Ba bà Bộ trưởng đăng đàn diễn tuồng “Lời độc thoại của Âm hộ”

1
Bà Eve Ensler, tác giả "Lời độc thoại của Âm Hộ"

 

Bà Marlène Schiappa, đương kim Bộ trưởng đặc trách Nam/Nữ bình đẳng, cùng với bà Roselyne Bachelot, cựu Bộ trưởng Y tề của chánh phủ Sarkozy và bà Myriam El Khomri, cựu Bộ trưởng Lao động của chánh phủ Hollande, một hôm trước Ngày Quốc tế Phụ nữ, sẽ lên sân khấu rạp Bobino, 14-20 đường Gaité, Paris XIV diển vở tuồng “Những lời độc thoại của Âm hộ” của bà Eve Ensler, người Mỹ.

Vở kịch “Lời độc thoại của Âm hộ” đã nổi tiếng khắp thế giới nhờ đã lưu diển trên hơn 130 quốc gia, qua 146 thứ tiếng khác nhau, nay được ba bà Bộ trưởng của ba chánh phủ Tả/Hữu trình diển chắc chắn sẽ thu hút khán giả chật rạp Bobino của ông Jean-Marc Dumontet có sức chứa cả ngàn người .

Vở kịch được kịch sĩ Eve Ensler sáng tác năm 1966, hai năm sau, tác giả thành lập một phong trào tranh đấu chống sự bạo hành phụ nữ . Từ đó, cứ tới ngày 8 tháng 5 là ngày V-Day (V vừa chỉ Vagin, âm hộ, vừa chỉ Victoire, chiến thắng và Violence, bạo hành), các bà họp lại cùng đọc những đoạn trích của vở kịch như một màn trình diển thu hẹp chào mừng ngày V-Day .

Hôm thứ năm 15/2, ba nữ chánh khách lên sân khấu tập dượt, có báo JDD (Nhựt báo Chủ nhựt) tham dự . Tuy không phải là kịch sĩ nhà nghề, nhưng ba bà dìển xuất vô cùng chuyên nghiệp . Cũng rên rỉ làm như đang đạt cực đỉnh . Những tiếng chỉ bộ sinh dục «vagin, clitoris, couilles» thường được lập đi lập lại rất nhiều lần .

Nhà báo phải thừa nhận là cả ba bà Bộ trưởng đều rất can đảm nên đã hấp dẫn người tham dự. Chắc ba bà sẽ khó tránh những lời phê bình sau vở kịch . Rìêng bà Marlène Schiappa nhận thấy qua vở kịch mà bà tham dự trình diễn sẽ là sự nối dài con đường tranh đấu nữ quyền của bà . Vả lại, Thủ tướng Philippe cũng đã chỉ thị bà hãy tiến hành cuộc tranh đấu văn hóa này .

Cũng như những lần diễn trước, số tiền thu được ở lần này sẽ đưa trọn cho tổ chức nữ quyền chống nạn hiếp dâm (CFCV) .

Thành công của vở kịch

Riêng ở Pháp và Paris, vở kịch « Lời độc thoại của Âm hộ » từ năm 2000 đã thu hút được cả tiệu khán giả . 50 triêu mỹ kim thâu được, nhơn ngày V- Day, đem giúp cho các Hội từ thiện và Hội những người phụ nữ bị bạo hành .

Bas du formulaire

Bích chương quảng cáo vở kịch của Eve Ensler dán trong Métro Paris đã làm nhiều người khó chịu khi ghé mắt qua nhìn thấy cái tựa lớn «Lời độc thoại của Âm hộ» . Tuy không có hình ảnh minh họa theo cái tựa, mà chỉ có hình của tác giả và vài diễn viên, đều ăn mặc chỉnh tề. Tức một bích chương về mặt tiếp thị rất khiêm nhường và nghiêm chỉnh so với những chương trình quảng cáo phim ảnh, tuồng hát khác, với hình nữ tài tử đầy khêu gợi. Người ta bị dị ứng chỉ vì từ ngữ “Âm hộ» (vagin) mà thôi. Bởi thông thường có những sự thật ai cũng biết, sự thật găán liền với bản thân mình, nhưng lại không muốn hay không được nói tới. Một thứ cấm kỵ thường tình thôi .

Nhựt báo Le Monde, số ra ngày 10 thánh 7-2008, trang Kịch Nghệ, có bài “Câu chuyện phiêu lưu sôi nổi ” của “Những màn độc thoại của Âm hộ” và qua đầu tháng 9, tuần báo Le Nouvel Observateur giới thiệu sự thành công của vở kịch với cái tít đầy kích thích “Sự toàn cầu hóa Âm hộ”, có lẽ chẳng những đánh tan sự dị ứng của dư luận mà còn thu hút sự quan tâm mạnh của dư luận .

Eve Ensler là một phụ nữ Mỹ, sanh trưởng (1953) trong một gia đình bình thường ở thành phố Scardale, tiểu bang NewYork, tốt nghiệp Đại học kịch nghệ. Nhưng bà có người cha loạn luân và hung bạo. Điều này, khán giả sẽ được biết qua thời gian dài trình diễn vở kịch, vì tác giả không hề bộc lộ mình là nạn nhơn. Trái lại, vở kịch của bà được xây dựng từ những cuộc nói chuyện với hàng ngàn phụ nữ Bosnia, Mỹ, Phi châu, ….

Trước kia, vừa xong Đại học năm 1975, Eve Ensler cũng đã từng nếm qua rượu, xì-ke, và đã từng sống bụi đời trong các hầm Métro Nữu-Ước. Cho đến khi vở kịch của bà thành công trước non một trăm khán giả ở thành phố Greenwich Village, rồi lan rộng ra như một mảng bụi lớn bay đến Haiiti, Ấn độ, A-phú-hãn, và sau cùng chiếm hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Riêng ở Pháp, vở kịch vẫn được trình diễn bằng cả ngôn ngữ dấu dành cho những người khiếm tật. Tổng kết được cả triệu khán giả ngàn khán giả, không chỉ riêng giới phụ nữ. Diễn viên gồm cả một đội ngũ những diễn viên danh tiếng, như Fanny Cottençon, Micheline Dax, Bernadette Lafont, Marie-Christine Barrault, …

Dư luận dị ứng vì cái tít của vở kịch, nhưng khi trình diễn, trên sân khấu, cảnh trí rất đơn sơ. Ba nữ diễn viên xuất hiện, với những nụ cười, những lời khôi hài ý nhị. Thỉnh thoảng xuất hiện nhân chứng về những bạo hành tình dục hoặc phụ nữ bị ngược đãi trong gia đình, ngoài xã hội.

Và người phụ nữ, muốn ý thức mình là phụ nữ, không ai cần phải nhìn vào gương, ngắm xem «cái của mình» . Nhưng tại sao có một người đàn ông duy nhứt xuất hiện để ngắm âm hộ của người bạn gái hàng giờ ? Về điều này, mỗi người tự tìm riêng cho mình một cách suy nghĩ khám phá .

Có điều đáng chú ý, ở Nga, ở Congo, ở Mể-tây-cơ, ở nước hồi giáo, phụ nữ chấp nhận diễn vở kịch này không chỉ bị phê bình tổn thương đến danh dự, tên tuổi của mình mà còn bị nguy hiểm đến tánh mạng nữa. Thế mà, một cuộc điều tra của bà Moira Sauvage, nguyên đặc trách về phụ nữ của Ân xá Quốc tế, đưa đến kết quả vô cùng bất ngờ . Vì mục đích bất vụ lợi, vở kịch đã thu vào 50 triệu mỹ kim. Số tiền khổng lồ này đem phân phát cho các Trung tâm đón nhận những phụ nữ bị bạo hành, mở trường học và tài trợ những chiến dịch tuyên truyền chống nạn xâm phạm bộ phận sinh dục phụ nữ theo hủ tục ở Phi châu và nhứt là nạn buôn bán phụ nữ cho mãi dâm.

Những khó khăn buổi đầu vì cái tựa vở kịch

Vở kịch chỉ cần 3 diễn viên trên sân khấu cũng đủ. Một người nói, hai người kia tay cầm bản văn lắng tai nghe. Bằng độc thoại, nữ diễn viên tuần tự kể lại câu truyện bi thảm sâu kín về đời con gái của mình. Thường thì câu chuyện oái oăm, gay cấn. Nhưng cũng không thiếu vắng tính tàn bạo, dã man của con người mà phụ nữ là nạn nhân muôn thuở.

Lúc ban đầu, vở kịch vì cái tựa làm cho nhiều người sợ hãi, tuy đã thành công khá ngoạn mục từ năm 1996. Khi qua Âu châu, vở kịch được trình diễn trước ở Bỉ, rồi mới qua Pháp. Thế mà có nhiều thành phố ở vùng quê của Pháp không chấp nhận cho trình diễn. Cũng chỉ vì cái tít. Không riêng gì khán giả phản kháng, diễn viên nhà nghề như Michèle Dax cũng bị khựng, nhưng sau cùng vượt qua được. Sau 6 tháng trình diễn, bà thú thật, trước đây bà mất 6 năm mới dám đi xem vở kịch lần đầu tiên.

Michèle Dax kể lại chính bà đã phải đọc tên vở kịch qua từ ngữ khác “Lời độc thoại của cái ấy ”. Vở kịch khó trình diễn vì thật sự không phải là một vở kịch như những vở kịch bình thường khác, mà người trình diễn phải xuất hiện trên sân khấu với những người phụ nữ nhân chứng .

Tiếng “âm hộ” trong hơn một giờ trình diễn được nói đi nói lại đền 123 lần. Tiểu thuyết gia, bà Geneviève Brisac, thú nhận, bà cũng như nhiều người khác, bị khó chịu vì cái tựa của vở kịch. Nhưng bà chấp nhận trình diễn chung với giới nhà văn, nhà xuất bản, nhà bán sách. Bà lo sợ bị một sự hành hung, bị dư luận chửi bới nên bà chỉ đọc vắn tắc “Lời độc thoại ” mà thôi. Thật vậy, khi gọi thẳng “cái ấy ” không phải là điều hiển nhiên trong xã hội nặng ảnh hưởng văn hóa tôn giáo . Nhưng bà Geneviève Brisac đã bị hoang mang, quay cuồng giữa sức mạnh và sự yếu ớt.

Điều làm cho người ta thức tỉnh là sự đối diện với tàn bạo, ngược đãi, sự chồng chất những sự việc tố cáo thân phận nghiệt ngã của người phụ nữ nạn nhơn .

Trong số nữ diễn viên tại Paris, một hôm có bà Valérie Létard, Bộ trưởng đặc trách về tương trợ, xuất hiện trên sân khấu theo lời mời của nữ đạo diễn Stéphanie Bataille. Bà nói: “thật phi thường, vì lên sân khấu không giống như đọc diễn văn trước 1500 thính giả. Bà đã phải nỗ lực hết sức mình, nhưng quan trọng, chính là điều đòi hỏi ở người phụ nữ nạn nhân phải dám vượt khỏi sự e thẹn, sự sợ hãi, vượt qua khỏi cái khung thành kiến cố hữu. Bà nhận lời lên sân khấu vì còn là trách nhiệm của bà nữa”.

Vở kịch còn khán giả thì còn nạn nhân phụ nữ

Nhà văn nữ, Geneviève Brisac nhận xét “Là nhà văn, tôi quan niệm có những từ ngữ chói tai, nhưng vấn đề là ở chỗ khác. Hiệu ứng truyền thông. Người ta muốn dẫn mẹ, con gái, đàn ông đến. Vở kịch là bản văn đưa con người đến tình yêu, tình huynh đệ. Và trước hơn hết, nó làm cho mọi người thấy mình có can đảm”.

Nhưng người ta hỏi tại sao vở kịch chỉ là một vở độc thoại, với cái tít khi đọc lên nhiều người không khỏi lắc đầu, lại thành công ngoài sức tưởng tượng như vậy ? Phải chăng vì ai cũng chống lại sự khủng bố, sự bạo hành con người, nhứt lại là người phụ nữ nạn nhân ?

Nếu giờ đây chưa có câu giải đáp xác đáng thì ít ra vở kịch là tiếng kêu la của thiểu số bất hạnh được truyền đi, và tiếp nối ở địa phương, từ sân khấu này qua sân khấu kia, và sau cùng, qua hệ thống internet toàn cầu.

Sự thành công, ở mặt khác, đã tố cáo thảm trạng của người phụ nữ trên thế giới ngày nay vẫn còn bị ngược đãi nặng nề, từ gia đình đến ngoài xã hội. Riêng ở Pháp, cái nôi của Cách mạng Nhân quyền, hàng năm có đến 50 000 phụ nữ bị hiếp dâm, bạo hành. Thế mà không thấy người Pháp lên tiếng tuyên chiến với những thứ bạo lực ác ôn ấy.

Hội nghị quốc tế về phụ nữ đã nhóm họp đến lần thứ tư. Nhiều đạo luật bảo vệ nữ quyền đã ban hành, những bản tuyên bố kêu gọi tôn trọng nữ quyền đã đưa ra, nhưng người phụ nữ trên khắp thế giới vẫn còn là nạn nhân thảm hại của những vụ ngược đãi, bạo hành, tử vong oan ức, …

Nói về người phụ nữ Việt Nam, thì người phụ nữ Việt Nam hiền lành lắm, không bao giờ dám khơi động một cuộc xung đột, dù nhỏ đi nữa. Trái lại, người phụ nữ Việt Nam chỉ ra sức giải quyết những xung đột. Bởi đó, người phụ nữ Việt Nam chỉ mong muốn mọi người hãy chịu lắng nghe tiếng nói của những tấm lòng kiên trì và can đảm, của những tấm lòng vị tha và hy sinh của người phụ nữ, để những hắc ám của thù hận và ngoan cố sớm bị thổi tan đi, và để cho những nỗi thống khổ và tuyệt vọng triền miên được xoa dịu, trong đó có thân phận người phụ nữ.

Nguyễn thị Cỏ May

1 BÌNH LUẬN

  1. Bức tranh Les Demoiselles d’Avignon (Các thiếu nữ ở Avignon) của Picasso vẽ năm 1907 đánh dấu bước ngoặt trong hội họa cận đại, chia quá khứ và tương lai. Thật ra ông đã đặt tên cho bức họa là Maison close d’Avignon (Nhà thổ ở Avignon) nhưng thấy thời đại như chưa thích hợp với cái tên ấy, ông đành đổi lại.
    Phải đợi đến 100 năm sau người ta mới nói ra được điều người ta muốn nói !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên