Công ty của Nguyễn Thanh Phượng thoái hết vốn khỏi Savimex

3

ĐCV: Sau Đinh La Thăng tới Trần Bắc Hà vào lò bác Tổng. Đây là những người từng rất thân cận với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhất là Trần Bắc Hà, đã có một thời mà dưới Dũng là Hà, đi với nhau như cặp bài trùng. Nhiều người đang hướng sự theo dõi vào ba Dũng và những người thân của ông, nhất cử nhất động đều được quan tâm.

Mới đây, cộng đồng dồn sự chú ý vào việc thoái vốn của bà Nguyễn Thanh Phượng. Đây là hoạt động kinh doanh bình thường hay là một dấu hiệu bất thường chắc phải hồi sau mới rõ.
——————————-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bán hết cổ phiếu nắm của Savimex (SAV).

Truyền thông trong nước đưa tin sau khi “bán sạch” hơn 2,5 triệu cổ phiếu SAV (tương đương 19,15%), CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch HĐQT đã “không còn là cổ đông lớn” của Savimex (SAV) từ ngày 21/11/2018.

Báo Tiền Phong mô tả cổ phiếu Savimex (SAV) “liên tục suy giảm” trong những ngày gần đây trong lúc giá cổ phiếu của Chứng khoán Bản Việt (VCI) “cũng đang trên đà giảm mạnh”.

“Từ đầu năm đến nay, VCI trải qua 230 ngày giao dịch, biến động giá giảm 6.963 đồng mỗi cổ phiếu, tức 12,2%. Nếu tính theo thị giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Chứng khoán Bản Việt đã bị thổi bay hơn 1.129,2 tỷ đồng.

“Theo báo cáo tài chính quý gần nhất, tính đến 30/9, tổng tài sản của VCI đạt hơn 7.370 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, trong đó nợ phải trả chiếm gần nửa với 3.595 tỷ đồng,” báo này cho hay.

Thương vụ VCI thoái vốn toàn bộ tại Savimex, từng là một doanh nghiệp nhà nước và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, được cho là thu về hơn 20 tỉ đồng.

Hồi cuối tháng 10, báo VietnamNet mô tả doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng “không còn được như trước đây” và “phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính”.

Báo này cho hay trong năm 2017 và quý 1/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động khiến nhiều công ty chứng khoán, trong đó có công ty CTCP Chứng khoán Bản Việt, có doanh thu tăng vọt và lợi nhuận lớn.

“Trong năm 2017, VCI ghi nhận doanh thu hơn 1,5 ngàn tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước đó. Trong năm 2017, Bản Việt đã thực hiện thành công các hợp đồng lớn trên thị trường như trường hợp VietJet, VPBank, PNJ,…”, theo VietnamNet.

Tuy nhiên chứng khoán giảm mạnh trong nửa năm qua khiến VCI không còn được thuận lợi như trước đây và doanh nghiệp này phải thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, thành lập năm 2007 do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch HĐQT và chồng là Nguyễn Bảo Hoàng, công dân Hoa Kỳ – thành viên HĐQT, được mô tả là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường tính theo giá trị vốn hóa.

Công ty này từng tham gia tư vấn định giá để phát hành cổ phiếu của Công ty Thông tin Di động Việt Nam MobiFone.

“Về việc cổ phần hóa Mobifone, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ [Nguyễn Tấn Dũng] đã yêu cầu phải tiến hành cổ phần hóa Mobifone
,” báo Người Lao Động đưa tin hồi tháng 9/2015.

Trang ITCNews hồi tháng 9/2005 đưa tin “ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết, để cổ phần hóa, MobiFone đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bản Việt để tư vấn định giá và chuẩn bị cho IPO”.

Nữ doanh nhân trẻ

Theo các nguồn tin chính thức, bà Nguyễn Phượng sinh năm 1980 tại tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng đã từng là Bí thư Tỉnh ủy.

Bà theo học ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Phượng đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bà có bằng thạc sỹ quản trị tài chính tại Đại học Geneva, Thụy Sỹ.

Năm 2012, bà làm chủ tịch hội đồng quản trị bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính – tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).

Năm 2008, lúc 28 tuổi, bà Phượng đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội.

Phu quân của bà Phượng là Việt Kiều Mỹ, ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam – một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin – kể từ năm 2003.

Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008.

Ông Bảo Hoàng, hay còn được gọi là Henry Nguyễn, là con trai của một gia đình quan chức của Việt Nam Cộng hòa chạy sang Mỹ vào năm 1975.

Ông lớn lên ở Mỹ và có bằng từ Đại học Harvard.

Từng có quốc tịch Mỹ nhưng sau ông Hoàng nhận thêm quốc tịch Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Lao động, bà Phượng nói bà không phủ nhận những lợi thế xuất thân của mình nhưng cũng cho biết điều đó đã gây rất nhiều áp lực cho bà và thành công của bà là do bà tự đứng trên đôi chân của mình.

Nguồn BBC

3 BÌNH LUẬN

  1. Ai cũng biết chuyện này sẽ xảy ra, chỉ có đảng không biết thôi. Ai cũng biết Ba X và toàn bộ gia đình rồi sẽ bay xa, của cải đã ra đi trước rồi, chỉ có đảng không biết thôi.
    Ông tổng không dám rờ tới Ba X hay là có toan tính gì khác?

  2. Đám hoàng tử công chúa đỏ của hoàng đế y tá du kích kiêm thủ tướng “tham nhũng” Ba X Dũng xà mâu đang chạy làng ,..đồng tiền ăn cướp ,a*n cắp ,ăn chặn nhơ bẩn của bọn này cần thu hồi trả lại cho nhân dân ,,,,

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên