Cắm ba nén hương lên bàn thờ, hướng cái nhìn chăm chú vào bức ảnh chồng, bà lâm râm khấn vái:
– Ông sống khôn chết thiêng phù hộ độ trì cho tôi và con nhé!
Vẫn cái dáng cúi lom khom, hai tay chắp lại như hình búp sen đầy thành kính, bà để mọi ý nghĩ tâm trí mình tan theo những kỷ niệm của một thời hạnh phúc.
Ngày ấy bà vừa độ tuổi mười tám, đôi mươi, nhà nghèo ăn mặc giản dị , đa phần là áo cánh sơ mi, quần đen, họạ hoằn lắm mới được sỏ vào chiếc quần lụa láng bóng của bà ngoại, chiếc quần mà ngoại nâng niu trân quý như một báu vật, chỉ khi nào đặc biệt lắm: lễ, tết sinh nhật, thôi nôi con cháu, hay lên chùa, ngoại mới mặc… Rồi mẹ đẻ của bà mang tiếng là con đại địa chủ một thời, khi chạy ra khỏi nhà cũng chỉ có mỗi bộ quần áo cũ rách trên người . Bao nhiêu quần áo đẹp đều phải hiến hết cho con nhà nông dân để khỏi mang tiếng bóc lột . Đến lượt bà, sinh ra vào thời quá độ, giữa đỉnh cao muôn trượng mà vẫn trong cảnh một năm bốn thước vải thô, nên lúc nào cũng chỉ “công tử nhất bộ” mỗi khi ra ngoài, còn ở nhà vá chằng vá đụp. Ấy thế, vẻ nghèo hèn, lam lũ vẫn không che khuất được gương mặt trái xoan, đôi mắt to tròn đen lay láy và sống mũi dọc dừa cùng cái miệng xinh xắn của bà khiến trai làng chết mê chết mệt. Ông cũng không thoát khỏi sắc đẹp “nghiêng lớp nghiêng trường” của bà khi ấy. Bà chọn ông vì trong đám trai làng đen đủi xấu xí, ông nổi bật hơn cả. Gương mặt chữ điền, cặp mắt sáng tinh anh và hàm răng trắng muốt mỗi khi mỉm cười. Thực ra, ông không phải sinh ra ở nơi nước trũng đồng chiêm, sống ngâm da, chết ngâm xương, quanh năm đất cày lên sỏi đá này, chỉ vì chiến tranh tao loạn mà gia đình ông phải sơ tán từ Phố huyện Hải Dương về đây. Khi ấy cả hai đều còn bé tí xíu, đứa lên 5, đứa lên 7, cùng học mẫu giáo, vỡ lòng rồi tiểu học…Khi cuộc leo thang lần thứ nhất qua đi, gia đình ông lại trở về chốn cũ …Có lẽ bà cũng quên cậu “con cán bộ” lúc nào cũng sạch sẽ, tóc chải mượt ,quần áo gọn gang, phẳng phiu, hàng ngày cắp sách tới trường làng và lặng lẽ ngồi vào dãy bàn đầu tiên bên phải, mặc bao ánh mắt thân thuộc, tinh nghịch hay đố kỵ của hơn 50 đứa trẻ làng…
Nhưng rồi chiến tranh có dấu hiệu ngày càng quyết liệt hơn, Mỹ “ leo thang” đánh phá miền Bắc, cả nước lại giơ ngực ra hứng đạn bom thay Tàu.
Làng quê nghèo lại có dịp đón các gia đình thành thị về sơ tán và lần này đích thân gia đình bà đón bốn thành viên trong gia đình ông về nhà mình , cùng nhường cơm, sẻ áo như người thân trong nhà. Cả nhà bà bảy người ở nhà trên mới xây, nhường hẳn căn nhà cũ hai gian một chái cho gia đình ông ở…Cả hai sàn sàn tuổi nhau, cùng học lớp 7 trường huyện nhưng luôn phải né tránh vì bị bọn bạn cùng học gán ghép trêu chọc …
Năm tháng qua nhanh, thời gian đủ để biến hai gia đình thành một, cả hai đều ngỡ ngàng khi gặp lại nhau vào những dịp đặc biệt của hai nhà. Khi ấy, ông đã lớn bổng lên chững chạc, tự tin, gương mặt với những đường nét thân phân, cân đối luôn ám ảnh một cô thôn nữ mới lớn như bà và ngược lại, vẻ đẹp thôn dã, nâu sòng của bà cũng không qua nổi cặp mắt tinh anh của ông. Như một tiếng sét ái tình, bà tìm đến với ông trong sự chúc phúc của bạn bè và hai bên gia đình
Cuối thập kỷ 70, bà chuyển lên thị xã ở với ông và bố mẹ chồng, cảnh dân nghèo thành thị sau thời hậu chiến, lại trong cảnh “bao nhiều, cấp ít”, cả nước ngụp lặn trong những ô tem phiếu nên đồ đạc chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường ọp ẹp của ông bà nội để lại cùng một gian phòng cấp 4 ẩm mốc, hôi xì chuyên để đồ đạc cũ kỹ, cho đến khi cơ chế thị trường mở ra, cả nước lao vào vòng xoáy kinh tế, sắm xe đạp, đồ dùng cá nhân, căn phòng cấp 4 trở nên quá chật chội so với hai vợ chồng và cô con gái đầu lòng, ông mới vay mượn gom góp được hai chỉ vàng để chuyển ra ở riêng . Cuộc sống cứ tưởng sẽ trôi theo đúng hướng cần thiết, ông là cán bộ huyện, bà cũng là văn thư cho phòng giáo dục của huyện, đồng lương tuy ít ỏi nhưng tình cảm lứa đôi mặn nồng…Không ngờ căn bệnh lao phổi cướp ông đi giữa tuổi đời 32, khi bà – vì mưu sinh kinh tế phải sinh đẻ có kế hoạch nên chưa kịp hoài thai đứa nữa- như mô hình chung của các cặp vợ chồng trẻ trong xã hội lúc bấy giờ:” Dù gái hay trai , chỉ hai là đủ” …
Gần một năm trời đau ốm , ho ra máu, hai lá phổi chằng chịt những vết rỗ do vi trùng cốc tấn công, ông gầy xanh như tàu lá, đi đứng loạng choạng vì chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc.
Nhà nghèo, bà cũng cố bán đổ bán pháo vài thứ vừa kịp sắm , có giá trị trong nhà như xe đạp ,bàn ghế , tủ , giường để mua thức ăn bồi dưỡng cho ông mà mà lao vẫn hoàn lao, phổi vẫn bầm dập.
Ngày ông mất, trước thi thể chỉ còn da bọc xương và những vết máu lấm tấm trên bức tường sát giường, một người bạn cũ- vốn là bác sĩ quân y đến viếng , thì thầm bảo:
– Tệ quá, nếu cậu ấy được dùng thuốc Đức , chắc không đến nỗi mất mạng như thế này.
Bà tròn mắt nhìn vị bác sĩ như dò hỏi, bác sĩ bảo
– Chương trình chống lao do nhà nước đảm nhận, ai cũng được cung cấp thuốc miễn phí, nhưng nếu gia đình biết ý, đưa tiền nhờ y tá phòng khám đổi giúp thuốc tốt sẽ đỡ bị kháng thuốc hơn, lại không bị tác dụng phụ như thuốc Trung Quốc, vốn chỉ để chữa cho lợn.
Hai mẹ con co cụm lại với nhau từ ngày ấy, bé Thúy khi ấy mới chớm sang tuổi 11, còn bà -trong nỗi đau tột cùng vì mất “mảnh xương yêu” của mình , vẫn trẻ đẹp và đằm thắm ở độ tuổi 30, tuổi chưa đuổi xuân đi nên vẫn là “gái một con trông mòn con mắt“ . Bao nhiêu người cùng làm ở huyện, tỉnh đánh tiếng xin được làm “nóc” cho cô con gái bé bỏng của bà mà bà chẳng còn tâm trạng nào để say sưa cái mới đi tìm.
– Nào Loan, ông bà mình bảo “Con không cha như nhà không nóc” Hãy để anh được làm nóc cho bé Thúy nhá”
– Không! Tạm thời em sẽ làm một cái nóc vững vàng cho cháu, đợi sau này khi cháu có gia đình rồi, mới tính tiếp anh ơi.
Vậy mà thấm thoát đã 10 năm , cô bé Thúy với đôi mắt ứơt ruợt vì mất bố năm nào nay đã thành cô giáo cấp 3, mỗi lần ngắm con vượt qua các thời điểm quan trọng: Thi vào cấp 3, tốt nghiệp ra trường, đỗ đại học, chờ phân công công tác v.v bà lại thầm thì tự nhủ:
– Đúng là quá khứ có sức mạnh di truyền. Cha nào con nấy, khi vừa sinh ra còn ẵm ngửa, Bà Nội đã chửi khéo“ Đúng Lân con đây rồi, cái miệng này, mắt này, tai này, chẳng phải của bố nó thì còn ai vào đây nữa“?
Quan trọng hơn cả là sự tinh anh của người cha trong phút giây hưng phấn tột đỉnh, tuyệt vời nhất đã chuyển hết sang cho sinh linh bé bỏng của mình nên con Thúy học hành đến nơi đến chốn, năm nào cũng thi học sinh giỏi và đỗ đại học Sư phạm với số điểm ưu , chỉ chút xíu nữa là được xét đi học nước ngoài
– Ôi mẹ! con bé nũng nịu khi nhận được giấy báo kết quả – cho dù nhà nước có hạ điểm chuẩn xuống một nửa điểm chăng nữa để xét vớt đi đại học tại nước ngoài thì con cũng không đi đâu, trừ khi mẹ có người khác
– Cha bố mày! Chị đỏ mặt mắng yêu: – Mẹ ngoài 40 tuổi đầu, chỉ chờ ai khác là con rể hoặc cháu ngoại của mẹ thôi!
Trong nhà, ngoài phố, hễ có ai khen nó ngoan, hiền, học giỏi, là ngôi sao sáng của cả khu tập thể này, nó lại bảo
– Nhờ mẹ cháu đấy! Cháu ôn thi đại học, biết nhà nghèo, không có tiền theo các lớp ôn luyện nên đêm nào mẹ cũng thức động viên cháu. 11 giờ đêm còn lục cục mò dậy nấu cho cháu khi thì bát chè, lúc dăm củ khoai nóng để dằn bụng cho đỡ đói. Cháu ăn mà lòng trào lên một quyết tâm lớn: “ Phải đỗ đại học, Trường đại học dành cho cả học sinh trung bình, mình không bơi bằng phao của thầy nhưng tấm lòng của mẹ – thể hiện qua những việc làm nhỏ nhặt , cụ thể này chính là cái phao chắc chắn nhất để vượt qua”…Không ngờ cá chép vượt vũ môn hóa rồng thật…hì hì
***
Từ ngoài ngõ con Thúy đi giao bánh về , nhìn thấy mẹ vẫn ngồi như hóa đá liền hỏi:
– Mẹ vừa thắp hương cho bố phải không ạ? Bố vừa cứu con đấy mẹ ạ.
Bà ngỡ ngàng không tin vào tai mình
– Con nói sao cơ?
Con bé cười khanh khách
– Con đã nói với mẹ bao nhiêu lần rồi mà, bố tuy không còn sống trên cõi đời này nữa nhưng chưa bao giờ chết cả, bằng chứng là bố lúc nào cũng đi theo phù hộ, độ trì cho hai mẹ con mình.
Bà càng tỏ ra ngơ ngác:
– Con nói gì, mẹ không hiểu ?
Nó toét miệng kể
– Mẹ biết không, chiều nay con đi rao bánh cho một ông mới có con học ở nước ngoài về…đường lạ lối ngõ quanh co, sâu hun hút nên bị lạc. Mãi đến gần tối mới tìm được nhà họ rồi lại cắm cúi đạp xe về bỗng …Phập, xe tự nhiên hết hơi, con bực mình dừng lại và giật mình khi thấy trước mặt là một hố đất sâu hoắm, đen ngòm… hú vía chỉ một nửa vòng nữa thôi là cả con và xe đã lao xuống hố ấy, cho dù không thiệt mạng như cái ông đi cúp 50 nào đó cũng hỏng người, hỏng xe mẹ ạ. Lúc ấy con toát hết cả mồ hôi vì nắng nóng, đạp xe đường dài mà hai tay lại sởn da gà vì vừa sợ vừa mừng mẹ ạ… chả phải bố hiện về làm thủng lốp bánh trước để cứu con còn gì?
– Thật hả con? bà bần thần nhớ lại câu nói của bố mình
– từng học trường Albert Sarraut – vì thời thế thế thời buộc phải theo cách mạng nhưng vẫn luôn tìm tòi học hỏi. Lý giải về sự chết, cái chết ông bảo: “Khi chết, phần xác sẽ tiêu tan, còn phần hồn sẽ thoát ra khỏi cơ thể, tồn tại ở dạng sóng, như sóng điện từ vậy . Vì vậy nếu con cái muốn gặp , chỉ cần “bấm số” bằng cách khấn vái , kêu cầu thì dù ở bất cứ nơi nào trong nước đều có tín hiệu trả lời…Không lẽ điều bố bà nói là đúng?
Bần thần đứng dậy , cùng con dắt chiếc xe đạp vào nhà, ngắm bánh trước của xe buộc chằng chịt lốp cao su, bà thở dài ngán ngẩm:
– Làm thế nào để mua cho con bé chiếc xe đạp khác nhỉ? Chiếc này bà nhờ người mua từ hồi 1978, sau ngày ông mất…Không biết vì quá cũ hay vì Đồng Nai sản xuất chất lượng kém mà mỗi lần dắt xe ra cửa, mấy ông bà cùng khu tập thể lại bảo
– Chị Loan ơi, kiếm ông tài xế nào giàu có mà mua chiếc xe ngoại cho con, dẫu không phải Mifa Đức, Peugeot Pháp, Sputnik Nga thì cũng là Phượng Hoàng của Tàu , chứ ai lại để con gái rượu đi xe đồng nát thế này?
Đáp lại bà chỉ biết cười trừ và sáng ra hay đêm về lại thì thầm khấn vái trước bàn thờ chồng:
– Anh sống khôn, chết thiêng, phù hộ độ trì cho hai mẹ con em nhé. Từ ngày anh đi, nhà mình nghèo quá, Em thắt lưng buộc bụng chỉ đủ để nuôi con ăn học thành tài, giờ tốt nghiệp ra trường rồi lại thất nghiệp anh ạ. Đi đâu họ cũng bảo “phải chờ có chỉ tiêu mới phân bổ được” mà thời buổi đói kém này, ăn còn chẳng đủ, lấy đâu ra tiền để mua một lúc mấy chỉ vàng cho họ “tiêu” để họ xét duyệt cho con đi dạy đây? May mà con biết thân, biết phận, ra trường bị điều động đi tít tận Hà Giang, nhưng vẫn nấn ná ở nhà với mẹ, lại không muốn mang tiếng ăn bám nên tự mày mò làm đủ các loại bánh ngọt giao cho các cửa hàng mậu dịch hoặc người mua để có chút ít sống đạm bạc qua ngày anh ạ…giờ cái xe đã cũ quá rồi mà ngày nào cả đi cả về cũng ngót ngét hơn chục cây số anh ơi , thương con quá mà chẳng biết làm thế nào.
***
Chiều muộn, nắng yếu dần trên những lối đi , bà ngóng mắt ra cổng chờ con, mâm cơm đạm bạc gồm rau muống luộc chấm nước mắm sấu và vài lát đậu rán thay thức ăn mặn đã nguội lạnh trên chiếc phản nhỏ kê ở góc nhà. Vừa chờ bà vừa lẩm nhẩm:
Quái lạ, sao gần 6 giờ rồi mà con bé vẫn chưa về? Xe lại làm sao hay khách hàng từ chối không nhận để mẹ con bà lại phải ăn bánh trừ cơm suốt hai ngày liền để bù lỗ đây? Thời buổi khó khăn, thức ăn đã chẳng có gì lại ăn nguội, hạt cơm cứng như gỗ, ăn mất cả ngon
Có tiếng lạch xạch ngoài cửa, bà mừng thầm, bật dậy: “Lạy trời lạy phật cuối cùng con bé cũng đã về”…
Thúy đứng chắn ngang cửa, vẻ mặt tươi rói như không hề biết đến nỗi lo âu của mẹ, sau Thúy là một người đàn ông đứng tuổi, nét mặt vui vẻ , bà ngẩn ra không hiểu mọi chuyện như thế nào?
Thúy nhanh nhảu giới thiệu:
Mẹ, đây là bác Thành, khách “sộp” của con đấy…
Thúy chưa kịp nói hết câu, người đàn ông đã xen ngang, giọng xuề xòa:
Ồ khách khứa gì đâu, thấy con bé dễ thương, khéo tay lại ngoan ngoãn , tôi đặt hàng giúp cháu ấy mà…
Lại đến lượt Thúy cắt ngang, như giải thích cho mẹ lý do về muộn và không dắt xe đạp vào nhà như mọi khi:
– Hôm nay, xe con bị xịt lốp, gần tối, lại chẳng có chỗ vá săm, vá lốp gì, trong khi đã gần đến nhà bác ấy, thế là con mắm môi, mắm lợi lôi xe vào tận cổng nhà để giao bánh, bác ấy nhìn thấy và nhất định bắt con phải để bác đưa về vì trời đã tối, xe lại hỏng, con gái đi đường sẽ mạo hiểm…
Bà thở phào một hơi nhẹ nhõm:
– Lạy Chúa, không ngờ trong cái rủi lại có cái may
Rút từ trong túi ra tờ bạc Polime mới cứng, Ông bảo:
Đây, bác trả tiền bánh cho cháu như lời hứa, được chưa?
Bà bật cười trước thái độ lịch thiệp, hào sảng của người khách sau sự giải thích của con gái:
Thấy con ngần ngại trước đề nghị đường đột của Bác ấy, bác liền bảo:
“Nếu bác trả tiền bánh cho mày thì chưa chắc đã đủ tiền sửa xe đâu, Lợi dụng lúc nhá nhem này, mấy ông thợ chặt đẹp lắm. Vì vậy nếu mày không đồng ý để bác giúp, hôm sau bác mới trả tiền bánh”…Thế là con phải đồng ý đấy mẹ ạ.
Trò chuyện, thăm hỏi một lúc, người đàn ông có ý định cáo từ hai mẹ con, ra về theo đúng phép lịch sự, bà buột miệng vớt vát:
Tối rồi, mời anh ở lại ăn cơm với hai mẹ con tôi.
Thúy tái mặt trước sự mời mọc, ân cần của mẹ vì cô biết rõ gia cảnh mình…Từ sau ngày bố mất vì bạo bệnh, gia đình cô đã rơi vào tình cảnh túng quẫn, ăn bữa nay lo bữa mai vì số nợ gần một triệu do căn bệnh của bố để lại, vậy mà…
Cả hai mẹ con đều thắt ruột trước câu trả lời nhiệt tình của ông:
Vâng nếu bà và cô đã có lời mời, tôi xin ở lại…Nói thật, tôi sợ cảnh phải ăn cơm một mình lắm rồi.
Thúy đưa mắt nhìn mẹ, mẹ lại đưa mắt nhìn cô, hai ánh mắt cùng ánh lên sự bối rối trong khi ông đã quầy quả bước ra ngoài mở cốp xe lấy ra một túi ni lon, gồm cả thịt quay, bia và chuối tráng miệng giọng hào sảng
Có gì ăn nấy nhé, thú thật, tôi vừa đi chợ về thì cháu đến, thấy tình cảnh của cháu như vậy… một cô gái đồng trinh, cả thân thể lẫn gương mặt chưa vướng bụi trần ai, không dục niệm, không bi lụy cũng không hôn ám những ý tưởng xấu xa. Một gương mặt đẹp trắng trong như thiên thần như vậy, sao có thể dắt chiếc xe đạp thủng lốp, thủng săm đi một mình trong đêm tối được? Dù thế nào, tôi cũng phải ra tay nghĩa hiệp chứ, phải không Thúy, bác có phải loài cầm thú đâu mà chỉ chăm chút cho bộ lông của mình?
Bữa ăn trở thành dấu nối vui vẻ, hạnh phúc trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng 18 mét vuông của bà. Thời buổi đói kém, dẫu không còn cảnh cả nước ngụp lặn trong những ô tem phiếu, cả nước húp chung một nồi cháo loãng như thời “bao nhiều ,cấp ít” nhưng cái đói vẫn như một vị khách vãng lai thường xuyên rình rập trước cửa hai mẹ con, thành thử bà chẳng dám mời mọc, bày vẽ gì, kể cả ngày giỗ của chồng , cũng chỉ mua nửa con gà, 3 lạng thịt lợn, phần luộc, phần thái nhỏ li ti ra xào su hào và một đĩa đậu phụ rán kèm bát canh suông cùng vài cốc rượu nhạt để mời vài người bạn cùng thời thân thiết nhất của ông và vài người bên chồng. Tất cả cùng thắp ba nén nhang để cùng cúi đầu tưởng nhớ tới người bạn bạc mệnh đã mất…Sau đó, 364 ngày còn lại, hai mẹ con chỉ có vại dưa chua, vài cân lạc để ăn cơm. Hôm nào chán dưa xào, lạc mặn thì đổi bữa sang rau muống luộc và hai bìa đậu rán . Quan trọng là thùng gạo trong nhà lúc nào cũng đầy, kể cả Tết cũng vậy, ngoài mấy món rau xào thịt lợn ra, chỉ thêm được hai chiếc bánh chưng …
Biết rõ sự ngần ngại của hai mẹ con, vị khách sộp liên tục gắp thịt quay vào bát cho hai người cùng khổ, còn mình chỉ uống bia với đĩa lạc rang và đậu phụ …
Khi bữa ăn kết thúc cũng là lúc mối quan hệ thân tình mở ra, ông tâm sự:
Chả giấu gì bà, tôi trước cũng là sĩ quan quân đội, vợ là công nhân quốc phòng. Nhà nghèo, đồng lương chẳng đủ sống, trong khi cái đói là động lực mạnh mẽ ghê gớm, tôi phải động viên vợ đi xuất khẩu lao động tại Đức, không ngờ cuộc đời đầy yếu tố ngẫu hứng, phức tạp mà con người ta không thể lường trước được. Giữa lúc tình cảm vợ chồng thăng hoa bay bổng, đều đặn mỗi tháng hai lần nhận thư nhau, Ba tháng một lần vợ gửi tiền, hàng hoặc đóng thùng qua bưu điện, cứ tưởng hết hợp đồng 5 năm vợ sẽ về, cả nhà sum họp dưới một mái nhà, ai ngờ chỉ nhận được vẻn vẹn vài chữ: “Em đã đóng hàng gửi về cho anh 5 chiếc xe mô kích và 10 chiếc xe đạp mifa cùng nhiều đồ dùng như sữa, giấy, xà phòng v.v… Anh và con nhớ kiểm tra hàng cẩn thận. Phần em xin phép được ở lại bên này thêm vài năm nữa để tiện cho việc làm ăn, buôn bán”.
Không khí lặng đi, nghe rõ cả tiếng gió lao xao bên ngoài cửa sổ…Hớp thêm một ngụm bia như lấy thêm nguồn năng lượng tiềm tàng ẩn sâu trong cơ thể mình, ông tiếp tục dòng chảy bất tận của mình
Tất nhiên tôi không chịu, bỏ qua mọi mối ưu tư về hàng họ, tôi thức trắng đêm để viết một lá thư dài 12 trang thuyết phục vợ về nhà với tôi và con. 5 năm sống cảnh gà trống nuôi con như thế là quá đủ rồi. Đáp lại cô ấy chỉ bảo:
“Em vẫn thương anh và các con của chúng mình nhưng ở bên này một thân một mình khó sống lắm anh ơi, đồng lương lao động xuất khẩu Anh biết rồi, chỉ còn 30% để chi tiêu thôi, 70% còn lại nhà nước mình tịch thu hết rồi. Cũng may nhờ anh đội trưởng và một nhóm bạn cả nam lẫn nữ chỉ bảo việc buôn bán, mánh mung mà em mới có thể đều đặn gửi hàng về cho anh…Thời gian đầu cũng chỉ dựa vào nhau mà sống, nhưng bây giờ chúng em không thể sống thiếu nhau được anh à, mong anh hiểu và hết sức thông cảm cho hoàn cảnh ngặt nghèo của em.
Nhấp thêm một ngụm bia, Giọng ông càng lúc càng trở nên buồn bã – 5 năm chờ đợi trở thành công cốc. Hai năm đầu sự nghi vấn chỉ là những đám mây đen thoáng hiện trong đầu, 3 năm sau sự thoáng hiện trở thành bền vững, bất biến…Hóa ra cuộc sống của cô ấy từ ngày xa tôi đã diễn ra theo một dòng chảy hoàn toàn tự nhiên nhưng khác biệt và sự khác biệt đó ngày một ngày hai đã triệt tiêu tình cảm vợ chồng và cuối cùng là chấp nhận gắn bó với một người đàn ông khác nơi đất khách quê người để vịn tựa, để tồn tại , để sống , để trao xương gửi thịt mỗi độ đông về rét cắt da cắt thịt, tuyết dâng ngập cửa sổ bên ngoài … Còn đâu người vợ xinh đẹp, nền nếp, hết mực yêu chồng và thương con?
Thay vào đó là một người đàn bà ngày càng xa lạ, tình cảm mù mờ, không xác định. Thảm cảnh và sự đợi chờ cô đơn của tôi suốt nhiều năm qua coi như là định mệnh, số phận , không khác được.
Thôi ông ạ, Bà ngậm ngùi gắp những miếng thịt quay vàng rộm, thơm mùi mắc mật vào bát ông, an ủi: – Dù sao chị ấy cũng là một người mẹ tốt, một người có tâm hồn sâu lắng, luôn biết bao bọc, che chở và lo lắng cho chồng con, chẳng qua tình thế bắt buộc, hoàn cảnh đưa đẩy…
Tôi biết chứ, ông ngậm ngùi xác nhận: – Sống với cô ấy 14 năm, có với nhau 2 mặt con, tôi biết rõ cô ấy là một người thiện lương , trong sạch , một tâm hồn đằm thắm, con người của những tình cảm bình dị và tự nhiên. Cô ấy không nỡ làm điều gì trái với lương tâm, càng không nỡ phản bội lại người chồng đầu gối, tay ấp là tôi… Nhưng lòng tốt, sự cao thượng của tay đội trưởng và hoàn cảnh nơi xứ người lạnh lẽo đã đánh gục trái tim cô ấy. Giá như gã ta chỉ là một lão đội trưởng tầm thường, sau những lời ve vãn, hứa hẹn rồi lộ nguyên hình là một kẻ đầu đường xó chợ, buôn bán vặt, thì cô ấy đâu phải nặng lòng biết ơn và tự nguyện núp bóng ông ta cả cuộc đời còn lại như thế?
Từ hôm đó, hệt như trong tiểu thuyết, nhân vật một khi đã xuất hiện thì phải đi hết con đường của mình. Lấy cớ ở nhà một mình buồn chán, ông thường xuyên phi xe máy xuống nhà bà…Chiếc xe mô kích của Đức từ cổng khu tập thể đã kêu váng làng nước làm hai mẹ con bà dễ dàng nhận ra và hàng xóm được một phen đồn đoán:
– Cái Thúy có người yêu rồi …
Nhưng không, Cuộc sống luôn ẩn chứa trong nó những điều bất ngờ. Khi ông đến, bao giờ trong cốp xe cũng có một món quà đặc biệt Khi là sấp vải cho hai mẹ con may quần áo, khi cân đường, hộp sữa khi kẹo bánh, hoa quả tươi ngon kèm một bó hương to tướng để “nhờ chị thắp cho anh nhà”
Thọat đầu, bà ngần ngại từ chối, đúng kiểu một người lịch thiệp có phép tắc, giáo dục:
Anh cứ đến thăm mẹ con em là tốt rồi, đừng mua quà cáp nữa kẻo như thế lụy vật chất quá, em ngại lắm.
Ông cười hào sảng, miệng ngoạc rộng tận mang tai:
Có đáng là bao đâu em, được em chấp nhận tình cảm chân thành của anh là quý lắm rồi, anh chỉ cầm cho đỡ trống tay mà thôi …
Từ đó ông trở thành điểm tựa tinh thần cho cả hai mẹ con, biết cái xe Thúy đi đã hết giá trị sử dụng, ông đưa hẳn cái xe mifa Đức đang dùng bắt Thúy nhận để giao hàng cho đỡ vất vả. Vào những lúc rỗi rãi, hứng chí ông còn bắt Thúy ngồi sau xe máy của ông để giao hàng cho nhanh, gọn và khi trở về thế nào cũng rẽ qua chợ mua vài lạng thịt , bó rau để bà nấu nướng cải thiện …Sau mỗi bữa ăn , ngồi uống trà ông lại “ôn nghèo, kể khổ” rồi tâm sự đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Câu cửa miệng thường trực của ông mỗi lần trước khi ra về luôn găm vào tâm hồn tình cảm bà những kỷ niệm ngọt ngào, tươi thắm:
Em tuổi Mậu Tý, vừa xinh đẹp vừa giỏi sang mà bạc phận , Ước gì anh được bù đắp lại cả quãng đời thiếu vắng 10 năm đã qua của cả hai chúng ta nhỉ?
Những hôm đầu, bà giãy nảy:
– Ôi “đại gia” như anh thì thiếu gì gái theo. Em làm sao mà sánh với anh được? Hai mẹ con em nghèo rớt mùng tơi, nhất là trong cảnh em bị tinh giảm biên chế, cháu Thúy thì thất nghiệp…Sự nghèo nàn túng quẫn đã trở thành vòng vây hãm, ráo riết đến mức không còn một kẽ hở nào để có thể thoát ra, anh ơi…Họa chăng là trúng số độc đắc, hoặc cái Thúy lấy được chồng giàu thì may ra mới trả được hết số nợ chồng em để lại. Còn không, nỗi khổ của hai mẹ con em sẽ là tấn bi kịch hết đời không có giải pháp, anh ơi…
Ồ, ông cười, hỏi lại:
Vậy là em không tin rằng cuộc sống đầy yếu tố ngẫu nhiên sao? Cụ thể: Sao bỗng dưng anh lại gặp cháu Thúy, lại có thiện cảm và muốn giúp đỡ nó? Cho dù mỗi lần đặt bánh của cháu, anh không ăn hết mà chỉ đem cho, nhưng anh vẫn đặt đều đặn mỗi tuần một chiếc…cốt để được gặp nó…Rồi khi bước chân vào cửa, nhìn thấy em, anh đã giật mình vì con bé giống hệt Mẹ…Nhìn lên bàn thờ thấy ảnh chồng em, như một đường truyền bí ẩn tâm linh, anh hiểu chính linh hồn chồng em đã dẫn dắt anh đến đây…Chỉ cần nhìn vào bức ảnh thôi là sống dạy cả một trời kỷ niệm. Cậu ấy bằng tuổi anh, là người bạn cùng trường cấp 3 của anh, chỉ vì anh tình nguyện đi lính rồi học sĩ quan mà bằn bặt xa quê…Cậu ấy khi sống cũng là một người đàn ông lịch lãm, luôn có những tình cảm cao cả, thích cho đi mà không ưa đòi hỏi, thậm chí nhuốm màu hiệp sĩ – vốn là thứ tình cảm của những bậc siêu phàm- nam nhi đại trượng phu em ạ…
Bà đã khóc khi nghe ông nói về người chồng đẹp trai, cao thượng nhưng vắn số của mình, vì thế ông kết luận: –
“Chúng mình hãy thay đổi vận mệnh cho nhau đi. Em nghèo khó nhưng trong sạch, nhân hậu, lại có cả nghị lực và nhan sắc nữa. Còn anh giàu có nhưng cô đơn đến cùng cực, vợ bỏ đi với người đàn ông khác, hai con trai thì một đứa đang học đại học ở Tiệp Khắc, vừa kịp về thăm bố lại nhấp nhổm ra đi để làm luận án phó tiến sĩ. Em nó thì được mẹ đưa sang Đức nhập quốc tịch và có thể không bao giờ trở lại Việt Nam với anh nữa…Vì vậy, anh cần có em để đi hết quãng đời này…
-Nhưng….
Hạnh phúc lạc bước đến quá nhanh làm bà choáng váng , không sao thoát khỏi sự phân vân…
Em… Em …à…anh…
Anh biết, ông vui vẻ đặt bàn tay lên tay bà, nhìn vào đôi mắt lúng liếng của bà, mạnh dạn nói tiếp: – Trong cuộc đời 10 năm vò võ, “gà trống nuôi con” của anh, không ít những bóng hồng xuất hiện, nhưng em không hiểu là anh được ông nội truyền cho cách bói quẻ và xem số tử vi à? Ông nội anh là người có sức phán đoán và năng lực siêu phàm, thậm chí người làng còn gọi ông là phù thủy vì không những giao tiếp được với những đấng siêu nhân mà còn có thể nói chuyện với người âm nữa. Vì thế, mỗi lần có bóng hồng xuất hiện trong cuộc đời mình là anh lại bấm quẻ để xem người ấy là ai , tâm tính, cốt cách như thế nào? Tiếc rằng hầu hết họ là những người đàn bà vị kỷ và tầm thường em ạ. Tử vi của họ toàn hung tin, đắc địa, xấu tệ xấu hại vì có cả tướng quân, kiếp sát chủ trì . Nếu lấy, họ sẽ quậy phá, sẽ làm anh lao đao, khốn khó, tiêu tan cả cơ nghiệp, còn không họ chỉ là những người yêu của mà không yêu người , chỉ thích giàu sang phú quý mà không hiểu rõ về năng lực bản thân, sở thích, cá tính của anh như thế nào? Sống mà như gỗ xếp vào với đá, như hai con vật nhốt chung một chuồng, cùng nói tiếng nói của đồng loại nhưng không cùng chung cách hiểu thì tẻ nhạt lắm em ơi. Thà làm một ngọn núi sừng sững cô đơn còn hơn sống với một người vợ nhạt nhẽo, vô vị như vậy…
Từ hôm đó, cuộc đời hai mẹ con bà thay đổi hẳn, căn nhà 18 mét vuông trở thành nhà thờ chồng, luôn luôn khép cửa, Chỉ thỉnh thoảng một tuần một lần bà mới về thay hoa, thay nước cắm hương lên bàn thờ, tỉ tê với ông mọi sự ấm lạnh của đời mình, còn hai mẹ con chuyển hẳn về nhà ông ở. Thúy cũng được đi dạy ở ngay trường Hoàng Diệu trong thành phố (nhờ hai chỉ vàng “lót ổ” của ông cho Trưởng phòng giáo dục của Sở Giáo dục Hà Nội .
Sau bao nhiêu việc tốt đẹp xảy ra trong gia đình mình mà ông là một tác nhân chính, xoay chuyển số phận của cả hai mẹ con, Thúy tự nguyện gọi ông là bố, đầy tự nhiên, thân mật mà không hề ngượng ngùng, khách khí. Còn bà, vừa bước vào tuổi 46, được sống lại quãng đời hạnh phúc, thanh xuân bên người chồng mới, hiểu và yêu thương bà hết mực, hệt như người chồng cũ không may vắn số của bà vậy.
Hóa ra trong cuộc đời ô trọc, trần tục này vẫn luôn tồn tại một phép màu, giữa lúc vòng vây hãm thắt chặt số phận của hai mẹ con thì vận may nấp sẵn ở đâu đó lại nhảy bổ ra, ra tay cứu độ, cởi gỡ và bù đắp cho hai mẹ con. …Thật sự bà đã có quý nhân phù trợ. Quý nhân ấy là người chồng trước, luôn phù hộ, độ trì cho bà đến được bờ bến mới trong xanh và neo đậu vào tâm hồn, tình cảm của người chồng mới suốt đời.
T.K.T.T
“Bố học trường Albert Sarraut,đi -theo-Cach Mạng”! Rất nhiều người từ thương dân cho đến nhà văn đều “nhầm lẩn” 2 chữ “Cách Mạng”. ,người Cam-bốt gọi:”Đi theo Ponpot là đi theo Khơ-me Đỏ”.Người VN gọi đi theo Việt Minh là đi theo CM ! Tại sao không gọi : đi theo VM là đi theo Việt Cọng! Nôi cái việc xử dụng ngôn từ củng kém cỏi hơn thiên hạ ,.Chứ đừng nói chuyện khác.! Nói cho cùng VN chẳng có cuộc cách mạng nào cả ,kể cả 2 Miền .Chỉ có đi ăn -cướp !!
Các tác giả Trần Khải Thanh Thủy và Tưởng Năng Tiến là những cây bút chủ lực của Mặt trận chống Cộng ở hải ngoại.
Cám ơn các tác giả Trần Khải Thanh Thủy và Tưởng Năng Tiến dành thời giờ viết nhiều bài đóng góp cho công cuộc tranh đấu đòi hỏi tự do, dân chủ cho người dân Việt nam.
Tôi là một fan của tác giả Trần Khải Thanh Thủy ngay từ hồi tác giả còn ở trong nước . Trong bốn năm qua, lý do tôi vào trang mạng DCV có lẽ chỉ là để đọc những bài viết của các tác giả Trần Khải Thanh Thủy và Tưởng Năng Tiến.
“Cổ tích giữa đời thường ” là một bài viết hay và cảm động.
Cám ơn anh đã động viên, Thủy viết bằng tất cả sự vật vã của tâm hồn mình. Không ngờ sự lao động nghiêm túc trên câu chữ đã được anh đánh giá cao. Đó chính là động lực để người viết luôn theo đuổi , tìm tòi và khám phá để cho ra những đứa con tinh thần của mình.
Thím TKTK chẳng biét tâm lý của các cụ Ngụy U80,U90,U100 trong ĐCV tí nào hét thì hỏng bét việc rồi.
Các cụ NGụY Tàn Dư trong ni mạc dù lúc còn trẻ thì đánh đấm củng chẳng giống ai. Kẽ thì trốn lính , kẻ thì dút lót đẻ đuoc làm lính giủ chó , quét nhà, hoạc đi chợ cho tiẻu đoàn truỏng , kẽ thì làm lính ma, lính kiẽng ỏ nhà đi cua gái , hoạc tán tĩnh các chị em góa chồng, thế nhưng 46 năm sau , khi vào ĐCV là các cụ trở toàn thành các…………ANH CHIEN SĨ VNCH OAI (K)HÙNG cả. Thím TKTT phải khen mạnh vào, phải viet bừa vào nào là chien si VNCH oai hùng , anh dũng, can đảm, gan dạ , chien đấu vói CS tói hơi thở cuoi cùng.
Thím TKTT đừng có ngại nói láo , láo riét sẻ quen, giống như các cụ Ngụy TÀn Dư bolsa vậy đó. Ngày xưa các cụ áy tuột quần , quăng súng , liẹng đạn, mạc tà lỏn , chụp con nít bồng lên cho quan Viet Cộng thấy khong phải là Ngụy . Bay giò các cụ ấy khong còn thấy mình là hèn nhát nửa, không còn tháy mình là…………..trần trụi nửa mà chỉ tháy mình là mot anh hùng , mot chien sĩ Quan Nhục Viet Nam Công Hoà trong bộ đồ rằn ri oai phong lẫm liẹt trong những ngày như 19/6 ngày Quân Nhục hoạc ngày 1/11 ngày Cuốc Khánh , ngày 30/4 ngày Cuốc Hận.
Làm đuọc nhu thế thì anh Phét bảo đảm vói thím là thim thành công thậm chí có thẻ còn đuọc khen là ……………..bà TRƯNG, bà TRIẸU của thé kỷ 21 nửa đó.
chúc thím thanh công nghen .
Chào tạm biet.
Đàn ông tuổi Tý thì sang,
đàn bà tuổi Tý thì hai đời chồng….
Đáng tiếc!!! Câu chuyện đọc chán và nhạt phèo. Tác giả TKTT chắc hẳn là bị…..cúm Tàu.
Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn, nghe 1 kẻ -có dính dáng đến con cháu cụ Hồ phát ngôn mói thấy bẩn tuỏi, bệnh hoạn và sặc mùi chết chóc. Già mà đầu óc không bằng đứa trẻ lên ba.
Ô kìa, cháu Thủy, Boác đây chỉ nói lên chút cảm nghĩ của người đọc và đùa tí là cháu bị cúm Tàu, mà cháu lại giở mặt đanh đá chua ngoa với Boác, thế sao??? Cháu vừa mới đánh mất môt độc giả đã từng ủng hộ cháu từ khi còn trong nước với bí danh Thái Hoàng cho đến khi chia tay với VT, rời khỏi Sacramento đến Houston. Đáng tiếc và đáng buồn.