bộ giáo dục được chuyển đổi về Nhatrang. Nguyễn Thị Hoàng vừa 18 tuổi vào học tại trường Võ Tánh, Nhatrang.

Cũng tại nơi đây, Nguyễn Thị Hoàng học thêm tiếng Pháp tại nhà do ông Cung Giũ Nguyên(1909-2008) đảm nhận. Việc phá rào cuộc đời con gái với việc dan díu với Cung Giũ Nguyên mà kết quả là nàng sinh được một con gái đặt tên là Cung Giũ Nguyên Hoàng, sau do bà Nguyên vốn không con nên nhận nuôi. Cuộc tình ngang trái được giàn xếp giữa Cung Giũ Nguyên và gia đình Nguyễn Thị Hoàng qua trung gian ông biện lý Nguyễn Hữu Thứ.

 Phần Nguyễn Thị Hoàng đứng ra nhận trách nhiệm là không bị dụ dỗ.

Qua câu truyện tình gây dư luận này cho thấy Nguyễn Thị Hoàng như thách đố lại tất cả, không trốn tránh được chính mình để cho những đam mê “ tội lỗi” chế ngự và như thể bất chấp những tủi nhục của những người thân.

Phải chăng, đó là một cuộc phá rào về tình dục nhân danh cái cửa mình?

Mặc dầu vậy, sau này, tôi có cảm tưởng  Nguyễn Thị Hoàng né tránh giai đoạn đầu đời con gái này và rất kiệm lời như trong buổi nói chuyện tại Đại học Văn Khoa năm 1971. Cũng ít khi nào, người ta được biết về mối liên hệ với đứa con do bà Nguyên nuôi? Tình già đã là một lẽ, còn đứa con rơi?

Dù sao, đây cũng là một bước đi đầy phiêu lưu mạo hiểm ít ai làm được- bước khởi đầu mà chưa phải là chấm dứt?

Năm 1960, bỏ Nhatrang vào Saigon, một bước thử dầy dạn và chán chường?

Ít khi nào NTH tỏ bày một cách rõ rệt về hai năm bước thử này!  (1960-1962)Nó có thể chỉ là những hẹn hò, chóng qua, tạm bợ  và phai tàn nơi môi trường Đại Học Văn Khoa, luật khoa và nhất là bên ngoài cổng trường Đại học. Kiến thức không đem lại điều gì. Nhưng nhất là nó đã gặp những con người mà thực chất thiếu một cái gì không phù hợp với một NTH- một thứ “ngựa chứng trong sân trường”- .

Nó rất có thể đem lại những dư vị không mấy ngọt ngào như lòng mong đợi- “một thứ của trong một tháng, một năm và có thể từng ngày”-. Có lúc đi làm, có lần xin về Nhatrang dạy học, nơi đây từ chối và vì thế quyết định lên Đà lạt. 

Một lần nữa NTH rũ áo ra đi, tìm một nơi trú ẩn an toàn trong đơn độc. Nhưng một NTH luôn có những “nổi loạn nội tâm” khát khao những ham muốn ngoài khuôn khổ, liệu sẽ đi về đâu? 

Như lời tự sự của NTH: “ Truyện mình viết thường là những truyện tình bế tắc và đi xuống. Trong đó vai nữ bao giờ cũng khát khao đi tìm một đời sống thật của mình, nghĩa là tìm kiếm chính mình. Những nhân vật nữ lang thang bất định, và xa rời với phận sự gia đình.

Chất liệu lấy từ những năm bất ổn lênh đênh trong cuộc đời đã qua của mình, đôi khi được ráp nối với những câu chuyện thời sự, cộng với một phần tưởng tượng, phóng tác, vẽ vời.. rồi ráp thành chuyện..”(trích dẫn : Một án phẩm của NTH. Viên Linh)

Câu truyện Vòng tay học trò

 Đây là một câu truyện thật, người thật, việc thật, khung cảnh thật lấy bối cảnh là trường Trần Hưng Đạo mà hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Kỳ Quan Lập. 

 Vì một lẽ nào đó, NTH đều lấy chất liệu từ những người thật. Như nhân vật Minh-học trò- tên thật là Mai Tiến Thành, học đệ ngũ trên Ban Mê Thuột.

 Xin trích lời Nguyễn Ngọc Chính, một người bạn với Mai Tiến Thành. Theo lời Chính: “Thành thuộc loại quý tử, tư chất thông minh nhưng sức học trung bình. Riêng việc ăn chơi, Thành được sếp vào loại suất sắc…Thành có khuôn mặt không được đẹp trai cho lắm. Trong lớp thường gọi đùa hắn là Fernandel!! Chân đi chữ bát.. được gọi là Thành  đẹo. Có kể hết cái xấu của Thành mới làm nổi bật lý do tại sao cậu học trò Nguyễn Duy Minh lại được cô giáo Tôn nữ Quỳnh Trâm để mắt đến và thành công trong truyện tình cảm… Thành luôn là kẻ thích “chơi trội”.( Trích Sư phạm áo nâu Đàlạt. Nguyễn Ngọc Chính: Đọc lại vòng tay học trò Nguyễn Thị Hoàng).

Đọc VTHT cũng được NTH mô tả Minh trong một cuộc đánh lộn:

“ Gần đến nhà, dưới chân đồi, Minh bị một bọn choai choai chận :
đường. Một thằng trong bọn nghênh chiến trước:

  • Ê Minh, mày bao nhiêu tuổi?

Minh ném sách vở xuống bãi cỏ, tóm lấy ngực thằng kia:

Bằng tuổi cha mày. 

Minh tát thằng kia một bạt tai và rút cái khóa xe bằng sắt quay vù vù:

Tao làm gì kệ tao, mắc gì đến tụi bây? Đồ chó săn.

Câu hỏi là Trâm cần gì ở Minh? Có lần cô nói với Ngữ, một người bạn mê Trâm lên Đà Lạt: “ Tôi đã nói, tôi không cần gì cả. Địa vị, tiền bạc. Bề ngoài. Không. Tôi chỉ cần một thứ, một thứ tìm mãi không hề có, hoặc có mà không thể giữ được với mình. Tình thương.

Những nhân vật thật ấy đều tràn lan trong VTHT. Tỉ dụ Thức chính là TS Thực, em ruột của TV Hoàn lên ở trọ học. Rồi những Lan đổi ra Lưu, ông Tổng Giám Thị Dụ, tên thật là ông Bửu Vụ và rất nhiều tên khác không tiện nêu ra đây, vì họ còn sống..Các khung cảnh địa lý của Đàlạt như Trạm Hành, Trại Mát, Cầu Đất.. vv

Rồi người ta cũng không thực sự biết được điều gì xảy ra trong những cơn mê trận ấy. Chỉ có một điều là có một đứa con đã ra đời được đặt tên là Mai Quỳnh Chi do gia đình Thành nuôi nấng tại Ban Mê Thuột. Mai Quỳnh Chi lớn lên, trưởng thành ở Mỹ, nó có biết mẹ nó là ai? Hay chỉ là một cuộc tình và nay đã rơi vào quên lãng!! Đã có ai và bao giờ nghe NTH nhắc nhớ tới  “đứa con rơi” đó không? Hay nó sẽ có cơ may trở thành “ Kẻ dư thừa”?

Tôi cũng xin mạn phép không trích dẫn nhiều đoạn mô tả bước chân lãng mạn, vu vơ, kiếm tìm, ham muốn, giận hờn, nhớ nhung, gian dối, chiếm đoạt với kỹ thuật ngôn ngữ chuẩn xác mà hoang tưởng.

Tôi cũng xin thú nhận rất mệt mỏi, kiên nhẫn đọc lại cuốn truyện VTHT của một người đã ngoài cái tuổi đọc những truyện tình như thế.

Và tôi có thể chỉ giúp bạn đọc tóm gọn trong vài dòng về cuốn VTHT. 

Nó chỉ là một thứ “ Độc thoại của âm hộ”.( Monologue vaginal)

Điều này nhiều người trẻ ở trong cơn mê trận tưởng rằng nó mới mẻ, nó cách tân, nó hấp dẫn thần kỳ trong những cơn lốc tình cảm ngoài vòng kiểm soát.

Thật ra nó là chuyện đời thường trong tứ khoái của con người như : Ăn, ngủ, Đ.., ỉa từ đời hồng hoa lịch sử con người để lại qua những phúc trình, nghiên cứu đáng tin cậy. Chẳng biết NTH có cơ hội đọc nhữn tài liệu bóc trần này không? Đọc thì có thể ngòi bút sẽ chuyển hướng? 

Có thể NTH chỉ có vốn sống mà thiếu vốn đọc!! Như phần đông các nhà văn nữ khác vốn sống có thể tích lũy từ chính cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội. Nhưng vốn kiến thức thu lượm được qua sách vở, truyện của những thế hệ đi trước, nhất là kiến thức của thế giới nói chung- như từ Pháp, Mỹ- thì rất mỏng và hạn chế!! Trong đó ngoài văn chương còn có các tài liệu về tình dục học, xã hội học, nhân chủng học, sử họcvv..

Chẳng hạn, theo Yuval Noah Harari:

Một người mẹ tốt sẽ quan hệ tình dục cùng thời điểm với nhiều nam giới khác nhau, đặc biệt là khi cô ta đang mang thai, do đó con của cô sẽ được hưởng những phẩm chất ( và cả kỹ năng chăm sóc con cái ) không chỉ đơn thuần từ các thợ săn tốt nhất mà từ người kể chuyện hay nhất và những người tình chu đáo nhất. Nếu điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, hãy nhớ rằng trước khi các nghiên cứu hiện đại về phôi thai phát triển, người ta không có bằng chứng chắc chắn rằng các em bé luôn  được sinh ra bởi một người cha duy nhất hơn là bởi nhiều người”.  (Yuval Noah Harari, bản dịch Sapiens. Lược sử loài người . Nguyễn Thủy Chung dịch. Võ Minh Tuấn hiệu đính. Nxb Trí thức, trang 58)

Nhưng kể từ khi có Adam Evà “ biết xấu hổ”, nguồn gốc của tội lỗi thì tình dục đã biến thái đi. Libido vẫn còn đó, nhưng con người đã từ bỏ trạng thái tự nhiên của vườn địa đàng, giai đoạn bình minh của nhân loại để bước từ giai đoạn hái lượm, săn bắn sang trồng trọt, tích lũy tư hữu, kế thừa của cải. Đã hàng triệu năm  trả dài như thế.

Tù đó, rất nhiều tiêu chí đạo đức được đặt để cho con người bất kể đến cái Libido.

Do hai dẫn chứng vừa kể, người viết cảm thấy không dễ gì mang các tiêu chuẩn tính luân lý để phê phán truyện VTHT của NTH. Chính tác giả NTH cũng  xác nhận về VTHT một cách ỡm ờ:

Nếu bảo rằng thực thì không hẳn là thực, nhưng bảo là không thực.. thì cũng không phải là thế.”

 Và nếu bảo rằng thực thì sao? Và nếu bảo rằng chỉ là hư cấu thì sao?

Ai ai cũng có thừa cái lý lẽ ở đời (La raison d’être) để tự biện hộ cho chính mình, cho cách hành xử của mỗi người.

Tôi là người có chút may mắn, có chút học vấn và đã có cơ hội đọc Rapport de Kinsey với các bản thống kê, các cuộc phỏng vấn. Tác giả qua đó đã bóc trần đời sống tình dục của con người dưới các hình thức thủ dâm, ngoại tình, đồng tình luyến ái, lạm dụng trẻ con vv..

Tác giả đưa ra bằng chứng mà không phê phán tốt xấu chỉ cho thấy sự thực ấy nó như thế nào?

Năm 1976, lại có thêm  phúc trình của Shere Hite nhan đề: Le rapport Hite ( Phúc trình Hite) trong đó tác giả đưa ra một cuộc điều tra ở bên Mỹ với 3000 phụ nữ tuổi từ 14 đến 78 với 10.000 câu hỏi. Các câu trả lời cho phép bộc lộ sự thầm kin về vấn đề tình dục, trong đó đặc biệt là vấn đề thủ dâm.

Sụ tiết lộ ấy- dù ở nước Mỹ- có tính cách thuyết phục mà không thể có lời biện bạch và phản bác được. Một phụ nữ đã phát biểu:

Để lên đỉnh đạt khoái cảm cực điểm. Tôi phải tập để biết yêu mình và thành thực hơn nữa. Tôi phải hoàn toàn yêu thân xác tôi, yêu tâm hồn tôi, tinh thần tôi.. Tôi cũng phải có có được mối liên hệ nóng bỏng và tham dự một cách hòa điệu bằng vào  nhiều kinh nghệm với người đối ngẫu của tôi.”

(Shere Hite, Ibid, trang 220).

 Phải chăng trong trường hợp NTH có điều gì trùng hợp, bà ấy chỉ biết yêu mình, chỉ biết o bế cái thân xác mình, cho riêng mình và chỉ biết thỏa mãn cho mình mình bất kể đối tượng là ai xét về mặt lý luận?

Cụ thể như trường hợp Cung Giũ Nguyên xét về nhiều mặt, từ nhân dạng- dưới mắt tôi gặp ông năm 1964- là xấu xí, chân đi khập khiễng, ăn mặc cảnh vẻ với áo vét, mặc dầu trời Nha Trang nóng bức.. Đời sống tình dục không mấy bình thường. Tuổi tác lớn không cân xứng vẫn bị cuốn hút vào vong tục lụy, bất kể tai tiếng và một đứa con ra đời “ ngoài ý muốn”.

 Nhưng điều tôi kinh ngạc là không hề- dù chỉ một lần-  được nghe từ đồng nghiệp, học trò xì  xào về ông.

 Nhưng tai tiếng thì ồn ào, dư luận khắp chốn giang hồ!!

Trường hợp Minh càng rõ nét hơn-  thân hình thấp bé, khuôn mặt Fernandel, chân đi vòng kiềng. Ăn nói bạo trợn, đánh lộn chửi thề, bạt mạng, bia rượu, thuốc lá theo đúng như lời mô tả của Nguyễn Ngọc Chính lại hợp “gu” NTH. 

Điều ấy làm sao lý giải được ngoài cái Libido ra? 

Và phải xóe tạc nó ra bằng phân tâm học, lôi nó ra từ tầng  vô thức, tiềm thức sang tầng ý thức.

Cuốn sách tự nó chỉ là một cuộc tình ngang trái có gửi một thông điệp tư tưởng gì không?

 Tôi khẳng định là không. Nội dung là rỗng ruột. Không là không.

 Nhưng về ngữ cảnh ngôn ngữ thì chuyển tải được sự chiều chuộng vuốt ve người đọc như những người đi trên mây, mộng tưởng. Đến độ nó biến cuộc tình trở thành ngẫu tượng được thanh cao hóa, được quyến rũ trong êm dịu, trong những giây phút nhớ nhung, giận hờn, ghen tuông trong một khung cảnh thần tiên của Đà Lạt. Nhiều đoạn văn làm dáng, uốn éo như một Mai Thảo hồi nào.

Tất cả sự thành công của cuốn VTHT nằm ở đó và không là gì khác.

Dù gì đi nữa thì NTH có một chỗ đứng trong văn học không thể chối bỏ. Chỗ đứng ấy có thể vượt trội hơn các nhà văn nữ khác cùng thế hệ. Bà có quyền hãnh diện về điều này. 

Ngày hôm nay, bà được đền bù cho bõ những lúc hoạn nạn, đói khổ. Sách được in lại 4,5 cuốn, có tác quyền. Điều mà vào năm 1975, sách của bà cũng như nhiều nhà văn khổ lụy trăm chiều: không phản động thì đồi trụy. Tôi có trước mặt Phần phụ lục IV, nhan đề: Về sách tiếng Việt bị cấm lưu hành, ở trang 631 trong bộ sách của Trần Trọng đăng Đàn. Tôi đếm được 20 đầu sách của NTH.

Nhưng ngược chiều thay. Nay những đầu sách được coi là đồi trụy trở thành sách hiếm và quý. Theo nghĩa, đổi mới chỉ là phục hồi cái cũ đã bị xóa bỏ.

Vinh dự thay cho bà mà cũng không lấy gì làm vinh dự thay cho bà!!  Ngoài một số tiền nhuận bút để cuộc sống bót cơ cực.

Tuy nhiên, ngoài lãnh vực văn chương, NTH có những bài thơ “ rất Huế” “rất tình” để lại trong tôi nhiều dư vị khó quên.

Chi lạ rứa, chiều ni tôi muốn khóc,

Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.

Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen

Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.

Tôi ao ước có bao giờ tuyệt đích

Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.

Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ.

Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn!

Bài thơ sau đây nhắn gửi ai?

“ Đã ba mùa cách trở

Nửa năm rồi ly biệt 

Áo mầu không thắm nữa

Thưở tàn phai xuân thì.. “

(Niềm đau chia phôi)

Sau đây là mấy bài thơ làm mùa hè năm 1963( BK, số 161, 15-9-1963)(khi đã chia tay Đà lạt. NVL)

 “Khi em về giữa vòng tay

Trong yêu dòng nước mắt này lại khô

 Vết hôn ngày cũ chưa mờ

Phút giây đầm ấm bao giờ nữa em”

( Yêu)

“Không ai về thăm chiều nay

Cho tôi chết giữa vòng tay một người

Tiếng hôn khép kín môi cười

 Gối chăn mùa lạnh rã rời thú xưa” 

( Nhớ)

Đọc những dòng thơ này, lòng tôi trùng lại và không còn biết phải nói gì? Nói năng chi cũng bằng thừa? Tôi ghen với cuộc đời!!!

Phần còn lại tôi đã làm, đó là công việc phân tích Phân tâm học của bài viết này về cuốn VTHT của NTH? Nó có khô cằn và đắng cay! Đành chịu!!

Nguyễn Văn Lục

14 BÌNH LUẬN

  1. Bây giờ cell phone nó làm Interference giữa các electromagnetic waves nên antenna không còn bắt được các đài địa phương, phải vào YouTube để chỉ được xem những gì nó upload mà thôi , cho nên không chửi được thằng chó đẻ Paul Heggen như mọi khi !

  2. Khi mà ở VN , trước 1975 , Ba có hỏi mẹ mình :” tại sao mợ không ngủ được ?!” – tao cú nghĩ lẩn thẩn nên không ngủ được !”. Cho nên Ba bia nghĩ là xé tấm ảnh đó đi thì mẹ mình lại nghĩ là ảnh của con mình, mình cho là đẹp mà nó lại xé đi thì chắc nó nghĩ là mình không biết đọc , biết viết , nó muốn làm gì thì cứ tự động mà làm ! Đó là con ốc nhỏ mang lòng đại dương !

  3. Trong một xã hội phức tạp như Mỹ này , đủ mọi chủng tộc đến đây mang theo cả văn hoá, thành kiến , …. Khó mà lường được !! Cho nên cũng cần “ con ốc nhỏ mang lòng đại dương “ !

  4. Cho nên bây giờ Ba bia mới nhớ ra một tay làm ở Solectron nói với Ba bia : “ ông này tè mà ngồi “!! Nó bắn nước tiểu vào quần áo mình , nó dơ dáy !! Bao nhiêu anh “ đu càng “ toàn là “ đứng đái “ , uống bia , rượu cũng là loại có dạng ! Thấy ông đội nón “ rằn ri “ , ngồi lưng thẳng đơ , được thằng con trai nó lụi cho mấy lụi chết , mẹ nói lạng quạng ,nó lụi luôn cho vài lụi , xong nồi nó sực nghĩ lại không có ai nấu cơm cho nó ăn, nó bèn nhảy xuống cầu tự tử !!

  5. Cái nước Anh , nó giầu lâu đời rồi , bao nhiêu là lâu đài rồi , cho nên đám cưới của thái tử Charles mới có đám cưới của thế kỳ . Khi mà Michael Douglas , con của Kỉrk Douglas ( Spartacus) , Do thái ; những mà trước 1975 , mình cú thấy không phải đen , tức là trắng , có đóng với Sharon Stone ,Do thái , có nói “ the fuck of the century “! Cho nên ông hoàng Andrew phải thề là không phải “ gay “ vì cứ sống độc thân tươi tắn hoài ! Sau khi FBI bắt Epstein ( có đoạn video đang cười rỡn với tổng thống Trump !! Giới nghệ sĩ phim ảnh sau khi nhắm vào Bill Crosby , quay ra Weinstein !!

  6. Nói đến chuyện y phục , lúc còn nhỏ, anh mình mang đến tiệm may thì không sao , đến khi cả 2 anh cùng vào lính , Ba bia một mình vào tiệm may , gặp thằng tên là Thành , đeo kiếng gọng đen , cũng học Petrus Ký nhưng mà lớp khác của Ba bia , nó nói đó là mốt mới ! Nhưng là mốt bịnh mà Ba bia không biết !! Trong xã hội lúc đó thực sự có thể còn bịnh gấp 100 lần hơn thế ! Chính nó nói chuyện về “ cool “ của George Hilton và Terence Hill !! Cho nên mẹ của Ba bia cũng bị nhầm cho nên mới bỏ cái hình đó vào album ; mà Ba bia lại không dám chạm vào tự ái của mẹ mình để lấy ra và xé tấm hình đó đi !!

  7. Tay viết “ thời mắc dịch “ cũng đội mũ “ ông Tây “ kiểu TNT mà không trích dẫn “ đống xà bần “ như TNT , viết được một bài xong tịt luôn ! Phải sống, rồi viết chứ viết dựa trên kinh nghiệm sống của người khác khó đọc lắm !

  8. Hiện tại bây giờ, mới mằy ngày nay thôi ,3 thằng sinh viên uống rượu bia cùng vô nhà thương, một thằng chết !!

  9. Cái xã hội VN thời đó là một xã hội khó mà giải thích tường tận hết ! Quán bar thì ở một khu , trường học thì ở một khu . Các truyện của Tự lực Văn Đoàn thì chưa bao giờ hấp dẫn thì đã hoàn toàn hết hấp dẫn ! Lúc đó quả thật Ba bia có đọc Nguyễn văn Trung , Huỳnh Phan Anh , Võ Phiến … nhưng chỉ để “ dỗ giấc ngủ !! Nhưng mà thực sự chỉ có tờ Con Ong và Vũ Mộng Long là mang tiếng cười đến cho Ba bia !

  10. Mari sến chẳng bao giờ nó đọc ! Lúc đó Ba bia đọc bài mục nhận sét của người điểm sách về sự so sánh giữa sách mới của Mai thảo và sách cũ của Nguyễn thị Hoàng là vòng Tay Học Trò , có ý nói Mai Thảo bắt chiếc để viết làm dáng ! Nhưng mà Ba bia thực sự lúc đó thực sự không có thì giờ để đọc cả hai . Chỉ đọc điểm sách lúc đó để xem chữ nghĩa bây giờ đi đâu !

  11. Truyện Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, đối với nước ta hồi đó là một truyện trái đạo lý, nhưng cá nhân tôi thì nhìn nhận nó chỉ là truyện rẻ tiền dành cho các chị Ma ri sến đọc
    Cái tựa đề của bài viết rât đao to búa lớn, nhưng thực ra chẳng đáng cho chúng ta, cho tác giả bàn về một vấn đề to tát đ/v một cuốn sách loại hơi rẻ tiền
    Nếu phân tích tâm lý cô sư nữ trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng hay tâm lý một anh sắp sa vào đường tội lỗi trong Sợi Tóc của Thạch Lam .. thì còn tạm nghe được
    Thời buổi này chẳng phải là lúc ta bàn những v/đ to tát

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên