China, hiểm họa tiềm tàng[2]: Đế quốc đang bành trướng

1

 

Hơn 200 năm trước, Napoleon đã cảnh báo về sự tỉnh giấc của người khổng lồ China. Nay nó trỗi dậy như một thực tế lịch sử.

Hiện nay China đang ở giai đoạn bành trướng, không chỉ bằng kinh tế, mà cả về quân sự và ngoại giao.

Cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979 đã giúp Đặng TIểu Bình nhận ra rằng: Quân Giải phóng PLA chỉ là mồi thịt cho một quân đội trung bình như Việt Nam. Từ đó “Hiện đại hóa Quân đội” là một trong “Bốn Hiện Đại Hóa” của Trung Nam Hải.

40 năm sau, PLA đã tiến một bước khá xa. Đội quân hơn 2 triệu lính này lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng 250 tỷ USD, đứng thứ nhì, sau Mỹ. Đội quân này đang tìm cách khẳng định tham vọng lãnh thổ của China ở Biển Đông, Biển Nhật Bản và eo biển Đài Loan. Hơn thế nữa China đã có căn cứ quân sự ở Djibuti, vùng sừng Châu Phi và đang nỗ lực hiện diện ở Ấn Độ Dương. Các tàu thám hiểm China đã xuất hiện ở Bắc cực, Nam cực để giành ảnh hưởng và cắm đất.

Mặc dù vai trò quân sự của China trong các xung đột quốc tế và trong chiến tranh mạng vẫn khiêm tốn hơn Nga và Mỹ, nhưng nó đang lớn dần.

Về ngoại giao, China đã lấn át Đài Loan một cách hữu hiệu. Hiện chỉ còn 15 nước có đại sứ tại Đài Bắc, đa số là nước nhỏ. Khối ASEAN và Tổ chức thống nhất Châu Phi OAU đang bị China chia rẽ và nhiều thành viên bị mua chuộc chỉ là 2 ví dụ về sự nguy hiểm của chính sách ngoại giao đại Hán.

Tháng 7 vừa qua, sau khi 22 nước gửi thư lên án nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ lên Ủy ban Nhân quyền LHQ thì China vận động 37 nước đưa ra nghị quyết ủng hộ các biện pháp “Chống khủng bố” ở Tân Cương. Những kẻ ủng hộ China, bên cạnh Nga, Philippines của Duterte, còn có 16 nước hồi giáo đã tham gia kiện Myanmar lên Tòa án nhân quyền vì tội đàn áp người hồi Rohingya.

Tháng 9 năm ngoái, khi nghe tin Tổng Giám đốc Interpol Mạnh Hoàng Vĩ bị bắt cóc khi về nước, tôi giật mình về việc China đã cài cắm được một thứ trưởng bộ Công An của họ vào đó. Giờ đây danh sách người của Bắc Kinh lãnh đạo các tổ chức quốc tế đang gây lo ngại toàn cầu:

-Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế (ICAO),

-Zhao Houlin, Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế (ITU),

-Qu Dongyu, Tổng giám đốc tổ chức Nông-Lương của LHQ (FAO)

-Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký về kinh tế xã hội tại Liên Hợp Quốc (LHQ), Yi Xiaozhun, Phó Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Xue Hangqin, Phó Chủ tịch Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Tất nhiên, tham vọng của họ không dừng lại ở đây. Rất nhiều khái niệm của Tập đã được các quan chức này cài cắm vào các văn kiện của LHQ, trong đó có cả “Con đường tơ lụa”. Biết đâu “Đường chín đoạn” sẽ có mặt trong các văn kiện của LHQ?

Ai bầu họ? Không chỉ nhiều nước nghèo Châu Phi, Mỹ Latin đang ăn tiền của China, mà còn có nhiều nước giàu có như Qatar, A-Rập Xê-Út, các Tiểu Vương Quốc, Nga, Bạch Nga… đã “chọn đúng măt” để gửi vàng.

Với GDP 14 ngàn tỷ USD, China đứng thứ ba sau Mỹ và EU. Nhưng về thu nhập theo đầu người 2018, họ chỉ đứng thứ 73, sau cả Kazakhstan và Argentina, vẫn nằm ở vùng của các nước đang phát triển.

 

Vậy China lấy đâu nguồn lực để bành trướng như vậy? Xin xem đồ họa miêu tả phân phối sự thịnh vượng toàn cầu 2017, mức sống được chia từ 0-10. So sánh với Mỹ,Châu Âu, số người Hoa Lục được hưởng mức sống thang bậc cao (10) còn rất ít, như mũi nhọn của tảng băng. Phần lớn dân chúng chỉ được hưởng phúc lợi xã hội ở mức trung bình và thấp.

Bảng phân bổ phúc lơi toàn cầu 2017. Tỷ lệ người Hoa lục được hưởng phúc lợi cấp 10 là rất thấp.

Để đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia, Liên Hiệp Quốc đưa ra chỉ số phát triển con người Human Developing Index HDI. Chỉ số này kết hợp giữa thu nhập bình quân và các chỉ số về phúc lợi xã hội, hy vọng thọ, nạn mù chữ v.v. [3]. Năm 2017, Na-Uy đứng đầu bảng với chỉ số 0,953 (Lý tưởng là 1). Các nước hậu công nghiệp đều có 0,9 trở lên. Ở Châu Á, có Nhật, Hong Kong và Nam Hàn nằm trong nhóm này. Từ 0,8 – 0,9 là các nước công nghiệp. Các nước đang phát triển nằm ở vùng từ 0,6- 0,8. China nằm trong nhóm này, đứng thứ 86 với HDI = 0,752, sau cả Cuba (HDI = 0,777). Việt Nam xếp thứ 116 với HDI = 0,694.

HDI dưới 0,6 dành cho các nước chậm phát triển, trong đó có Guinea Xích đạo là túi dầu lửa Tây Phi với thu nhập đầu người 30.000 USD/năm. HDI không xếp hạng văn minh theo tiền, mà theo sự bình đẳng phúc lợi.

Chỉ số nghèo đói 2018 cho thấy vẫn còn 56 triệu người Hoa lục sống dưới mức nghèo khổ (1,9 USD/ngày)

UNDP và đại học Oxford còn lập ra bảng xếp hạng nghèo đói toàn cầu gọi là Multidimensional Poverty Index MPI. Danh sách này chỉ bao gồm khoảng 100 nước nghèo và đang phát triển, được dẫn đầu bằng các nước châu Phi như Niger, Nam-Xu Đăng và Chad. Cuba rất nghèo, nhưng không để ai đói nên không bị xếp hạng. Một bảng xếp hạng rất minh bạch.

Điều nhục nhã là China “bị vinh danh” trong bảng này. Trong năm 2018, Đông Á còn 117 triệu người có thu nhập dưới 1,9 USD/ngày, chiếm 6% dân số. Tỷ lệ này ở Trung Quốc = 4%, tức là 56 triệu dân- (xem trang 57-60 Việt Nam có 4,7% )

MPI cho thấy có 56 triệu công dân China chỉ sống dưới mức 1,9 USD/ngày. Còn hàng trăm triệu người nữa sẽ phải vật lộn với dưới 10 USD/ngày, khoảng 3000 USD/năm. Sự bóc lột hàng trăm triệu công dân chính là nguồn lực phát triển của chủ nghĩa Trung Quốc Xã.

China không phải một nhà nước XHCN như Liên Xô và Đông Âu khi xưa. Ngày nay phần lớn tài sản nằm trong tay các tập đoàn tư bản cá mập, và phúc lợi xã hội cũng do chúng quản lý. Chỉ riêng 153 ông bà nghị giàu nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân (Quốc hội) đã sở hữu 650 tỷ USD. Nhà nước đã bị các thế lực tư bản thao túng.

Hàng trăm triệu người dân chấp nhận sống lầm than để nhà nước mang tiền thuế đi mua uy tín hoặc mua đồng minh. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một xã hội bị bóp nghẹt thông tin và bị đàn áp. 1,4 tỷ dân Hoa lục không biết đến Internet. Họ chỉ thấy Chinanet và được nghe những gì nó kể, được nói những gì cho nói, được tìm cái gì cho tìm.

Bộ máy ngu dân này đang có học trò. Vừa qua Putin đã cho khánh thành mạng Runet. Nhưng dân trí của Nga chưa cho phép Runet cắt khỏi Internet. Hãy đợi đấy!

Tiềm lực của đế chế China không chỉ do bóc lột dân mình, mà còn ở thể chế. Khác với chủ nghĩa tư bản tự do, tư bản độc tài không những nắm nhiều nguồn lực quốc gia hơn, mà còn toàn quyền định đoạt việc sử dụng tài sản đó. Trong khi Trump đang khốn khổ với quốc hội để có 18 tỷ cho bức tường Mexico thì Tập chỉ hất đầu là có 60 tỷ “viện trợ” cho châu Phi.

Có thể nói Tập đang giữ quyền lực tuyệt đối. Nhưng đó lại chính là vấn đề.

Mâu thuẫn quyền lực trong nội bộ đảng, mâu thuẫn giữa giàu và nghèo, mâu thuẫn giữa người Hán và các dân tộc, sự bất bình của các tín đồ Hồi và Thiên chúa… là những ngòi nổ chứa đựng trong mô hình này. Nay cuộc đấu tranh của người Hong Kong đang tạo ra một mâu thuẫn mới, rất khốc liệt: Dân chủ và Độc tài.

Sự bùng nổ sẽ xảy ra khi một trong những mâu thuẫn nói trên lan sang nhau.

(còn tiếp)

Köln 09.12.2019

Xuân Thọ (FB Tho Nguyen)

1 BÌNH LUẬN

  1. Thôi đi cha nội! Cuba mà nghèo. Nội cái nền y tế miễn phí của họ đã là tốt nhất thế giới rồi. Không tin thì cứ hỏi đám da trắng đang lãnh welfare bên Mỹ và Canada, hay thầy Michael Moore là đúng hệ liền. Tại vì lúc này đảng ta đang níu gót giày của quân xâm lược thôi chứ, nếu mà cứ tiếp tục ôm cái thây ma communism thì Cu ông nội cũng kêu bằng cha. Nhớ ngày nào vinh quang nhờ đảng mà dân Việt Nam không có ai chết vì bệnh cả. 98% chết là vì…trúng gió. 2% còn lại là do…trật búa gồm xe đụng, điện giựt, chết đuối trong ao cá tra…Bất kể bệnh nhân nào đến phòng khám đa khoa, bệnh viện đều được chẩn đoán miễn phí bởi bác sĩ Trường Sơn và phát cho vài ký Xuyên Tâm Liên phòng chống ung thư, giải bách độc, tăng cường hệ thống miễn nhiễm, gây hưng phấn cho…công cuộc xây dựng XHCN. Ông có ác cảm với tụi tui thì nói đại mẹ đi cho rồi.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên