Đã có nhiều tác giả viết hoặc bình luận khen chê trực tiếp hay gián tiếp về cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng.
Trước đây, đề cập đến tình yêu, tình dục là do các thi sĩ, nhà văn nam mô tả, viết ra. Nhưng chỉ là cái nhìn một chiều mà có thể vắng bóng phụ nữ. Nhiều phần họ chỉ xuất hiện theo cảm quan và góc nhìn của người đàn ông viết về họ. Như thế góc độ chủ quan hẳn là có.
Nói đúng ra họ hiện diện mà như thể vắng mặt. Nay thì họ xuất hiện lộ liễu với cái tôi trong truyện với nhưng biểu lộ thân xác, thèm khát ham muốn ướt át không che đậy.
Khi chọn viết về Nguyễn Thị Hoàng qua cuốn Vòng tay học trò mà không chọn những tác phẩm khác của nữ sĩ chỉ vì lý do đây không phải một toàn bộ biên khảo về một tác giả vốn ngoài mục đích và thẩm quyền của người viết.
Vì thế, chọn cuốn Vòng tay học trò ( VTHT) có nhiều lý do cá nhân như người viết là sinh viên đại học Đà Lạt từ 1961 đến 1964- thời gian mà Nguyễn Thị Hoàng (NTH) đồng thời vốn là giáo sư trung học đệ nhất cấp tại trường trung học Trần Hưng Đạo năm 1962. Dù chưa hề gặp mặt một lần- và cũng chưa hề biết về “ tai tiếng” ở Nhatrang, nhưng những cảm tình cá nhân vẫn vượt lên trên tất cả qua dư luận đồn thổi về cô giáo trẻ bên Trần Hưng Đạo!!
Vì thế từ các nhân vật, con người trong truyện với tên tuổi thực đến khung cảnh địa lý, xã hội, đến môi trường sinh sống, không gian Đà Lạt với địa danh-sau này- đều là những chất liệu xúc tác-những con người thật – định hình cho tác phẩm VTHT. Tôi chỉ có dịp đọc tác phẩm VTHT vào khoảng năm 1970, khi NTH đã nổi lên như cồn. Dư vị còn đọng lại là một chút chia xẻ khó nói vì nghĩ rằng NTH đã bỏ lỡ cơ hội trưởng thành trong môi trường đại học và sách vở. NTH ra đời quá sớm với những trải nghiệm đắt giá. Giả như được trang bị đầy đủ như một F.Sagan- đọc rất nhiều- truyện của cô với tài năng xử dụng ngôn ngữ tuyệt khéo có thể còn đi xa hơn nữa. Nào ai biết được số phận một nhà văn?
Lý do thứ hai, khi ra trường, người viết nhận nhiệm sở đầu tiên là trường trung học Võ Tánh, Nha Trang. Nơi đây, ngoài ý muốn, được gặp giáo sư Cung Giũ Nguyên và các câu chuyện tình sử của vị này vẫn còn là những dư âm sống động đã một thời gây ra “ chấn động” mối tình đầy sóng gió giữa NTH và ông thầy dậy Pháp văn tư- mối tình thầy-Trò vào năm 1958, mà tuổi cách biệt Thầy-Trò là 30 tuổi.( Cung Giũ Nguyên 1909-2008. Nguyễn Thị Hoàng 11-12-1939. Lần gặp gỡ đầu tiên CGN trong ngày khai giảng khi ông đứng nói chuyện với ông hiệu trưởng- xin thú thực lòng mình là một ác cảm-. Thái độ lạnh nhạt, tự phụ có vẻ như coi thường lớp đàn em với một khuôn mặt được coi là xấu và từ đó hầu như ít khi có dịp gặp CGN. Sau này, về Sài gon, tôi có dịp nói truyện với một bạn dạy học là NT Văn, tôi vẫn nêu ra thắc mắc, lý do gì đã khiến NTH rơi vào cái bãy tình này? Thật không hiểu được. Cuộc tình này để lại một đứa con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng. Do bà Nguyên tình nguyện nuôi, vì bà không có con. Khi Cung Giũ Nguyên mất, chính con gái Cung Giũ Nguyên Hoàng cầm di ảnh bố đi đầu.
Có lẽ, đây là bước nhẩy khởi đầu liều lĩnh, bất cần của một cô gái Huế muốn thoát ly những ràng buộc khắt khe của Huế? Bất kể nhiều ràng buộc luân lý, xã hội và đạp lên tất cả của NTH- một cô gái 18 tuổi xuân thì.
Cá nhân tôi vẫn nghĩ thay cho NTH là một mất mát lãng phí, không đáng.
Tôi cũng không biết được nỗi buồn của cha mẹ NTH như thế nào?
Chắc là họ phải buồn. Tôi cũng không hiểu là có bao giờ NTH nghĩ tới điều ấy không?
Bước nhẩy thứ hai của NTH chỉ là một chuỗi kế tiếp khó tránh, kế thừa trong chặng đường tìm kiếm một thứ tình yêu mà tự nó sẽ kết thúc một cách chóng vánh.( Trong vòng vỏn vẹn một năm để lại cho cuộc tình một đứa con đặt tên Mai Quỳnh Chi, giao cho gia đình Mai Tiến Thành- nhân vật chính trong VTHT có tên là Nguyễn Duy Minh và cô giáo có tên Tôn nữ Quỳnh Trâm). Hình như nơi NTH, tình yêu nào cũng đầy ắp yêu đương, nhung nhớ, rồi chấm dứt bằng chia phôi, xa cách. Phải chăng đó là những tình lụy tính bằng tháng, bằng năm?
Lý do thứ ba, vào năm 2005-2006, người viết có dịp gặp chính Nguyễn Thị Hoàng trong một bữa tiệc khoản đãi, có mời cả gia đình Phạm Duy. Trong bữa ăn này, người viết có trêu chọc: Lưu đây! ( Lưu chính là Nguyễn Văn Lan, một giáo sư Triết trong một nhân vật khá chính diện trong VTHT. Lưu thường có vẻ ngang tàng, lạnh nhạt dửng dưng, đôi khi dạy đời đối với Trâm. NVL).
Cô có vẻ giận, mặt xìu xuống, lảng tránh về câu nói đùa này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có một buổi hẹn bữa sau tại Brodard, Saigon. Còn nhớ nhà văn ăn mặc một chiếc áo tricot, mầu vàng nhạt. Do lâu ngày, chiếc áo bèo nhèo như tố cáo sự “đã có một thời” sang trọng nay không còn nữa. Thật buồn. Tuy nhiên, nét kiêu xa vẫn còn. Dáng mảnh mai, lối ngồi chống tay, mắt nhìn xa vắng vẫn như thuở nào. Hình như NTH không muốn nói, có nói thì dấm dẳng. Hình như, Thái Kim Lan ngồi im lặng.
NTH quyến rũ ngay cả trong nét buồn của bà.
Tôi chỉ xin nhắc tóm tắt một câu hỏi: Cô còn tiếp tục viết không? NTH đáp, vẫn viết nhiều, nhưng không được in. Khi chia tay, lòng tôi trùng xuống. Nghĩ tới những năm lận đận nuôi chồng Bửu Sum, chăm dạy các con. Sau 1975, bị bỏ rơi, chắc cũng túng thiếu.. suốt 30 năm cho đến khi gặp tôi và Thái Kim Lan.
Ra xứ người, dù có vất vả, tôi vẫn có một tương lai và hai con tôi được ăn học đàng hoàng. Còn NTH, cho đến nay, 5 đứa con của NTH ra sao? Thật không biết.
Trên đây chỉ là những niềm riêng của người viết bài này mong được chia xẻ.
Nhưng cũng chính trong dịp này là cớ sự cho sự kết nối khéo léo của Thái Kim Lan với tùy bút nhan đề: “ Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan”, đăng trên tạp chí Văn Hóa Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12-2007) .
Những cơn lốc xoáy đủ loại về dòng văn học phái nữ, trong đó có NTH dự phần.
Chính vì thế, đã có nhiều dư luận trái chiều, khen cũng có, chê trách cũng không thiếu. Sóng gió nổi lên từ nhiều phía với những lý do và động lực khác nhau. Xếp hạng đánh giá theo các tiêu chuẩn đạo đức, xã hội, tiêu chuẩn mới-cũ mất gốc, tiêu chuẩn miền như “ gái Huế đa tình” và ngay cả xu hướng chính trị cũng có.
Nhưng nhất là xếp hạng theo tiêu chuẩn tình dục mặn hay nhạt, biên giới giữa tình dục- hay dục tính? Biên giới thế nào là chuẩn, thế nào là không chuẩn, biên giới giữa tính dục và truyện khiêu dâm, kích dục?
- Tình dục và các nhà văn nữ miền Nam 1955-1975.
Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà văn Thế Uyên. Thế Uyên với Tình dục và các nhà văn nữ miền Nam 1955-1975 đăng trên tập san Hợp Lưu. Thế Uyên đưa ra bốn nhà văn phụ nữ gồm Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương và Nguyễn Thị Hoàng.
Tại sao chỉ chọn ra bốn nhà văn nữ mà không thể có 5, 6 hay nhiều hơn nữa? Tác giả đưa ra tỉ dụ tiêu biểu là truyện: Những sợi sắc không của nhà văn Túy Hồng. Nhà văn Túy Hồng đã để cho một nhân vật nữ như cô Trầm, một nữ giáo sư ly dị chồng, sống độc lập, buông thả, phóng khoáng, “ trưởng thành” về thú vui tình dục:
“Tại sao có nhiều buổi sáng, mình lại cảm thấy bên trên thân thể mình thì khô mà bên dưới lại ướt như thế này nhỉ? Và khi nhập cuộc làm tình, nàng đã biết hưởng thụ tối đa, kể cả khi chàng khẩu dâm cho mình: “ Sinh liếm môi cười rồi chợt nằm nhào ra giường, gối đầu lên đùi Trầm, Sinh ngửa mặt trông chiếc quạt điện một hồi ngắn rồi cầm vạt áo dài đắp để rúc vào vùng tối ám giữa hai cột thịt đùi người đàn bà.”
Viết bạo trợn, can đảm, không biết ngượng nghịu như thế hầu như vượt xa các nhà văn nam giới như Lê Xuyên với chú Tư Cầu, ngay cả Kiệt Tấn.
Dù sao các nhà văn nam giới viết chỉ gợi ý mà không gợi dục. Nó chỉ thoang thoảng hoa nhài, ngôn ngữ ẩn dụ gián tiếp để trí tưởng tượng người đọc có dự phần.
Đi theo vết chân của các nhà văn nữ trên, các nhà văn nữ trẻ hơn một bậc như Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê thị Quỳnh Mai vv.. còn tiến xa hơn một bậc đến nỗi các bậc tiền bối chỉ còn biết thở dài.
Còn có thể nói, nó vượt cả hàng rào cấm kỵ của các xã hội Tây Phương vốn được coi là thành phần tiến bộ nhất về nhiều mặt, nhất là về mặt tính dục!! Với những giai đoạn phá rào và đột phá như thể nó mở đường cho những phong trào giải phóng phụ nữ thập niên 1960 trên toàn thế giới.
Sự phá rào và đột phá ấy phải được cắt nghĩa và giải thích như thế nào?
Nó như sự bùng nổ của người phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì với màng trinh, lúc lấy chồng, cả lúc làm mẹ cho đến lúc về già vẫn phải thủ tiết theo gương một anh con buôn chính trị suốt đời lang bạt là Khổng Tử chăng?
Tôi còn nghe một phụ nữ gái Huế tâm sự là khi còn con gái, mẹ cấm không cho đi xe đạp, vì sợ rách màng trinh!! Vấn đề màng trinh trở thành biểu tượng đạo đức hay mất đạo đức?
Nó là một cảm nhận vô thức trở thành một thứ quán tính- một bản tính thứ hai- cần được phân tâm lại thành một tâm thức!!
Còn nhớ trong cuốn truyện nổi danh của Mario Puzo, The godfather( Bố già) có một đoạn viết về con gái của bố già sắp sửa đi lấy chồng. Khổ nỗi, con gái của Bố già đã mất màng trinh nên phải tìm một bác sĩ tín cẩn, kín đáo để vá lại cái màng trinh của cô con gái để khỏi mang tiếng hư hỏng. Trả lại cái màng trinh nguyên vẹn là khôi phục được đạo đức xã hội mà chỉ những người giầu có quyền thế mới thực hiện được. Vậy còn những người nghèo thì sao đây?
Trường hợp ở Ấn Độ còn nhiều hủ tục lạc hậu, nhưng vẫn có thể vá hay làm màng trinh mới( Hymenoplasty-treatment. Procedure and side effect.)
Cho nên về mặt xã hội- mà không kể đến mặt đạo đức- về mặt phân tâm học- thì có thể nói là nó lột trần, giải mã cái Libido. Tôi cũng có bài đăng trên Hợp-Lưu: “Phụ nữ và vấn đề tình dục”, Hợp Lưu năm 2005. “Trước đây, thập niên 60-70, đã có Túy Hồng viết rất bạo dạn, dữ dội Gái Huế đa tình.. như Túy Hồng, buông thả, mở toang. Và cuối cùng:
“ Cái âm hộ là con đường giải phóng phụ nữ ra khỏi những phong tục, đạo đức, xã hội vốn trá hình biến họ thành những kẻ phế tật, bị loại bỏ ra bên lề xã hội.” ( NVL)
Và cái âm hộ như một cánh cửa giải phóng phụ nữ, nhưng dồng thời nó lại là một bản cáo trạng về kinh nguyệt, màng trinh, mòng đóc và chuyện sinh đẻ.( dẫn trích bài Phụ nữ và vấn đề tình dục. Nguyễn văn Lục )
Mất cái màng trinh, mất cả đời con gái, mất cả tương lai.
Cái giường đêm tân hôn trải nệm trắng, thiếu chất máu đỏ là một thứ tòa án nhân dân định phận người con gái!!
Nhà văn Phạm Thị Hoài còn viết thẳng thừng như sau:
“ Không có gì thể hiện sự khinh bỉ đàn bà sâu sắc như tệ sùng bái gái trinh của đàn ông một số nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Ngẫm nghĩ về việc săn trinh những cô gái trẻ để lấy đó trong làm ăn, tôi từng sa vào những thắc mắc: Trinh tiết đàn bà giúp gì cho business? Tăng nguồn đầu tư chăng? Phá trinh một em xong thì trúng truyển công chức chăng? Mấy em gọp lại thì đủ trúng thầu một cầu vượt?
Phạm Thị Hoài viết tiếp về các cửa một cách mỉa mai và thâm độc:
“Cửa Phật, cửa Thánh, Cửa Mẫu hay Cửa mình của chị em đều là chỗ để đặt niềm tin vào tài lộc do các thế lực siêu nhiên phát cho quota”.
Phạm thị Hoài kết luận:
“Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này mà không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhà thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa, họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhơ nhớp của vận hạn”.
Đến lượt Võ Phiến trong cuốn văn học Tổng quan
Xem ra như thể Võ Phiến có ân oán giang hồ gì với nhà văn nữ Túy Hồng, trước khi Túy Hồng quyết định lấy Thanh Nam làm chồng?
Thoạt đầu, nhà văn Võ Phiến còn nhẹ nhàng cho rằng Văn học miền Nam thời kỳ 1954-1975 càng ngày càng nghiêng về nữ giới. Thoạt đầu còn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo. ( sách trang 47).
Đó là lối viết thật mỉa mai của Võ Phiến chẳng những đối với các nhà văn nữ mà còn cả các nhà văn nam giới nữa.
Nhưng ông tiếp tục gia tốc bằng những ngôn ngữ nguyền rủa mà chẳng còn chút kiêng dè khách quan, vơ đũa cả nắm của một người giữ vai trò ngự sử văn đàn. Ông viết tiếp:
“ Các nhân vật của Nhã Ca, Nguyễn thị Hoàng.. bằng lối nói xông xổng, không kiêng nể bất cứ cái gì, cái tục tằn, cái thô bạo, cái xấc láo, cái hỗn xược mất dạy, độc ác, điên khùng..”
Ông tỏ ra bất công và võ đoán. Túy Hồng không phải Nhã Ca càng không phải Nguyễn Thị Hoàng. Nhiều lúc tôi không tin có thật là Võ Phiến không? Khi làm báo bên Cali, tôi thường xuyên đến nơi ông ở để thăm hỏi và tặng ông một số Tân Văn mỗi tháng. Ông lịch sự, nhún nhường và tránh né mọi chuyện có thể gây đụng chạm.
Và nếu quả thật ông đã nhận xét như thế thì thật bất công cho bất cứ nhà văn nữ nào, trong đó có Nguyễn Thị Hoàng. Họ không đáng nhận những lời chỉ trích như tát vào mặt một cách vô bằng như thế theo cái kiểu “ giận cá chém thớt”.
Sự bất công ấy hiểu được, vì bản thân nhà văn Võ Phiến có mối liên hệ ngoài hôn nhân với Túy Hồng. Theo tác giả Nguyễn Chính trong “ Nhà văn nữ trước 1975: Túy Hồng. Trong một bài viết mang tựa đề Võ Phiến, Túy Hồng viết: “ Đó là cái nghiệp của ít nhiều nhà văn và nhà thơ nữ miền Hương Ngự. Những kẻ tháo gỡ vòng dây trói Khổng Mạnh Huế để vào Nam hòa nhập với tự do Sàigon. Những người viết nữ đều sa vào tay những kẻ đã có vợ và nhiều con. Nếu tôi là một ông thày tướng số mù( Thầy bói thì phải mù, chứ thầy bói mà hai mắt mở thao láo thì nói ai nghe), tôi sẽ tiên đoán vận mệnh của các nhà văn nữ: văn chương thì rạng rỡ, nhưng tình duyên thì trắc trở. Những nhà văn nữ thường thích sinh sống ở Sàigon hơn ở Huế, Vĩnh Long, Phan Rang. Sàigòn thông cảm tâm sự của họ hơn Huế và những nơi khác. Sàigon có đủ đàn ông để họ lãng mạn và làm bạn.”
Và ác liệt hơn: “Tôi tham vọng viết truyện dài, nhưng không có thực tài, khả năng chỉ đủ sáng tác truyện ngắn. Trong một truyện vừa, không ngắn, không dài, tôi miêu tả một tên đàn ông đểu giả gian dối, một kẻ ngoại tình với tôi và phụ tôi với vợ. Nhiều đêm dài mất ngủ, cùng với hoa quỳnh ngày tàn đêm nở, tôi trút giận hờn vào những câu văn ác ôn. Tình yêu là một giọt máu mang số 35.” ( Trich Nguyễn Chính như trên )
Túy Hồng vẫn có lối viết bạo trợn như một cá tính riêng như thế khi lấy Thanh Nam, 1966 làm chồng và mới chỉ quen nhau một tháng. Bà viết: “ Thanh Nam là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền” ( trich Nguyễn Chính , như trên)
Tôi nghĩ trích dẫn về Võ Phiến đến đây cũng tạm đủ rồi.
Nguyễn thị Hoàng có chịu ảnh hưởng các thuyết hiện sinh và đặc biệt nhà văn nữ Francoise Sagan của Pháp?
Người viết còn nhớ Francoise Sagan đứng bên cạnh chiếc xe Jaguar dài thòong. F.S mặc một chiếc măng tô dài chấm gót, lốm đốm như da con báo.
Thành thật mà nói, hầu hết giới trẻ Saigon chỉ biết F. Sagan qua những trang giới thiệu của nhà văn Nguyễn Nam Châu trong cuốn sách: Những nhà văn hóa mới. Kể từ đó, giới sinh viên trẻ mới có cơ hội tìm đọc nhà văn này. Mà muốn đọc, phải ở trong môi trường đại học và tiếng Pháp rành rẽ. Sau này những dịch giả như Nguyễn Vỹ dịch Bonjour Tristesse Buồn ơi, chào mi, 1959. Un certain sourire. ( Có một nụ cười do Nguyễn Minh Hoàng dịch và Dans un mois, dans un an( Một tháng nữa, một năm nữa. Bửu Ý dịch năm 1973)
- Sagan lúc bấy giờ được coi là một hiện tượng phá rào về mọi giá trị đạo đức, tôn giáo ngay trong văn giới Pháp.
Nhưng có một điều quan trọng là giọng văn của F. Sagan khinh bạc, bất cần, lối sống bừa bãi và làm ra vẻ chán chường và mệt mỏi. Cuộc sống đời thường được đưa vào văn chương như một sự phá sản qua các hình thức như ưa tốc độ, rượu, hộp đêm, làm tình một cách “ thản nhiên”. Một lối mô tả không phải là vô luân (immoral), mà là phi luân (amoral). Phi luân không phải theo nghĩa không có đạo đức luân lý, mà ở chỗ nó không đặt, hoặc ở chỗ nó không đếm xỉa đến vấn đề luân lý nữa.
Vì thế, tính cách nổi loạn là thực chất của đời sống họ. Người viết giới thiệu thêm bài đầy đủ về F. Sagan trên Webb Ngô Quyền của Nguyễn Văn Lục: “ Francoise Sagan, Adieu Tristesse. Con người cuộc đời và tác phẩm”.
Nhưng nó cũng lộ diện cho thấy, nó muốn lột trần tính cách giả dối, phỉnh phờ, đạo đức giả của thế giới người lớn.
Chẳng hạn, khi người phụ nữ ăn mặc thì tiết hạnh được cân đo đếm từng phân ly độ dài ngắn của chiếc váy!! Dài đến mắt cá chân. Ngắn đến đầu gối, ngắn nữa, ngắn nữa đến gần bẹn?
Độ ngắn nào còn được coi là đạo đức và độ ngắn nào thì không?
Và cũng nên nhớ rằng trước đó 10 năm, một xi căng đan chưa ráo mực về nữ tài tử Brigite Bardot gây xáo trộn nước Pháp qua cuốn phim: Et Dieu créa la femme.
Cứ như những điều trình bầy trên thì thực sự phải công bằng mà nói, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng hiện sinh ở Pháp chẳng có chút ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp gì đến các nhà văn nữ như Nguyễn Thị Hoàng từ bút pháp, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác đến nội dung tác phẩm cũng như nhu cầu sáng tác. Người Tây Phương với mức sống cao và văn hóa tiến bộ, họ coi nhẹ vấn đề trinh tiết, nhất là từ khi có cái bao cao su thì làm tình là chuyện cơm bữa.
Nhiều người viết như phóng bút cho rằng NTH và các nhà văn nữ ảnh hưởng thuyết hiện sinh!! Lầm. Quá lầm. Tôi nghĩ rằng, ngay cả “ thứ Hiện sinh vỉa hè” cũng chỉ là một bắt chước giả tạo.
May là NTH cũng phủ nhận điều này.
Đông Phương và Tây Phương chưa có một điểm tựa đồng quy nào xứng tầm!!
Nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng- Cuộc đời và tác phẩm
(Tường thuật buổi nói chuyện của Nguyễn Thị Hoàng với sinh viên văn khoa Sài gòn tại giảng đường Đại Học Văn Khoa ngày 11-5-1971)
Đây là buổi nói chuyện do giáo sư Thanh Lãng mời để các sinh viên Văn Khoa có dịp nghe và trao đổi với một nhà văn về kinh nghiệm viết và hoàn cảnh sáng tác. Và cuối cùng có phần đặt câu hỏi của sinh viên. Chỉ xin tóm tắt một vài nội dung chính và ý tưởng của chủ đề.
Theo NTH: “ chính cuộc sống tự do nhưng nhiều khó khăn trên đã ảnh hưởng phần nào đến viết lách của tôi.(…) tác phẩm tôi không do một động lực nào bên ngoài xã hội hay ảnh hưởng từ văn chương ngoại quốc như một vài người đã lầm tưởng..”
NTH : “ Tôi ngạc nhiên khi có người đọc một bài phê bình nào đó về tôi và hỏi dò ý kiến hay phản ứng. Bởi vì tôi không hề theo dõi, trừ phi có người nhắc nhở hay tìm bài đem cho tôi đọc. Giữa những người phê bình và người viết luôn là một khoảng cách mênh mông. Tôi không thể nào đọc hiểu họ cũng như họ đã không đọc và hiểu tôi vậy”.
NTH : “ Tác phẩm tôi từ 1966 đến nay đã gần 30 cuốn, gồm 20 cuốn đã in và 10 cuốn đang in, hoặc đăng trên các báo. Tôi khởi đầu viết khoảng 25 tuổi với cuốn đầu tay là Vòng tay học trò. Đó chỉ là cuốn truyện tình cờ, ngoài những tác phẩm viết theo chương trình và dự định.
NTH:” Trước khi khởi đầu một truyện nào, tôi nuôi nấng một ý tưởng cho nó lớn dần, như mang thai đứa con. Nó lớn dần cho đến khi có đủ hình hài thành câu truyện ở vào cái thế không viết không được, cứ ấm ức như chịu đựng như một thứ mụt cương mủ, nhức nhối không được nặn chích đi cho vỡ toang nên đau đau đớn bứt rứt vô cùng. Khi câu truyện đã chín muồi trong ý nghĩ và ý muốn thực hiện ngay tức khắc, những ý tưởng và nhân và nhân vật như vậy.”
Bà đã ứng khẩu từ lúc 16 g 20 và ngưng lúc 17 giờ 10.. Và sau đó sinh viên đặt câu hỏi mãi đến 18 giờ 10 mới thôi. Sau đây là phần giải đáp thắc mắc.
- Hỏi: Khi diễn tả một tâm trạng cũng như khi nhìn cảnh vật chung quanh, người viết có cho nhân vật sống hoàn toàn hay đã bị lệch lạc đôi chút vì dùng lối diễn tả viết văn mới?
- Đáp: Không một lời dĩễn tả nào có thể làm lệch lạc tâm trạng nhân vật hay khung cảnh được. Nếu khung cảnh hay tâm trạng có thay đổi, hoặc khác biệt với sự thật, chỉ là do sự hứng khởi uyển chuyển của ngòi bút muốn thay đổi nó.
- Hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy viết tập “ Vào nơi gió cát” với giọng văn nức nở, ai oán?
- Đáp: “ Vào nơi gió cát” không phải là tiểu thuyết hay một tác phẩm văn chương mà những bức thư từ đời sống thực, nước mắt và tiếng nói của tôi hay cũng là của đàn bà nào có hoàn cảnh tương tự, những bức thư tôi đã viết gửi cho nhà tôi. Tôi định in mấy trăm tập nhưng về sau nghĩ đau khổ của mình, nước mắt của mình cũng là những đau khổ, nước mắt chung của nhiều người khác nữa nên có thể tìm thấy bóng dáng họ trong “ Vào nơi gió cát”(Có thể đây mới là cuộc sống thực, đau khổ thực sau khi NTH lấy Bửu Sum. Bửu Sum trốn quân dịch nên không làm ăn gì được, lại có năm đứa con phải nuôi. Và NTH đã phải về lục tỉnh, trốn ẩn, đời sống cơ cực, phải nuôi năm con với một chồng. (Lần đầu tiên được nghe NTH chính thức gọi Bửu Sum là nhà tôi trong nghĩa tình có một gia đình và trách nhiệm chia xẻ ngọt bùi. Nguyễn Phúc Bửu Sum là người chồng chính thức của Nguyễn Thị Hoàng. Họ có với nhau năm mặt con. Thời VNCH, Bửu Sum trốn lính, rồi bị bắt, trở thành lao công đào binh, bị đầy ra Quảng Ngãi. (Nguyễn Thị Hoàng, ngoài việc nuôi chồng ẩn náu, còn phải chăm sóc đàn con 5 đứa, lo việc nhà, việc cơm nước. Đó là những giai đoạn vất vả và đầy nước mắt. NVL)
- Hỏi: Thưa , tôi trộm nghe người xưa nói: “ Làm thầy địa lý lầm giết một họ, làm thầy thuốc lầm giết một người, làm văn hóa lầm thì giết muôn đời” Thưa bà, có biết bây giờ có bao nhiêu hiện tượng “vòng tay học trò” xảy ra không?
- Đáp: Ông bạn có ý trách tôi và đổ lỗi cho VTHT, gây ảnh hưởng tai hại. Làm sao kiểm chứng được có cô Trâm hay tên Minh một trường hợp tương tự nào đó của VTHT đã chịu ảnh hưởng của VTHT, hay nó xảy ra vì nó xảy ra như thế. Tôi chỉ trách nhiệm và sẽ nhận trách nhiệm khi tác phẩm ở trong dự định của tôi. Còn VTHT, thì như đã nói ở một câu giải đáp trên.”
- Hỏi: Tình dục có phải là một trong những chủ đề chính để bà đào sâu và phô bày trong tác phẩm của bà không? Nhân vật nào đã được gói ghém con người của mình một cách đầy đủ nhất?
- Đáp: Tất cả những cuốn đã viết, sẽ viết tôi không bao giờ xây dựng quanh vấn đề tình dục hay có chủ trương nào về tình dục.
Câu hỏi thứ hai, thật ra chưa có nhân vật nào gói ghém con người tôi một cách đầy đủ.Như ta thương mến.
( Trich dẫn: NgườI ghi Nhuệ Hương)
Vài nhận xét rời dưới góc nhìn phân tâm học về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng qua cuốn truyện Vòng Tay Học Trò như một mẫu thức điển hình.
Hiện diện của thân xác trong tương giao người- người
Con người hiện diện ở đời qua không gian chính là hiện hữu qua thân xác. Vì thế, yếu tính của con người là hiện hữu, có mặt. Thân xác xác định tôi có mặt, tôi hiện hữu rồi nới rộng không gian hiện hữu ấy ra là cha mẹ, vợ con, thân thuộc, bằng hữu.
Nói chung là bao gồm cả thế giới bên ngoài.
Thân xác không phải chỉ là thân xác, nhưng thân xác còn là một ý thức để tri giác thế giới bên ngoài. Cho nên thân xác còn là cách thức biểu lộ bằng ngôn ngữ. Thân xác chính là cách thức biểu lộ những ham muốn, những chờ đợi và những mong đáp trả đền bù.
Đó là một thứ ngôn ngữ bằng chính thân xác mình. Thân xác như thế còn là tiền đề của những giá trị tinh thần.
Trong cái mối tương giao ấy, cái giao ngộ trực tiếp và gần kề trực tiếp là thân xác như cầu nối giữa người -người, hay giữa đàn ông-đàn bà là một điều không thể chối bỏ.
Tương giao ấy do những hoàn cảnh xã hội,tôn giáo,phong tục, địa phương có thể kiềm chế đè bẹp, miệt thị con người.
Và cá nhân trong từng cá thể tìm cách thoát ra, trỗi dậy, thoát ly.
Chi li thì là sự hé mở của vùng đồi nhú lên, căng cứng, trượt xuống, đi xuống, xuống nữa là tới vùng cỏ non rậm rị, ẩm ướt và đụng phải hang ổ của cái Libido réo gọi, nỉ non..
Cái điều như thế mở đầu ngay trong chương Một của VTHT, tác giả soi gương chỉ thấy mình.. từ mái tóc đến thân hình on ả, õng ẹo như sửa soạn cho bữa tiệc sắp tới trong sự chờ đợi.. Tiếng nói của Libido là như thể tiềm thức mà là thức.
Trong truyện của NTH, thân xác luôn là nền, là đối tượng để NTH viết truyện.
Và những điều như thế, phải chăng đều có trong VTHT? Có chứ ạ. Nhưng nó đã được thăng hoa, huyễn diệu bằng một kỷ năng ngôn ngữ tuyệt xảo, hay và hấp dẫn. Một thứ ngôn ngữ mà đi quá một chút có thể thành uỗn ẹo, son phấn, giả tạo giữa hư và thực..
Và có thể kết luận về trường hợp truyện của NTH. Sự thành công của tác phẩm phần VTHT phần lớn nằm trong thứ ngôn ngữ body language này.
Chất Huế trong Nguyễn Thị Hoàng
Người nào đã có dịp sống nhiều năm tháng, hoặc tiếp xúc nhiều về gái Huế mới cảm nghiệm được điều này. Họ có một phong cách riêng, một lối sống âm thầm- như vườn ở Huế-, sống che đậy mà mở ra và những ước mơ thoát ra khỏi khung cảnh Huế- dù phong cách Huế đẹp-dù những cơn mưa thối đất-dù nhiều kỷ niệm thân thương!
Cái mâu thuẫn nội tại vẫn là dùng dằng giữa ở và đi.
Nó cũng giống như chiếc nón Huế là một biện chứng khép-mở. Khép khi nào và mở khi cần là phong cách xử dụng của từng cô gái Huế.
Con đường vào các cuộc tình ở Huế cũng đi theo một lộ trình tương tự. Xem ra khó mà rất dễ. Miễn là ta nắm bắt được chìa khóa của những giấc mơ đầu đời của gái Huế.
Giấc mơ của người con gái Huế là một ngày nào đó rời xa Huế, ra khỏi đời sống tiện tặt, chật vật cũng như ràng buộc lễ giáo gia đình.
Mặc dầu vậy, Huế không ồn ào, không náo nhiệt, nhưng sâu đậm. Nhưng âm thầm lặng lẽ cũng đành bỏ mà đi trong nuối tiếc.
Đó có thể là ý nghĩa cuộc đời trong hành trình nhân thế, đi tìm những phương trời xa xôi, mới lạ và đầy hứng thú.
Nhiều gái Huế đi tìm những hình bóng các người tình như sĩ quan quân đội cũng như đa phần các nhà văn nữ đều đã đi theo lối mòn cách này cách khác.
Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo, Băng Thanh đã là một lẽ của một thời.
Tiếp nối là Nhã Ca, Túy Hồng, Phùng Thăng, Phùng Thắng, Thái Kim Lan và Nguyễn Thị Hoàng.
Mà kết cục là điểm Omega chỉ là kiếm tìm một Libido!!
Nguyễn Thị Hoàng khởi đầu sự nghiệp văn chương phải chăng là thoát ly khỏi khung trời nhỏ hẹp xứ Huế? Có chứ ạ. Không Huế không phải nguyên vẹn hình hài là NTH?
Nha trang khung trời mở rộng như một sự phá rào?
Năm 1957, cha Nguyễn Thị Hoàng là ông Nguyễn Văn Hoằng, một công chức thuộc bộ giáo dục được chuyển đổi về Nhatrang. Nguyễn Thị Hoàng vừa 18 tuổi vào học tại trường Võ Tánh, Nhatrang.
Cũng tại nơi đây, Nguyễn Thị Hoàng học thêm tiếng Pháp tại nhà do ông Cung Giũ Nguyên(1909-2008) đảm nhận. Việc phá rào cuộc đời con gái với việc dan díu với Cung Giũ Nguyên mà kết quả là nàng sinh được một con gái đặt tên là Cung Giũ Nguyên Hoàng, sau do bà Nguyên vốn không con nên nhận nuôi. Cuộc tình ngang trái được giàn xếp giữa Cung Giũ Nguyên và gia đình Nguyễn Thị Hoàng qua trung gian ông biện lý Nguyễn Hữu Thứ.
Phần Nguyễn Thị Hoàng đứng ra nhận trách nhiệm là không bị dụ dỗ.
Qua câu truyện tình gây dư luận này cho thấy Nguyễn Thị Hoàng như thách đố lại tất cả, không trốn tránh được chính mình để cho những đam mê “ tội lỗi” chế ngự và như thể bất chấp những tủi nhục của những người thân.
Phải chăng, đó là một cuộc phá rào về tình dục nhân danh cái cửa mình?
Mặc dầu vậy, sau này, tôi có cảm tưởng Nguyễn Thị Hoàng né tránh giai đoạn đầu đời con gái này và rất kiệm lời như trong buổi nói chuyện tại Đại học Văn Khoa năm 1971. Cũng ít khi nào, người ta được biết về mối liên hệ với đứa con do bà Nguyên nuôi? Tình già đã là một lẽ, còn đứa con rơi?
Dù sao, đây cũng là một bước đi đầy phiêu lưu mạo hiểm ít ai làm được- bước khởi đầu mà chưa phải là chấm dứt?
Năm 1960, bỏ Nhatrang vào Saigon, một bước thử dầy dạn và chán chường?
Ít khi nào NTH tỏ bày một cách rõ rệt về hai năm bước thử này! (1960-1962)Nó có thể chỉ là những hẹn hò, chóng qua, tạm bợ và phai tàn nơi môi trường Đại Học Văn Khoa, luật khoa và nhất là bên ngoài cổng trường Đại học. Kiến thức không đem lại điều gì. Nhưng nhất là nó đã gặp những con người mà thực chất thiếu một cái gì không phù hợp với một NTH- một thứ “ngựa chứng trong sân trường”- .
Nó rất có thể đem lại những dư vị không mấy ngọt ngào như lòng mong đợi- “một thứ của trong một tháng, một năm và có thể từng ngày”-. Có lúc đi làm, có lần xin về Nhatrang dạy học, nơi đây từ chối và vì thế quyết định lên Đà lạt.
Một lần nữa NTH rũ áo ra đi, tìm một nơi trú ẩn an toàn trong đơn độc. Nhưng một NTH luôn có những “nổi loạn nội tâm” khát khao những ham muốn ngoài khuôn khổ, liệu sẽ đi về đâu?
Như lời tự sự của NTH: “ Truyện mình viết thường là những truyện tình bế tắc và đi xuống. Trong đó vai nữ bao giờ cũng khát khao đi tìm một đời sống thật của mình, nghĩa là tìm kiếm chính mình. Những nhân vật nữ lang thang bất định, và xa rời với phận sự gia đình.
Chất liệu lấy từ những năm bất ổn lênh đênh trong cuộc đời đã qua của mình, đôi khi được ráp nối với những câu chuyện thời sự, cộng với một phần tưởng tượng, phóng tác, vẽ vời.. rồi ráp thành chuyện..”(trích dẫn : Một án phẩm của NTH. Viên Linh)
Câu truyện Vòng tay học trò
Đây là một câu truyện thật, người thật, việc thật, khung cảnh thật lấy bối cảnh là trường Trần Hưng Đạo.
Vì một lẽ nào đó, NTH đều lấy chất liệu từ những người thật. Như nhân vật Minh-học trò- tên thật là Mai Tiến Thành, học đệ ngũ trên Ban Mê Thuột.
Xin trích lời Nguyễn Ngọc Chính, một người bạn với Mai Tiến Thành. Theo lời Chính: “Thành thuộc loại quý tử, tư chất thông minh nhưng sức học trung bình. Riêng việc ăn chơi, Thành được sếp vào loại suất sắc…Thành có khuôn mặt không được đẹp trai cho lắm. Trong lớp thường gọi đùa hắn là Fernandel!! Chân đi chữ bát.. được gọi là Thành đẹo. Có kể hết cái xấu của Thành mới làm nổi bật lý do tại sao cậu học trò Nguyễn Duy Minh lại được cô giáo Tôn nữ Quỳnh Trâm để mắt đến và thành công trong truyện tình cảm… Thành luôn là kẻ thích “chơi trội”.( Trích Sư phạm áo nâu Đàlạt. Nguyễn Ngọc Chính: Đọc lại vòng tay học trò Nguyễn Thị Hoàng).
Đọc VTHT cũng được NTH mô tả Minh trong một cuộc đánh lộn:
“ Gần đến nhà, dưới chân đồi, Minh bị một bọn choai choai chận :
đường. Một thằng trong bọn nghênh chiến trước:
- Ê Minh, mày bao nhiêu tuổi?
Minh ném sách vở xuống bãi cỏ, tóm lấy ngực thằng kia:
Bằng tuổi cha mày.
Minh tát thằng kia một bạt tai và rút cái khóa xe bằng sắt quay vù vù:
Tao làm gì kệ tao, mắc gì đến tụi bây? Đồ chó săn.
Câu hỏi là Trâm cần gì ở Minh? Có lần cô nói với Ngữ, một người bạn mê Trâm lên Đà Lạt: “ Tôi đã nói, tôi không cần gì cả. Địa vị, tiền bạc. Bề ngoài. Không. Tôi chỉ cần một thứ, một thứ tìm mãi không hề có, hoặc có mà không thể giữ được với mình. Tình thương.
Những nhân vật thật ấy đều tràn lan trong VTHT. Tỉ dụ Thức chính là Trương Sĩ Thực, em ruột của TV Hoàn lên ở trọ học. Rồi những Lan đổi ra Lưu, ông Tổng Giám Thị Dụ, tên thật là ông Bửu Vụ và rất nhiều tên khác không tiện nêu ra đây, vì họ còn sống..Các khung cảnh địa lý của Đàlạt như Trạm Hành, Trại Mát, Cầu Đất.. vv
Rồi người ta cũng không thực sự biết được điều gì xảy ra trong những cơn mê trận ấy. Chỉ có một điều là có một đứa con đã ra đời được đặt tên là Mai Quỳnh Chi do gia đình Thành nuôi nấng tại Ban Mê Thuột. Mai Quỳnh Chi lớn lên, trưởng thành ở Mỹ, nó có biết mẹ nó là ai? Hay chỉ là một cuộc tình và nay đã rơi vào quên lãng!! Đã có ai và bao giờ nghe NTH nhắc nhớ tới “đứa con rơi” đó không? Hay nó sẽ có cơ may trở thành “ Kẻ dư thừa”?
Tôi cũng xin mạn phép không trích dẫn nhiều đoạn mô tả bước chân lãng mạn, vu vơ, kiếm tìm, ham muốn, giận hờn, nhớ nhung, gian dối, chiếm đoạt với kỹ thuật ngôn ngữ chuẩn xác mà hoang tưởng.
Tôi cũng xin thú nhận rất mệt mỏi, kiên nhẫn đọc lại cuốn truyện VTHT của một người đã ngoài cái tuổi đọc những truyện tình như thế.
Và tôi có thể chỉ giúp bạn đọc tóm gọn trong vài dòng về cuốn VTHT.
Nó chỉ là một thứ “ Độc thoại của âm hộ”.( Monologue vaginal)
Điều này nhiều người trẻ ở trong cơn mê trận tưởng rằng nó mới mẻ, nó cách tân, nó hấp dẫn thần kỳ trong những cơn lốc tình cảm ngoài vòng kiểm soát.
Thật ra nó là chuyện đời thường trong tứ khoái của con người như : Ăn, ngủ, Đ.., ỉa từ đời hồng hoang lịch sử con người để lại qua những phúc trình, nghiên cứu đáng tin cậy. Chẳng biết NTH có cơ hội đọc nhữn tài liệu bóc trần này không? Đọc thì có thể ngòi bút sẽ chuyển hướng?
Có thể NTH chỉ có vốn sống mà thiếu vốn đọc!!
Như phần đông các nhà văn nữ khác vốn sống có thể tích lũy từ chính cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội. Nhưng vốn kiến thức thu lượm được qua sách vở, truyện của những thế hệ đi trước, nhất là kiến thức của thế giới nói chung- như từ Pháp, Mỹ- thì rất mỏng và hạn chế!! Trong đó ngoài văn chương còn có các tài liệu về tình dục học, xã hội học, nhân chủng học, sử họcvv..
Chẳng hạn, theo Yuval Noah Harari:
“ Một người mẹ tốt sẽ quan hệ tình dục cùng thời điểm với nhiều nam giới khác nhau, đặc biệt là khi cô ta đang mang thai, do đó con của cô sẽ được hưởng những phẩm chất ( và cả kỹ năng chăm sóc con cái ) không chỉ đơn thuần từ các thợ săn tốt nhất mà từ người kể chuyện hay nhất và những người tình chu đáo nhất. Nếu điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, hãy nhớ rằng trước khi các nghiên cứu hiện đại về phôi thai phát triển, người ta không có bằng chứng chắc chắn rằng các em bé luôn được sinh ra bởi một người cha duy nhất hơn là bởi nhiều người”. (Yuval Noah Harari, bản dịch Sapiens. Lược sử loài người . Nguyễn Thủy Chung dịch. Võ Minh Tuấn hiệu đính. Nxb Trí thức, trang 58)
Nhưng kể từ khi có Adam Evà “ biết xấu hổ”, nguồn gốc của tội lỗi thì tình dục đã biến thái đi. Libido vẫn còn đó, nhưng con người đã từ bỏ trạng thái tự nhiên của vườn địa đàng, giai đoạn bình minh của nhân loại để bước từ giai đoạn hái lượm, săn bắn sang trồng trọt, tích lũy tư hữu, kế thừa của cải. Đã hàng triệu năm trả dài như thế.
Tù đó, rất nhiều tiêu chí đạo đức được đặt để cho con người bất kể đến cái Libido.
Do hai dẫn chứng vừa kể, người viết cảm thấy không dễ gì mang các tiêu chuẩn tính luân lý để phê phán truyện VTHT của NTH. Chính tác giả NTH cũng xác nhận về VTHT một cách ỡm ờ:
“Nếu bảo rằng thực thì không hẳn là thực, nhưng bảo là không thực.. thì cũng không phải là thế.”
Và nếu bảo rằng thực thì sao? Và nếu bảo rằng chỉ là hư cấu thì sao?
Ai ai cũng có thừa cái lý lẽ ở đời (La raison d’être) để tự biện hộ cho chính mình, cho cách hành xử của mỗi người.
Tôi là người có chút may mắn, có chút học vấn và đã có cơ hội đọc Rapport de Kinsey với các bản thống kê, các cuộc phỏng vấn. Tác giả qua đó đã bóc trần đời sống tình dục của con người dưới các hình thức thủ dâm, ngoại tình, đồng tình luyến ái, lạm dụng trẻ con vv..
Tác giả đưa ra bằng chứng mà không phê phán tốt xấu chỉ cho thấy sự thực ấy nó như thế nào?
Năm 1976, lại có thêm phúc trình của Shere Hite nhan đề: Le rapport Hite ( Phúc trình Hite) trong đó tác giả đưa ra một cuộc điều tra ở bên Mỹ với 3000 phụ nữ tuổi từ 14 đến 78 với 10.000 câu hỏi. Các câu trả lời cho phép bộc lộ sự thầm kin về vấn đề tình dục, trong đó đặc biệt là vấn đề thủ dâm.
Sụ tiết lộ ấy- dù ở nước Mỹ- có tính cách thuyết phục mà không thể có lời biện bạch và phản bác được. Một phụ nữ đã phát biểu:
“ Để lên đỉnh đạt khoái cảm cực điểm. Tôi phải tập để biết yêu mình và thành thực hơn nữa. Tôi phải hoàn toàn yêu thân xác tôi, yêu tâm hồn tôi, tinh thần tôi.. Tôi cũng phải có có được mối liên hệ nóng bỏng và tham dự một cách hòa điệu bằng vào nhiều kinh nghệm với người đối ngẫu của tôi.”
(Shere Hite, Ibid, trang 220).
Phải chăng trong trường hợp NTH có điều gì trùng hợp, bà ấy chỉ biết yêu mình, chỉ biết o bế cái thân xác mình, cho riêng mình và chỉ biết thỏa mãn cho mình mình bất kể đối tượng là ai xét về mặt lý luận?
Cụ thể như trường hợp Cung Giũ Nguyên xét về nhiều mặt, từ nhân dạng- dưới mắt tôi gặp ông năm 1964- là xấu xí, chân đi khập khiễng, ăn mặc cảnh vẻ với áo vét, mặc dầu trời Nha Trang nóng bức.. Đời sống tình dục không mấy bình thường. Tuổi tác lớn không cân xứng vẫn bị cuốn hút vào vong tục lụy, bất kể tai tiếng và một đứa con ra đời “ ngoài ý muốn”.
Nhưng điều tôi kinh ngạc là không hề- dù chỉ một lần- được nghe từ đồng nghiệp, học trò xì xào về ông.
Nhưng tai tiếng thì ồn ào, dư luận khắp chốn giang hồ!!
Trường hợp Minh càng rõ nét hơn- thân hình thấp bé, khuôn mặt Fernandel, chân đi vòng kiềng. Ăn nói bạo trợn, đánh lộn chửi thề, bạt mạng, bia rượu, thuốc lá theo đúng như lời mô tả của Nguyễn Ngọc Chính lại hợp “gu” NTH.
Điều ấy làm sao lý giải được ngoài cái Libido ra?
Và phải xóe tạc nó ra bằng phân tâm học, lôi nó ra từ tầng vô thức, tiềm thức sang tầng ý thức.
Cuốn sách tự nó chỉ là một cuộc tình ngang trái có gửi một thông điệp tư tưởng gì không?
Tôi khẳng định là không. Nội dung là rỗng ruột. Không là không.
Nhưng về ngữ cảnh ngôn ngữ thì chuyển tải được sự chiều chuộng vuốt ve người đọc như những người đi trên mây, mộng tưởng. Đến độ nó biến cuộc tình trở thành ngẫu tượng được thanh cao hóa, được quyến rũ trong êm dịu, trong những giây phút nhớ nhung, giận hờn, ghen tuông trong một khung cảnh thần tiên của Đà Lạt. Nhiều đoạn văn làm dáng, uốn éo như một Mai Thảo hồi nào.
Tất cả sự thành công của cuốn VTHT nằm ở đó và không là gì khác.
Dù gì đi nữa thì NTH có một chỗ đứng trong văn học không thể chối bỏ. Chỗ đứng ấy có thể vượt trội hơn các nhà văn nữ khác cùng thế hệ. Bà có quyền hãnh diện về điều này.
Ngày hôm nay, bà được đền bù cho bõ những lúc hoạn nạn, đói khổ. Sách được in lại 4,5 cuốn, có tác quyền. Điều mà vào năm 1975, sách của bà cũng như nhiều nhà văn khổ lụy trăm chiều: không phản động thì đồi trụy. Tôi có trước mặt Phần phụ lục IV, nhan đề: Về sách tiếng Việt bị cấm lưu hành, ở trang 631 trong bộ sách của Trần Trọng đăng Đàn. Tôi đếm được 20 đầu sách của NTH.
Nhưng ngược chiều thay. Nay những đầu sách được coi là đồi trụy trở thành sách hiếm và quý. Theo nghĩa, đổi mới chỉ là phục hồi cái cũ đã bị xóa bỏ.
Vinh dự thay cho bà mà cũng không lấy gì làm vinh dự thay cho bà!! Ngoài một số tiền nhuận bút để cuộc sống bót cơ cực.
Tuy nhiên, ngoài lãnh vực văn chương, NTH có những bài thơ “ rất Huế” “rất tình” để lại trong tôi nhiều dư vị khó quên.
Chi lạ rứa, chiều ni tôi muốn khóc,
Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.
Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen
Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.
Tôi ao ước có bao giờ tuyệt đích
Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.
Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ.
Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn!
Bài thơ sau đây nhắn gửi ai?
“ Đã ba mùa cách trở
Nửa năm rồi ly biệt
Áo mầu không thắm nữa
Thưở tàn phai xuân thì.. “
(Niềm đau chia phôi)
Sau đây là mấy bài thơ làm mùa hè năm 1963( BK, số 161, 15-9-1963)(khi đã chia tay Đà lạt. NVL)
“Khi em về giữa vòng tay
Trong yêu dòng nước mắt này lại khô
Vết hôn ngày cũ chưa mờ
Phút giây đầm ấm bao giờ nữa em”
( Yêu)
“ Không ai về thăm chiều nay
Cho tôi chết giữa vòng tay một người
Tiếng hôn khép kín môi cười
Gối chăn mùa lạnh rã rời thú xưa”
(Nhớ)
Đọc những dòng thơ này, lòng tôi trùng lại và không còn biết phải nói gì? Nói năng chi cũng bằng thừa? Tôi ghen với cuộc đời!!!
Phần còn lại tôi đã làm, đó là công việc phân tích Phân tâm học của bài viết này về cuốn VTHT của NTH? Nó có khô cằn và đắng cay! Đành chịu!!
VTHT dưới bút danh Hoàng Phương Đong đăng từng kỳ trên nguyệt san Sáng Yajo vói lời lời giới thiệu của VP? . Câu chuyện truyền tai nhau tìm đọc vì câu chuyện vào thời đó còn nặc nhiên cấm kỵ do luân lý GKT Thầy như cha (mẹ) ,Lúc đó dù xã hội cởi mở.một số nhà văn đã mạnh dạn viết về Nó.tuy dè dặt (dừng lại đúng lúc khi mạch hứng đang lên) Trong thực tế thầy trẻ YÊU trò nữ không ít ,nhưng vẫn dâu diêm ,không công khai…Ngoai ra ở thời diễm này phong trào hiên sinh đã đổ vào VN gây cơn sốt. Francoise Sagan nhaà văn trẻ Pháp nổi đình đám ,VN dịch và giới thiệu : Buồn ơi ,chào mi” và “một chút mặt trời trong ly nước lạnh” .”chú Tư Cầu của Lê Xuyên cung là feulleton được đọc nhiều .Rối phong trào dịch Kim Dung “Anh Hùng Xạ Điêu’ ….phim “Coca Game’ của Nhật.phim theo tiểu thuyết Sagan. Mộ vài cuốn sách việt về Hiện sinh của các triết gia ,có cả Phạm công Thiện…(nổi tiếng năm 17 tuổi)
Từ khi VTHT đăng trên ST (64) tới năm 66 xuất bản ra thị trường cho tới khi NTH có thêm một số đầu sách bình thường khác thì mãi tới năm 70 NVL mới đọc ,lúc này cuốn VTHT nổi đình dám khen chê ,nhất là lời đồn về tác giả đã lắng xuống ? Và mãi hôm nay sau 60 năm hơn (có mấy chục năm sau 75 ,VTHT theo số phận văn hoá văn học miền Nam bị đốt ,bị cấm bởi chế độ cs). Nay nhân dịp VC cho tái bản lại.NVL lại cũng cho “Tái Bản ” phê bình lớn lối “phân tâm học” ,không ngại ngạị nêu những bộ phân phái nữ (libido) gọi là phân tích ,nhưng thật ra đẻ nhác lại những đồn thổi râm ran thời đó ,trút ghét thầy CGN (VTNT) một Ông thầy đạo mạo ,tân tâmt .Thầy,không con cái,cũng như chứng minh anh hoc tro Minh trong VTHT là có thật và cô giáo Trâm là NTH…
Trước hết câu chuyện đã trên 60 năm,tác phẩm cung đã có cung số tuổi ,và so vói những gì sau VTHT hay thời đại vc ngày nay thì Nó dã vượt xa cái SEX hay Libido mà NTH thể hiện trong tác phẩm dầu tay của bà. Nó là T.Uyên.T.Hồng ,Ngh.,.(và L.Xuyên). Ngoài ra cung chẳng LẠ ,đáng kinh ngạc ,đáng khen chê gì nữa Nó, tác phẩm sống bằng một đời người và tác giả ,nay vẫn còn sông . Chật vật trong đời sốngnhưng g vui vì những đứa con tinh thần của minh đựợc”sống ” lại mà không cần phải quỳ luỵ xin xỏ nịnh bợ cs đẻ được in trong nước VC như NM Côn hay Du Tử Lê…
Thật ra chỉ nis về lời đồn về tác giả ,nếu cods cung qua rồi .”hãy đẻ cho tuổi trẻ qua di” .nếu có gì tội lỗi sai phạm trong cuộc hôi còn trẻ,,,Bới ra làm gì NVL .mượn cớ phân tâm học ,nhà trí thức ,nhà giáo chứng minh là TIN VÀO LỜI ĐỒN,TÌM HIỂU LỜI ĐỒN ,nhưng CGN không thèm làm quen vói tên đồng nghiệp trẻ ,có ý đồ dò hỏi chuyên riêng tư ,thóc mách. Nay viết ra trút giận lại “ca ngợi thân xac” dẻ làm tổn thuơng NTH và nhất là Ông bà g/s Cung GN mà đúa con gái nay cung đã lớn tuổi đã là bà (nêu còn sống ) ,con của OB CGN lại có mẹ ruột là NTH (sao NTH không nhận Nó hay Nó không nhận NTH?).
NVL hạ NTH ,đàn chị cúa mình bằng cách nói vè học vấn .nếu giỏi ngoai ngữ đọc sách nhiêu NTH đi xa hơn. Nhưng có cần thiết không ? Ngoài ra đã bêu xấu đời tư của NTH.tỏ ra bất lịch sụ ,thiếu hiểu biết khi nhắc lại là lần đầu (dử không ,đã hơn 60 năm kể từ NTH thành danh rồi nhé!)gặp NTH trong bửa tiệc ,đã giỡn mặt giới thiệu một cách thiếu nghiêm chỉnh (vì đâu ó quen nhua ,bạn thân từ trước).NTH có lẻ giận như tác gia NVL thú nhậnlà phải?
Ngoài ra theo như NTH thì “ngoài chuyện lộn xộn ở Nhatrang (/chuyện gì thì không nói/) NTH trả lời phỏng ván là ” mãi tới năm tôi (NYH ) lấy chồng .tôi mới biét chuyện đàn ông ,đàn bà).Ngoài ra NTH học DHVK…Có thể lời truyền miệng nhau về tác giả VTHT mà lời phát biểu NTH trên không đáng tin cậy ,nhưng cũng không thể vì những đồn đại của một thời mà “phê bình rốt ráo NTH /VTHT như NVL. Thờii gian xoá đi tất cả. Thời gian sẻ nhận định được đúng cái sai
Sau đây là lời NVL tả Thầy CGNguyên
“Cung Giũ Nguyên xét về nhiều mặt, từ nhân dạng- dưới mắt tôi gặp ông năm 1964- là xấu xí, chân đi khập khiễng, ăn mặc cảnh vẻ với áo vét, mặc dầu trời Nha Trang nóng bức.. Đời sống tình dục không mấy bình thường. Tuổi tác lớn không cân xứng vẫn bị cuốn hút vào vong tục lụy, bất kể tai tiếng và một đứa con ra đời “ ngoài ý muốn”.
và
“Nhưng điều tôi kinh ngạc là không hề- dù chỉ một lần- được nghe từ đồng nghiệp, học trò xì xào về ông.(NVL) =tức thầy Lục không nghe ai trong trường xì xào gì vè thầy CGN. (tôn sư trọng đạo?)
Vậy thầy lục CM gì ? NTH lại di yêu một Minh thấp ,không đẹp trai yếu đuối.hay thích ăn nam vói một Quasimodo ?
Hiên nay NTH nuôi chồng và 5 con vì Ông chồng trốn lính (trướcc75) ,chống NVQS và từng là LC ĐB,nên thời đó KHÔNG LÀM GÌ ĐƯỢC và sau 75 vẫn KHÔNG LÀM GÌ ,chỉ là cái máy đúc con.Dù những năm sau 75 cực khổ vì sinh kế , nhưng NTH vẫn sống hét lòng vì chồng vì con ,một lòng chung thuỷ duy nhất…
Văn chương để làm gì
Văn chương nghệ thuật không phải chỉ đơn giản là phương tiện truyền thông giữa con người với nhau. Loài vật cũng có cách hiểu nhau rất tự nhiên không cần văn chương, như: tiếng kêu, mùi hôi, ánh sáng, màu sắc v.v.
Văn chương nghệ thuật là một sáng tạo nhằm mục tiêu tối thượng là làm đẹp, làm phong phú đời sống văn hóa và tinh thần của con người. Thành ra trong ý nghĩa nầy vô hình trung văn chương và nghệ thuật đã tiềm ẩn ý nghĩa của sự chọn lựa và sắp xếp theo hướng chân thiện mỹ.
Ăn ngủ đ. ĩa là bản năng của sinh vật. Con người ai mà không có. Tuy nhiên một khi giang hồ tứ khoái này trở thành “tiêu chí” đời sống thì lại là chuyện khác. Lúc đó mạnh được yếu thua. VTHT chẳng qua cũng trong “phạm trù” như vậy. Anh già cáo dụ thiếu nữ mơ mộng. Cô giáo viên từng trãi tình trường quyến rủ trai tơ. Thế thôi.
Khi quý vị vào ăn quán phở, thí dụ, quý vị có cần yếu tố văn hóa hay không. Hay quý vị chỉ cần ăn cho no thôi. Thí dụ đang ăn có thằng ợ một phát, hoặc có thằng mặc quần quên kéo cửa sổ mà vô tình quý vị trông thấy được thì sao. Chắc là tô phở sẽ giảm “chất lượng” ít lắm là 80%. Ha ha ha !
“Anh già cáo dụ thiếu nữ mơ mộng. Cô giáo viên từng trãi tình trường quyến rủ trai tơ. Thế thôi.”
Hai bên cùng…sướng, ha ha thế thôi.
Nhưng cáo già Hồ dụ con nít thì sao?
Đọc bài thì tôi nhớ ngày còn đi học. Vì có chữ học trò, Mà tôi cứ hay nghĩ đời mình ngưng lại ở thời học trò đó khi bỏ nước ra đi.
“Những kỷ niệm đời xin hãy còn xanh
(Có một ngày mình bỏ trường bỏ lớp
Anh cũng đi như luật định trời dành
Em cũng đi như luật định trời dành)”
“Thu miên man không thấy lá vàng bay
Anh phải nói: buồn chúng ta màu trắng” (Nguyễn Tất Nhiên)
Thời đi học, chúng tôi không đọc Nguyễn Thị Hoàng (NTH). Những năm 1970 thường nghe Nguyễn Tất Nhiên (NTN). Trong bài Thà như giọt mưa, Phạm Duy phổ nhạc với “Người từ trăm năm năm về ngang trường luật, nghe ăn khách nhưng không có từ thơ của NTN mà tựa đề của NTN là Khúc Tình Buồn.
Tôi qua Canada khi con gái muốn học tiếng Việt, có tìm đọc ít thêm thơ NTN, rất thích bài Nên sầu khổ dịu dàng, có nghe Nguyện Hữu Nghĩa phổ nhạc, và hát, Hôm nay không kiếm ra. Nhưng kiếm thấy có nhạc và giọng của Tuấn Khanh tìm được từ yt
THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN
NÊN SẦU KHỔ DỊU DÀNG
1.
Những kỷ niệm đời xin hãy còn xanh
(Có một ngày mình bỏ trường bỏ lớp
Anh cũng đi như luật định trời dành
Em cũng đi như luật định trời dành)
2.
Nắng bờ sông như màu trang vở cũ
Thuở học trò em làm khổ ai chưa ?
3.
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bàn tay xương cầm hờ hẫng văn bằng
4.
Em hãy đứng trước gương làm dáng
Tự khen mình đẹp quá đi em
(Lỡ mai kia mốt nọ theo chồng
Còn đôi chút luyến lưu thời con gái)
Em hãy ra bờ sông nhìn nắng trải
Nhớ cho mình dáng dấp người yêu
(Lỡ dòng đời tóc điểm muối tiêu
Còn giây phút chạnh lòng như … mới lớn)
Mình hãy trách đời nhau nhiều hư hỏng
Rồi giận hờn cho kỷ niệm đầu tay
Thu miên man không thấy lá vàng bay
Anh phải nói: buồn chúng ta màu trắng
5.
Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Người thì không bắt bóng được bao giờ
6.
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng
NGUYỄN TẤT NHIÊN (1952 – 1992)
(1970 – Trích tập Thiên Tai)
Tình yêu này là tình của thời còn đi học. Nên sầu khổ rất dịu dàng.
Ở giảng đường đại học thời 70s có nghe một ca sĩ ngồi xe lăn, không rõ là ai, hát bài Vì tôi là linh mục, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc, rất hay.
Bài này thực sự không dính dáng gì tới tu sĩ hay linh mục, chỉ là ý thơ tình yêu này như tình yêu của một linh mục yêu người yêu như yêu Chúa. Không kinh thánh, không giáo dân, không giáo đường, cho nên khi người yêu bỏ đi thì rất tuyệt vọng. Như có mỗi “một tín đồ duy nhất vừa thiêu huỷ lầu chuông!”. “L’amour est un oiseau rebelle” (Love is a rebellious bird tình yêu là một con chim nổi loạn) (Bizet’s Carmen)
“vì tôi là linh mục
không mặc áo nhà giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu huỷ lầu chuông!)” (NTN)
Xin phép đã cho tôi nói lạc đề về vòng tay học trò (VTHT) của NTN, không giống như nhà văn cô giáo NTH.
Hay lạc đề thêm nữa thì bài viết của t/g Nguyễn Văn Lục (NVL) cứ nhắc tôi tới Sonnet d’Arvers mà Khái Hưng dịch là Tình Tuyệt Vọng với câu chuyện ngắn cùng tựa đề.
Khái Hưng với Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) thi đi trước NTH và Félix Arvers (July 23, 1806 – November 7, 1850) lại còn trước thời TLVĐ.
Félix Arvers was referred to in French literature as “The Poet of a single poem.” (Felix Arverrs được mệnh danh là “Thi sĩ của chỉ có mỗi một bài thơ”.
:Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng, lòng sẽ hỏi lòng:
“Người đâu tả ở mấy giòng thơ đây”. (Khái Hưng dịch)
Ngày xưa tôi nhớ có người phổ nhạc Tình Tuyệt Vọng. Thế nhưng, tôi kiếm mãi từ yt mới ra được bài thơ của Khái Hưng Tình Tuyệt Vọng, Sonnet d’Avers Khái Hưng – Nhạc Dương Tử Thông – Giọng ca Thanh Lan yt KimHoàngMusic.
Tôi không phê bình NTH vì câu chuyện VTHT mà t/g NVL diễn giải lại làm tôi nhớ đến kinh thánh. Khi người ta mang người đàn bà ngoại tình ra hỏi Chúa là phải ném đá theo luật, Chúa bảo, ai không có tội thì ném đá truớc đi. Thế là người già bỏ đi trước, và cứ thế người ta bỏ đi hết, chỉ còn chị phạm tội và Chúa. Ngài bảo không ai ném đá chị, thôi về đi đừng phạm tôi nữa.
Xin tha lỗi tật lan man của tôi, vì thật ra câu chuyện VTHT này cùng với cuộc đời của NTH có rất nhiều điều cần phân tích theo lịch sử VN cùng thế giới và cuộc đời con người ta về tình dục mà nên nói gì và nói thế nào là điều rất dài dòng văn kiện. Tôi cho rằng ai cũng thu thập được rất nhìều chuyện riêng, chuyện gia đình, chuyện làng nước, tập thể, quốc gia, chuyện thế giới nhân loại v.v. để bụng, tham luận thêm khi chuyện trò.
Xin cảm ơn t/g NVL với VTHT.
Rất chân thành cảm ơn tất cả quý vị.
Libido thuộc về bản năng của bất cứ sinh vật nào có ăn ngủ tiêu hoá, và sinh sản lưỡng tính. Nó là sức mạnh tự nhiên để tồn tại và tạo nên quần thể – từ con châu chấu tới loài người.
Không có nó đã không có tôi và ông Lục trên đời.
Cho nên khinh miệt libido là không ổn, và không thể.
Một số Tôn giáo đã cố gắng khinh miệt khống chế nó bằng tu khổ hạnh, nhưng đã tỏ ra bất lực khi trong hàng ngũ của mình vẫn còn những sư hổ mang, tu sĩ khuất phục trước réo gọi của libido gây xì-can-đan khiến Vatican phải nhức đầu.
Tuy thế, mọi sóng gió rồi cũng qua, báo chí dư luận cũng xẹp xuống, và libido vẫn âm ỉ, tìm cách nguỵ trang, tồn tại…
Hồi giáo thì phái nam cầm quyền xã hội cố đè nén, trừng phạt libido một cách cực đoan bất công, chỉ nhắm vào phái nữ, nhưng lại tự cho mình thoả mãn nó.
Triết học vẫn sống chung với libido, nhưng mổ xẻ phân tích lý giải nó, như Sigmund Freud làm.
Đạo đức học và giáo dục thì cố bài xích, khắc chế nó, vạch ra những nguyên tắc khuôn khổ để không cho nó vượt ranh giới.
Thế nhưng, nhân sinh tự cổ vẫn lưu truyền câu Satan never sleeps, hùng hồn hấp dẫn đến nổi điện ảnh, âm nhạc cũng quảng cáo cho đề tài nầy.
Thế nên câu “Cuốn sách tự nó chỉ là một cuộc tình ngang trái có gửi một thông điệp tư tưởng gì không?” chẳng chê bai được ai.
Bởi vì, chẳng riêng gì “Vtht” của NTH, mà mọi cuốn truyện ở VN cùng thời đại với bà – đậm sắc chiến tranh, suốt từ bắc chí nam, đều chẳng chuyển tải được “thông điệp tư tưởng”, hiểu là triết học, nào cả!
Bởi thiên chức của truyện không yêu cầu điều đó. Kể cả các danh tác nước ngoài, thì truyện chỉ phản ánh thực trạng xã hội, gây được cảm xúc lớn nhỏ tuỳ theo tài năng của tác giả.
Tác phẩm The Old Man and the Sea, Ernest Hemingway, nói lên sức mạnh con người trước nghịch cảnh, không cần thành quả chỉ cần vượt thắng, dù thoáng chút “tư tưởng”, nhưng bảo đó là “thông điệp” e rằng con ếch muốn to bằng con bò.
Thành công trong nghệ thuật tiểu thuyết, tái hiện cuộc đời bằng chữ nghĩa một cách sinh động và trung thực, thật là “người” – hư cấu mà như thật, gây được cảm xúc nơi độc giả và chút băn khoăn khi buông cuốn truyện, đã là tốt lắm rồi…
NVL đòi hỏi nhiều quá!
Vòng Tay Học Trò
Dân chơi cầu 3 cẳng
Dân chơi là chơi xả láng sáng dìa sớm. Dám chơi dám chịu. NTH hội đủ 2 đặc tính đó. NTH dám chơi có con với đàn ông già hơn 30 tuổi và đã có gia đình. Dám chịu nhận lãnh hậu quả, lên tiếng bãi nại trước tòa tội dụ dỗ trẻ vị thành niên cho CGN. Sau đó vài năm, lần này NTH lại làm chuyện ngược lại là chủ động “hiếp dâm” trẻ vị thành niên học sinh lớp 12, lập lại y chang những gì mà người ta đã hiếp dâm bà. Tôi nói NTH hiếp dâm là gọi theo đúng thuật ngữ của pháp lý định nghĩa hành vi giao cấu giữa người lớn và trẻ em dưới 18 tuổi.
Người VN bịnh quá. Đành rằng tình yêu thì không có tuổi tác nhưng xã hội phải có luật pháp. Cho nên vẫn có một giới hạn về tuổi tác giữa người lớn và trẻ em. Đó cũng là niềm tin và đạo đức con người. Luật pháp được làm ra để bảo vệ chính cho con người. Ở Mỹ quý vị thử viết một cuốn sách về tình yêu giữa cô thầy giáo và học sinh trong lớp học xem, quý vị sẽ biết thế nào là cuộc đời, mặc dù Mỹ là nước tự do tư tưởng. Đã có nhiều vụ kiện liên quan tới việc này ở Mỹ. Và người dân cũng như quan tòa Mỹ sẽ không nương tay với những việc làm đụng chạm tới giáo dục học đường và trẻ em .
Anh Thiến Heo không thể nói chung là người VN bệnh quá như vậy mà tùy mỗi cá thể mà đất nước nào và xã hội nào cũng có nhiều trường hợp như vậy nhưng nó được giấu kín cho tới khi bị phanh phui ra như ở Mỹ đã có nhiều cô giáo ngồi tù vì làm tình với học sinh dưới 18 tuổi.
Ở đây mọi người được biết vì được đọc qua vai nữ chính kể lại trong sách.
Xét về mặt luật pháp thì đúng là làm tình với trẻ vị thành niên là có tội với pháp luật nhưng hình như luật VN lúc đó (cần sự góp ý của luật sư) nếu tội nhân không bị truy tố, hay không bị ai tố cáo, hoặc nạn nhân mất đi mà thân nhân bãi nại thì luật pháp không kết thành có tội như hai trường hợp của hai người đàn ông của tác giả NTH. Khi cuốn sách được in và cho lưu hành, người đọc và người phê bình không bàn luận về khía cạnh luật pháp mà chỉ nhìn qua nhiều khía cạnh khác cũng như tác động của cuốn sách.
Luật pháp làm việc và trường hợp người đàn ông đầu tiên chính nạn nhân bãi nại không tố cáo. Nhưng kết quả dù có thế nào thì cuốn sách vẫn mang âm vang xa trong giới đọc và phê bình, trừ khi sách bị luật pháp cấm và thu hồi.
” hinh như nơi NTH,tình yêu nào củng đầy ắp yêu đương,nhung nhớ,rồi chấm dứt chia phôi,xa cach…” Thật vây, phải đau khổ,ngăn cách -đổ vở…thì văn thơ mới hay-tác phẩm mới đầy ắp màu sắc nghệ thuật .Phải chăng nghệ thuật đươc xây dưng trên những đổ vở của cuôc đời ?? Chẳng có tác phẩm nào nghệ thuật mà ca tụng “con đùm-cháu đống cả ” .Cám Ơn NVL cho tôi gặp lai một số bạn ở một thời củ.
Trích: “NTH: chính cuộc sống tự do nhưng nhiều khó khăn trên đã ảnh hưởng phần nào đến viết lách của tôi.(…) tác phẩm tôi không do một động lực nào bên ngoài xã hội hay ảnh hưởng từ văn chương ngoại quốc như một vài người đã lầm tưởng..”
“NTH: Trước khi khởi đầu một truyện nào, tôi nuôi nấng một ý tưởng cho nó lớn dần, như mang thai đứa con. Nó lớn dần cho đến khi có đủ hình hài thành câu truyện ở vào cái thế không viết không được, cứ ấm ức như chịu đựng như một thứ mụt cương mủ, nhức nhối không được nặn chích đi cho vỡ toang nên đau đau đớn bứt rứt vô cùng. Khi câu truyện đã chín muồi trong ý nghĩ và ý muốn thực hiện ngay tức khắc, những ý tưởng và nhân và nhân vật như vậy.”
Không dám phê bình về văn học mà chỉ góp chút ý sau khi đọc tác phẩm này một lần đã hơn 50 năm. Có thể nói hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ đã thay đổi cởi mở và tự do hơn nhiều nên con người muốn trỗi dậy và thoát ly. Khi bị đè nén và kiềm chế nhiều quá thì như cái lò so nó sẽ bung ra. Đó cũng là hiện tượng của nhiều nhà văn nữ, viết để biểu lộ sự tự do và phóng khoáng mà cuộc đời họ đã giử kín trong lòng mà không còn muốn giữ nữa. Đó là một sự nổi loạn bằng văn chương mà trước đó đã có bà Hồ Xuân Hương.
Tôi có quen biết một nữ giáo sư trung học, bà nói: các nữ giáo sư trước khi ra trường đi dạy học đều đọc qua tác phẩm “Trong Vòng Tay Học Trò” để làm hành trang vào đời đi dạy. Thế hệ Nguyễn Thị Hoàng viết văn vượt ra hẳn ngoài vòng lễ giáo như thời của Tự Văn Đoàn trong tác phẩm “Đôi Bạn”. Thời của bà Hoàng cũng có thể có hàng trăm và hàng ngàn câu chuyện tương tự hoặc có khi còn lãng mạn và mang tính xác thịt còn nhiều hơn là của NTH nhưng nó không được kể hoặc viết lại. Chỉ khi tác phẩm Trong Vòng Tay Học Trò được Nguyễn Thị Hoàng viết ra nó mới tạo ra một trận cuồng phong. Cuốn sách trở nên nổi tiếng vì nó vượt rào về tình yêu và xác thịt của một câu chuyện thật và người thật mà vai nữ trọng câu chuyện lại là một giáo sư dạy học người trong cuộc tình mà nếu tác phẩm không như cái tên đặt “Trong Vòng Tay Học Trò” thì nó cũng sẽ trở thành bình thường như mọi tác phẩm khác của các nhà văn khác viết về tình yêu và xác thịt.
NVL,
“…người viết là sinh viên đại học Đà Lạt từ 1961 đến 1964- thời gian mà Nguyễn Thị Hoàng (NTH) đồng thời vốn là giáo sư trung học đệ nhất cấp tại trường trung học Trần Hưng Đạo năm 1962.”
@ Tôi hơi khó hiểu chổ nầy.
1/ Ông sinh 1938; 20 năm sau là 1958 thì tuổi này ông đã phải đậu Tú Tài 2 cho dù có 2 lần thi rớt Tt1 hoặc Tt2, trễ mất 2 năm.
Vào đại học ông cũng đã là sv lớp dự bị văn khoa (propédeutique), cũng như nếu ông theo khoa học, thì là sv các lớp dự bị khác (MG, SCPN, MPC).
3 hoặc 4 năm sau, ông RA TRƯỜNG thì bấy giờ đã là năm 1962.
*Sao có chuyện là “sinh viên đại học Đà Lạt từ 1961 đến 1964”
2/ “Nguyễn Thị Hoàng (NTH) đồng thời vốn là giáo sư trung học đệ nhất cấp tại trường trung học Trần Hưng Đạo năm 1962.”
*Tôi học đệ nhị tại Đà Lạt 1957, tại trường Trí Đức (trong khuôn viên nhà thờ Con Gà, hiệu trưởng là Lm Trần hữu Linh).
Bấy giờ bọn tôi biết rõ trường Trung học đệ Nhị cấp Trần Hưng Đạo, (bên cạnh trung học tư thục đệ nhị cấp Việt Anh) cùng với trường nữ TH đệ 2 cấp Bùi Thị Xuân là 2 trung học công lập lớn nhất và duy nhất tại ĐLt; bọn chúng tôi vẫn nghe danh GS Toán nổi tiếng Nguyễn đình Chung Song, cùng GS dạy Văn Nguyễn văn Hiếu, GS Anh văn Đổ văn Mười…(mấy vị nầy có dạy thêm tại lớp tôi, trường TĐ).
Tôi kể ra thế, để đoan chắc trí nhớ của mình còn khá, dù nay đã U90 như ông Lục.
Vậy nên cũng hơi ngạc nhiên nghe trường THĐ là TH đệ nhất cấp, trong khi ĐLt có cả trường tư thục Tinh Hoa, Việt Anh và trường Trí Đức, vốn đã là những TH đệ nhị cấp dù chỉ tư thục.
Bình luận chỉ là dịp để gợi nhớ lại kỷ niệm thời học sinh, cùng thời với tg.
Thua ban Hue Phan, Đai hoc Dalat ra đời sau Đai hoc Hue( DH Huế 1957). Hinh như sau năm 1961! Vì 1961 tôi đổ Tú tài 2! Thuở đó,chưa có sach Toán và Vât lý bằng tiến Việt,chúng tôi phải hoc sách Pháp ,đó là Cuốn Le Bossee về Toán và Georse Eve vật Lý.Toàn miền Nam,thi Tú tài 2 chỉ có 2 hôi đồng Saigon và Hue! Các tinh miền Trung và cao nguyên chỉ có lớp đế Tú tài 1.Hoc tú tài 2 phải ra Huế ,hoc tai Quốc Học (Trường Đồng Khánh k có Đẹ Nhất). Nói như thế để biết đươc cái hoc thời đó,khó như thế nào !! Thuở đó,ở Đai hoc ,hầu như k có lớp Dư Bị ,đều vào thẳng.Có SV đâu mà dư bị. Luat khoa học 3 năm’ dễ et”để làm Ông cử! Thâm chí Đai hoc Su pham ở huế,trừ Toan-Lý,tất cả nạp đơn là vào !! Ví dụ Anh văn-Sử Đia-Việt Han…Y khoa vào thẳng ! lý do k đủ số !!Đai hoc Đalat thời đó chỉ có một vài khoa ,khoa báo chí là chính ,còn về Toan -lý k có! Về tuôi tác ,thì có nhiều SV lớn tuôi,25 tuôi là bình thương,vì mới hoc sau nầy. Có nhiều cô câu ,chỉ đâu Trung hoc Đê Nhất cáp là ra dạy Tiểu hoc rồi.Hoc 2 nam dạy TH Đa nhất cấp! Thế mới biết tuôi đi hoc thời đó cao lắm,cho nên.mới đổ THDNC đả “chửng chạt ” lắm rồi ! Vài lơi góp ý về Đai hoc thời xưa. Cam ơn.
@ Ha nguyen ,
Bạn nói đúng về tuổi tác học sinh thời đó, vì hầu hết học sinh miền Trung thuộc các tỉnh Nam Ngãi Bình Phú và Bình Trị Thiên đều là nạn nhân chiến tranh do gia đình họ phải chạy tản cư tránh bom đạn; hồi cư thì đã quá tuổi đi học. Nhưng Dalat thì không chịu cảnh đó!
Đalat là Hoàng triều Cương thổ của Bảo Đại. Dân ở đây có 2 giai cấp rõ ràng: dân giàu ở Huế, Đà nẵng, Nha trang, Saigon lên ở cho sướng thân giàu, vì khí hậu mát lạnh trong lành. Dân Lycée Yersin còn đi giày Santiago đế da, mặc quần vải Dacron chỉ ủi một lần là pli thẳng tưng, đi balle nhảy đầm, hút thuốc lá.
Dalat cũng như Huế, Đanang đều có trường Tây, như Collège francais, Maria Sacré Coeur, Providence, Pélerin, Lycée Pascal, École Dadran, Couvent des Oiseaux…
Và dân nghèo tha phương cầu thực từ Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên lên trồng rau, chạy xe Lambro hoặc xe ngựa chở nông sản…
Chưa nói đô thành Saigon thì có đủ món.
Thêm nữa, học sinh già vì rớt thi mãi, đứng lại vài năm là chuyện không hiếm, vì thi TT 1 và 2 thời nầy cực kỳ khó khăn, nghiêm ngặt, rớt rụng như sung phải học lại, hoặc nghỉ học đi làm rồi vài năm sau thi thí sinh tự do. Bản thân thi tt2 danh sách treo trên bảng kết quả gần 700 thí sinh, đậu chung cuộc là 27 người. Lơp tôi đệ nhất c Quốc học Huế có 36 trò ở C1 và 36 ở C2; đậu có 3 người ở C1 còn C2 đủ 6.
Tại Dalat, bọn tôi thi tt1 đậu écrit xong phải về Sg thi Orale.
Vì thời nầy vào Đại học là miễn phí, phẩm chất trình độ đòi hỏi cao, và chương trình học các môn từ 1960 trở về trước rất là cao, chịu ảnh hưởng của chương trình giáo dục Pháp. Từ 1961 về sau chương trình thay đổi hẳn, tôi lấy thí dụ môn Pháp văn :
Thời tôi, hs lp đệ nhất làm dissertation littéraire; học littérature francaise XIXème siècle ở lớp đệ nhị, các tg như La Martine, Chateaubriand, Alphonse Daudet, Madame de Sévigné…,
và ở lớp đệ nhất, học các tg Molière, Racine, Pierre Corneille, La Fontaine, Ronsard… thuộc thế kỷ 18.
Trong khi đó, bạn (học cùng lớp với tôi hồi đệ tứ, nay học đệ nhị – sau một lớp, vì tôi bỏ băng lớp đệ tam do tuổi “già” quá), nó thi tt2 năm 1961 lại làm études de texte và dissertation morale thay vì littéraire.
Tôi không biết gì bên ban toán, nhưng thời tôi ở TH đệ nhị cấp đã có đủ sách toán của các tác giả Đinh Quy, Lê Nguyên Diệm, Nguyễn đình Chung Song…về đại số, hình học không gian, lượng giác.
Bản thân từng học lớp Propédeutique, và bạn bè học các lớp dự bị Toán là Mathématiques Générales (MG); dự bị Toán Lý Hoá , Mathématique Physique Chimie (MPC), dự bị Khoa Vật lý, Hoá Vạn vật, gọi là Lý Hoá Nhiên, Sciences Physiques, Chimiques, et Naturelles (SPCN)…
Sau khi đậu tt1, tôi về Huế học đệ nhất QH. Không ở ĐLt, vì ĐLt không phải quê hương tôi.