Trong lúc tại Việt Nam, khán giả phẫn nộ trước thông tin phim “Đội quân vương bài” của Trung Quốc có chi tiết xuyên tạc sự thật cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam, phẫn nộ đến độ Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng; thì tại Trung Quốc, bộ phim tiếp tục có số thu kỷ lục kể từ khi phát hành.
Giống như “Đội quân vương bài” cảm giác đọng lại của khán giả Trung Quốc sau khi xem “Trận đánh ở hồ Trường Tân” là ta có chính nghĩa, địch là kẻ gây sự trước; ta thắng, địch thua.
Lấy bối cảnh vào lúc Chiến tranh Triều Tiên bước vào giai đoạn hai, “Trận đánh ở hồ Trường Tân” kể về một câu chuyện lịch sử oai hùng: 71 năm trước, Chí nguyện quân Trung Quốc (PVA) tiến vào Triều Tiên tham chiến. Trong điều kiện băng giá khắc nghiệt, PVA với ý chí sắt đá đã dũng cảm chiến đấu với kẻ thù tại Hồ Trường Tân (tiếng Hàn là Hồ chứa Chosin).
Phim có những cảnh như trong lúc quân đội Hoa Kỳ thưởng thức gà rô-ti nóng sốt, những người lính Trung Quốc phủ đầy sương gặm khoai tây đông lạnh để chống đói.
“Quân đội Mỹ mà chúng ta sắp đối mặt là những quân được trang bị tốt nhất trên thế giới,” một chỉ huy PVA nói với một toa tàu đầy những người lính có khuôn mặt tươi tắn. Sau đó, khi họ lao vào trận chiến trên vùng đất có lớp tuyết dày đến đầu gối, một tiếng hét vang lên: “Hãy chống lại sự xâm lược của Mỹ và giúp đỡ cho Hàn Quốc – hãy bảo vệ quê hương và đất nước!”
Bộ phim phát hành vào lúc Bắc Kinh đưa hàng trăm máy bay uy hiếp Đài Loan và sau đó Tập Cận Bình tuyên bố sẽ thống nhất một cách hòa bình.
Trong bầu không khí của chủ nghĩa dân tộc đang lên cao pha lẫn tình cảm chống Mỹ, dễ hiểu tại sao “Trận đánh ở hồ Trường Tân” trở thành một bộ phim bom tấn ở Trung Quốc, nơi có nhu cầu về những bộ phim hành động đẫm máu để đánh dấu sự trỗi dậy của Đảng.
Hơn thế nữa, sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền đã khiến việc chỉ trích mạnh mẽ bộ phim là điều cấm kỵ. Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ các nhà bình luận đặt câu hỏi khi bộ phim mô tả một chiến thắng quân sự mà theo số liệu chính thức, gần 200.000 người Trung Quốc đã chết, trong đó có 4.000 người chết cóng tại Hồ Trường Tân.
Lấy bối cảnh trong trận chiến then chốt giữa lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo và quân đội Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên, bộ phim đã phá kỷ lục của Trung Quốc về lượt xem nhiều nhất trong một ngày và có thể là bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất trên toàn thế giới vào cuối năm 2021.
Được phát hành vào ngày 30 tháng 9, ngay trước ngày Quốc khánh Trung Quốc, bộ phim đã thu được 667 triệu đô la tiền vé trong vòng hai tuần, trở thành bộ phim có doanh thu đứng thứ tư trong năm của toàn thế giới.
Thành công đó đã được ngành điện ảnh nước này ca ngợi rằng các đạo diễn và hãng phim Trung Quốc hiện đã sánh ngang với Hollywood về khả năng tạo ra những hình ảnh hành động biết tận dụng những xảo thuật từ máy tính, làm hài lòng khán giả, bất chấp tính chính xác lịch sử của bộ phim.
Với kinh phí 200 triệu đô la và 70.000 phụ diễn, các đạo diễn Trần Khải Ca, Từ Khắc và Lâm Siêu Hiền kể câu chuyện về trận đánh đã giúp lật ngược tình thế chiến tranh, tận dụng hình ảnh các vụ nổ được quay chậm lại và các cảnh đạn nổ điếc tai, máu văng tung tóe kéo dài nhằm chứng minh rằng lực lượng Trung Quốc đã giành được chiến thắng, mặc dù có số thương vong nặng nề.
Kể từ năm 2017, phim hành động đầy nam tính đã trở thành tâm điểm của điện ảnh Trung Quốc, sau thành công rực rỡ của “Chiến lang 2”, một bộ phim nổ tung màn bạc nói về một cựu đặc nhiệm Trung Quốc cho đo ván lính đánh thuê phương Tây ở châu Phi, đã biến thể loại này trở thành một phong trào cho ngành điện ảnh Trung Quốc. (Ngô Kinh, ngôi sao của loạt phim Chiến lang, cũng thủ một vai chính trong “Trận đánh ở hồ Trường Tân.”)
Phim lịch sử chiến tranh thể hiện những chiến thắng của Quân đội Giải phóng Nhân dân ngày càng trở nên phổ biến và các hãng phim thường hợp tác chặt chẽ với chính quyền và quân đội để đảm bảo rằng phim của họ phù hợp với sách giáo khoa do nhà nước chính thức công bố.
“Trận đánh ở hồ Trường Tân” do Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt hàng và được thực hiện với sự hỗ trợ của Quân ủy trung ương và chính quyền ở Bắc Kinh và hai tỉnh Hà Bắc, Liêu Ninh.
Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước đã bác bỏ ý kiến cho rằng bộ phim không giống những bộ phim chiến tranh của Mỹ như “Trân Châu Cảng” hay “Giài cứu binh nhì Ryan”. Mạng Weibo, một thứ Twitter của Trung Quốc, cáo buộc CNN “bôi nhọ” bộ phim khi gọi phim này là một sản phẩm tuyên truyền.
Sách vở Trung Quốc gọi chiến tranh Cao Ly 1950-1953 là “cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Hoa Kỳ và chi viện cho Triều Tiên”. Ít thấy sách nào nói cuộc chiến đó bắt đầu khi quân đội Bắc Triều Tiên xâm lược miền Nam.
Câu chuyện về những người lính Trung Quốc theo lệnh Mao Trạch Đông vượt sông Áp Lục đang đóng băng để giúp quân miền Bắc Triều Tiên được đánh giá cao trong lịch sử chính thức của Đảng Cộng sản, và những người đã chết, trong đó có cả con trai Mao là Mao Ngạn Anh, được phong là liệt sĩ.
Vào thời Mao còn sống, chiến tranh Triều Tiên đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa đại chúng của Trung Quốc, và đã có một số phim truyện về cuộc chiến đó, phim nào cũng nhấn mạnh mối quan hệ anh em giữa quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, đã cùng chiến đấu bên nhau để phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, tiến lên thế giới đại đồng.
Chủ đề này sau đó không còn được các đạo diễn Trung Quốc ưa chuộng khi đất nước mở cửa chạy the kinh tế thị trường, nhưng nó đã quay trở lại trong một chục năm qua. Tuy nhiên, không giống như những bộ phim được làm vào thời kỳ Mao, những bộ phim gần đây không nhấn mạnh vào sự viện trợ cho Triều Tiên mà điểm nhấn là chống lại Hoa Kỳ, một sự thay đổi luận điệu phản ánh sự tập trung vào cuộc đối đầu ngày càng tăng của Bắc Kinh với Washington.
Sự ủng hộ cho bộ phim đã trở thành một niềm tự hào dân tộc, nó đã thành công bằng cách khai thác tình cảm chống Mỹ với nhiều cái com cương quyết đánh bại “những tên đế quốc”. Và theo thông lệ, những ai nói ngược lại sẽ trở thành “thế lực phản động.”
DeepFocus, một trang blog đánh giá phim trên mạng xã hội WeChat, đã bị treo trong 14 ngày sau khi nói rằng bộ phim được thực hiện để “có cơm sống qua ngày”.
Cuối tuần qua, công an Trung Quốc đã bắt giữ La Xương Bình, trước đây là một nhà báo điều tra, sau khi ông này đưa ra “những bình luận xúc phạm” coi như vi phạm luật pháp Trung Quốc, xem vu khống các liệt sĩ và anh hùng dân tộc là hành vi phạm tội. Trước đó, trên Weibo, họ La đã nghi ngờ tính đúng đắn của trận đánh đó và cho rằng sở dĩ binh lính Trung Quốc chết cóng quá nhiều trong trận đó vì họ tuân lệnh thượng cấp một cách mù quáng. Một ông thứ nhì bị giam 10 ngày vì tội danh tương tự.
Thái Hà, trước đây là học giả tại Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nay là một người chỉ trích chế độ, viết trên Twitter rằng những nỗ lực của bộ phim nhằm kích động thù địch đối với Hoa Kỳ đã “bất ngờ kích hoạt một cuộc tìm kiếm sự thật về Chiến tranh Triều Tiên.”
Cho đến nay, các bộ phim hành động dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc không mang lại thành công ở nước ngoài. “Chiến lang 2” được Trung Quốc chọn đi dự Oscar 2017 cho giải phim nói tiếng nước ngoài hay nhất nhưng đã bị loại từ vòng gửi xe. “Trận đánh ở hồ Trường Tân” chưa công bố ngày phát hành quốc tế.
(Theo WP)
Một áp phích quảng cáo “Trận đánh ở hồ Trường Tân” tại Bắc Kinh (VCG/Getty Images)
Trong thực tế, PLA chưa từng thắng một trận thư hùng nào. Những “chiến thắng” của PLA là do hệ thống tuyên truyền của đảng thổi phồng quá đáng. Thật vậy, lấy thịt đè người vốn là “chiến thuật” xưa nay của họ. Lính của PLA bị lùa ra trận như người ta lùa súc vật vào một bãi cỏ hoang để dẫm đạp, tàn phá, được đến đâu hay đến đó. Không cần biết mục đích tối hậu nó quan trọng đến đâu hoặc phải hy sinh bao nhiêu nhân mạng, khí tài.
Đánh theo kiểu “mất bò rồi mới làm chuồng” của đảng CSTQ đã khiến cho không biết bao nhiêu chiến sĩ phải uổng phí sinh mạng. “Trận đánh ở hồ Trường Tân” là một thí dụ điển hình.
Ăn thua gì ngần đấy. Vạn lý trường chính bắt đầu với 86,000 hồng quân, đến khi về đến căn cứ địa thì còn chưa đến 8000. Ấy thế mà đồng chỉ Đặng Xuân Khu hết lòng ngưỡng mộ nên mới lấy hỗn danh là Trường Chinh cho đúng với tầm vóc của…con bò.
Yếu tố Hiệp Chủng Quốc Cờ Hoa
Thử nhìn sơ qua những quốc gia
Đã và đang cực kỳ phát triển
Một yếu tố chung là Cờ Hoa
Tất cả các nước đều nhờ Mỹ!
Phát triển thần kỳ là Trung Hoa
Nhật Bản – Đại Hàn – Tân Gia Ba
Và ngay cả Đài Loan – Đức quốc
Đều nhờ Hiệp Chủng Quốc Cờ Hoa!
Nhờ bắt tay giao thương với Mỹ
Như lời Thủ Tướng Tân Gia Ba
Ông Lý Quang Diệu từng phát biểu
Đã đưa nước ông đến vinh hoa!
Hãy nhìn lại đất nước chúng ta
Cu Ba – Venezuela bạn sẽ hiểu
Cùng có chung yếu tố Cờ Hoa
Nhưng vì đâu chúng ta nên nỗi?
Nông Dân Nam Bộ
“một tiếng hét vang lên: “Hãy chống lại sự xâm lược của Mỹ và giúp đỡ cho Hàn Quốc – hãy bảo vệ quê hương và đất nước!” -trích.
Quân Chệt vượt sông Áp lục, qua hợp với quân Bắc Hàn tấn chiếm Nam Hàn .
Sao lại hét lên là “Bảo vệ quê hương và đất nước ” ?
Vùng đất Bắc Hàn trở thanh quê hương ,đất nước của Chệt tự bao
giờ thế nhỉ ?
Té ra tất cả cõi Á châu ,đã nghiễm nhiên trở thành đất nước trong
tư tưởng của chúng nó từ lâu rồi .
Ấy thế nhưng bọn đầu não của Vixi nhà ta ,Hồ chí Minh, Đồng,Duẩn …
lại còn có tư tưởng ” Thà để các đồng chí Trung quốc giữ biển đảo,
còn hơn để đảo trong tay Nguỵ ”
Chả bán nước thì còn là cái gì nữa ,hỡi em Phét lợn viên óc chó !
” bộ phim mô tả một chiến thắng quân sự mà theo số liệu chính thức, gần 200.000 người Trung Quốc đã chết, trong đó có 4.000 người chết cóng tại Hồ Trường Tân”
.He he he …Thì cũng giống như Việt cộng chết như rạ trong trận Mậu Thân tại Huế:
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30 (Thơ Chế Lan Viên)
Chúng tôi thế hệ đảng viên tiếp nối xin chân thành cảm ơn những thế hệ trước đã hy sinh để cho chúng tôi có được cơ ngơi ngày nay. Chúng tôi xin nguyện tiếp tục huấn luyện con em của các gia đình liệt sĩ cầm súng để bảo vệ thành quả cách mạng cho tới hơi thở cuối cùng. Bà con nào muốn học tập tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh thì xin liên lạc với văn phòng chính phủ để được sách miễn phí “Thép đã toi thế đấy!” Paven Cóc Xào Gừng.
Thôi, thế hệ trước chúng tôi ngu dại đã nghe lời Hồ láo nên phải trở thành liệt sĩ…xương trâu trong khi đám quan lãnh đạo ngồi mát ăn bát vàng. Vì vậy thế hệ Trọng lú, Fấck niễng này hãy để cho bọn dư lợn viên “Phét đã ngu thế đấy” đỡ đạn tiếp may ra sau này chúng sẽ hiểu thế nào là gia đình liệt sĩ…da heo.
Trước là Phét đã NGU THẾ ĐẤY sau khi ngu vượt mức kế hoạch đã bị ấn vào 2 tay là phần cuối của màn hy sanh vô bờ bến : PHÉT BỊ THUI thế đấy như 15 em Tuất ở CÀ CHẬM mới sướng