Richard Javad Heydarian
(Ông Richard Javad Heydarian là một chuyên gia về địa chính trị châu Á. Trước đây ông từng dạy môn khoa học chính trị tại Đại học De La Salle và Đại học Ateneo De Manila và giữ vai trò cố vấn chính sách tại Hạ viện Phi.)
MANILA, Philippines – Trong chuyến công du Châu Á chính thức đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, sự tuột dốc khủng khiếp của Mỹ trong vai trò bá chủ hàng thập kỷ ở Á châu đã hiện nguyên hình một cách thê thảm.
Đây là một phần phụ phẩm cấu trúc trong sự bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc, nhằm công khai kêu gọi một trật tự khu vực mới của thế kỷ 21: “Á châu cho người châu Á.” Từ năm 2013, quốc gia bá quyền Châu Á này đã chào mời với hàng loạt các mô hình tiếp viện có tiềm năng sẽ vẽ lại cảnh quan kinh tế trong khu vực và xa hơn. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc như là cỗ máy kinh tế của thế giới, họ chủ động giành lại vị trí lịch sử của mình dưới ánh mặt trời.
Nhưng đó cũng chính là sản phẩm phụ của ông Trump khi ông bước vào vai trò ttổng thống, ông đã mang tác hại tàn phá khủng khiếp đối với thế đứng của Mỹ ở Châu Á. Cả đồng minh lẫn đối thủ trong vùng đều bị khuấy động bởi chính sách đối ngoại cô lập mới “Mỹ trước tiên” của Trump. Các cuộc đả kích liên tục hằng đêm bằng Tweeter, cũng như chuyện tấn công vào trật tự quốc tế phóng khoáng và việc đẩy mạnh nhằm tháo bỏ Thỏa ước Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã khiến Mỹ bị cô lập thậm chí từ một số đồng minh thân cận nhất của họ.
Một trong những quan chức thuộc khối đối tác chính của Mỹ trong vùng đã nói với tôi hồi đầu năm nay: “Có phải đây là cách các siêu quyền đang tự sát?” Hình như câu trả lời là có.
Trong khi Mỹ vẫn duy trì một lợi thế quân sự quan trọng đối với các đối thủ lớn nhất của mình, họ đang dần dần mất đi cuộc chiến thiết yếu của thế kỷ này: thương mại và đầu tư. Trong khi đó, Trung Quốc đang bận rộn hăng say hình thành thế giới theo mô hình riêng của mình một cách tận tình. Qua nhiều biến chuyển siêu thực và lạ lẫm, một chế độ cộng sản đã trở thành một người bảo hộ của toàn cầu hoá và ngoại giao đa phương khó tin.
Thảm họa của quyền lực mềm
Kể từ khi Trump lên nắm quyền, vị thế của Mỹ trên thế giới kể như đã trải qua một sự đổ nhào. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, sự tin tưởng quốc tế đối với sự lãnh đạo của Mỹ đã gia giảm đáng kể trong năm qua. Điều này đã được cảm nhận sâu đậm nhất ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, trung tâm trọng lực mới trong nền địa chính trị toàn cầu.
Trong số các đồng minh châu Á của Mỹ, như Hàn Quốc và Nhật Bản, chuyện tin tưởng vào khả năng phán đoán đúng của tổng thống Mỹ đã giảm đến 71% và 54%. Tại Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, nềm tin đã giảm 41%. Tính ra tối thiểu đây phải là một thảm họa lớn đối với quyền lực mềm của Mỹ.
Bất kể phát biểu cường điệu của mình, Trump đã phải cố gắng nhưng không tìm được bất cứ một nhượng bộ nào trong chuyến thăm Trung Quốc, vốn đã từ chối không nhân nhượng tí nào trong vấn đề cốt lõi về kinh tế và địa chính trị trong vùng, đặc biệt là đối với vấn đề Triều Tiên và Biển Đông. Thất bại trong chuyện áp đặt ý chí của mình với nước chủ, rốt cuộc ông Trump đã cho Trung quốc điểm cao vì họ “biết lợi dụng, lấn áp nước khác để công dân Trung quốc được hưởng lợi.” Trump đổ lỗi cho những người tiền nhiệm của ông đã đánh mất cân bằng to lớn trong cán cân mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc .
Mỹ đã bị cô lập một cách rõ rệt trong Hội nghị thượng đỉnh Thỏa hiệp Kinh tế của Châu Á (APEC) tại Việt Nam. Nước chủ nhà nằm trong số 11 nước khác, bao gồm Nhật Bản, Úc và Singapore, cảm thấy bị phản bội bởi quyết định rút khỏi TPP của Trump. Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á cho thấy hiệp định thương mại là cơ hội để có thể buôn bán tốt hơn với thị trường Mỹ, trong khi Nhật Bản và Australia coi đây là một đối trọng quan yếu đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng.
Các quốc gia đồng minh của Hoa kỳ đã sắp xếp lại và đổi tên hiệp ước thương mại với hy vọng hồi sinh nó. Xét cho cùng, nhiều chính phủ châu Á đã phải bỏ ra một vốn liếng chính trị đáng kể để gia nhập hiệp ước ban đầu của TPP, trong lúc phải đương đầu với phe chống đối, bảo hộ ngành sản xuất quốc nội. Tuy nhiên điều này mang lại cho Washington một con số Không kinh tế trên mâm của mình.
Tóm lại, các nước đồng minh đã cho thấy họ sẵn sàng bước qua Hoa kỳ và tích cực thành lập một thế giới hậu-Hoa kỳ, một phần nhằm phát triển thương mại trong vùng, cũng như để kềm giữ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tôi đã nói chuyện với một nhà đàm phán thương mại kỳ cựu của Mỹ và họ cho rằng dường như một nước Hoa kỳ sau thời ô. Trump sẽ không đồng ý tham gia một phiên bản được trang bị thêm của TPP nhằm mục đích thay đổi hoàn toàn cấu trúc kinh tế của các quốc gia thành viên. Quốc hội Hoa Kỳ, theo luật pháp và truyền thống chính trị của họ, chắc chắn sẽ không đồng ý phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do trừ phi các nhà đàm phán Mỹ giữ vai trò then chốt và bền vững trong việc định hình kết quả. Điều này có nghĩa các đồng minh sẽ phải loại bỏ sự tham gia của Mỹ vào cái gọi là “TPP 11” trong tương lai hoặc, hoặc bằng cách khác, phải ngưng đàm phán và thương lượng cho đến khi Washington thay đổi ý định của mình. Như vậy sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội chiến lược.
Một thế giới Đại đồng của Trung quốc
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phát biểu tại APEC, mô tả quá trình toàn cầu hóa là một “xu hướng lịch sử không thể đảo ngược”. Ông đã thúc đẩy một “chế độ thương mại đa phương và thực tiễn” để cho phép “các quốc gia đang phát triển được hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại và đầu tư quốc tế”. Những phát biểu này lặp lại bài diễn văn được chú ý của ô. Tập tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hồi đầu năm nay, nơi ông đã trình bày một cách rõ ràng coi Trung Quốc như là tiền phong của trật tự kinh tế toàn cầu.
Lúc đó, ông Tập tấn công những người đang đổ thừa vấn nạn của thế giới là do kinh tế toàn cầu hóa.” Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ủng hộ toàn cầu hóa như là một “đại dương lớn mà bạn không thể thoát khỏi,” trong khi chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ là “nhốt mình trong một căn phòng tối tăm.”
Đó không chỉ là những lời sáo rỗng. Trung Quốc đã tiến lên phía trước, giành chiến thắng trong vùng và trên thế giới với một mục tiêu mang một ý chí khó có thể cưỡng lại được. Ông Tập đã giúp thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á và Ngân hàng Phát triển Mới ở Thượng Hải làm cột mốc mới thay thế cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc do Mỹ nắm đầu, cũng như Ngân hàng Phát triển Châu Á do Nhật chi phối.
Với TPP trong tình trạng ảm đạm, khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đặt cược vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Vùng của Trung quốc (RCEP). RCEP được xem như một giải pháp thay thế linh hoạt và toàn diện; nó đặt ra những yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn đối với các nước thành viên tương lai và tập trung chủ yếu vào việc giảm rào cản thương mại giữa các khối kinh tế lớn trong vùng.
Công minh mà nói, số phận các sáng kiến kinh tế do Trung Quốc lãnh đạo, cũng như của RCEP, vẫn chưa được đảm bảo. Thành quả đầu tư của Trung Quốc trong vùng, cho đến nay, theo thẩm định tốt nhất, không được nhất quán. Hơn nữa, việc thúc đẩy mô hình phát triển độc đoán cùng với sự can thiệp ngày càng rõ ràng của Trung quốc vào công việc của các nước láng giềng có thể đe dọa các nền dân chủ non trẻ trong vùng – đó là chưa nói đến thách thức trực tiếp của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế và an ninh khu vực thông qua việc chiếm đóng các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, nơi có những tuyến giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới. Rõ ràng, Bắc Kinh tìm cách mua sự chấp thuận của các nước láng giềng nhỏ hơn thông qua việc triển khai chiến lược tài chính rộng rãi của mình.
Tuy nhiên, nếu không có bất kỳ một giải pháp kinh tế hữu hình nào từ Hoa kỳ và các nước đồng minh, một số lớn các quốc gia mỗi ngày một gia tăng sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài chuyện chấp nhận cuộc tấn công kinh tế của Bắc Kinh. Những gì đang bị đe dọa không chỉ là quyền bá chủ của Hoa kỳ mà còn là quyền tự trị của các quốc gia nhỏ hơn cũng như sự tồn tại của một trật tự dựa trên luật pháp ở Châu Á.
Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ
Bài này được xuất bản bởi The WorldPost, một hiệp hội của Viện Berggruen và nhật báo The Washington Post.
Dù cho toàn thế giới có trông đợi nước Mỹ như thế nào thì vai trò của 1 tổng thống Mỹ quan trọng nhất vẫn là “phục vụ cho nước Mỹ, cho quyền lợi người dân Mỹ”.
Điều này có làm cho nước Mỹ trở thành “tự cô lập”, quay về “chủ nghĩa bảo hộ kinh tế”, và từ bỏ vai trò siêu cường lãnh đạo thế giới tự do-dân chủ hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào tầm nhìn và tài năng của tổng thống Mỹ.
Đã 99 năm sau thế chiến 1, khi nước Mỹ bắt đầu lớn mạnh rất nhanh; và 72 năm sau thế chiến 2, khi nước Mỹ trở nên siêu thịnh vượng, siêu phát triễn, thì vai trò lãnh đạo thế giới tự do-dân chủ không phải chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của Mỹ. 1 chính phủ Mỹ, kể cả chính phủ Trump ồn ào “Mỹ trên hết”, có thể nào từ bỏ vai trò này không ?
Đừng chê trách ông Trump vội. Cách hành xử và ăn nói của Trump có thể làm khó chịu nhiều người vốn quen với sự thận trọng của các chính trị gia, nhưng ông ta có kế hoạch “lo cho nước Mỹ, dân Mỹ”. Nói cho cùng, nước Mỹ làm sao lãnh đạo thế giới được nếu chính phủ Mỹ không đảm bảo hạnh phúc, thịnh vượng được cho chính người dân Mỹ ?
Các Hiệp định kinh tế nối tiếp nhau làm mất công ăn việc làm của hàng triệu công nhân Mỹ. Các quan hệ thương mại song phương mất bình đẳng (nhập nhiều hơn xuất hàng trăm, hàng ngàn tỉ đô) hàng chục năm qua. Các mất mát về kỹ thuật, bí mật kinh tế để được ký các hợp đồng làm ăn với Tàu cho thấy giới giàu và siêu giàu ở Mỹ rất thiển cận vì lòng tham tiền. TT Trump bất mãn những vấn đề trên và tìm cách sửa đổi thì giới trung lưu và công nhân ủng hộ ông cũng phải thôi.
Đọc bài phát biểu của ông Trump ở APEC Đà Nẵng VN ( http://www.danchimviet.info/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong-trump-tai-apec/11/2017/7244/ ), người ta sẽ thấy ông đi kèm với những ca tụng những thành tựu của các quốc gia Asia-Pacific là những cảnh báo sẽ không chấp nhận những bất bình đẳng trong thương mại song phương hay đa phương, không chấp nhận sự ăn cắp công nghệ, ăn cắp trí tuệ … Có thể nói mục tiêu chính trong những cảnh báo này là Trung Quốc, vì sự thâm hụt bất lợi cho Mỹ đối với các quốc gia khác chỉ là 1 phần rất nhỏ trong thâm hụt Mỹ-Trung Quốc.
Cách nay 30 năm, khi GDP của Mỹ gấp trăm lần nước Tàu, thì người Mỹ có thể chấp nhận sự thâm hụt thương mại. Ngày này GDP của Tàu đã là 90-95% GDP của Mỹ, nợ công của Mỹ lên đến nhiều chục ngàn tỉ USD, thì 1 chính phủ Mỹ có trách nhiệm phải tìm cách thay đổi. Ông Trump trách các ông Bush cha, Bush con, Clinton, Obama trong việc thâm hụt thương mại là đúng. Và trong bài phát biểu ở APEC, ông Trump luôn ca tụng rất ngoại giao nước Tàu và chủ tịch Tập, nhưng kèm theo đó ông cũng răn đe rất khéo léo là ông sẽ không chấp nhận bất bình đẳng thương mại nữa.
Vấn đề còn lại ở đây là ông Trump sẽ làm gì ? Và làm được không ? Trong thời gian 1-2 năm tới, nếu ông đem công ăn việc làm trở lại nước Mỹ cho khoảng hơn 3 triệu công nhân (khoảng 10 ngàn công ty cỡ nhỏ và vừa), nghĩa là 3 triệu gia đình hưởng được lợi, và trong 4 năm làm tổng thống, nếu ông tăng 10 triệu việc làm, thì tôi chắc chắn rằng ông sẽ tái đắc cử vào năm 2020. Nếu ông giảm được thâm hụt thương mại với Ấn, VN, Mã Lai, Mexico, và nhất là TQ, và giảm luôn thâm hụt ngân sách thì ông là thiên tài.
Ông Trump gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài khó khăn đấu đá kinh tế quốc tế, gầy dựng lại kỹ nghệ sản xuất (manufacturing) ở Mỹ, ông Trump còn bị cái tai tiếng “thân Nga”. Thế lực người Do Thái ở Mỹ sẽ không để yên cho ông Trump nếu ông cứ thân thiện với Putin. Chuyên này đơn giãn thôi, vì Nga là đồng minh của Iran, mà Iran là kẻ thù không đội trời chung của Do Thái. Ông Trump phải răn đe Putin thì người Do Thái mới để yên cho ông tiến hành chiến lược “make America great again”.
Làm dân Mỹ thịnh vượng, hạnh phúc cũng đâu phải dễ. Ông phải là thiên tài đấy ông Trump ạ! Ông nói nhiều nhưng nhiều người còn chờ xem ông làm được gì.
Nguyễn Kim Nên: (Cách nay 30 năm, khi GDP của Mỹ gấp trăm lần nước Tàu, thì người Mỹ có thể chấp nhận sự thâm hụt thương mại. Ngày này GDP của Tàu đã là 90-95% GDP của Mỹ,)
Thật ra theo thống kê mới nhất, GDP của Trung Cộng khoảng 11 ngàn tỉ, còn Mỹ thì trên 19 ngàn tỉ một chút, với tỷ lệ đó thì Tàu chỉ đạt khoảng 57% so với Mỹ.
Viết bài trong lúc vội nên tôi không kiểm tra lại số liệu GDP 2 nước Mỹ, Trung hiện tại .
Cảm ơn bạn Trần công Khai đã ghi lại số liệu chính xác hơn.
Dù sao thì con rùa Trung cộng đang bò nhanh đến đích. Còn con thỏ Hoa Kỳ đang nhàn nhả vưa đi vừa gặm cà rốt trên đường, có nguy cơ bị rùa TC đến đích trước.
Bây giờ, đọc lại còm của Nguyễn Kim Nên, thấy rất có giá trị, chỉ có điều là ông Trump đã không thể thắng cử năm 2020 được vì bọn đảng ÔN LỪA và những kẻ thù của ông Trump chơi bẩn thỉu quá.
Ngày hôm nay, nhìn lại nước Mỹ với nạn lạm phát khủng khiếp, giá xăng dầu tăng hàng ngày, sự ngu dốt về kinh tế đã tạo ra nhiều nghịch lý biến nước Mỹ đang từ chỗ độc lập về năng lượng và có khả năng xuất cảng dầu khí lớn nhất nhì thế giới, nay lại phải lệ thuộc vào Nga, khối OPEC, đi năn nỉ khối OPEC hãy tăng sản xuất dầu thô để giúp Mỹ???? Về đối ngoại thì yếu kém thất bại lộ rõ khi rút quân khỏi Afghanistan, và hiện nay với Ukraine. Ông Trump nhận xét đúng: Đêm 5 đời TT Mỹ tệ lậu nhất, cộng lại vẫn không tệ bằng tên HỀ GIÀ LÚ LẪN RETARDED BAI ĐẦN ĐỘN hiện nay.
Truyền thông Mỹ thật vớ vẩn
Dư luận thế giới đều khen cuộc Công du Á châu của TT Trump thành công vượt bực, giữ được uy thế cho Đế quốc, dành nhiều thuận lợi kinh tế, đối ngoại trong khi anh Obama mấy năm trước sang Bắc Kinh nó đếch mang thang cho anh xuống, phải chui cửa hậu nhục nhã đến thế
Nhưng anh Dân chủ tức hộc máu ra, chửi bới Trump, tuyên truyền láo khoét theo kiểu CS khiến người dân càng gớm
Dân chủ ngày càng xa lìa quần chúng
Không phải là một nhà nghiên cứu nhưng với cái nhìn và suy luận bình thường thì ông trump đưa ra khẩu hiệu nước mỹ trên hết trong lúc này là đúng và cần thiết. Nhiều người cho rằng như vậy là mỹ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình và mỹ đã mất đi quyền lưc mềm. Muốn giữ vững vai trò lãnh đạo thế giới thì trước hết mỹ phải có kinh tế mạnh. Các nước coi mỹ là một siêu cường vì mỹ kinh tế mạnh kèm theo quốc phòng mạnh bảo vệ được đồng minh của mình. Nhưng với kinh tế mỹ hiện nay tuy vẫn là dẫn đầu thế giới nhưng với số nợ 20 ngàn billion mỗi năm và số tiền lời thì chăc mỹ không thể kham nổi thì đâu mà vung tay cho quyền lực mềm? Muốn giữ được vị trí này thì thứ nhất mỹ phải kêu gội đồng minh mỹ từ trước đến nay vẫn núp dưới caius dù của mỹ phải tự bảo vệ lấy mình trước khi mỹ yểm trợ,như vậy mới đỡ một gánh nặng cho mỹ. Thứ hai mỹ phải củng cố kinh tế để căn bằng tài chánh mới có thể có khẳ năng phát huy quyền lực mềm. Thứ ba phải lấy lkaij công bằng cho dân mỹ tại các hiệp ước quốc tế. Vì để lấy lòng bạn bè mỹ luôn chịu thiệt thòi tại các hiệp ước như hiệp ước Paris,mỹ phải đóng bao nhiêu tỷ mỹ kim để giúp các nước cải thiện môi trường nhưng các nước ấy vẫn không cải thiện mà còn lợi dung để hưởng lợi như trung quốc và ấn độ là hai nước dùng nguyên liệu thân đá nhiều nhất thế giới nhưng họ chẳng những không giới hạn mà còn tăng gia xuất khẩu than đá với giá cao hơn trong khi mỹ là quốc gia có nguồn than đa dồi dào vào bậc nhất lại không được khai thác. Những hiệp ước thương mại khác cũng vây can cân thương mỹ luôn bị thiệt thòi.hàng năm trung quốc ngập vào mỹ trên 600 tỷ đô trong khi chỉ mua của mỹ 300 tỷ và nhiều nước khác cũng vậy trong đó có VN. Tóm lại ông trump với chính sách mỹ trên hết hay làm cho nước mỹ vì đại trở lại là đúng và đó mà trump đã thắng cử vẻ vang trước hilary clinton tưởng chừng nắm tòa bạch ôc trong tay.. Viêt nam ta cói câu: có thực mới vực được đạo là như vậy
“VAI TRÒ LÃNH-ĐẠO” để cho người ta lợi dụng và coi thường. Là tự sát. Sức mạnh là thực lực. Công-lý sàng-phẵng công-bằng trước đã. Vai trò lãnh-đạo mới dược “BẢO-ĐẢM VÀ THUYẾT-PHỤC” Tự nhận Vai tro lãnh-dạo. Dùng viện-trợ khống-chế quyền tự-chũ của Quốc-gia đồng-minh. Vì quyền lợi chính-trị Đảng phái mà bức-tữ Đồng-minh như Mỹ trong VAI TRÒ LÃNH-ĐẠO đối với VNCH trước dây. Thì có giữ cũng vô nghĩa mà còn tiêu hao tài sản và uy-tín thêm chả có ích gì. ĐIỀU-KIỆN là SỨC MẠNH. PHƯƠNG-TIỆN là GIÀU CÓ. Mỹ phải có hai yều-tố nầy cọng với Danh-dư và Trách-nhiệm Vai-trò lãnh-đạo có muốn từ chối cũng không được./.