Cuộc xuống đường ở Venezuela như những cánh én báo mùa xuân đã làm khơi dậy một cách mãnh liệt cái khát vọng tự do trong lòng người dân VN – một đất nước cách xa nó đến hàng chục ngàn cây số. Ở đây, như Venezuela, đa số dân nghèo cũng tuyệt vọng cùng cực; giới trí thức thì nhìn thấy tương lai đang dẫn dắt mình và các thế hệ mai sau đi dần vào con đường nô lệ.
Trong nôn nao, nhiều người đã thầm hỏi khi nào thì chúng ta có được Số Đông đồng lòng như Venezuela. Câu hỏi làm tôi liên tưởng đến những người dân Venezuela đã ngã xuống trong những cuộc biểu tình. Ở bất cứ đất nước nào cũng vậy, hạt giống tự do phải được gieo trồng, tưới tẩm bằng chính công sức và mồ hôi của người dân nước ấy. Lẽ ra câu hỏi phải nên là: “người Việt Nam đã làm gì cho những khao khát của chính mình?”
Từ câu hỏi này, ít ra tôi tìm được câu trả lời. Tôi nhìn thấy những cánh én đơn độc đã bay về từ rất lâu, bạn có nhìn thấy như tôi không? Qua giông bão, những cánh én ấy xác xơ, những cánh én đang nhỏ máu từng ngày, nhưng tôi nhìn thấy cả mùa xuân trên những đôi cánh ấy. Xin cám ơn Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc,… Con đường dẫn đến tự do còn nhiều gian nan nhưng tôi cảm nhận được niềm tin và tình yêu của họ. Tôi chạnh nhớ đến những cánh én dập dìu trên những phím đàn giá lạnh của Văn Cao năm nào.
Đầu xuân năm 1976, nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên” sau nhiều năm dài vắng bóng. Bài hát với ca từ đầy ắp yêu thương “từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người”. Bài hát làm gai mắt lãnh đạo và bị cấm hát ở VN. Bốn mươi năm đã trôi qua, thế giới đã đổi thay từ mùa thu năm 1989, nhưng lãnh đạo CS không thay đổi; vẫn khinh thị dân, vẫn tự mãn cho mình cái quyền được chỉ đạo ngay cả những tình cảm rất thiêng liêng và riêng tư của con người. Ngày tưởng niệm chiến tranh biên giới, tưởng niệm 45 năm Hoàng sa chỉ có báo chí, dàn đồng ca của ban tuyên giáo là được quyền ca hát. Cửa ngõ các nhà hoạt động vẫn được canh gác cẩn thận để bảo đảm không có một cuộc tụ tập hay một nén nhang nào được thắp lên cho những người lính đã ngã xuống!
Đất nước độc lập mà như một quốc gia bị chiếm đóng, mọi nỗ lực bảo vệ tổ quốc đều dẫn đến những đàn áp khốc liệt. Tư duy trí thức, cán bộ thì lệ thuộc, đến nỗi một giáo sư sử học “danh tiếng”, ông Phạm Hồng Tung, người chủ biên chương trình lịch sử tại đại học Hà Nội đã dám đề nghị rằng nên chờ hội ý với Trung Quốc để viết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (sic).
Lãnh đạo như thế, cán bộ như thế, bất chấp nguyện vọng của người dân; thế nên, dù cho những trấn áp hung bạo đang trên đà gia tăng, người ta vẫn nhìn thấy cả một sự đổi thay từ hành động cho đến nếp nghĩ của đa số người dân VN. Đây là một thực tế mà lãnh đạo CS khó chấp nhận. Thật vậy, cho dù chế độ công an trị có khắc nghiệt đến đâu thì cái thời mà người ta giao trọn phần hồn của mình trong bàn tay sinh sát của lãnh đạo cũng đã qua. Hình ảnh đơn độc của những cánh én là biểu tượng mạnh mẽ nhất cho niềm khao khát tự do và đổi thay.
***
Viktor Frankl, một chuyên gia tâm lý người Áo, kẻ đã sống sót qua các trại tập trung Đức quốc xã bảo rằng: “mọi thứ đều có thể bị lấy mất khỏi con người… nhưng cái cuối cùng của tự do con người chính là sự lựa chọn thái độ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.” Dẫn lời của Frankl, tôi muốn nhắc đến chị Võ Như Huỳnh, một bạn trẻ vừa mãn hạn 8 tháng tù. Sự chân thành, vững vàng của Huỳnh chắc chắn đã khiến gia đình và người chung quanh chị thêm mạnh mẽ. Tôi tin rằng niềm tin có sức mạnh lan tỏa. Một khi con người có niềm tin và chấp nhận trả giá cho một điều gì đó, thì dù chỉ một mình, một người vẫn làm được rất nhiều…
Chị Huỳnh là cư dân ở Đồng Nai, đi biểu tình ngày 10/6/18 để chống Luật Đặc Khu, chị cùng 20 bạn trẻ khác bị khởi tố và tống giam. Trong tù, chị Huỳnh nhìn thấy nhiều bạn trẻ khác bị nhục hình, và dù nói rằng rất khổ, nhưng Huỳnh cho biết chị không hề thay đổi quan niệm “tuy việc làm không lớn lao nhưng tôi rất tự hào và cảm thấy hạnh phúc.”
“Tự hào”, “hạnh phúc” là hai điều hiếm quý trong xã hội VN, mà chúng ta chỉ tìm thấy ở những tâm hồn tự do. Một con người tự do khác, nhà văn Nhã Thuyên – người đã chọn một chủ đề “nhạy cảm” đưa vào luận văn thạc sĩ của mình cho dù biết có thể sẽ gặp rắc rối, hoặc tệ hơn có thể mất bằng. Năm 2010, Nhã Thuyên đệ trình luận văn thạc sĩ về một tập thể thơ của nhóm “Mở Miệng” do hai nhà văn Lý Đợi và Bùi Chát chủ trương. Một số tác phẩm trước đó của “Mở Miệng” đã bị coi là công khai chống chế độ, vì thế Bộ công an đã vào cuộc.
Luận án của nhà văn Nhã Thuyên bị quy kết là “phản động”, “phản văn hóa”, thậm chí bị gọi là “rác rưởi”. Nhã Thuyên bị rút bằng vào tháng Ba năm 2014. Tuy nhiên, thái độ của chị đã kêu gọi được sự hỗ trợ của hơn 100 nhân vật trong giới học thuật. Và cuối cùng, với sự lên tiếng của họ, nhà văn Nhã Thuyên đã lại được cấp bằng thạc sĩ hai tháng sau đó.
Chỉ với thái độ riêng lẻ của hai người phụ nữ trên, tôi có cảm tưởng như những gì Viktor Frankl đã thực chứng qua các trại tập trung sẽ được người dân VN viết tiếp bằng những trải nghiệm của chính mình “trong bất cứ hoàn cảnh nào lựa chọn Tự Do là điều kiện tất yếu của Hạnh Phúc”. Dù chưa là đám đông, nhưng cá nhân mỗi người đã tạo nên những thay đổi tích cực cho xã hội. Và họ thực sự đã là mùa xuân rồi, mùa xuân cho chính họ và mùa xuân cho cuộc đời.
***
Tôi lại nghĩ đến hình ảnh đơn độc của Văn Cao. Một mình ông, giữa một Hà Nội ồn ào tiếng loa phóng thanh và cờ hoa. Khi cả nước cùng rộn ràng yêu tổ quốc là “yêu XHCN” thì Văn Cao vẫn yêu theo cái cách riêng của mình. Là một họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, nhưng ít ai biết ông còn là một võ sĩ, người đã từng đặc trách huấn luyện đội đặc nhiệm chuyên ám sát của Việt Minh. Tuy ca khúc của người cựu chiến binh cô độc này bị cấm hát ở quê nhà, nhưng nó lại được cất lên đầu tiên ở nước Nga lạnh giá.
Trái tim có lý lẽ của nó, làm sao giải thích được vì sao sau hơn 40 năm, khi người trong nước tìm mọi cách để lìa bỏ quê hương thì người Việt tha hương vẫn thiết tha từng tấc đất, tấc biển đã cách xa hàng nửa vòng trái đất; vẫn xót xa với từng bất công, đau thương ở quê nhà. Làm sao giải thích được vì sao người cựu chiến binh hải quân Châu Văn Khảm, ở tuổi đời 70 lại trở về, dù phải đối mặt với tù tội. Cũng khó mà giải thích về chị Huỳnh hay nhà văn Nhã Thuyên, chỉ biết rằng khi một người dám sống với niềm tin và chọn lựa của mình, họ làm cuộc sống chung quanh thay đổi.
Tôi tin vào lịch sử nước mình. Tôi tin rằng có một ngày VN sẽ là một Venezuela. Khi ấy, không chỉ những con đường ở Hà Nội, Sài gòn, Đà Nẵng… tràn ngập bước chân người xuống đường, mà sẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ khắp những nẻo đường ở Hoa Kỳ, từ Úc Châu, Âu Châu, … nơi có người Việt Nam hiện diện.
Nguyệt Quỳnh
Tại sao đảo chính không chắc sẽ xẩy ra ở Venezuela? Vì không có chuyên viên đảo chánh. Venezuela muốn đào chánh thành công thì nên liên hệ voí NGỤY TẢN DƯ 3///. Thủ phủ cuà NGUY TAN DƯ 3/// tại BOLSA CALI PHỌT NI A. Bào đảm NGỤY TAN DƯ 3/// mà nhúng tay vào chắc chắn sẻ thành công vì vời số năm kinh nghiệm tứ nằm 1960 thế kỷ trước cho tơi bay giờ là gần 60 năm kinh nghiệm dạn dày. Bên cạnh cố vấn làm sao đễ đão chánh thành công, nêu Venezuela cần giết tong thống đang bị đảo chánh, NGỤY TAN DƯ 3/// cũng rất sẳn sàng và cực kỳ kinh nghiệm trong các vũ đảo chánh kèm theo giết người. Thêm vào nều phe Venezuela cần giết người vơì mức độ man rợ cao thì NGỤY TÀN DƯ 3/// cùng sẳn sàng. Muồn biết thêm chi tiết xin mơi vào the link below:
https://www.nytimes.com/1964/02/02/archives/diems-death-laid-to-saigon-major-minh-aides-suicide-brings-out-an.html
Nếu thực sự muốn NGUỴ TAN DƯ 3/// cố vần xin gọi:
1888- 3-QUE-ĐAOCHANH.
Nếu chỉ tham khảo : MIỄN PHÍ. Chỉ lấy tiển khi đảo chánh thực sự thành công.
Muốn có đảo chánh thành công thi phải mời các bác NGỤY TÀN DƯ 3/// ở Bolsa Cali Phọt Nia. Đảo chánh và thay chinh phủ thì không ai giỏi và nhiều cho bằng máy bác NGỤY 3///. Ngay từ thơi BAO ĐẠI tức chinh phủ cái gọi là Quốc Gia Viet Nam vẩn đả thế rồi. Chì trong vòng 6 năm từ 14/7/1949 cho tơi’ 16/6/1954 mà cái chinh phủ đó 5 lần thay đồi thù tướng. Tứ Bao Đại –>Nguyen Phan Long—>Trần Văn Hữu—>Nguyen Văn Tâm—->Bửu Lộc——> Ngo Đinh Diệm. Tai sao lại như thế nhỉ nều không phải là do thằng thưc dân mất dạy PHÁP nò đưa lên và sau đó thay’ khong làm theo ý cua nò và nó nhấc xuông, rối đưa lên đuá khác rối lại nhấc xuống cứ như thế cho tơi khi NGO DINH DIỆM truất phế BẢO ĐẠI lên ngôi TON TON do Mỷ hậu thuẫn. Tới thơi kỳ NGUYEN VĂN THIỆU cùng thế. Sau khi tham gia mần thịt DIỆM, NHU và going họ NGÔ, sân khấu chính trị cuả NGỤY SAI GON là mot tuồng cải lương voi nhiều màn.
1/ 1963 – Dưong Van Minh mần thịt DIÊM , NHU.
2/ 1964 – Nguyễn Khánh mần thịt Dưong Van Minh.
3/ 1964 – Một bày tướng tá cái gọi là THƯƠNG HỘi ĐỒNG Quan Nhan thanh lập.
4/ – 1964 Giai Tán THượng Hội Độn Quan Nhân
5/ – 1965 Phan Khác Sửu lên làm Quoc Trương
6/- 1965 – Phan Khăc Sưu tứ chức và tướng tá NGỤY lên năm quyển đó lá THIỆU-KỶ.
Các bác NGUY 3/// cứ nhìn kỹ đi. Chì có trong vòng 18 tháng mà NGỤY SAI GÒN cứ đào chánh và lật đổ nhau 7 lần cà thảy thì thừ hoi đó lá dân chủ đó sao? Dân Chũ kiều chi? Kiễu MỸ? Kiêủ PHÁP? KIêủ Anh? Thiêt hôn vậy?
Theo em thấy rằng Mỹ Pháp, Anh củng đều lắc đầu ngao ngán về NGỤY SAI GON tranh giánh nhau chức quyền. Xem ra NGUY SAI GON là mot đám hổ lốn, vô trật tự, tên nào củng muốn làm TON TON cho nên không tên nào sợ tên nào. Caí này gọi là đám THÀO KHẤÚ CHÚ PHĨNH chứ không phải chinh phủ gí sất. Tư do đó sao? Dân Chủ đó sao? Tam quyền phân lập là như vậy hà máy bác NGUỴ TÀN DƯ 3///?
Ngay nay vọt sang tơi’ BOLSA CALI PHỌT, mốt cộng đồng bé tí teọ thôi, nhưng máy bác NGUY TAN DƯ vẩn thoí nào tất đó cứ chửi nhau như mổ bò. Vần là thói háo danh, háo chức quyền biến công đống bolsa nát bét như nồi cám LỢN. Dân chủ chi lạ rưá, Tự Do chi kỳ quaí rưá . Dân VN chắc không ngửi nổi cài thứ STYLE này máy bác NGUỴ TÀN DƯ 3/// ạ. Máy bác cứ giử lâý cho mình, cho con cháu máy bác nghen. DÂn VIET NAM đang yen bình , trật tự và chắc chắn không cần cái thứ Dân Chửi Hổ Lốn đó.
Phản hồi
Không thể so sánh VN với Venezuela ,để hy vọng có ngày nào VN sẽ như vậy !Vì sao?? Venezuela mới tâp tĩnh làm CS ,từ khi Hugo Chavez lên cầm quyền 1999,tròm trèm gần 20 năm.Venezuala có nên giáo dục khai phóng không phải “Hồng hơn Chuyên” như HCM đề ra.Vnezuala chịu ảnh
hưởng Tây ban Nha(châu Âu) củng giống như hầu hết các nước khác của Châu Mỹ La Tinh…Từ rất nhiều thứ, đả tạo nên một -nền-Dân trí có cơ sở
để phát triển. Còn VN đả làm VC trên 7o năm (Miền băc) Miền Nam trên 40 năm.Chịu ảnh hưởng rất nhiều của Tàu Cộng.Nhiều “đồ tể” hơn Venezuala! Dân trí đả thấp mà Dân khi thì đả triệt tiêu >Cứ xem đám ma Hugo Chavez và đám ma (gần đây) Vo nguyên Giáp thì biết.Một bên trầm
lặng .Một bên khóc lóc như đứa con nít! Dân trí và Dân khí là ở chổ nầy !
Tọi nghiêp cho những -cánh -én VN ! Không thể có Mùa Xuân mà chỉ có một vài Cánh én được !!Trong thế giới CS Cách mạng chỉ có thể xẩy ra ở “thượng tầng kiến trúc”,không bao giờ ở từ dưới cả.Cứ nhìn Thiên An môn
thì biết.Nếu không có Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bật đèn xanh,thì làm gì có cảnh hàng trăm ngàn SV tụ tập Tại Thiên An môn! Và cuối cùng dẹp Thiên An Môn là người nắm Quân Ủy Đăng tiểu Bình ! CS liên xô sụp đổ củng vậy.Gorbachov ,TBT thời đó tuyên bố :”giải tán Đảng CS”! Ở các nước CS,từ lâu rồi ,biết bao nhiêu chính khách,người tài…ghét CS thì chỉ
“tẩu vi thượng sách”,bỏ của chạy lấy người ! Ngay cả Trung ương Đảng ghét nhau, chỉ thanh toán nhau như băng đảng ,mà không bao giờ kêu gọi một sự nổi loan quần chúng.Biết ai mà kêu gọi,lấy “nghi ngờ “làm chính sách cai trị.Không ai tin ai.!Nhân đây góp ý thêm với tác giả Nguyệt Quỳnh: Thời HCM mới về thành,những ai không phải giai cấp Vô Sản đều phải “uống-máu-ăn -thề” thì Hồ Chủ tịch mới tin.Văn Cao thuộc gia đình Tư sản phải tình nguyên tham gia giết người (môt tư sản ở Phố cổ),phải làm như thế mới gọi là “thoát ly “được.Giết người đâu phải bản chất của VĂn CAo !
Một cánh én chỉ báo hiệu sắp có mùa xuân , nhiều
cánh én thì mới tạo nổi mùa xuân .