Ba Lan sắp có luật chặn kiểm duyệt trên mạng xã hội

9

Ba Lan sắp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hạn chế quyền lực của Big Tech bằng luật pháp. Các công ty truyền thông xã hội nào kiểm duyệt người dùng hoặc xóa bài đăng vì lý do bất đồng tư tưởng sẽ sớm bị luật Ba Lan phạt tiền.

Tác giả bộ luật là ông Sebastian Kaleta, Thứ trưởng Tư pháp. Trả lời đài Fox News hôm thứ Tư, ông Kaleta cho biết các công ty truyền thông xã hội từ lâu đã nhắm mục tiêu vào những người bảo thủ, người theo đạo Ky-tô và người tôn trọng các giá trị truyền thống bằng cách cấm họ xuất hiện hoặc gỡ bỏ các bài đăng của họ. Ông nói rằng chính phủ Ba Lan cho rằng hành động này là quá quắt và cần được chấm dứt.

Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng khi Big Tech quyết định xóa nội dung có mục đích chính trị, thì chủ yếu các nội dung đó ca ngợi các giá trị truyền thống hoặc ca ngợi chủ nghĩa bảo thủ” và khi các nội dung đó bị cho là gây thù hận thì “họ không có quyền hợp pháp để làm như thế.”

Theo luật mới, bất kỳ mạng xã hội nào cấm người dùng vì các lý do đó sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt 13,5 triệu đô la, trừ khi nội dung đó cũng bất hợp pháp theo luật của Ba Lan. Một ủy ban trọng tài sẽ được thành lập để giám sát các tranh chấp.

Thứ trưởng Kaleta nói rằng các công ty công nghệ đã lộng hành đến mức chính họ chọn quyết định điều gì là hợp pháp và điều gì không hợp pháp – dù đó không phải là chức năng của họ.

Ông nói: “Quyền tự do ngôn luận không phải là điều mà những người kiểm duyệt ẩn danh làm việc cho các công ty tư nhân đua ra quyết định. Thay vào đó, đây là công việc của các cơ quan cấp quốc gia và các quan chức do dân bầu hợp lệ.” Theo ông, trước đây, các ngành xe hơi, điện thoại, tài chính lúc ban đầu không được quản lý, nhưng đến khi chúng phát triển quá lớn thì cần có luật quản lý. Điều tương tự cũng nêm áp dụng với Big Tech.

Ông nói thêm rằng việc loại bỏ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khỏi các trang mạng xã hội là một ví dụ khác về sự lộng hành của Big Tech và đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.

Thật đáng lo ngại vì nếu Big Tech coi mình là một tổ chức được trao đủ quyền để cấm một tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ, thì nó sẽ gửi một thông điệp đến thế giới – rằng chúng tôi có thể cấm bất cứ ai, bất cứ khi nào chúng tôi muốn.”

Thứ trưởng Kaleta còn nói Ba Lan đã trải qua 45 năm dưới chế độ cộng sản, trải nghiệm này đã dạy cho người dân nước ông giá trị của quyền tự do ngôn luận và khi đất nước nhận thấy những xu hướng mới đáng lo ngại do kiểm duyệt gây ra, dư luận sẽ khó chịu và cảnh giác.

Tháng trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố sẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet” và khẳng định “chủ sở hữu của các mạng xã hội không thể hoạt động đứng trên luật pháp” sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và mạng Parler bị cắt.

Ông nói: “Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời buổi mà tự do là giá trị quý giá nhất… bởi vì chúng tôi biết điều đó sẽ như thế nào khi có ai đó định hạn chế tự do.”

Ông Morawiecki muốn nhắc tới cuộc đàn áp ở Tiệp Khắc năm 1968, còn gọi là Mùa xuân Praha. Khi đó, chính Ba Lan và Bulgaria, Hungary – thành viên của Hiệp ước Warsaw – hợp cùng quân Liên Xô đè nát cuộc nổi dậy của người Tiệp Khắc do Tổng bí thứ Alexander Dubček đứng đầu.

Thủ tướng đã viết trên trang Facebook của mình: “Trong gần 50 năm, chúng tôi đã sống trong một đất nước có kiểm duyệt, ở đó Anh Cả đã nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải sống như thế nào, chúng tôi phải cảm thấy gì, và những gì chúng tôi không được phép nghĩ, nói hoặc viết,” ông ca ngợi Internet là “phương tiện dân chủ nhất trong lịch sử, một diễn đàn mà trên đó mọi người đều có thể có tiếng nói.”

Tuy nhiên, ông cảnh báo, điều nghịch lý là trải qua thời gian, Internet thiếu các quy định cho nên đã gây ra “hậu quả tiêu cực” đối với tự do: “Nó bị thống trị bởi các tập đoàn quốc tế lớn, giàu có và quyền lực hơn nhiều quốc gia khác.”

(Tổng hợp từ FoxnewsBreitbart)

 

9 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Các công ty truyền thông xã hội nào kiểm duyệt người dùng hoặc xóa bài đăng vì lý do bất đồng tư tưởng sẽ sớm bị luật Ba Lan phạt tiền…………….
    Thứ trưởng Kaleta nói rằng các công ty công nghệ đã lộng hành đến mức chính họ chọn quyết định điều gì là hợp pháp và điều gì không hợp pháp – dù đó không phải là chức năng của họ.”

    Nước Ba Lan đã có kinh nghiệm sống, nước mắt, và máu dưới chế độ cộng sản độc tài không chấp nhận những tiếng nói trái chiều, do đó đây chính là một chính sách để bảo vệ cho nền Dân Chủ của Ba Lan. Diễn đàn này, nhờ nằm trong nước Ba Lan, cho nên đã để cho mọi tiếng nói trái chiều đều được đăng tải, một điều rất hiếm có hiện nay còn sót lại. Chỉ tiếc thay cho đám Thích Liếm Đít Lừa gốc Vịt, tuy cũng có bài học xương máu như dân Ba Lan, nhưng chúng lại mau quên quá. Về hùa với đảng ÔN LỪA, tung hô cuộc bầu cử GIAN LẬN trắng trợn, thì đã đành, nhưng điều tệ hại và khốn nạn nhất là sự im lặng hay tỏ vẻ đồng tình với sự kiểm duyệt tùy tiện của bọn TTTT và các công ty BIG TECH social media giành cho những người ủng hộ ông Trump.

    • Sydney Morning Herald: Bị vây đánh, Facebook xuống nước

      Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 20-2 thông báo Facebook đã chấp nhận ngồi lại bàn đàm phán với Úc để tìm lối ra, sau khi mạng xã hội phổ biến nhất thế giới bất ngờ chặn mọi tin tức và chặn luôn cả tài khoản của nhiều cơ quan chính phủ và dịch vụ khẩn cấp của xứ sở chuột túi.

      Đừng “đùa” với Úc
      Trong cuộc họp báo ngày 20-2 tại thành phố Sydney, ông Morrison cho biết Facebook đang đề nghị Chính phủ Úc đàm phán thêm để tìm giải pháp cho vấn đề chưa thông giữa hai bên, liên quan trách nhiệm trả tiền bản quyền nội dung báo chí xuất hiện trên nền tảng mạng xã hội.
      Facebook cho tới nay vẫn công khai tỏ ý sẽ không thay đổi quan điểm phản đối của họ với dự luật đang chờ Thượng viện Úc thông qua tuần tới.
      Trước đó ngày 19-2, Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg cho biết đã nói chuyện với giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và dự kiến sẽ có thêm những cuộc đàm phán tiếp theo trong hai ngày cuối tuần. Hiện chưa rõ những cuộc thương lượng này đã diễn ra chưa.
      Cùng ngày 19-2, Thủ tướng Úc tuyên bố sẽ quyết tâm thúc đẩy việc thông qua dự luật bắt Facebook, Google trả tiền bản quyền cho báo chí, bất chấp những động thái phản ứng cực đoan của Facebook.
      Dư luận có cơ sở để tin vào tuyên bố cứng rắn của Thủ tướng Úc. Ông Richard Glover, tác giả bài bình luận đăng trên báo Washington Post ngày 20-2, nhắc lại một số thành tích đáng nể của Canberra trong những cuộc đối đầu với các thế lực kinh doanh trước đây, trong đó có cả “ông kẹ” Amazon.
      Đó là cuộc chiến pháp lý giữa các đại gia sản xuất thuốc lá quốc tế với luật in bao bì thuốc lá trơn để giảm hút thuốc của Úc năm 2012. Chiến thắng chung cuộc của chính quyền Úc tại tòa cấp cao trước các công ty thuốc lá là cơ sở để khoảng 20 quốc gia khác sau đó đã học tập Úc sáng kiến này.
      Cũng tương tự, năm 2018 gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đe dọa không cho người tiêu dùng Úc truy cập vào các trang web quốc tế của Amazon để đáp trả việc Chính phủ Úc yêu cầu Amazon phải áp 10% thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) với hàng hóa nước ngoài bán tới Úc. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, Amazon đã phải rút lại đe dọa và thực hiện theo yêu cầu của Canberra.
      Trong các sự việc đã nêu, có một thực tế đáng chú ý: các nhà lập pháp Úc dù ở đảng cầm quyền hay đảng đối lập đều đã đồng thuận quan điểm. Đó chính là yếu tố thuận lợi để Chính phủ Úc có thể hành động quyết liệt và tới cùng trong thực thi chính sách.
      Trở lại với vụ việc của Facebook, trong cuộc họp ngày 15-2, đảng đối lập Công đảng Úc cũng đã ủng hộ đảng cầm quyền Tự do của Thủ tướng Scott Morrison về dự luật bắt Facebook, Google trả tiền bản quyền cho báo chí, mở ra cơ hội lớn để dự luật này được thông qua tại Thượng viện liên bang Úc trong tuần tới.
      Khác với Facebook, mới đây Google đã có những động thái biểu hiện rõ ràng tinh thần thỏa hiệp với chính quyền Úc. Từng đe dọa dừng hoạt động công cụ tìm kiếm tại Úc để phản ứng dự luật, song tuần này Google đã bắt đầu đạt được thỏa thuận trả phí với hai trong số các hãng truyền thông lớn nhất của Úc là Seven West Media và Nine Entertainment Co.
      Công ty này tạm thời kết bạn lại với Úc. Điều tôi hài lòng là Facebook đã quay trở lại bàn đàm phán.
      Thủ tướng Úc Scott Morrison nói tại họp báo ngày 20-2….

      • Úc không đơn độc
        Trong thời gian gần đây, từng có không ít quan điểm lo ngại đặt vấn đề: phải chăng người dùng trên thế giới đang tạo điều kiện để các gã khổng lồ công nghệ Mỹ có được sức mạnh quyền lực quá lớn tới mức trở thành trung tâm trong mọi hoạt động vận hành xã hội. Điều gì sẽ xảy ra nếu “bỗng dưng một ngày” họ sử dụng quyền lực ấy để giành quyền “thiết lập luật chơi” trước một chính phủ?
        Và nay, sự việc vừa xảy ra tại Úc cho thấy lo ngại này đã thành hiện thực. Tức giận với dự luật của Chính phủ Úc, Facebook lập tức “xóa sổ” nội dung tin tức trên nhiều trang tài khoản báo chí của nước này. Khoảng 17 triệu người dùng Facebook của xứ chuột túi thức dậy trong sáng 18-2 ngỡ ngàng nhận ra không thể đăng/chia sẻ bất cứ nội dung tin tức nào, cả tin trong nước lẫn quốc tế.
        Thủ tướng Úc đã nhận được tiếng nói đồng cảm từ một số lãnh đạo các nước và cũng đang kêu gọi thêm các lãnh đạo thế giới ủng hộ lập trường của Canberra trong vấn đề này.
        Ông Morrison đã thảo luận với người đồng cấp Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi, và dự kiến tiếp tục thảo luận thêm với nhiều lãnh đạo khác trong những ngày tới. Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg cũng đã nói chuyện với Phó thủ tướng – Bộ trưởng Tài chính Canada, bà Chrystia Freeland, về sự việc.
        “Đây không phải là vấn đề bắt chước một hệ thống, mà là có một hệ sinh thái công bằng và thực thi công lý cho ngành công nghiệp truyền thông, một ngành đang đầu tư quá nhiều cho nội dung của họ”, báo Washington Post dẫn quan điểm của ông Alex Agius Saliba từ Malta, một thành viên của Nghị viện châu Âu, chia sẻ quan điểm đồng tình với chính quyền Úc trong một cuộc phỏng vấn.
        Bà Elizabeth Renieris, giám đốc Phòng thí nghiệm đạo đức công nghệ Notre Dame-IBM, cho rằng ngay cả khi dự luật của Úc còn có những vấn đề chưa thỏa đáng nào đó, phản ứng của Facebook vẫn là không thể chấp nhận. Bà Renieris cho rằng cách phô diễn quyền lực của Facebook “thực sự sẽ thức tỉnh các nhà quản lý trên toàn thế giới”.
        Cho rằng Facebook không phù hợp với nền dân chủ, dân biểu David Cicilline của Đảng Dân chủ, phụ trách một tiểu bang của Hạ viện Mỹ, hối thúc cơ quan chống độc quyền của Mỹ vào cuộc điều tra về Facebook. Ngày 18-2, các nghị sĩ Đảng Dân chủ thông báo sẽ tổ chức các phiên điều trần mới để quản lý các nền tảng online và cập nhật các luật chống độc quyền của Mỹ.
        Đe dọa để buộc cả một đất nước khuất phục các điều khoản của Facebook chính là sự thừa nhận cao nhất của Facebook về sức mạnh độc quyền của nó.
        Dân biểu Mỹ David Cicilline viết trên Twitter
        Phạt đến 10% doanh thu
        Theo báo Sydney Morning Herald, dự luật của Úc buộc các công ty như Google, Facebook phải đạt được thỏa thuận thương mại với các công ty truyền thông nước này nếu không muốn bị xử phạt lên tới 10% doanh thu.
        Báo Washington Post cho biết dự luật của Úc còn có những điều khoản cho phép nhà quản lý có thể buộc Facebook và Google phải trả tiền cho các báo mỗi khi ai đó bấm vào xem đường link tin tức xuất hiện trên các trang thuộc nền tảng của hai công ty này.
        Dự luật đã được thông qua tại Hạ viện Úc tối 17-2 và dự kiến nhận được “cái gật đầu” tại thượng viện tuần tới. Nếu thượng viện thông qua, dự luật sẽ chính thức trở thành luật vào cuối tháng 2-2021.

  2. Xin cảm ơn ĐCV đã post về Ba lan và luật cấm kiểm duyệt mạng xã hội.

    Bài tổng hợp rất có ý nghĩa để tìm hiểu về captitasim vs. communism or globalism. Và sự lựa chọn của Hoa Kỳ.

    TT Trump bị chặn mạng xã hội có phải vì communism/globalism đang muốn kiểm soát Hoa Kỳ.

    Chúng ta khó có thể tin rằng dìều này đang xảy ra ở Hoa Kỳ mà Ba lan từng bị Nazi/Stalin thống trị tuyên truyền, đang lên tiếng ngăn chặn.

    Tôi có xem qua link từ Breitbart có rất nhiều comments mang tính chất lịch sử của Ba lan, một quốc gia từng là trò đùa của Nazi anti Polish.

    Thủ tướng đã viết trên trang Facebook của mình: “Trong gần 50 năm, chúng tôi đã sống trong một đất nước có kiểm duyệt, ở đó Anh Cả đã nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải sống như thế nào, chúng tôi phải cảm thấy gì, và những gì chúng tôi không được phép nghĩ, nói hoặc viết,” ông ca ngợi Internet là “phương tiện dân chủ nhất trong lịch sử, một diễn đàn mà trên đó mọi người đều có thể có tiếng nói.” (trích bài trên)

    Dragonslayer1976 • a month ago
    The problem with America is they have not lived under a socialist regime and had to fight their way out of it.
    Poland has been there done that.
    Vấn đề của người Mỹ rằng là họ chưa từng sống dưới chủ nghĩa xã hội và từng tranh đấu để ra khỏi. Poland đa trải qua và làm điều này.
    Pete Dragonslayer1976 • a month ago
    All the V4 countries had to survive National Socialism under Hitler and then Democratic Socialism under Stalin. I hope we won’t have to relearn their lessons the hard way.
    Tất cả các quốc gia của V4 (four countries of Central Europe (Czech Republic, Hungary, Poland and Slovakia) đã từng sống sót chế độ xã hội quốc gia dưới thới Hitler và Democratic Socialism dưới thời Stalin. Tôi hy vọng chúng ta không phải học lại những bài học của họ một cách khó khăn.

    Mong lắm thay!
    Thanks for following ĐCV. Have a great weekend to All.

  3. “kiểm duyệt trên mạng xã hội”? – Không, ngàn lần không, không, không, không, ngoại trừ kiểm duyệt ông Trump. Các bác chống-Trump-tới-cùng nhất trí với nhau như thế.

  4. E hèm….Coi bộ bọn Thích Liếm Đít Lừa trên diễn đàn này chúng nó sợ không dám còm chủ đề này??? Để Boác lập lại cho chúng nghe nè.

    Trong một quốc gia, cho dù tự nhận là Tiến Bộ đến đâu, nhưng khi đã Bịt Miệng, đàn áp những người bất đồng chính kiến, chèn ép công ăn việc làm, can thiệp vào an ninh của gia đình họ, gây khó dễ về tài chánh, kinh tế, v.v. như bọn đảng CHỒN LỪA, bọn Big Tech, bọn TTTT, và bọn Tài phiệt Mỹ đang làm hiện nay với những người ủng hộ ông Trump, thì quốc gia đó cũng không khác gì bọn CS, độc tài, quân phiệt. Chúng ta hoan nghênh dự luật mới này của Ba Lan và hy vọng những người đã từng tự nhận là đã tranh đấu chống lại những Bất Công trong xã hội, đấu tranh cho Nhân Quyền, nên nhìn lại chính bản thân mình, thay vì chỉ biết hô hào khẩu hiệu RỖNG TUẾCH như bọn đảng CHỒN LỪA ở Mỹ đang làm hiện nay.

  5. Trong một quốc gia, cho dù tự nhận là Tiến Bộ đến đâu, nhưng khi đã Bịt Miệng, đàn áp những người bất đồng chính kiến, chèn ép công ăn việc làm, can thiệp vào an ninh của gia đình họ, v.v. như bọn đảng CHỒN LỪA, bọn Big Tech, bọn TTTT, và bọn Tài phiệt Mỹ đang làm hiện nay với những người ủng hộ ông Trump, thì quốc gia đó cũng không khác gì bọn CS độc tài quân phiệt. Chúng ta hoan nghênh dự luật mới này của Ba Lan và hy vọng những người đã từng tự nhận là đã tranh đấu chống lại những Bất Công trong xã hội, đấu tranh cho Nhân Quyền, nên nhìn lại chính bản thân mình, thay vì chỉ biết hô hào khẩu hiệu RỖNG TUẾCH như bọn đảng CHỒN LỪA ở Mỹ đang làm hiện nay.

  6. Ba Lan là một nước NHỎ nhưng có nhiều thành tựu LỚN. Bộ Luật mới này chính là một trong những thành tựu LỚN của Ba Lan. Mong rằng những quốc gia….Tiến Bộ….khác sẽ theo gương Ba Lan.

    • Khi dự luật này được thông qua và thi hành thì, chẳng những Balan có được thành tựu LỚN mà Balan còn…Táng vô mặt bọn Dân Chửi và bọn Big Tech, Social Media…ở Mỹ bầm tím luôn.

      Đã vậy mà cha con đám Mỹ gốc…Lừa hễ mở miệng ra là dựa theo điều một của Hiến Pháp, còn cái đám gốc Mít…Lừa cũng reo mừng rủ nhau ăn…ruột cùng rồi la ó theo, thiệt nghe mà tức rồi cười muốn té nước…
      Nhưng đã là Lừa thì nó…Lì lắm, chúng nó sẽ tìm mọi cách để trả thù Balan chứ không chịu ngồi yên đâu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên