Tại buổi thảo luận ở hội trường sáng ngày 30/05/2019 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ bảy (Quốc hội khóa XIV) nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại về những cải cách trong giáo dục chưa đạt hiểu quả cao, nhiều người dân mất niềm tin vào hệ thống giáo dục. Ông Nguyễn Lân Hiểu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã phát biểu: “Đúng làm sao được khi mà 100% học sinh trong lớp đều đạt loại giỏi. Trong phiên thảo luận về giáo dục, chúng ta đã dành nhiều thời gian để bàn về triết lý giáo dục. Nhưng theo tôi, trước mắt chúng ta cần xây dựng một nền giáo dục không nói dối. Không nên kỳ vọng vào một sản phẩm giáo dục hoàn hảo nếu chúng ta chấp nhận sự dối trá ngay từ khi các con bước vào trường”(1)
Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức vào ngày 24/09/2013, Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTP.HCM) đã đưa ra kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%(2).
Cách nay khoảng 6 năm mà tỷ lệ học sinh nói dối đã ở mức độ như thế thì hiện nay tỷ lệ học sinh nói dối sẽ ở mức độ nào?
Học sinh nói dối là do cách giáo dục của gia đình hay là học đường?
Trong gia đình cha mẹ nào cũng giáo dục con cái tính ngay thẳng: đói nói đói, no nói no; ghét nói ghét, yêu nói yêu “ Thấy vui muốn cười cứ cười/ Thấy buồn muốn khóc là khóc/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn- Phùng Quán).
Gia đình thì dạy như thế nhưng khi đến trường thì nhà trường lại dạy như thế nào?. Chúng ta cùng đọc và suy ngẫm mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học?” của tác giả Bút Bi đăng trên báo Tuổi Trẻ ra Thứ tư ngày 12/03/2008 để thấy phương pháp giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa:
“Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.
Vì sao con nghỉ học?Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu, con nản…Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học còn vì nhiều chuyện phát ớn…
Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.
Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. Con mừng lắm nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. Con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào!
Mới đây trường con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhứt khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.
Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. Ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ, chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.
Vì vậy mà con nghỉ học!”
Học sinh nào đã từng học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đều biết quá rõ tiết học dự giờ của giáo viên, giống như trình diễn!(3)
Giáo dục theo phương pháp như trong bài viết “Vì sao con bỏ học?”là “phản nhân bản” thì làm sao học sinh có thể “thành nhân” được, chỉ có “ thành dã nhân” mà thôi! Thầy cô là những người giúp học sinh rèn các đức tính nhân bản: “ Để Thành Nhân, các em phải được giúp đỡ trong việc luyện các đức tính nhân bản. Ở đây, tôi xin được nhắc đặc biệt đến đức tính ngay thẳng, vì khắp nơi trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam thân yêu của chúng ta, người ta ngao ngán vì những chuyện lừa bịp, tham nhũng bất công tràn lan nhan nhản khắp nơi”(3).
Gian dối đã “nhập lý” (lậm vào bên trong, lậm vào xương cốt, giống như bệnh thương hàn nhập lý) vào ngành giáo dục Việt Nam, thay vì thẳng tay loại bỏ gian dối, ngược lại các cơ quan quản lý giáo dục có dấu hiệu bao che. Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh: “Thật không ngờ tình trạng gian lận điểm thi trong giáo dục đã đến mức phổ biến tràn lan, thậm chí xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cùng một thời điểm gây nên sự bất bình, lo lắng rất lớn trong xã hội. Nhưng không dừng ở mức lo lắng, mà công chúng thật sự phẫn nộ khi cơ quan quản lý giáo dục lại có dấu hiệu bao che cho các hành vi sai trái này dưới mỹ từ “nhân văn”( 4)
Chế độ ta luôn đề cao câu nói của cụ Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Với phương pháp giáo dục phản nhân bản như thế thì làm sao có thể đào tạo ra hiền tài cho đất nước được? Nhìn vào phương pháp giáo dục ấy chúng ta có thể đánh giá nguyên khí quốc gia thịnh hay là suy.
Gian dối và bạo lực là “ cặp bài trùng”: “Bạo lực chỉ có thể được che đậy đối với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc” (Alesandre Solzhenitsyn).
Phải đoạn tuyệt tức khắc với gian dối thì mới mong: “ Xã hội sẽ trong lành, người người sẽ sống trong an bình và tin tưởng nhau, khi lòng con người trong sáng và sống ngay thẳng trung thực. Loại xã hội này hình thành từ trường học, nếu sinh viên, học sinh được dạy dỗ”(5)
Nguyễn Văn Nghệ (Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang)
——————————
Chú thích:
1-https://nongnghiep.vn/can-xay-dung-mot-nen-giao-duc-khong-noi-doi-post242510.html
2- www.nguoiduatin.vn/ti-le-hoc-sinh-noi-doi-tang-dan-theo-tuoi-a106618.html
3- Bài viết “Dự giờ như trình diễn!”
4,6 “ Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016” của Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo.
5- Bài viết “ Không công bố danh tánh các thí sinh gian lận thi cử: Nhân văn hay bao che?”
Ghép mỗi thứ 1 ít để xuyên tạc, chịu.
Thôi em đi làm web.
Trang tin tức cập nhập dành cho người Việt xa quê.
Truy cập: Người Việt 4 phương
Thanks admin
” Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ “- Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS:
Trong “Tuyển tập Hồ chí Minh” phát hành ở Hà nội, Hồ chí Minh viết:“Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ tại Miền Nam là hoàn toàn do anh em ruột thịt Miền Nam phát động “.
Tờ Nhân Dân xuất bản tại Hà Nội ngày 27-1-1955 đăng tin: “Hồ Chủ Tịch tuyên bố đảng Cộng sản chẳng những không loại trừ tôn giáo mà còn bảo vệ nó .”
Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam “.
Trong cuốn Sài Gòn Thất Thủ , tác giả Komori Yoshihisa thuật lại rằng Nguyễn Hữu Thọ – chủ tịch Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam kiêm chủ tịch hội đồng tư vấn chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam – và Huỳnh Tấn Phát – thủ tướng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam – luôn tuyên bố rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một lực lượng vũ trang duy nhất ở miền Nam chống lại chính quyền Sài Gòn, và rắng tại miền Nam không bao giờ có sự hiện diện của quân đội Bắc Việt dù chỉ một người.
Nguyễn Thị Bình- Bộ Trưởng Ngoại Giao Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam-: “Không, tôi không phải Cộng Sản”.
v…v…
Nói dối là căn bệnh của người VN bao nhiêu đời nay, theo nhiều học giả nước ngoài và của chính mình. Tôi đi từ Bắc vô Nam, bên cạnh những tính tốt của người Việt chúng ta hay nói tới, tôi có nhận xét người Việt mình rất thích nói dối (đa số), đôi lúc chẳng để làm gì. Người miền Bắc thì “khách sáo”, đó là giấu diếm, người miền Trung “hay cãi”, đúng sai cũng cãi, người miền Nam “hay nổ”, nghèo cũng nổ giầu cũng nổ. Trong nước thì thể chế chính trị toàn trị nên nếu cần nói dối chính quyền nói dối thoải mái vì không ai kiểm soát nên họ trở thành nói dối chuyên nghiệp luôn, người Việt mình ở nước ngoài được hưởng tự do ngôn luận nên nói dối … tự do luôn, rồi còn lịch sử, văn học, truyền thuyết của dân tộc mình có nhiều điều đọc thấy không hợp lý, nhưng vẫn được giảng dạy trong trường lớp thì mới biết kết quả như thế nào. Kết luận: nói dối là bản chất của dân tộc Việtnam, không có gì ngạc nhiên và tôi là người Việtnam.
Muốn có một nền giáo dục không còn nói dối nữa? Hãy giải thể chế độ Cộng sản Hà nội :
Trung tướng cộng sản Trần Độ: Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con đóng trò, bắt người già phải đóng trò. Đặc điểm này đã đóng góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay!
Nhà văn Nguyễn Khải – đảng viên 60 tuổi đảng : Nền đạo đức xã hội chủ nghĩa chỉ có thể tạo ra “Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật” .
Phó thủ tướng Trần Phương :Đảng Cộng Sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao Đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ,không biết sám hối.
Nguyễn Khải – đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn Cộng sản: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…
Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến-: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .
Nhà văn Nguyên Ngọc (ở Việt nam): Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối.
Lê Thị Bích Hồng – phó Vụ trưởng Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung Ương: Một khảo sát đã được thực hiện trên đối tượng học sinh, sinh viên tại 30 trường học trong cả nước cho thấy một bức tranh cực kỳ nguy hiểm. Nói dối càng ngày tăng dần. Trẻ em nói dối ít, nhưng càng lớn càng nói dối nhiều hơn.
Nhà giáo Nguyễn Quang Kính -nguyên chánh văn phòng Bộ GD-ĐT -: Nói dối tràn lan đang trở thành một vấn nạn xã hội.
v.v…
Mọi thứ xuất phát từ chế độ do đảng cộng sản cầm quyền.
Có rất nhiều nguyên do tại sao đất nước không có được một nền giáo dục tốt, và câu trả lời, cũng như mọi người đều biết, căn nguyên chính là tại chế độ.
Đảng cầm quyền không danh chính ngôn thuận nên phải dối trá. Nói dối để cầm quyền, nói dối để lừa dân, để sống, để tồn tại, để tham nhũng. Nếu nói thật thì chế độ đã không tồn tại tới ngày nay.
Hỏi nếu bọn cầm quyền không nói dối thì xã hội và học đường có nói dối? Chắc chắn là không. Không có người dân đen nào dám nói dối nếu đảng không cho nói dối.
Hỏi nếu bọn cầm quyền nói dối thì xã hội và học đường có dám nói thật và dạy thật? Chắc chắn là chẳng có thầy cô nào dám dạy thật.
Cái dối đã phát sinh từ con người khai sinh ra chế độ. Hồ Chí Minh nói dối với nhân dân, nói dối với các cháu nhi đồng, nói dối với tất cả mọi người.
Tại sao lại phải nói dối? Vì nếu không nói dối thì không sống được dưới chế độ cộng sản. Mục đích của nói dối là để bảo vệ chế độ.
Không phải học sinh không biết, bằng chứng là các cháu không học môn Sử; không phải thầy cô không biết nhưng họ phải nói và dạy theo chính sách và đường lối của đảng. Họ phải kiếm sống, phải giữ nồi cơm nên phải nói dối và dạy dối.
Một đất nước sống dưới một chế độ mà hiến pháp cũng viết dối, lãnh đạo làm dối, nói dối và báo cáo dối. Con người nói dối thì học đường cũng phải nói dối. Cả một đất nước sống dối, làm dối, dạy dối, học dối. Cái gì cũng giả dối thì làm sao các cháu không nhiễm cái dối? Chế độ đã làm cho tất cả phải nói dối để sống, để tồn tại.
Quốc hội đem vấn nạn ra bàn luận nói hậu quả mà không nói tới căn nguyên thì chẳng khác gì đem bệnh nhân đi chữa bệnh bác sĩ cho thuốc mà không cho uống.
Cộng sản mà nói thật thì đã không còn là cộng sản!
nv
Xuân Vũ, tác giả bộ hồi ký vượt Trường Sơn “Đường đi không đến”, đã nói hết bản chất của cộng sản qua một câu ngắn gọn:
“NGƯỜI CỘNG SẢN HỄ NÓI THÌ CHỈ CÓ NÓI DỐI, HỄ LÀM THÌ CHỈ CÓ LÀM BẬY!”
Chúng ta không thể không thêm câu này: “SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI!”