Bức Thư Mở về Trần Huỳnh Duy Thức của Tổ chức Ân xá Quốc tế

1
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây. Nguồn: RFA.

Hôm 24.5 vừa đúng 8 năm ngày nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng Việt Nam, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam. Một bức thư của Tổ chức Ân xá Quốc tế – có trụ sở chính tại London, UK với hơn 7 triệu thành viên và người ủng hộ; ghi gửi trực tiếp đến Bộ trưởng Bộ Công An – ông Tô Lâm kêu gọi trả tự do cho anh Thức!

—————

19 tháng 5. 2017

Thưa ông!

Chúng tôi viết thư này gửi đến ông để trình bày về tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tại trại giam Số 6 tỉnh Nghệ An.

Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân thành đạt và là một nhà hoạt động vì sự cải cách xã hội và kinh tế, đã bị giam từ ngày 24 tháng 5 năm 2009, bị bắt với cáo buộc “trộm cước viễn thông”. Chính quyền sau đó đã chuyển sang điều tra hình sự với tội danh dựa trên Điều 88 của BLHS năm 1999 “tuyên truyền chống phá nhà nước”, nhưng sau đó lại buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, Trần Huỳnh Duy Thức bị xét xử và kết án 16 năm tù và 5 năm quản chế tại gia.

Phiên xét xử của Trần Huỳnh Duy Thức không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cho một phiên tòa công bằng, coi nhẹ giả định vô tội và quyền được bào chữa. Việc truy tố không cung cấp được bằng chứng nào để chứng minh cho bản cáo trạng. Theo như lời của những người có mặt tại phiên xét xử, quan tòa chỉ dành ra 15 phút để suy xét nhưng lại cần hết 45 phút để đọc bản thông báo quyết định kết án. Điều này chỉ ra việc có thể kết luận đã được chuẩn bị trước phiên xét xử.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế xem xét ông Thức là một tù nhân lương tâm, bị giam giữ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua các bài viết nêu lên ý kiến kêu gọi các cải cách hòa bình cho xã hội và kinh tế Việt Nam. Vì thế chúng tôi kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cũng như xóa bỏ các cáo trạng cho ông Thức.

Hiện ông Thức đã thực hiện được một nửa bản án của mình, chúng tôi cực kỳ quan ngại về tình trạng giam giữ này không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, và vì thế đang gây những ảnh hưởng xấu không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của ông Thức.

Trong quá trình thụ án, ông Thức đã bị chuyển trại nhiều lần mà gia đình không được thông báo trước, những người phải đi một quãng đường xa để thăm người thân của mình. Quy tắc 59 của Quy Tắc Tiêu Chuẩn Tối Thiểu của Liên Hiệp Quốc đối với Tù Nhân (Quy Tắc Nelson Mandela), được nhất trí thông qua bởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 12 năm 2015, quy định rằng “các tù nhân phải được giam giữ, trong phạm vi có thể, tại trại giam gần với gia đình và nơi phục hồi xã hội của họ”.

Tại trại giam hiện nay – Trại giam Số 6 – ông Thức không được giam giữ trong buồng giam có điều kiện đầy đủ ánh sáng khi điện bị cắt vào buổi sáng, gây cản trở không cho việc đọc và viết được thoải mái. Quy tắc 14(a) của Quy Tắc Nelson Mandela quy định rằng “cửa sổ của buồng giam phải đủ lớn để các phạm nhân có thể đọc và viết bằng ánh sáng tự nhiên và phải được xây dựng để có thể lưu thông không khí từ bên ngoài, trong điều kiện có hoặc không có hệ thống thông gió nhân tạo”.

Quy tắc 14(b) quy định rằng “ánh sáng nhân tạo phải được cung cấp cho phạm nhân để có thể đọc và viết mà không gây tổn thương đến mắt và thị giác”. Ngược lại các quản giáo tại trại giam đã từ chối việc cải thiện tình hình, lẫn cho phép gia đình ông Thức gửi ánh sáng nhân tạo từ một chiếc đèn đọc sách nhỏ bằng nhựa và chạy bằng pin. Hệ quả là thị giác của ông Thức bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại không được cho khám mắt và chữa trị mắt trong tù.

Những quyền khác mà ông Thức đáng lẽ phải được tôn trọng cũng bị từ chối bởi chính quyền trại giam, như quyền được gửi và nhận thư từ ông Thức với gia đình và việc tiếp cận với các ấn phẩm, tài liệu. Đây là vi phạm Quy Tắc 58(1) và 64 của Quy Tắc Nelson Mandela. Ông Thức cũng đã bị đe dọa sẽ bị xử phạt nếu như tiếp tục lên tiếng về quyền con người cho các tù nhân khác.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền trại giam của Việt Nam phải đảm bảo tình trạng giam giữ và đối xử với ông Trần Huỳnh Duy Thức tôn trọng nghiêm ngặt với Quy Tắc Nelson Mandela, để ông Thức có thể được đối xử bằng sự tự trọng và tôn trọng.

Cuối cùng, chúng tôi một lần nữa muốn đôn đốc, kêu gọi việc thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm khác.

Là một nước thành viên của Giao Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), Việt Nam phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Việc bắt và giam giữ những người như Trần Huỳnh Duy Thức, những người không làm gì ngoài việc bày tỏ suy nghĩ của mình một cách hòa bình, cho thấy Việt Nam đang không thực hiện nghĩa vụ của mình dưới luật quốc tế về quyền con người.

Kính thư,

Claire Mallinson

Director, Amnesty International Australia

Shamini Darshni

Director, Amnesty International Malaysia

Sylvie Brigot-Vilain

Director, Amnesty International France

Altantuya Batdorj

Director, Amnesty International Mongolia

Markus N. Beeko

Director, Amnesty International Germany

Grant Bayldon

Director, Amnesty International New Zealand

Mabel Au

Director, Amnesty International Hong Kong

Anna Lindenfors

Director, Amnesty International Sweden

Usman Hamid

Director, Amnesty International Indonesia

Hideki Walkbayashi

Director, Amnesty International Japan

Jose Noel Olano

Head of Office, Amnesty International Philippines

Piyanut Kotason

Director, Amnesty International Thailand

Kate Allen

Director, Amnesty International UK

Margaret Huang

Director, Amnesty International USA

©https://www.amnesty.org/…/Documents/ASA4162342017ENGLISH.PDF

Nguồn: (FB Cogaidolong)

————————————-

1 BÌNH LUẬN

  1. TỘI TRẦN HUỲNH DUY THỨC

    Trần Huỳnh Duy Thức tội gì
    Nghe ra quả thấy nó thì lung tung
    Ban đầu trộm cước viễn thông
    Chuyển thành ra tội lung lay chính quyền

    Tức là phạm tội tuyên truyền
    Để nhằm chống phá chính quyền nhân dân
    Rồi thì khẳng định mười phần
    Cốt nhằm lật đổ còn trông nỗi gì

    Quả là toàn tội lâm ly
    Có người thì bảo tội vì lương tâm
    Mới hoàn thành nửa số năm
    Gói là mười sáu có buồn hay không

    Lại người bảo chỉ viễn vông
    Tòa đâu cần xét án toàn sẳn thôi
    Quả là thành tội nghiệp rồi
    Đáng ra phải ngủ tại mình thức chi

    Khiến cho lãnh án y sì
    Cuộc đời ngắn ngủi còn gì nữa sao
    Doanh nhân thành đạt ào ào
    Vướng vào chính trị lao đao tháng ngày

    Bây giờ Quốc tế cũng hay
    Có lời Thư Mở gởi đời xem sao
    Bảo cần ân xá cái ào
    Không Huỳnh Duy thức lẽ nào trụ lâu

    Người xưa từng đã nói rồi
    Tại tù năm chẳn bằng ngoài thiên thu
    Phải chăng toàn chuyện ruồi bu
    Có gì nghiêm trọng nhốt người thế kia

    Chẳng qua trí thức ngoài lề
    Gióng lên tiếng nói mọi bề đều hay
    Để ai mang tiếng độc tài
    Nhốt người quá đáng mới thành toàn ghê

    TẾU NGÀN
    (25/5/17)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên