Châu Á tuần qua

3
Ảnh Daily Mail

Cậu Ủn nổi giận

Các nhà nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên đang cố gắng giải thích tại sao miền Bắc thả hơn 200 quả bóng bay vào miền Nam mang theo tờ rơi, rác, chai lọ, phân bón và … phân người.

Có người giải thích vì có một người đào thoát Triều Tiên nay sống ở miền Nam đã thả 20 quả bóng bay vào miền Bắc, mang theo tờ rơi lên án Kim Jong Un, cùng với các ổ USB chứa nhạc vàng và phim truyền hình miền Nam.

Có người giải thích vì Bình Nhưỡng cảm thấy xấu hổ, quê một cục, khi vụ phóng tên lửa mang theo vệ tinh trinh sát quân sự phát nổ, lần thứ ba, ngay sau khi rời khỏi bệ phóng.

Vụ phóng này là một thách thức đối với hội nghị thượng đỉnh ba bên ở Seoul giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Sau hội nghị, mặc dù phía Trung Quốc cố gắng giải thích về tuyên bố chung có nói sẽ “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên, nhưng vẫn không ngăn được Triều Tiên lên án động thái này là “khiêu khích chính trị nghiêm trọng”. Mọi người đều sửng sốt khi thấy Triều Tiên công khai lên án Trung Quốc, đối tác an ninh và thương mại hàng đầu của Triều Tiên.

Nhưng có lẽ mối lo nhất của Triều Tiên sau hội nghị là không biết mình có bị Trung Quốc bán đứng giống như miền Nam Việt Nam bị Kissinger bán đứng vào năm 1975 hay không.

Còn chuyện bóng bay thả đồ dơ thì có lẽ Triều Tiên học từ các DLV của Đảng ta. Các DLV này, được báo đảng gọi là “quần chúng tự phát”, đã từng ném bom bẩn vào nhà nhiều nhà hoạt động đòi tự do dân chủ.

Hồng Kông thêm một bước thụt lùi

Tòa án Hồng Kông hôm thứ Năm, dựa theo bộ Luật An Nhin mới, đã buộc 14 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ vào tội âm mưu lật đổ quyền lực nhà nước, một tội nghe quen quen.

14 người này đã bị giam trong hơn ba năm và giờ đây họ sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn, và dường như muốn xoa dịu dư luận, tòa này đã tha bổng cho hai người cùng vụ. Ngày tuyên án sẽ cho biết sau, mức án của họ có thể từ ba năm đến chung thân.

Đây là một vụ án an ninh quốc gia mang tính bước ngoặt mà các chuyên gia pháp lý cho rằng đã làm xói mòn uy tín của hệ thống tư pháp Hồng Kông.

Mao Ninh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết sau phán quyết rằng Bắc Kinh “ủng hộ mạnh mẽ các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp” của Hồng Kông để “trừng phạt tất cả các loại hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Câu này cũng nghe quen quen, giống như câu “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, một quyền chẳng hề có, lấy đâu ra mà lợi dụng.

Bài học ở đây là từ khi được trả về cho Bắc Kinh, chất lượng cuộc sống người dân Hồng Kông ngày càng kém đi; tương tự người dân miền Nam sau khi được “giải phóng”.

Trung Quốc mua lại thịt bò Úc

Trung Quốc đã bỏ lệnh ngưng nhập khẩu thịt bò Úc, có hiệu lực ngay lập tức. Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Úc vào năm 2020 ở đỉnh điểm của cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, sau khi chính phủ của Thủ tướng Morrison lúc bấy giờ kêu gọi quốc tế mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19.

Trung Quốc chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia vào thời điểm đó, nhưng đòn trừng phạt đã khiến con số đó giảm xuống chưa tới 30% trong năm 2022-23. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng đã tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vì doanh số bán hàng bị thụt lùi qua đêm đã làm nổi bật những rủi ro khi chỉ trông cậy vào một bạn hàng lớn.

Tin vui cho Úc được đưa ra trước cuộc hội đàm cấp cao của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường với Thủ tướng Albanese. Ông Lý dự kiến sẽ đến Canberra vào giữa tháng Sáu.

Trung Quốc đã dần loại bỏ các trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Úc kể từ khi đảng Lao động lên nắm quyền vào năm 2022; nhờ vậy, các nhà sản xuất lúa mạch, bông, cỏ khô và gỗ của Úc đã có xuất khẩu tăng hơn 3 tỷ USD trong năm qua.

Con số hơn 3 tỷ USD chưa tính thu nhập của các nhà sản xuất rượu vang tăng thêm sau khi Bắc Kinh giảm thuế 220% đánh vào rượu vang Úc vào tháng 3. Năm 2019, Úc xuất sang Trung Quốc 1,1 tỷ USD rượu vang.

Trung Quốc cũng hay dùng đòn trừng phạt với Việt Nam. Mỗi khi Tập ca ca không hài lòng về một chuyện gì đó với Hà Nội, họ cho đóng cửa biên giới, khiến xe tải chở trái cây của Việt Nam bán cho Trung Quốc phải nằm chờ dài người ở các tỉnh biên giới, cho đến khi hàng có mùi phải đem đổ bỏ.

Mốt mới của người Hoa

Đã có thời cách đây không lâu ở Trung Quốc, bất cứ điều gì của Mỹ cũng tự động được coi là tốt hơn. Vào những năm 1990, người ta tổ chức đám cưới tại một quán McDonald gần Quảng trường Thiên An Môn. Vào những năm 2000, giày thể thao Nike, iPhone và trai gái hẹn hò tại Pizza Hut là trend của tầng lớp trung lưu.

Trước đây, người Hoa gọi Hoa Kỳ là Mỹ quốc, đất nước xinh đẹp, là biểu tượng của sự giàu có và thoải mái. Mọi người thường nói đùa, ngay cả mặt trăng ở Hoa Kỳ cũng lớn hơn mặt trăng ở Trung Quốc. Câu này cũng nghe quen quen; trước đây ở miền Bắc Việt Nam người ta cũng nói thêm rằng đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ.

Bây giờ, truyền thông và các KOL của Trung Quốc không gọi Hoa Kỳ là Mỹ quốc nữa mà là Mỹ đế, hay “đế quốc xinh đẹp”. Nhiều người Trung Quốc hay nhấm nháp thức uống tại Thụy Hạnh, một chuỗi cà phê Trung Quốc, hơn là tại Starbucks, buộc chuỗi cà phê toàn cầu của Mỹ phải tính đến chuyện giảm giá để kéo khách.

Bây giờ, người Trung Quốc cũng bớt xếp hàng cả đêm để chờ mua iPhone mới nhất của Apple; thay vào đó, họ mua Mate 60 Pro của Hoa Vi.

Và bây giờ, không ai nói mặt trăng có gì khác biệt khi nhìn từ Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc.

Đàn Chim Việt

3 BÌNH LUẬN

  1. Theo trang mạng đài VOA:

    “Ngoại trưởng Việt Nam thăm Hàn Quốc, thúc đẩy quan hệ song phương

    Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc vừa gặp nhau ở Seoul hôm 31/5, nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ an ninh, quốc phòng đến công nghệ, thương mại và đầu tư, truyền thông hai nước đưa tin….”

    Có ai thấy lạ không? Hàn Quốc (Nam Hàn) trước 1975 ủng hộ VNCH, theo phe đế quốc Mỹ, uýnh ta (Việt Cộng) tơi bời. Còn Triều Tiên (Bắc Hàn) thì ủng hộ ta, chiến đấu cùng ta. Giờ ta lại không có quan hệ tốt về nhiều lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, thương mại và đầu tư,… Không những thế ta lại có quan hệ thân hữu với Nam Hàn.

    Như thế ta thuộc loaị ăn cháo đái bát, mất dạy, như bác Hồ của ta? Hay đó chính là chính sách nhất quán, triệt để, sợi chỉ thông suốt của đảng ta? Hay đó chính là thực tế của Đạo đức HCM?

  2. Dấu hiệu của DLV ở ĐCV:
    – xả rác bừa bãi
    – đưa ý kiến hoàn toàn lạc đề gây tranh cãi, làm mất ý nghĩa của bài
    – làm bẩn trang mạng bằng những lời chửi tục tĩu
    – ???

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên