CHIẾN TRANH VIỆT MINH-PHÁP?

17
Hồ Chí Minh quan sát Mặt trận Đông Khê (1950). Ảnh tư liệu

 

Sau khi sách Chiến tranh 1946-1954, từ chiến tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng được nhà xuất bản Tự Lực phát hành tại California vào tháng 3-2018 và quảng cáo trên Internet, có độc giả ở xa e-mail hỏi người viết tại sao lại gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt Minh-Pháp?

Lý do câu hỏi nầy có thể vì trước đây, người ta thường quen gọi chiến tranh 1946-1954 là “Chiến tranh Việt-Pháp”, hay là “Cuộc kháng chiến chống Pháp”. Nếu gọi như thế, có nghĩa là xem cuộc chiến nầy xảy ra giữa toàn dân Việt với người Pháp. Trong thực tế, chiến tranh xảy ra tối 19-12-1946 không phải giữa toàn dân Việt với người Pháp, mà là giữa mặt trận Việt Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) với người Pháp. Việt Minh và đảng CSĐD chỉ là một thành phần nhỏ trong toàn dân Việt mà thôi, nên không thể gọi là chiến tranh Việt-Pháp. Lý do chiến tranh chứng thực điều nầy.

1.- LÝ DO CHIẾN TRANH

Tháng 8-1945, Việt Minh và đảng CSĐD cướp chính quyền, thành lập nhà nước cộng sản đầu tiên ở Á Châu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Khi làm lễ ra mắt ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh hô hào cương quyết chống Pháp đến cùng, nguyên văn như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Thông Tấn, 2005, tr. 26.)

Tuy nhiên, khi quân Pháp nhờ quân Anh giúp sức, tái chiếm Nam kỳ, và thỏa thuận với người Trung Hoa tiến quân ra Bắc kỳ, Hồ Chí Minh cùng Việt Minh và đảng CSĐD không chống Pháp, mà thỏa hiệp với Pháp, ký liên tiếp hai hiệp ước ngày 6-3-1946 tại Hà Nội (Hiệp định Sơ bộ), và ngày 14-9-1946 tại Paris (Pháp) (Tạm ước tức Modus Vivendi), hợp thức hóa sự hiện diện người Pháp tại Việt Nam. Hành động nầy hoàn toàn trái với lời Hồ Chí Minh thề ngày 2-9-1945.

Quân đội Pháp càng ngày càng gia tăng áp lực, uy hiếp Việt Minh. Sáng 18-12-1946, tại Hà Nội, một chiếc xe của Pháp bị tự vệ Việt Minh tấn công trước trụ sở bộ Tài chính và bộ Giao thông. Pháp gởi cho Việt Minh một thư báo tin Pháp sẽ chiếm trụ sở hai bộ đó, và yêu cầu Việt Minh dẹp bỏ những chướng ngại vật trong thành phố; nếu không Pháp sẽ tự mình khai thông đường sá. Việt Minh xem đây là tối hậu thư thứ nhứt. (Stein Tonnesson, Vietnam 1946 – How the War Began, University of California Press, 2010, tr. 198.)

Cùng ngày 18-12-1946, thiếu tá Pháp Jean Julien gởi cho Việt Minh một thư khác, phàn nàn rằng cảnh sát Việt Minh không chu toàn nhiệm vu, và cho biết nếu việc nầy tiếp tục, Pháp sẽ đảm trách giữ gìn an ninh Hà Nội từ ngày 20-12-1946. Việt Minh xem đây là tối hậu thư thứ hai. (Stein Tonnesson, sđd. tr. 198.)

Cũng trong ngày 18-12-1946, Hoàng Hữu Nam tức Phan Bôi, thứ trưởng bộ Nội vụ Việt Minh, họp công chức Hà Nội, ra lệnh tản cư khỏi thủ đô. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn 1965, California: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 30.) Dân chúng phải tản cư toàn diện. Dân quân du kích đến từng nhà, gõ cửa kiểm soát hằng ngày, thúc giục dân chúng phải di tản. (Vân Dung Nguyên, Du lotus au sapin, Québec: Les Éditions GID, 2016, tt. 60-61.)

Sáng 19-12-1946, tướng Louis Morlière, tư lệnh lực lượng Pháp ở Bắc kỳ, gởi thư cho Hoàng Hữu Nam, buộc Việt Minh tước khí giới quân Tự vệ ở Hà Nội, chấm dứt bạo động, đình chỉ việc chuẩn bị chiến tranh và để cho Pháp bảo vệ an ninh thành phố Hà Nội. Đồng thời, Morlière còn đề nghị với Hoàng Hữu Nam triệu tập cuộc họp khẩn cấp để tìm biện pháp tránh xung đột. Việt Minh cho đây là tối hậu thư thứ ba. (Stein Tonnesson, sđd. tr. 204.)

Nếu quân đội Pháp nắm giữ an ninh Hà Nội, nghĩa là kiểm soát luôn lực lượng võ trang Việt Minh, thì sinh mệnh của chính phủ Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Việt Minh, các lãnh đạo đảng CSĐD hoàn toàn nằm trong tay quân đội Pháp. Việt Minh không thể chấp nhận điều nầy. Vì vậy, một mặt Việt Minh chuẩn bị chiến tranh, một mặt Hồ Chí Minh họp Trung ương đảng CSĐD lấy quyết định.

Để Pháp khỏi nghi ngờ về những chuẩn bị của Việt Minh, Hoàng Hữu Nam trả lời rằng vấn đề sẽ được cứu xét trong phiên họp hằng tuần vào ngày hôm sau, thứ Sáu 20-12-1946. Hồ Chí Minh viết thư ngắn cho đại diện Pháp là Jean Sainteny yêu cầu Sainteny thương thuyết với Hoàng Minh Giám, thứ trưởng Ngoại giao Việt Minh. Sainteny hẹn gặp Giám cũng vào ngày hôm sau là thứ Sáu 20-12-1946. Võ Nguyên Giáp còn cố gắng thuyết phục tư lệnh quân Pháp ở Bắc kỳ là Louis Morlière rằng để làm cho tình hình bớt căng thẳng, quân Pháp phải tỏ thiện chí bằng cách bỏ lệnh cấm trại, cho lính nghỉ ngơi.

Morlière đồng ý. Tuy nhiên, lúc 5 giờ chiều ngày 19-12, Louis Morlière nhận được tin tình báo cho biết Việt Minh sẽ tấn công tối hôm đó. Morlière liền đổi kế hoạch, ra lệnh duy trì lệnh cấm trại, không cho quân Pháp ra khỏi căn cứ, tập trung thường dân Pháp vào những khu vực gần căn cứ Pháp để dễ bảo vệ, và chuẩn bị đối phó với tình hình. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, California: Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 30.)

Trong lúc đó, Hồ Chí Minh triệu tập Trung ương đảng CSĐD họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông. Đảng CSĐD đã được Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán ngày 11-11-1945 và thay bằng Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Mác-xít] do Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm tổng thư ký. Tuy nhiên, theo lời Hồ Chí Minh “dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn lãnh đạo chính nghĩa và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập [tập 6], xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 161.)

Không thể để bị Pháp bắt, và cũng không thể âm thầm bỏ trốn khỏi Hà Nội một cách nhục nhã, Trung ương đảng CSĐD quyết định tấn công Pháp, dùng chiêu bài toàn quốc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ độc lập, để giới lãnh đạo Việt Minh và đảng CSĐD có cơ hội thoát thân một cách hợp lý khỏi Hà Nội mà không bị dân chúng chê trách. Vì vậy, Trung ương đảng CSĐD quyết định phát động cuộc chiến chống Pháp trên toàn quốc.

Khi kiếm cách nghị hòa với Pháp, Việt Minh giao cho ban Thường trực Quốc hội gởi điện văn ngày 30-11-1946, yêu cầu Quốc hội Pháp can thiệp để dàn xếp cuộc xung đột Việt Pháp. Trái lại, khi quyết định phát động chiến tranh với Pháp, Hồ Chí Minh không hỏi ý kiến Quốc hội, trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực tối cao của người Việt lúc đó, hay ban Thường trực Quốc hội, đại diện cho Quốc hội, gồm những người luôn luôn có mặt tại Hà Nội, mà chỉ hỏi ý kiến Trung ương đảng CSĐD.

Tuy hiến pháp ngày 9-11-1946 bị bãi bỏ ngày 14-11-1946 tức năm ngày sau khi được quốc hội thông qua, và hiến pháp nầy không được ban hành, nhưng lúc đó ban Thường trực Quốc hội đã được bầu lên và có mặt thường xuyên ở Hà Nội. Ban Thường trực có nhiệm vụ liên lạc với chính phủ để góp ý và phê bình, quy định việc thi hành hiến pháp, liên lạc với đại biểu quốc hội khi cần thiết, cùng với chính phủ quyết định tuyên chiến, đình chiến hay ký hiệp ước.

Hồ Chí Minh không tham khảo ý kiến ban Thường trực Quốc hội, mà Hồ Chi Minh chỉ hội ý riêng với Trung ương đảng CSĐD, rồi quyết định tấn công Pháp. Điều nầy có nghĩa là không phải Quốc hội Việt Nam hay ban Thường trực Quốc hội Việt Nam, tức không phải là đại biểu nhân dân Việt Nam quyết định chiến tranh với Pháp, mà Hồ Chí Minh cùng với Trung ương đảng CSĐD tự ý quyết định tấn công Pháp tối 19-12-1946.

Cần chú ý là khi quân Pháp nhờ người Anh giúp đỡ tái chiếm Nam kỳ từ tháng 9-1945, rồi lại đưa quân ra Trung và Bắc kỳ, tổ quốc Việt Nam đã thực sư lâm nguy từ lúc đó. Dầu vậy, Việt Minh không kêu gọi toàn dân chống Pháp, mà Việt Minh kiếm cách thương thuyết với Pháp để tồn tại, duy trì quyền bính. Nay không còn thương thuyết với Pháp được nữa, hết cách thỏa thuận với Pháp, Việt Minh mới quyết định đánh Pháp, là vì Việt Minh lâm nguy chứ không phải là tổ quốc lâm nguy.

Như thế rõ ràng đây là chiến tranh giữa Việt Minh với Pháp, nhưng ngày hôm sau, 20-12-1946, trên đài Phát thanh Bạch Mai, Hồ Chí Minh đưa ra chiêu bài độc lập dân tộc, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam. Do chiêu bài nầy mà nhiều người đứng lên đáp lời sông núi, lên đường theo Việt Minh chống Pháp.

2.- THÀNH PHẦN TOÀN DÂN

Dựa vào lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, các sách lịch sử do cộng sản xuất bản, gọi cuộc chiến tranh bùng nổ tối 19-12-1946 giữa Việt Minh với Pháp là cuộc chiến chống Pháp của toàn dân Việt Nam. Vậy toàn dân lúc đó là những ai và thái độ chính trị như thế nào?

Trước đây, xã hội Việt Nam được chia thành bốn hạng “sĩ nông công thương”. Qua thời Pháp thuộc, sự phân hạng trên không còn thích hợp, vì trong xã hội mới, văn hóa thay đổi, chính trị thay đổi, kinh tế thay đổi, quan hệ sản xuất thay đổi. Vì vậy, tốt hơn ở đây xin dựa vào nơi sinh sống, để chia toàn dân thành dân thành thị và dân nông thôn, dân miền núi.

THÀNH THỊ

Về chính tri, dân thành thị thời đó gồm bốn nhóm: Đầu tiên là giới quan lại triều đình, công chức thời Pháp thuộc và công chức thời chính phủ Trần Trọng Kim. Có người bị Việt Minh gọi là “Việt gian”, “tay sai thực dân Pháp”. Nhóm nầy tản cư để tránh lửa đạn

Nhóm thứ hai gồm những người không có lập trường chính trị rõ ràng, không thân và cũng không chống bên nào, chỉ muốn yên ổn làm ăn sinh sống. Khi chiến tranh xảy ra, họ tản cư về các vùng nông thôn bình yên, tránh chiến tranh.

Khi Pháp đẩy lui Việt Minh, thì hai nhóm nầy quay về thành thị, tiếp tục làm ăn sinh sống dưới quyền của người Pháp như trước đây, không chú ý đến chuyện chính trị. Như vậy, hai nhóm trên không tham gia cuộc chiến Việt Minh-Pháp.

Nhóm thứ ba ở thành thị là nhóm trí thức tiểu tư sản, có tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, đứng lên đáp lời sông núi, tham gia kháng chiếng chống Pháp, không nghi ngờ và không hay biết âm mưu và thủ đoạn của Việt Minh và đảng CSĐD. Nhóm nầy bị Việt Minh cộng sản thanh lọc năm 1949 sau khi Việt Minh bắt đầu khá mạnh nhờ nhận viện trợ của Trung Cộng.

Nhóm thứ tư ở thành thị gồm những người có cảm tình và theo Việt Minh, hay đảng viên CSĐD. Nhóm nầy tuy ít nhưng hăng hái, tích cực, chấp nhận gian khổ, tranh đấu vì lý tưởng chủ nghĩa cộng sản.

Khi trở lui Việt Nam, Pháp dùng chiến thuyền đổ quân vào các hải cảng, đánh chiếm trước các thành phố duyên hải. Từ đó, Pháp mở rộng vùng kiểm soát. Pháp để yên cho dân chúng sinh sống trong vùng Pháp chiếm đóng nếu không chống Pháp, không làm hại đến an ninh. Vì vậy, sau khi Pháp ổn định các thành phố, thì nhiều người hồi cư về thành phố, tránh chiến tranh, nhứt là từ năm 1949, khi chính phủ Quốc Gia Việt Nam được thành lập và cũng là lúc Việt minh mở những cuôc thanh trừng nội bộ, loại bỏ những thành phần trí thức tiểu tư sản.

Từ đó, thành phố càng ngày càng đông đúc. Ví dụ điển hình, trước chiến tranh, Chợ Lớn có 500,000 dân. Năm 1949, Chợ Lớn có 1,500,000 dân. (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 173.)

NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI

Dân nông thôn chiếm đại đa số trong tổng dân số Việt Nam, gồm nhiều thành phần: chủ đất (dịa chủ), nông dân, tá điền (cày thuê), thợ thủ công (mộc, nề, dệt, gốm…), buôn bán nhỏ, làm công (giúp việc). Nông thôn ít trường học, có vùng không có trường học, nhứt là miền núi, nên trình độ văn hóa trung bình thấp, nhiều người mù chữ, dễ bị tuyên truyền, dụ dỗ. Đất đai là tài sản của dân nông thôn, không di dời được, nên dân chúng phải bám đất mà sống, ở yên tại chỗ, dù không theo cộng sản cũng bị cộng sản khống chế, nên phải tuân theo lệnh của cộng sản để sống.

Nông thôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống: 1) Về kinh tế, nông thôn cung cấp lúa gạo, thực phẩm cho thành phố, kể cả cung cấp thực phẩm nuôi quân và cán bộ Việt Minh. 2) Về quân sự, Việt Minh dùng nông thôn và vùng rừng núi làm hậu cứ, lập hầm bí mật để trốn tranh. Việt Minh ngụy trang thành nông dân, trà thộn ở nông thôn. Nông dân là nguồn nhân lực cung cấp lính cho Việt Minh. Nhờ đi lại với thành phố, nông dân còn cung cấp tin tức tình báo và quân sự cho Việt Minh. Việt Minh kiểm soát chặt chẽ dân cư nông thôn, đoàn ngũ hóa dân chúng, huấn luyện dân quân, thi hành kế hoạch của Trung Cộng: Lấy nông thôn bao vây thành thị.

Quân đội Liên Hiệp Pháp không thể kiểm soát tất cả nông thôn khắp nước, mà chỉ đóng quân trong các căn cứ, ở các thị trấn, rồi mở những cuộc hành quân tảo thanh Việt Minh. Quân Liên Hiệp Pháp (Pháp, Bắc Phi) khác chủng tộc, khác ngoại hình, dễ bị nhận biết, nên hành quân đến đâu, dân chúng biết ngay. Dân chúng bắt buộc phải báo tin cho Việt Minh vì nếu không sẽ bị Việt Minh trừng trị ngay. Khi quân Liên Hiệp Pháp rút về căn cứ, Việt Minh trở lại hoạt động, nhứt là ban đêm. Việt Minh tổ chức kiểm điểm và xét xử. Những ai bị tố cáo là “Việt gian”, tiếp tay cho Pháp, sẽ bị tử hình. Nhờ khủng bố một cách sự tàn ác, Việt Minh khống chế được dân nông thôn theo lệnh của Việt Minh.

KẾT LUẬN

Như thế, hai yếu tố trên đây (nguyên nhân chiến tranh và thành phần dân chún đủ cho thấy chiến tranh 1946-1954 là cuộc chiến giữa Việt Minh cộng sản với Pháp, chứ không phải giữa toàn dân Việt Nam với Pháp. Đó là vì Việt Minh bị Pháp dồn vào thế cùng, nên Việt Minh đánh Pháp để trốn chạy khỏi Hà Nội. Không phải toàn dân chống Pháp, vì phần lớn dân chúng tìm đến vùng an ninh, nhứt là các thành phố đề sinh sống. Dân chúng nông thôn không chạy được, phải bám đất để cày bừa, dầu không theo Việt Minh vẫn bị Việt Minh kềm kẹp, kiểm soát chặt chẽ.

Vì vậy, không thể gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt-Pháp, mà nên gọi cho đúng sự thật là CHIẾN TRANH GIỮA VIỆT MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG VỚI PHÁP. Lúc đầu Việt Minh thua chạy. Đến năm 1949, Trung Cộng thành công ở Trung Hoa. Trung Cộng bắt đầu viện trợ dồi dào cho Việt Minh, làm thay đổi cuộc diện chiến tranh …

(Toronto, 29-04-2018)

TRẦN GIA PHỤNG

17 BÌNH LUẬN

  1. luc congsan viet nam winh’ bon. PHAP thi` QUOC GIA VIET NAM liem’ got’ giay PHAP’, khi CSVN winh’ MY thi VIET NAM CONG HOA liem’ vay’ MY~. kakkakkakakkkakak . Kiep’ ba’m vay’ ngoai bang!

    • Những đứa nào làm tay sai cho ngoại bang?:

      (Theo sử gia Trần Gia Phụng ) Hồ chí Minh đến Moskva (Liên xô) học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Động. Năm 1924,Hồ chí Minh- với chức vụ ủy viên Đông Phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Liên xô và lãnh lương của Liên xô- từ Liên Xô qua Trung Hoa để phát triển cộng sản xuống vùng Đông Nam Á. Hổ chí Minh chính là người đại diện Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng Cộng sản Việt nam tại Hương Cảng ngày 6-1-1930 (Sau vâng lệnh đảng CS Liên Xô, đổi thành ngày 3-2-1930).

      Trong cuốn Hồ chí Minh Toàn Tập do Hà nội xuất bản có đăng bức thư đề ngày 06-6-1938, Hồ chí Minh gửi cho Lê Nin rằng “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?”.

      Khi đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954, Hồ Chí Minh đã tuyên bố “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.”.

      Lê Duẫn: Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.

    • Đứa nào tuân theo lệnh ngoại bang diệt chủng Việt ?

      Trả lời :Hồ chí Minh là tên tay sai răm rắp cúi đầu vâng theo lệnh của bọn đế quốc Trung- Xô phát động Cải Cách Ruộng Đất ( CCRD )trời long đất lở giết chết 500000 dân Việt :

      Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân(1954-1982) kể lại : ” “Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…
      “Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây …” (Đàn chim Việt online 4-7-2010) .

    • Báo cáo anh: Mười tui nghe tên phản động Austin Pham nói là theo Pháp, theo Mỹ đánh Viet Minh cộng sản là đúng rồi, đánh cho mấy thằng chó đẻ đó khỏi giết cướp của, giết người. Hắn còn nói là nhờ “bám váy” Pháp và Mỹ mà bây giờ không phải bú kẹt như mấy đồng chí bên Việt Minh. Tên này còn phán một câu xanh rờn theo kiểu rất là nam bộ: “dm mày, hủi mà bày đặt mang găng tay hả mậy?”. Mười tui nghe phát nóng nhưng vì nó có…sách nên đành phải lủi vô xó. Dm “bác” đừng có giết bà Nguyễn Thị Năm thì đở cho má đồng chí rồi. Đã vậy lại còn cướp nhà của Trịnh Văn Bô nữa. Ân nhân của đảng mà còn thê thảm như vậy, hỏi chi người khác ra sao với đám súc vật “yêu nước” này?
      Thôi, đồng chí cho tui gởi lời động viên bác gái ráng chịu cho tên phản động lai căng mần….việc nghĩa vài nhát, chứ chổng mông cho mấy chú bác đàng mềnh xức ghẻ ngay…đầu gối thì lỡ có mang bầu cũng chỉ lên tới chức hộ lý là cùng. Đĩ quốc doanh mà còn ra vẻ…treo hình “bác” dưới rốn.

    • Lê Nin thì được Đức đưa từ Thụy sĩ về Nga sô làm đảo chánh rối cướp được chính quyền. Hồ chí Minh, Kim nhật Thành ( Triều Tiên), Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền.

      Trong bộ sách đồ sộ “Mao- Untold Story “, hai tác giả Jung Chang & Jon Halliday viết rằng Lê Nin lập ra tổ chức Quốc Tế Cộng sản Komintern năm 1919 để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1920, Komintern cử nhóm cán bộ quốc tế do Grigori Voitinsky và Maring sang Thượng Hải nhằm thành lập đảng Cộng sản Trung quốc. Đảng Cộng sản Trung quốc còn được Liên xô giúp cho hàng loạt cán bộ Cộng sản trà trộn lâu dài trong các tổ chức tình báo, quân báo, phản gián, tham mưu và chỉ huy của Quốc Dân đảng Trung Hoa.( Mao- Untold Story -Jung Chang & Jon Halliday).

    • Làm “tay sai cho ngoại bang ” mà tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn bị Hoa kỳ thảm sát ư? Làm tay sai cho ngoại bang mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bị Nixon đe dọa cắt đầu và cắt viện trợ nếu vẫn khăng khăng không chịu ký Hiệp Định Ba Lê ư?

      Trong cuốn Con Rồng Việt Nam- tác giả là cựu hoàng Bảo Đại và trong cuốn Trong Gọng Kìm Lịch Sử – tác giả là cựu đại sứ Bùi Diễm ( đảng Đại Việt )- đếu khẳng định ông Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm là do quyết định riêng của Bảo Đai. Tác giả Bùi Diễm ghi lời kể của Bảo Đại về việc chọn ông Diệm làm Thủ tướng: “Vào cuối năm 1991, tôi có dịp trở lại thăm cựu hoàng Bảo Đại ở Ba Lê. Trở lại chuyện cũ, tôi có hỏi ông về vấn đề này, thì ông trả lời rằng: Vào thời kỳ đó, thái độ của Hoa Kỳ không có gì là rõ rệt, tuy nhiên, ông quyết định chọn ông Diệm vì ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam lúc đó, ông Ngô Đình Diệm rõ rệt là người ít dính líu đến người Pháp trong những năm về sau này nên có thể dễ được người dân ủng hộ hơn những người khác.”

      Trong cuốn Robert Kennedy Et Son Temps , ông Arthur M. Schlesinger, Jr – cố vấn đặc biệt của Kennedy- đã viết: “Anh em Ngô Đình Diệm là những người Quốc gia không còn gì để nghi ngờ được nữa. Sự can thiệp của Mỹ vào Việt nam không được ông Diệm chấp thuận “.

      Trên tờ báo New Yorker, tác giả Robert Shaplen -đã từng có mặt ở Việt Nam 20 năm- viết: “Ông Diệm cũng như ông Nhu không bao gìờ đòi hỏi hoặc cho phép việc gửi quân lính Hoa Kỳ vào Việt nam”.

    • Trước thất bại nặng nề trong việc hướng dẫn dư luận quần chúng của lực lượng dư luận viên và cảnh sát mạng , gần đây, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng của bè lũ Hán ngụy Nguyễn phú Trọng đã phải khẩn cấp thành lập binh đoàn 47 “lực lượng hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mang “.

      FB Đoàn Bảo Châu: “Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì với đội ngũ dư luận viên lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là ngu một cách ‘kiên định’ và ‘bền vững’ trong thời gian qua không?”.

  2. Nghe PTK ca tụng giặc Pháp nhân đạo là thấy kiến thức của cậu này trùm đời rồi. Thành thật mà nói phí thì giờ cho cái đám mù mờ vô minh thích cãi bừa quá vô ích. Cứ như TGP chép việc một cách bừa bãi rồi im như thóc là xong hết.

    • Báo cáo anh: TGP không chịu dây với hủi nhưng lại có lão Phạm Đình Trọng đang đào mồ cuốc mả Việt…cộng quá trời. Mười tui tối tăm mặt mũi vì mấy cái vụ vô tổ quốc, vô dân tộc gì đó mà lão chửi trong bài “Cuộc xâm lược ở biển đông không diễn ra ở biển đông. Có lý nào mình lại đưa mặt cho người ta đập nữa hả anh?

  3. Lòng yêu nước của dân tộc đã bị Việt cộng lợi dụng .Ngay
    cả cái tên gọi Việt Minh cũng bị trí trá bởi tên khốn Hồ
    Chí Minh . Chúng chỉ trốn chui vào Việt Minh để vụ lợi .Cả
    đến khi thắng lợi ,chúng vẫn không chường mặt ra là
    cộng sản . Đủ thấy chính chúng cũng còn sợ cái tên cúng cơm
    của chúng là “cộng sản”, huống hồ gì người khác.

    Kể cả sau này . Giữa cuộc chiến quốc cộng hai miền nam bắc,
    chúng vẫn trí trá ,không tự vỗ ngực xưng tên là cộng sản,chỉ
    núp dưới những cái mặt nạ khác như : bộ đội giải phóng, chính
    phủ cách mạng , …nhân dân, …dân tộc, …

    Chỉ khi nào hào quang ,men say chiến thắng của chúng đã
    áp đảo được mọi thứ khác ,chúng mới tự vỗ ngực tự xưng
    mình lả cộng sản. Như Lê Duẩn đã từng tự xưng : “Ta đánh
    đây là đánh cho Liên xô vả Trung quốc “

  4. ” Về Ba Ông Thánh”- Thành Tín” : Tháng 9/1972, khi gặp gỡ Mao trạch Đông, thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka tỏ lời xin lỗi về cuộc xâm lược của Nhật Bản, Mao liền đáp lại là ” chính nhờ vào việc tấn công ấy mà đảng Cộng sản Trung quốc giành được thắng lợi, để bây giờ có cuộc gặp lịch sử nầy.”

  5. Chiến thắng ở Điện Biên Phủ là vì quốc gia, dân tộc hay là vì ai ?

    Sau khi trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc, Hồ chí Minh Sau đã tuyên bố “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ..”.

    Có thực là ” Chống Pháp, giải phóng dân tộc”? Hay là bịp bợm, xô đẩy dân Việt làm lính đánh thuê cho tham vọng bành trướng của bọn đế quốc Đỏ Trung- Xô?

    Hồ chí Minh : “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc Gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế”.

    Hồ chí Minh yêu nước hay phản quốc?

    Hồ chí Minh :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.

  6. Cám ơn ông Trần Gia Phụng đã tóm lược bối cảnh chiến tranh Việt Minh với Pháp!
    Thiển nghĩ, viết rằng;…”CHIẾN TRANH VIỆT MINH-PHÁP”, không có nghĩa là chỉ có VM mới chống pháp xâm lược, còn đại đa số nhân dân VN thì thờ ơ với thời cuộc…

    Nhưng qua những gì tác giả trình bày, thì VM do ông Hồ lãnh đạo đã có những thủ đoạn bất tín, dối trá và lường gạt (vì tư lợi), nên cố tình tạo ra xung đột bằng quân sự hầu lấy cớ kêu gọi “toàn dân kháng chiến chống Pháp”, trong khi những người Việt Quốc Gia thì chống Pháp cách khác (về mặt chính trị) ?

    Xét cho cùng, khách quan mà nói, sau những trải nghiệm cuộc sống, thì; cho dù Pháp là quân xâm lược nhưng chúng vẫn còn tử tế, nhân đạo hơn ông Hồ và csvn cả trăm lần!…

    Cứ nhìn tình cảnh Việt Nam hiện nay; tham quan CƯỚP ĐẤT của dân tạo ra khối dân oan ngày càng chồng chất, cán bộ nhà nước lộng quyền, hành dân với đủ mọi thứ thuế, bóc lột tới tận xương tủy, bọn CA côn đồ coi mạng sống người dân như cỏ rác, chúng giết người như ngoé, tiếng thét đau thương của dân oan đã kêu lên thấu trời?

    Xin được hỏi, một chế độ, một nhà cầm quyền HÈN với giặc tầu, nhưng lại quá HUNG HÃN, TÀN ÁC đối với nhân dân (như csvn hiện nay) có đáng tồn tại không???

    • Đề tựa ” CHIẾN TRANH VIỆT MINH-PHÁP? ” với dấu chấm Hỏi, tôi nghĩ ông Phụng khi viết cũng đang phân vân hay lúng túng cố gắng phân tích các sử liệu mà ông có được để chứng minh cuộc chiến “Việt Pháp hay Việt Minh- Pháp?”.
      Ai cũng biết dân mình nổi dậy chống Pháp từ nhiều thời điểm khác nhau cho tới thời Nguyễn Thái Học, nhưng chỉ những tổ chức, lực lượng nhỏ ở địa phương. Cho đến khi Hồ Chí Minh nhận lệnh Nga Tàu về sách động phong trào thì nó thật sự bùng nổ mạnh và nhiều người yêu nước tham gia, bởi vì CS quốc tế nó có sách lược bài bản tuyên truyền và tài trợ vũ khí, tài chính hẳn hòi.
      Nhưng những người Quốc Gia chân chính yêu nước khi nhận ra bộ mặt thật của Hồ Chí Minh thì hơi muộn rồi, vì các lực lượng đó bị thanh toán gần hết. Chính các ông bác ông chú của tôi khi chạy trối chết về thành đã kể lại vì Trần Văn Giàu ra lệnh diệt hết!
      Còn CSVN dù chúng khống chế tất cả nhưng miệng chúng thì lúc nào cũng nhập nhằng “toàn dân kháng chiến”. Ngay cả sau này Hồ tự nhận là tên lính cung kích đắc lực cho chủ nghĩa Cộng sản mà người dân VN vẫn bị bịp là hắn chống Mỹ cứu nước thì thời kháng Pháp là chuyện lập lờ đánh lận quá dễ.

  7. Bài viết của ông Trần Gia Phụng giáo viên Sử sau 1975 thật tệ hại. Ông ta và Đàn Chim Việt nên rút bỏ bài này và có lời xin lỗi dân tộc Việt Nam. Qúy vị nên nhớ từ khi giắc Pháp xâm lăng cướp nước cuối thế kỷ 19 chưa bao giờ dân tọc Việt Nam ngưng cuộc chiến giành độc lập, tự chủ cho dân tộc. Chẳng cần là giáo viên, giáo sư sử người ta cũng biết cuộc kháng chiến đó là cuộc kháng chiến toàn dân thực sự . Viết thiếu suy nghĩ như thế thì ông đã hạ nhục dân tộc của ông là hèn hạ, nhồi trơ mắt ếch không dám đứng lân chống bọn xâm lược Pháp khi chúng trở lại xâm chiếm Việt Nam và vô tình ca tụng chỉ có những người Cộng Sản mới thực sự chống quân xâm lược…….

    • Ơ…tội vạ gì mà đồng chí phải ngượng mồm với bọn phản động để chúng nó khinh? Cứ huỵch toẹt Việt Minh là cộng sản thì sao nào? Vâng, cộng sản chúng ta đánh nhau với mọi thế lực từ thực dân, phong kiến, quốc giá và cả tôn giáo cho đến khi nào chúng ta giành được quyền lực. Chúng ta không có tổ quốc mà chỉ có thế giới đại đồng. Chúng ta không phải là người của dân tộc mà là những đứa con của giai cấp vô sản đã từng xắn tay áo đập đầu, mổ bụng nhiều người Việt Nam. Ân nhân cũng giết luôn, ai bảo…yêu nước mà giàu? Chúng ta độc quyền ban phát lòng yêu nước và đại diện cho nhân dân. Sử sách cũng thế, việc nào không có lợi cho cộng sản thì là phải cắt bỏ. Bọn phản động làm gì có óc mà biết người cộng sản đã làm biết bao việc kinh thiên động địa mà cả thế giới phải kinh hoàng. Có nước nào dám cho bọn thất học làm lãnh đạo không? Có dám xài bằng giả không? Khốn nạn như thế thì Việt Minh phải là…hủi chứ là gì? Đề nghị lão Trần Gia Phụng phải đổi tên cuộc chiến thành: Chiến tranh giữa thực dân Pháp và hủi Việt…cộng để làm sáng tỏ lịch sử.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên