Chế độ lưỡng đảng ở Mỹ và chế độ “Một đảng hai phái” ở Việt Nam khác nhau chỗ nào ?

5

 

Có một trí thức “Việt kiều yêu nước” nói với tôi là trong thực tế, chế độ “Một đảng 2 phái” ở Việt Nam chả khác gì chế độ lưỡng đảng ở Mỹ, được coi là căn bản của nền dân chủ Tây phương. Vị “Việt kiều yêu nước” này lập luận 2 đảng, ĐCSVN và đảng Dân chủ – Cộng hòa Mỹ, có nhiều điểm giống nhau về nguồn gốc : Cả 2 đều được thành lập với 2 mục đích giống nhau : ĐCSVN đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Đảng DC-CH Mỹ củng cố nền độc lập và tự do cho nước Mỹ. Nếu ĐCSVN ngay từ khởi đầu đã gồm 2 phái thì đảng DC-CH Mỹ, thành lập từ năm 1792, phải đợi tới năm 1824, 22 năm sau, mới tách ra thành 2 đảng. Về từ vựng tiếng Việt, “đảng’ có vẻ khác nghĩa với “phái” chứ trong tiếng Tây phương, đảng” chỉ có nghĩa là phần, là phái (Party). Bởi vậy có thể lập luận là ngay từ khởi đầu ở Việt Nam đã có 2 đảng cộng sản, tức là đã có chế độ lưỡng đảng theo đúng tập truyền làng xã Việt Nam là trong mỗi làng có 2 phái tiên chỉ và lý trưởng.

Đúng là nếu chỉ căn cứ về hình thức và nghĩa của từ ngữ thì lập luận như vậy có thể đưa tới kết luận là 2 phái trong ĐCSVN tương đồng với 2 đảng, đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa Mỹ, và trong chế độ CSVN, khác với mọi chế độ cộng sản từ trước tới nay trên thế giới – chỉ là chế độ của một thủ lãnh độc tài – đã có sẵn mầm mống dân chủ rồi dù chỉ là dân chủ nội đảng.

Nhưng tôi chỉ cần đưa ra dưới đây một vài nhận xét cũng đđể chứng minh cái chế độ “Một đảng 2 phái” của ĐCSVN, chỉ có dáng dấp một chế độ lưỡng đảng, chứ về bản chất, hoàn toàn khác với mọi chế độ lưỡng đảng ở các nước dân chủ :

1) Khác về hoàn cảnh lịch sử khi thành lập ĐCSVN :

Sở dĩ ĐCSVN ngay khi còn trứng nước đã chia làm 2 phái, một phái theo ngoại bang, một phái vẫn giữ tính cách dân tộc, là vì Staline muốn An Nam Cộng sản đảng mới được Nguyễn Ái Quốc sáng lập phải hoàn toàn phục tùng Đệ Tam Quốc tế dưới tên Đông dương Cộng sản đảng, với những tổng bí thư (Trần Phú, Hà Huy Tập) là tay chân của mình và nhằm mục đích chính là thực hiện cách mạng vô sản toàn thế giới. Tuy phải đổi tên đảng, Nguyễn Ái Quốc vẫn cố gắng duy trì trong ĐCSDD một phái dưới ảnh hưởng của mình để tiếp tục theo đuổi mục đích, dựa vào Cộng sản Quốc tế, giải phóng dân tộc. Cái sai lầm lớn nhất của ông Hồ là sau khi cướp được chính quyền, vẫn tưởng là mình khôn ngoan duy trì 2 phái trong Đảng, để ngoài mục đích chia để trị, ngồi giữa làm trọng tài, còn tùy theo hoàn cảnh : Khi phải hòa hoãn với các đảng phái quốc gia thì đưa ra những nhân vật của phái có đường lối hòa hoãn. dân tộc. Khi bị bắt buộc phải thi hành chính sách của Đệ Tam QT dưới sự chỉ giáo của Tàu cộng như cải cách ruộng đất, đánh tư sản, tập trung bao cấp… thì đưa ra những nhân vật giáo điều thuộc phái Đảng Lãnh đạo” rồi giả vờ sửa sai sau.

2) Khác về phải thay đổi đường lối kinh tế sau Thống nhất :

Chính sách Tập trung bao cấp của miền Bắc bị áp đặt ở miền Nam sau Thống nhất, đưa cả nước đi đến phá sản khiến phái Lãnh đạo gồm những người miền Bắc phải chấp thuận để phái miền Nam đổi mới kinh tế, nghĩa là lấy lại nền kinh tế miền Nam khi trước. Hai phái cố hữu trong Đảng trở thành 2 phái Bắc, Nam, dưới hình thức “Đảng Lãnh đạo” và “Nhà nước Cầm quyền”. Cho dù hiện giờ phái những người miền Nam hầu hết đã bị loại, hai xu hướng Bắc, Nam này vẫn tiếp tục trường tồn vì miền Nam vẫn nắm ưu thế về kinh tế.

3) Khác về vấn đĐia -Chính trđặc biệt của Việt Nam :

Nhưng ngoài những nguyên nhân lịch sử và kinh tế, lý do vì sao ĐCSVN khó thoát khỏi được chế đMột đảng 2 phái là vì vấn đđịa-chính trị : Việt Nam, cho tới bây giờ vẫn nằm giữa hai gọng kìm là Tàu và Mỹ. Ngoài chuyện cả hai, Tàu và Mỹ, đều muốn trong ĐCSVN luôn luôn có 2 phái để dễ bề thao túng, còn chuyện muốn bảo vệ sự sống còn của mình, ĐCSVN vẫn phải duy trì 2 phái để tiếp tục chính sách đu dây : nếu phái này phải ngả theo Tàu vì vấn đề chính trị thì phái kia phải ngả theo Mỹ đĐảng vẫn giữ độc quyền về kinh tế.

4) Nhưng cái khác biệt lớn nhất nằm trong huyền thoại ĐCSVN là đảng duy nhất tuy trong thực tế ĐCSVN gồm 2 đảng :

Thực chất dân chủ của mọi chế độ lưỡng đảng ( hay đa đảng lưỡng liên minh ) nằm trong sự người dân được tự do chọn lựa bầu cho ứng cử viên của đảng nào mình thích. Đó cũng là tiêu chuẩn chung của bất cứ chế độ dân chủ nào dù khác nhau về hình thức, tổng thống chế, quân chủ lập hiến, lưỡng đảng, thậm chí độc đảng cầm quyền như ở Singapore, một khi có tự do bầu cử, ứng cử trong một thể chế đa đảng. Có những đảng như đảng Dân chủ-Xã hội ở Thụy Điển hay như đảng Tự do ở Nhật, cầm quyền cả mấy chục năm và những ứng cử viên, dù đa số là do nột trong 2 đảng đề cử, rất ít những ứng cử viên độc lập, nhưng Thụy Điển, Nhật Bản vẫn được coi là những nước dân chủ vì người dân được quyền lựa chọn giữa 2 người thuộc 2 đảng khác nhau.

Khi vẫn duy trì huyền thoại ĐCSVN là đảng duy nhất, với một danh sách ứng cử viên duy nhất do đảng đề cử và người dân chỉ được bầu những người nằm trong danh sách này, thì phải coi là không có một tối thiểu dân chủ là quyền tự do lựa chọn của người dân.

Kết luận

Có những người cho là nhờ chế độ Một đảng 2 phái mà ĐCSVN có được ổn định, không có những cuộc thanh trừng đẫm máu như đảng CSLX dưới thời Stalin hay ĐCSTQ dưới thời Mao. Đó là điểm tích cực nhất so với những chế độ cộng sản khác trên thế giới. Điểm tích cực thứ 2 là dầu sao khi có 2 phái thì cũng có những ý kiến khác nhau có tranh cãi đđi đến đồng thuận, tức là có một chút dân chủ, dù chỉ là dân chủ của một thiểu số nắm quyền trong đảng. Điểm tích cực thứ 3 là, nhờ có 2 phái nên về ngoại giao có thể thực thi chính sách đu dây, nhất là giữa Tàu và Mỹ.

Nhưng một vài điểm tích cực nhất thời được nêu ra, không đđể che đậy những điểm tiêu cực nằm trong cốt lõi của chế độ “Một đảng 2 phái” :

Điểm tiêu cực thứ nhất là mỗi phái, muốn chứng minh sự hiện hữu của mình cần phải nắm một bộ máy khiến trong Đảng có 2 bộ máy là bộ máy Lãnh đạo và bộ máy Quản lý, nằm ở mọi cấp bậc từ những cấp bậc thấp nhất trong phường xã, trong mọi cơ quan, đến những cấp bậc chóp bu gọi là Tứ trụ: Tổng bí thư, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH.. Hai bộ máy này chồng chéo nhau với những chức vị ký sinh trùng chỉ làm tổn hại công quỹ : Chẳng hạn như nếu một người trong phái Chính phủ (thường được coi là phái Nhà nước) nắm chức vị Chủ tịch thì người thuộc phái Lãnh đạo phải nắm chức vị Bí thư. Ông tướng phái này nắm chức vụ Chỉ huy trưởng thì ông tướng phái kia phải giữ chức vụ Chính ủy… Nói tóm lại có một bộ máy hoàn toàn là vô tích sự, “ngồi chơi xơi nước” là bộ máy Lãnh đạo, nhưng không có cách nào tháo gđược vì vấn đề 2 phái phải chia đều nhau quyền lợi. Đó cũng là điểm tiêu cực thứ 2 vì muốn chia phần nhau cho đều phải tham nhũng gấp đôi: mỗi lần phải đút lót, không phải một phong bì mà phải 2 phong bì, khiến không một nền kinh tế nào chịu nổi, và các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tính trước tính sau để số tiền đút lót được gỡ lại bằng tiền bóc lột nhân công VN. Điểm thứ 3 nguy hại cho đất nước hơn hết vì một khi có 2 phái trong Đảng, thì một cường quốc nào muốn tạo sức ép lên Việt Nam chỉ cần thao túng một phái trong Đảng. Trong thực tế từ trước tới nay, ai cũng biết là chỉ có 2 cường quốc là Tàu và Mỹ. Rất có thể đã có giao ước giữa hai tay này là mỗi bên nắm một phái, biến mỗi phái thành quân cờ của mình và chỉ cần điều khiển quân cờ của mình khi cần “deal” với nhau, không cần phải đụng chạm nhau trực tiếp hay mất công gây cuộc đảo chính.

Nói tóm lại, đã đến lúc chế độ “Một đảng 2 phái” của ĐCSVN không thể cứ tiếp tục ẩn giấu trong huyền thoại “Độc đảng lãnh đạo” mà phải trở thành một chế độ Lưỡng đảng. Nếu còn có những người thức thời trong ĐCSVN, thì những người này không thể cứ tiếp tục chờ đợi lâu hơn nữa, mà phải bắt tay hành động làm sao cho ĐCSVN tự tách ra làm 2 để mỗi phái trong Đảng trở thành một đảng mới tranh giành nhau lá phiếu của người dân, thay phiên nhau cầm quyền tùy theo kết quả của mỗi cuộc bầu cử. Một khi có 2 đảng thì chỉ còn bộ máy cầm quyền của đảng thắng cử, bộ máy “Lãnh đạo” ký sinh trùng sẽ tự mất tiêu và nền dân chủ sẽ bắt đầu với mỗi đảng một ứng cử viên trong mọi chức vị để cho người dân được tự do chọn lựa.

Phong Uyên

5 BÌNH LUẬN

  1. ở Hoa kỳ hay xứ tự do nào dù vì cũng được dân bầu lên, bọn cộng sãn có được ai bầu đâu mà có chính nghỉa hay toàn là một lủ ăn cướp cạn

  2. NGUYÊN LÝ VÀ THỰC TẾ

    Nói gì thì nói trong đời
    Vẫn luôn hai cái có thời hiểu không
    Hoặc là thực tế lông nhông
    Hoặc là nguyên lý phải đồng tuân theo

    Nên chi sự việc không lèo
    Khi nào nguyên lý phải đều thượng tôn
    Còn như bất chấp mõi mòn
    Chỉ toàn thực tế hỏi còn nói chi

    Ví như độc đảng ôm ghì
    Lấy chi dân chủ nhiều khi buồn cười
    Hay quyền bầu cử của mình
    Mà dân không có quả tình oái oăm

    Nên thôi đừng nói cà lăm
    Dẫu làm trí thức có bằng được ai
    Chi toàn đầu óc xạc xài
    Có gì đáng sá khiến ai đều cười

    Nên chi luận kiểu chầu vui
    Chỉ là gian dối chỉ là mị dân
    Ít ra lưỡng đảng cân phân
    Hoàn toàn riêng biệt mới mong rạch ròi

    Còn như chỉ kiểu củ khoai
    Trước sau một củ cũng hoài thế thôi
    Vậy nên trí thức toàn tồi
    Nói càn nói bậy làm đời khinh khi

    Ý NGÀN
    (08/6/17)

  3. Mỹ không phải là “chế độ lưỡng đảng”

    Mỹ là nước có nền chính trị “dân chủ đa đảng” (trên 50 đảng lớn nhỏ – nhiều quá nhớ không hết), tuy nhiên vì hai đảng chính – Cộng hòa và dân chủ – có nhiều đảng viên hơn những đảng nhỏ khác, nên hai đảng này đã liên tục thay nhau nắm quyền hành pháp và lập pháp thông qua bầu cử .

    Cũng như có nhiều người lầm tưởng rằng Singapore là theo thể chế độc đảng, nhưng thực tế thì Singapore có tới gần chục đảng, tuy nhiên chỉ có đảng People’s Action Party (Lý Quang Diệu – Lý Hiển Long) luôn giành được đa số tuyệt đối trong các kỳ bầu cử, nên cha con họ Lý liên tục nắm quyền hành pháp tại Singapore từ 1959 đến nay.

    Tìm trên Gú Gồ :”List of political parties in the United States” để biết thêm.

    Dù đảng CSVN có tách ra làm hai hay thay tên – đổi họ kiểu nào thì cũng chỉ là giả vờ mà thôi, bởi (bảo đảm) chúng sẽ lại tiếp tục “học tập và làm theo tư tưởng – đạo đức Hồ Chí Minh” – một tên CS trung kiên điển hình, nhưng khéo che dấu nguồn cội (bằng chứng là Hồ từng ngạo ngược nói ra cái (mộng) hoang tưởng của mình là “tôi dắt năm châu đến đại đồng” (cứu cánh cuối cùng của CS)

    Tóm lại, dù đảng CSVN có “đổi mới” kiểu nào thì Mèo vẫn hoàn mèo mà thôi.

    CS chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi! (Boris Yeltsin – cố TT – cựu trùm CS Nga)

    Thế kỷ 21 rồi, xin đừng ngây thơ nữa!

  4. Cộng sản chỉ ngụy biện. Thực tế là, không chỉ riêng Mỹ mà trên cả thế giới, bao nhiêu đảng không thành vấn đề mà vấn đề là không có bất cứ đảng nào đứng trên hiến pháp và luật pháp – ngoài trừ đảng cộng sản Việt Nam.
    nv

    • Thắng Thua và Nguyễn Văn chính xác!
      Không ai có thể quên cuộc kháng Pháp là bao gồm nhiều lực lượng: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt và các phái Hoà Hảo, Cao Đài… Và họ đã bị giết hại bởi CSVN thế nào thì ai cũng rõ.
      Nếu, đến bây giờ mà còn lại đề xuất đảng CSVN tách đôi thì không khác nào một băng đảng ăn cướp tách đôi làm thành hai băng thì là mà rằng….chết chắc, vì bản chất của chúng vẫn là ăn cướp!
      Chỉ một băng cướp thôi mà dân VN đã sống dở chết dở hơn nữa thế kỷ, bây giờ có tới hai băng thì dân Việt chịu đời da thấu?
      Cho nên, điều tốt nhất hiện nay là giải thể băng đảng đó, rồi để nhân dân tự chọn người có khả năng thành lập một hội đồng quản trị (tạm thời), sau đó bầu người đại diện thành lập quốc hội, soạn hiến pháp, kế tiếp ai có khả năng quy tụ người tài đức thành lập đảng ra ứng cử Thủ tướng hay Tổng thống để đều hành guồng máy quốc gia.
      Đơn giản như vậy thôi, nhưng họ không muốn làm nên đưa ra những “phe phái” trá hình hầu tiếp tục độc quyền cai trị.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên