Chim có “Ê” không?

8

(bài tếu)

Khi Cộng phỉ cướp được miền Nam, chúng đổi Sài Gòn, mang tên tp HCM, vì nó viết tắt, nên người ta đọc là tp Hồ Chứa Mưa, cái tên này coi bộ phản ảnh rất chính xác, thực trạng thành phố bây giờ. Lúc ngập ứ, có người cẩn thận, viết bảng cắm: “Cấm bơi giữa đường!!” Năm nào đó, có ông cán bự, đổ thừa: “Sở dĩ triều cường là do mưa cực đoan”, hay thật, CS tuy vô học, nhưng chúng đầy cả bồ chữ nghĩa, có điều rằng, mai kia SG, nắng nhiều, thì cũng đừng chơi nói là nắng…cực đoan, nếu vậy Nguyên Sa cũng mất hứng, “nắng Sai Gòn, em đi mà chợt mát.”

Tên đường Sài Gòn, xưa kia chính quyền VNCH đặt tên rất hay, mỗi tên đường đều xứng đáng danh nhân, vị trí mỗi tên đường có ý nghĩa nhất định, CS vô cùng xô bồ, hỗn độn, có nhiều tên ở đợ, dại khờ nghe lời dụ khỉ của CS, ném chất nổ vô rạp hát, tiệm café, rãi truyền đơn… cũng chiếm một con đường, chưa nói CS tạo những tên lịch sử láo khóet, rồi phong liệt sĩ, bắt người dân cúi đầu chấp nhận.

Mới rồi Sài Gòn, rộ lên tên đường Nguyễn Văn Chiêm, nó rộ lên vì ai đó cắc cớ, hỏi: Nguyễn Văn Chiêm, là ai? Không ai biết, truy cứu các tác giả Nguyễn Q.Thắng -Nguyễn Đình Tư, trong quyển Đường phố Sài Gòn (NXB Văn hóa – Thông tin năm 2001) cũng chẳng thấy đề cập.

Cuối cùng phải nhờ ông “Gú Gồ”, mới biết ông Chim, (không phải Chiêm, như bảng tên đường ghi sai) tay vô địch quân vợt, nổi danh đến nỗi tên của ông được dùng để quảng cáo, bán vợt trên báo Écho Annamite ngày 9/9/1927.

Ông Chim từng thi đấu tại Mã Lai, Pháp. Khi qua đời ông Chim, được dựng tượng, và được chôn cất trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, tháng 10/1955, chính quyền Sài Gòn đặt tên đường Nguyễn Văn Chim, thay cho tên đường Mac Pourpe.

Báo Vẹm cho rằng: “Khi phát âm thì Chim hay Chiêm gì cũng na ná như nhau, chỉ khác nhau khi viết là có dư thêm chữ ê mà thôi!”

Chắc sự việc không đơn giản, dễ dàng như vậy, hơn nữa có ê, hay không có ê, chữ chim mang một ý nghĩa khác, chứ không thể nói là “dư”, không tin đọc câu chuyện có thật sau đây, cũng xảy ra tại tp Hồ Chứa Mưa:

Có đôi nam nữ, đến CA phường, làm thủ tục kết hôn.

Bà CA phường hỏi:

Anh tên gì?

Người chồng: Nguyễn Xuân Phúc

Tên chị?

Người vợ: Nguyễn Thị Kim Chim

Bà CA hỏi: hai người sống với nhau bao lầu rồi, giờ mới đăng ký?

Người vợ: thưa tụi em mới sống với nhau, chừng hơn tháng nay thôi ạ.

Bà CA hỏi: Chim có ê không?

Người vợ: Thưa mới đầu cũng ê ê, giờ quen rồi chị ạ.

Bà CA đập bàn quát tháo: Tôi hỏi tên bà chữ Chim, có thêm chữ ê không, chứ ai mà hỏi thứ chim quỷ kia!

Thấy chưa, nó không quan trọng, sao quan bà nổi tam bành quát tháo dữ vậy?

*

Hết chuyện vui, rồi tới chuyện buồn.

Mấy bạn ở trong nước, than rằng tết này buồn lắm, vì Trọng lú, lên báo đài than rằng: “Tôi già yếu rồi, lại học hành chẳng bao nhiêu, không muốn làm nữa, nhưng bị đảng phân công, nên phải nhận thôi.”

Người dân buồn cũng đúng thôi, họ thương Trọng lú, tuổi già sức yếu mà phải nai lưng gánh vác việc nặng nhọc, càng thương Trọng lú bao nhiêu, họ hận thù cái đảng CS bấy nhiêu, cả nước 90 triệu dân, thiếu gì tuổi trẻ tài năng “có lý luận,” phải bắt một người vừa già, vừa lú làm việc, tới chết không được nghỉ ngơi?

Nhân dân “bức xúc,” hỏi bà Ngân, bà Tòng Thị Phóng, hai bà “có quyền to, cao nhất nước,” hỏi rằng:

Thưa hai bà, Trọng lú hứa làm nửa nhiệm kỳ sẽ rút, đến nay không thấy dấu hiệu rút, mà còn nhấn mạnh thêm vào, mấy bà thấy sao?

Hai bà trả lời: Úi chao, nó nhấn hết hơi, cũng có thấy mẹ gì đâu. Họ nói như vậy thua ông Trump xa lắm, vì ông Trump không hứa rút, mà ổng rút cú nào, thiên hạ kêu trời cú nấy, này nhé:

– Ông đòi rút ra khỏi:

– Nato

– Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

– Hiệp ước biến đổi khí hậu

– NAFTA

– WTO

– Hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc.

Thậm chí có cái ổng mới hăm “rút” thiên hạ kêu trời! Vái trời mai mốt, Mỹ có gì ở Tàu phù, ổng rút ráo hết, tụi nó rên chết cha nó luôn, mà rên tiếng Chệt, nghe vui tai lắm à nghe.

Ông Bút

8 BÌNH LUẬN

  1. Khi Saigon ngập lụt lung tung trên YouTube thì có anh từ Hà nội vào SG , anh ấy nói: sao tông thấy SG ngập lụt gì cả ! Trong khi trong một show TV , có chị namcờ nói: em nghe đồn đã mặt anh “ mịn “ lắm , cho em “ sờ thử “ cho biết “ mịn “ cỡ nào !

  2. ” Tên đường Sài Gòn, xưa kia chính quyền VNCH đặt tên rất hay, mỗi tên đường đều xứng đáng danh nhân, vị trí mỗi tên đường có ý nghĩa nhất định…” . Ông Bút .

    Các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa đều mang tên của những vị anh hùng từng đánh thắng giăc thù phương Bắc, như Trần Hưng Đạo ,Trần Khánh Dư ,Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật ,Trần Bình Trọng ,Trần Quốc Toản , v…v…

    Trong khi các tàu chiến của Cộng sản Việt nam , ngoại trừ hai chiếc mang tên Trần Hưng Đạo và Quang Trung, còn thì tất cả còn lại mang tên của những vị vua không phải đối phó với giặc Tàu như Đinh Tiên Hoàng , Lý Thái Tổ , hoặc tên của những thành phố như Hồ chí Minh, Hải Phòng, Hà nội, hoặc những số hiệu như 9, 11, 13, 15, v…v…

  3. Hồi SG mới bị phỏng…!! thì có vụ đổi tên đường, nhưng vô tình hay cố ý mà có 2 con đường lớn và đẹp vào bậc nhất nhì SG bị đổi như sau:
    Nam Kỳ khởi Nghĩa thay cho đường Công Lý, và Đồng Khởi thế cho đường Tự Do, từ đó dân SG mới có 2 câu thơ:

    Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
    Đồng Khởi thành công mất Tự Do!

  4. Không nói thì không biết ! Rất may,nếu không cứ tưởng Nguyễn van Chiêm
    là tên VC nào? củng giống như VT Sáu tâm thần hay Lê v Tám đồ dổm… Bây giờ hàng giả nhiều lắm ,nên dễ nhầm. Cám ơn LNĐ đả cho bà con “một chút hương thừa” của Miền Nam củ.

  5. Lượm lặt từ Internet.

    NGUYỄN VĂN CHIÊM LÀ AI?

    Đường Nguyễn Văn Chiêm nằm trên địa bàn phường Bến Thành – Q1, dài 100m, từ đường Hai Bà Trưng đến đường Phạm Ngọc Thạch, bên cạnh Nhà Văn hóa Thanh Niên, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc lúc đầu đường mang tên Square, năm 1915 đổi là đường Mac Pourpe, từ 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Văn Chiêm cho đến ngày nay.

    Ông Nguyễn Văn Chiêm (1899 – 1952), thực ra chính tên là Nguyễn Văn Chim, quê ở Sài Gòn, thích thể thao từ nhỏ. Lúc đầu đi lượm banh ở sân quần vợt nơi khu sinh hoạt thanh niên ngày nay. Ông tập đánh banh rồi trở thành nhà vô địch quần vợt đầu tiên của Việt Nam, cựu quán quân quần vợt ở Mã Lai, làm rạng danh thể thao Việt Nam thời bấy giờ.

    “Năm 1931, với danh tiếng vô địch quần vợt Đông Dương, Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao được mời qua Pháp và Anh tham dự hai giải Grand Slam lớn nhất mà tất cả các tay quần vợt trên thế giới đều mơ ước được tham dự: giải quần vợt mở rộng Pháp (French Open) và giải Wimbledon ở Anh. Đây là lần đầu tiên có hai người Việt Nam tham dự các giải Grand Slam.

    Nguyễn Văn Chim đánh với Jean Borotra, tay vợt nổi tiếng của Pháp, một trong “4 chàng ngự lâm pháo thủ” (4 mousquetaires) thời đó, vô địch 15 lần hai giải Grand Slam (9 lần vô địch giải quần vợt mở rộng Pháp và 6 lần vô địch giải Wimbledon). Với một đối thủ như vậy Chim tuy thua 4-6, 3-6, 3-6 nhưng đã gây ấn tượng trong giớiquần vợt thế giới. Năm 1955, tên Nguyễn Văn Chim được đặt cho một con đường gần nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhưng bị đặt “trại “ là Nguyễn Văn Chiêm. Trong lãnh vực thể thao chỉ duy nhất Nguyễn Văn Chim được vinh danh và đặt tên đường”.

    ==============

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên