I. SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN:
Sau khi có những đụng chạm giữa lực lượng tuần tiểu tại vùng biển Điếu Ngư vào tháng Chín năm 2010 với Nhật, Trung Cộng bực tức và ra lệnh cấm vận xuất khẩu kim loại quý hiếm sang xứ sở này.
Hành động của Trung Cộng không những làm cho Nhật hoảng sợ mà còn khiến Hoa Kỳ lo lắng. Thông qua lệnh cấm này, Bắc Kinh muốn cả Tokyo lẫn Hoa Thịnh Đốn cần phải có thái độ chìu chuộng và mềm dẻo hơn đối với những yêu cầu bành trướng lãnh hải của mình.
Cũng xin đề cập thêm là chính phủ Obama đã phải lật đật kiện Trung Cộng ra tòa án Tự Do Mậu Dịch WTO vào năm 2012 (1) để hóa giải lệnh cấm này dùm cho Nhật. Tòa án WTO đã phán quyết Trung Cộng làm sai các nguyên tắc căn bản của WTO; tòa buộc Bắc Kinh phải bãi bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu kim loại quý hiếm. Giới truyền thông nước Mỹ cũng buộc phải lên tiếng khẳng định hành động này của Bắc Kinh đe dọa trực tiếp đến nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ trong chương trình “60 min” của CBS được đăng trên youtube và nhiều trang mạng với tựa đề là “Modern Devices under China’s Grip”, tạm dịch ý là ” Trung Cộng khống chế đời sống hiện đại.”
Và rồi sau đó, nhiều nỗ lực ngoại giao mềm dẻo từ chính quyền Obama cùng với chính phủ Nhật để làm chìm xuồng lời hăm dọa này của Bắc Kinh, nhưng vô hình chung, Trung Cộng đã vén lên một màn bí mật đen về những nguyên nhân sâu xa hơn cho những xung đột chính biến không thể tránh khỏi sắp tới đây tại biển Đông, tại Trung Hoa và cũng như tại Việt Nam.
II. KHÁI QUÁT ẢNH HƯỞNG CỦA KIM LOẠI QUÝ HIẾM LÊN KINH TẾ-XÃ HỘI MỸ – NHẬT:
Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các kim loại quý hiếm đối với nền kinh tế hiện đại, nhất là kinh tế của Hoa Kỳ và Nhật Bản thì mới thấy rõ tại sao hai quốc gia này sẽ tìm đủ cách hiện diện quân sự cũng như gia tăng ảnh hưởng chính trị lên Việt Nam để đối trọng với Bắc Kinh trước mắt.
Sơ lược công dụng các kim loại hiếm
|
||
Tên
|
Ký hiệu
|
Công dụng
|
Scandium
|
Sc
|
giúp hợp kim bền bĩ tốt hơn
|
Yttrium
|
Y
|
Dùng rất nhiều cho các mạch điện tử bán dẫn, cho các ti-vi màu, thậm chí trong thiết bị y tế và các loại thuốc trị ung thư
|
Lanthanum
|
La
|
Các mạch bán dẫn, thiết bị quang tuyến, màn hình điều khiển touch-screen
|
Cerlum
|
Ce
|
Dùng rất nhiều cho thiết bị lọc khí CO từ xe hơi, các chất làm bóng mặt kính cho nhiều thiết bị hiện đại, dùng trong các hợp kim đặc biệt dung trong nghệ cao
|
Praseodymium
|
Pr
|
Tăng độ bền và từ trường của các hợp kim
|
Neodymium
|
Nd
|
Ứng dụng rất nhiều trong kỹ nghệ xe hơi; và các ngành công nghệ hạch tâm hay laser tân tiến, ứng dụng trong sản xuất vũ khí hiện đại
|
Promethium
|
Pm
|
Rất quý hiếm, có sức phóng xạ cao và thường dùng trong các thiết bị y tế tân tiến, kể cả máy chỉnh nhịp tim pacemaker
|
Samarium
|
Sm
|
Dùng cho kỹ nghệ hạch tâm và y tế
|
Europium
|
Eu
|
Dùng tạo ra màu cho các thiết bị màn hình điện tử
|
Gadolinium
|
Gd
|
Dùng rất nhiều cho các thiết bị y tế hiện đại, X- ray
|
Terbium
|
Tb
|
Dùng rất nhiều cho các thiết bị y tế hiện đại, các máy soi chụp y khoa
|
Dysprosium
|
Dy
|
Dùng cho sản xuất xe điện, laser, lò phản ứng hạch tâm
|
Holmium
|
Ho
|
Ứng dụng rất nhiều cho kỹ nghệ hạch tâm, cũng như trong các máy nấu nướng microwave
|
Erbium
|
Er
|
Sử dụng cho các dây dẫn fiber optic, laser, hạch tâm
|
Thultum
|
Tm
|
Dùng rất nhiều cho các thiết bị y tế hiện đại, X- ray giống như Gd
|
Ytterbium
|
Yb
|
Dùng cho các thiết bị chửa trị bệnh ung thư, máy đo động đất cũng như để luyện thép
|
Lutertium
|
Lu
|
dùng cho sản xuất bóng đèn LED, các thiết bị y khoa hiện đại
|
A. Vai trò của pin lithium từ Cobalt đối với nền kinh tế Mỹ Nhật:
Trước hết, không có một thiết bị điện tử dân dụng nào ngày nay từ các hãng như Apple, Sampsung, HP, Tooshiba, vân vân, mà không cần dùng pin lithium. Hàng tỷ đô-la doanh thu mỗi năm từ I-phone, I-pad, laptop, vân vân, được duy trì nhờ sự cung cấp đều đặn pin lithium từ Trung Cộng và Á châu – nếu không, các hãng như Apple hay Samsung sẽ bị đóng cửa ngay lập tức không cách cứu vãn. Không những vậy, hàng loạt các xe hơi hiện đại ngày nay đều cần phải có pin lithium, nên nếu vì lý do gì mà lượng cung cấp bị gián đoạn là lập tức các hãng xe hơi gần như bị tổn thất nặng và tê liệt. Ước tính pin cho cellphone cần khoảng gần 10 g quặng Cobalt để tinh chế, pin cho một laptop cần khoảng 31 g quặng Cobalt và một chiếc xe hơi thì đương nhiên cần gần 90kg quặng Cobalt để tinh chế pin lithium.(2)
Mặc dù 60 % quặng Cobalt được khai thác từ Congo nhưng tất cả đều được chở về Trung Cộng để tinh chế chất lithium dạng ion để rồi giao cho các nhà sản xuất pin lithium như đại công ty LC Chem, Samsung SDI, hay ATL chẳng hạn.
Ngoài xăng dầu ra, đối với nền kinh tế của hai quốc gia Nhật – Mỹ mà không có cellphone hay xe hơi để cung ứng cho nhu cầu thì nền kinh tế của hai xứ sở này hoàn toàn coi như bị tê liệt khủng hoảng. Hãng Apple, Samsung, Toshiba, Toyota, Honda, vân vân, mà bị đình trệ sản xuất tê liệt vì không có pin lithium thì thị trường tài chánh của toàn thế giới bị đóng cửa vì sút giảm không thắng.
Quá trình sản xuất pin lithium cần rất nhiều kim loại quý hiếm làm chất xúc tác, cho nên lệnh cấm hay hạn chế mua bán kim loại hiếm của Bắc Kinh vào cuối năm 2010 do bực bội vụ đụng chạm lãnh hải ở Điếu Ngư giới khiến chiến lược gia hai quốc gia Mỹ – Nhật hiểu rõ Bắc Kinh muốn ám chỉ đến những thiệt hại gì thông qua lệnh cấm này nếu không chìu chuộng quan điểm bành trướng lãnh hải Bắc Kinh. Giới chiến lược tại Mỹ và Nhật cần giải pháp chứ không thể nào chờ nước đến chân mới nhảy được. Để Apple và nhiều hãng lớn khác bị tê liệt đồng loạt vì không có lithium làm pin là một điều không thể chấp nhận được với Hoa Kỳ.
B. Vai trò của dysprosium và neodymium:
Trung Cộng được cho là sản xuất 99% dysprosium(Dy) và 95% neodymium (Nd) cho thế giới hiện nay dù rằng nhiều quốc gia khác có trữ lượng cao hơn Trung Quốc (3).
Nguyên tố Dy rất cần cho các thiết bị laser, các thiết bị hạch tâm và thậm chí, cho động cơ xe điện ngày nay. Ước tính một chiếc xe hơi điện ngày nay cần khoảng 1,3 kg Dy. Không được cung cấp các nguyên tố này, các hãng xe lớn trên thế giới phải đóng cửa các hệ thống sản xuất xe điện của mình ngay lập tức dẫn đến khủng hoảng tài chánh kinh tế thất nghiệp theo kiểu dây chuyền đem đến thiệt hại bất ổn rất lớn cho nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ & Nhật.
Nguyên tố Nd giúp các hợp kim có từ trường rất mạnh dùng nhiều trong các thiết bị như động cơ điện, dùng trong sản xuất các ổ nhớ (hard disk) cho computer hoặc cho các server lớn và các máy phát điện chạy bằng gió, vân vân.
Toàn thể thế giới ngày nay đều cần computer và server, cho nên như cầu về ổ nhớ hard disk là vô cùng lớn, không thua gì pin lithium. Data dữ kiện tài liêu hình ảnh hồ sơ ngày cứ nhiều thêm cần phải có hard disk để thâu lại gìn giữ. Chỉ tính mỗi công ty Western Digital không thôi chuyên sản xuất kinh doanh các ổ nhớ đủ mọi loại mỗi năm doanh thu lên dến trên 34 tỷ Mỹ kim hoặc có khi lên đến 40 tỷ trong khi hãng này chỉ chiếm 42% thị trường thế giới thì cũng đủ biết thị trường và nhu cầu về các ổ nhớ lớn rộng và quan trọng đến mức nào cho đời sống và nền kinh tế hiện đại toàn cầu cũng như cho nền kinh tế của Mỹ và Nhật.
Do đó, nếu Trung Cộng hiện nay sản xuất 95 % lượng Nd và Dy cho nền công nghiệp hiện đại của Mỹ Nhật mà Trung Cộng lại đi cấm vận thì các hãng xe hơi, các hãng điện tử lớn của Mỹ Nhật đương nhiên bị tê liệt dẫn đến thiệt hại khó mà lường nổi. Các hãng lớn này buộc phải kêu gọi chính phủ can thiệp hoặc có chính sách dự phòng lâu dài để phòng trừ đại khủng hoảng. Nước Mỹ không ngừng cần các ổ nhớ lớn nhỏ ở mọi ngành nghề, ở mọi công ty, ở mọi ban ngành chính phủ – và sự thiếu hụt ổ nhớ trên thị trường sẽ khiến cả xã hội có thể bị đình trệ nếu các bộ nhớ đã đầy không có ổ mới thêm vào.
III. NĂM Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VỤ BẮC KINH CẤM VẬN XUẤT KHẨU KIM LOẠI QUÝ HIẾM ĐỐI VỚI NHẬT:
Nhật đương nhiên là cuống cuồng trước lệnh cấm vận xuất khẩu kim loại quý hiếm của Trung Cộng nên buộc lòng phải vội vàng thấu cáy Bắc Kinh bằng cách tuyên bố sẽ mua kim loại quý hiếm từ Việt Nam.
Lời tuyên bố của Nhật không những không làm cho Bắc Kinh lo sợ mà càng thêm bực tức. Đơn giản là mức sản xuất kim loại quý hiếm của Việt Nam làm sao nhất thời thỏa mãn nổi nhu cầu kim loại quý hiếm thiết yếu cho nền kinh tế hiện đại của Nhật. Hành động này của Nhật chỉ khiến Tập Cận Bình biết rõ mình đã đánh trúng yếu huyệt của Nhật và tiếp tục gia tăng lấn hiếp- gần như ra lệnh đóng băng mọi quan hệ tài chánh ngoại giao với Nhật buộc chính phủ Obama phải nhào vào xoa dịu tình hình trong khi chờ đợi tìm kế sách lâu dài.
Biết tình hình trước mắt kinh tế hai nước Mỹ- Nhật lệ thuộc hoàn toàn vào lượng kim loại hiếm do Trung Cộng sản xuất nên Tập Cận Bình không hề chùn bước trước mọi áp lực của Obama về biển đảo và lãnh hải tại biển Đông, thậm chí cũng không rút Hải quân ra khỏi vùng biển đảo Hoàng Nham của Phi dù đã có bất chấp phán quyết tòa án quốc tế PCA về biển đảo ở Hague đã phán quyết vùng biển Hoàng Nham này không thuộc chủ quyền của Trung Cộng vào tháng Bảy năm 2016. Trung Cộng coi thường công pháp quốc tế trắng trợn như vậy mà chính phủ Obama cũng không thể gián đòn trừng phạt ngay lập tức vì còn đang cần dĩ hòa vi quý để thuyết phục Bắc Kinh bãi bỏ hàng rào cản xuất khẩu kim loại quý hiếm qua thiết yếu cho nền kinh tế của Mỹ- Nhật.
Sự kiện này đem đến năm ý nghĩa quan trọng:
-
Ý nghĩa thứ nhất là khiến Việt Nam bị vạ lây không thể tránh khỏi trong thế tranh chấp kinh tế, địa dư lãnh hải giữa ba quốc gia Mỹ- Nhật và Trung Cộng.
-
Ý nghĩa thứ hai là cho thấy Bắc Kinh cương quyết tranh giành ảnh hưởng ttong vùng với Hoa Kỳ.
-
Ý nghĩa thứ ba là sự kiện này làm đổ vỡ hoàn toàn chính sách “biến Trung Cộng thành một cường quốc có trách nhiệm” kéo dài trên ba thập niên từ thời Tổng thống Bush Cha đến thời Tổng thống Obama.
-
Ý nghĩa thứ tư là rõ ràng là nền kinh tế cả hai quốc gia Mỹ Nhật thật sự đang bị Trung Cộng chèn ép khống chế. Nếu xăng dầu là yếu huyệt của nền kinh tế Trung Cộng thì kim loại quý hiếm lại có thể làm nền kinh tế Nhật và Hoa Kỳ lâm vào trì trệ khủng hoảng.
-
Ý nghĩa thứ năm là hành động này của Trung Cộng làm mất mặt và tổn hại đến uy danh vài trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ trước đồng minh và thế giới rất nặng nề.
Bị Trung Cộng khống chế kinh tế vì nắm được yếu huyệt và ngang nhiên qua mặt coi thuờng công pháp quốc tế do chính Hoa Kỳ chủ xướng và ép buộc phải tôn trọng bấy lâu một cách bất khả kháng, Hoa Thịnh Đốn buộc phải ngồi nhìn các nước đồng minh và các nước khác có nhiều hành động ngoại giao thỏa mãn phần nào hay toàn bộ những yêu sách của Trung Cộng từ kinh tế đến chính trị thay vì hoàn toàn tự tin vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ như trước kia.
Thái độ của tổng thống Phi nặng lời với tổng thống Obama cũng chỉ là một thí dụ điển hình. Nhật và Úc cũng bắt đầu tìm cách làm chiều lòng Bắc Kinh và thường xuyên chờ đợi kêu gọi Hoa Thịnh Đốn có đối sách mới rõ ràng hơn, hoặc là chia sẽ vị trí lãnh đạo với Trung Cộng trong vùng, hoặc là có thái độ cứng rắn trừng phạt Trung Cộng.
Cộng đồng Âu Châu cũng buộc phải mở rộng cửa hơn để hàng hóa Trung Cộng ồ ạt tràn vào thay vì hạn chế như đã từng hạn chế hàng hóa của Nhật vào thập niên 1980. Anh Quốc cũng bắt đầu cho các toa xe lửa hàng hóa từ Trung Cộng chạy vào. Lý do là vì các quốc gia có nền kinh tế hiện đại không quốc gia nào muốn Trung Cộng giới hạn mức xuất khẩu kim loại quý hiếm lên xứ sở của mình như vụ Nhật Bản cả.
VI. SỰ TỨC GIẬN CỦA HOA THỊNH ĐỐN ĐỐI VỚI BẮC KINH:
Trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội và toàn thể quốc dân của Tổng thống Obama vào ngày 12 tháng Giêng năm 2016 có đoạn như sau (4), nguyên văn bằng Anh ngữ: “…and when it comes to every important international issues, people of the world do not look to Beijing or Moscow to lead — they call us“- nghĩa là: “… và khi phải đối phó với những vấn đề quan trọng toàn cầu thì cả thế giới không nhìn về Bắc Kinh hay Mạc Tư Khoa để đứng ra dàn xếp giải quyết- mà họ chờ đợi sự lãnh đạo của chính người Mỹ chúng ta.“
Tổng thổng Mỹ nêu đích danh Bắc Kinh ra trước Quốc Hội và quốc dân mà khinh rẽ để tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ thì rõ ràng mâu thuẩn ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng rất căng thẳng- căng thẳng đến nổi Hoa Thịnh Đốn không dằn được cơn bực tức của mình.
Tuy nhiên, sự bực tức của triều Obama không làm Bắc Kinh dừng bước. Ngày nào mà Hoa Kỳ chưa có hành động quyết liệt và cứng rắn đối với Bắc Kinh trên mọi mặt từ nhân quyền, tài chánh, quốc phòng đến kinh tế, thì ngày đó, Hoa Kỳ còn phải chấp nhận một sự thật phủ phàng là đồng minh của mình trong vùng Đông Nam Á tiếp tục chịu cảnh bị Bắc Kinh chèn ép mọi mặt từ lãnh hải đến kinh tế.
Hơn thế nữa, nếu Việt Cộng biết dùng tài lực để vận động hậu trường chính trị của Hoa Kỳ thông qua nhóm Odesta thì Trung Cộng cũng thừa sức dùng tài lực để khiến chính sách của Hoa Thịnh Đốn thiếu nhất quán trong việc đối phó hay trừng phạt Bắc Kinh.
Từ sự thiếu nhất quán trong việc trừng phạt Bắc Kinh về mậu dịch mà đảng Dân Chủ đã ít nhiều đánh mất niềm tin của giới kỹ nghệ và thợ thuyền Hoa Kỳ góp phần không nhỏ cho ứng cữ viên tổng thống Donald Trump thắng cữ trở thành tổng thống.
VII. KẾT:
Vụ việc cấm vận kim loại quý cho thấy chính sách thúc đẩy Trung Cộng thành một cường quốc có trách nhiệm bấy lâu của Hoa Kỳ thật sự đã bị đổ vỡ hoàn toàn. Giới chức trách Hoa Kỳ đều đồng ý một đều- đó là Trung Cộng sẽ chẳng bao giờ là một cường quốc có trách nhiệm. Bản chất của cộng sản là dối trá và lừa gạt, bản chất đó không bao giờ mất đi đối với các chế độ cộng sản, kể cả Trung Cộng. Tương lai Trung Quốc có là một cường quốc có trách nhiệm hay không phải phụ thuộc vào cải cách thể chế chính trị tại xứ sở này.
Nguyễn Trọng Dân
———————————
Chú thích:
-
https://www.forbes.com/sites/larrybell/2012/04/15/chinas-rare-earth-metals-monopoly-neednt-put-an-electronics-stranglehold-on-america/#54e8a0642d6d