Ảo tưởng giải phóng miền Nam

1
) Anh bộ đội trở về nhà ở miền Bắc với món quà búp bê cho con và bóp đầm cho vợ. Ảnh Flickr

Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), có dịp tìm hiểu tinh thần chiến đấu của bộ đội miền Bắc, người ta dễ dàng nhận thấy, mặc dù không phải người bộ đội nào cũng có tin thần hăng say khi được/bị gửi vào chiến trường miền Nam đầy hiểm nguy, nhưng cũng rõ ràng đại đa số những bộ đội đi Nam chiến đấu đều tin tưởng rằng nhân dân miền Nam đói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp; và họ có tinh thần cao đẹp của những người chiến sĩ đi giải phóng quê hương thực sự. Nhà văn Dương Thu Hương, trong lần trả lời phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái, đã cho biết “khi tham dự cuộc chiến chống Mỹ, tôi nghĩ rằng đây là cuộc chiến chống xâm lược, tôi đã từ bỏ cuộc sống ở hậu phương mà tôi cho là hèn hạ, hoặc đi ra nước ngoài là hèn hạ, để rồi tôi dấn thân vào chốn chông gai như thế.”

Nhưng ngay sau khi chiếm được miền Nam, không hiếm người “chiến sĩ giải phóng” đã thất vọng, và cảm thấy họ bị đảng lừa gạt khi nhìn thấy đường xá to rộng, nhà cao cửa rộng, đời sống sung túc, phong phú và thoải mái của người dân miền Nam. Chỉ vài tuần sau chiến thắng miền Nam, nhà văn Dương Thu Hương khi vào Nam đã nhận định, “Theo tôi, cái mô hình xã hội của cái miền đất bại trận mới chính là mô hình của nền văn minh, và chúng tôi là người trong đội ngũ chiến thắng thì thực ra chúng tôi đã chiến đấu cho một mô hình xã hội man rợ. Và điều đó khiến tôi hết sức cay đắng.” DTH kể tiếp, “xã hội chủ nghĩa hồi đó mỗi năm họ bán cho 5 mét vải. Khi tôi còn thiếu nữ thì cái tuổi thiếu nữ của tôi chỉ được diện toàn cái đồ rách của mẹ tôi. Tại vì có 5 mét vải thì làm sao mà đủ cho một người được. Nhất là trẻ con thì lại chỉ được 4 mét thôi cơ. Mẹ tôi mới được 5 mét. Thì tôi nhớ lúc đó 16, 17 tuổi tôi vẫn còn mặc quần vá bởi vì những cái quần nào mà, mẹ tôi đi dậy học thì phải mặc tử tế rồi, thì tất nhiên chúng tôi thì quần áo chữa đi chữa lại. Tôi cũng không nhớ hình dung là giải phóng tôi vào nhà bác tôi tôi mặc gì. Tôi chỉ biết là mọi người, chắc chắn trước mắt mọi người tôi là một con nhà quê, đen đủi, gầy gò, đại loại là không ra người; đại loại là, nhiều năm đói khổ, nhiều năm ở trong rừng ăn những thứ, nói thật là thức ăn của súc vật. Bởi vì lúc đó chính phủ Việt Nam có bán một thứ sữa mà sau này tất cả mọi người ăn đều bị kiết lỵ; sữa đấy là sữa cho trâu của Ấn độ; trước khi trâu đẻ người ta cho ăn. Thì sau này cả thế hệ của tôi đã bị rất nhiều bệnh là vì ăn những thứ đồ ăn của súc vật. Mà lúc đấy nó là quí lắm vì ít ra nó còn là thực phẩm. Còn bình thường thì rau là rau dại. Còn gạo trong chiến trường thì là gạo chuyển ra gạo tốt. Còn gạo bán cho cán bộ là gạo để lâu rồi. Tóm lại, đó là một thời rất khổ… Nhưng điều mà tôi thấy một cái sự mà không thể nào chấp nhận được là ở miền Nam lúc đó sách bán tứ tung, tất cả mọi nhà đều có television (truyền hình), và có radio, người ta có thể tự do để mà tiếp xúc với tất cả mọi nền văn minh khác. Người ta có thể tự do nghe tất cả các đài báo khác. Và do đó mà trí óc con người, ít nhất, dù là người Việt Nam, tức là cái nền rất thấp, là cái nền xuất phát từ chế độ phong kiến nô lệ, vẫn có thể có điều kiện tiếp xúc với ánh sáng, là các nền văn minh, kiến thức. Trong khi đó thì ở miền Bắc chỉ có một thứ đài được phát ong ỏng trên cái loa công cộng thôi, là được nghe. Còn dân chúng như chúng tôi thì không bao giờ được phép nghe đài nước ngoài.” DTH kể tiếp, “Sách báo cũng vậy. Khi tôi vào miền Nam, tôi mua đến hàng bao nhiêu tạ sách…và tôi đọc như điên và tôi hiểu rằng đây chính là nền văn minh, nơi con người có tự do tiếp xúc với ánh sáng, tiếp xúc mọi thứ thông tin; đó là nền văn minh. Còn xã hội miền Bắc là sao? Là cấm tiệt tất cả những nền văn minh, những nền thông tin khác, để dìm dân chúng trong sự tối tăm và ngu dốt; đó là địa ngục, và đó là một chế độ man rợ… Trong khi đó thì ở miền Bắc, với cái chế độ cộng sản trại lính, người ta phân phối cho mỗi người, ví dụ như học sinh như tôi ấy, một tháng được 1 lạng đường, 1 lạng thịt; mẹ tôi thì 250 gram, hay 2 lạng rưỡi thịt. Tôi nhớ là với cái chế độ ấy con người biến thành súc vật; vì sao? Tất cả tuổi thơ của tôi, ngày nào tôi cũng phải ra đồng. Bởi vì nếu tôi không ra đồng kiếm tôm, kiếm cá, mò cua bắt ốc thì bản thân tôi cũng còi xương. Còn những đứa em tôi và bà ngoại cũng không có gì ăn cả. Bởi vì là một lần mua thịt trong một tháng thôi. Mẹ tôi được 2 lạng rưỡi, trong nhà mỗi người 1 lạng nữa thì tôi phải dậy xếp hàng từ 3 giờ sáng. Rồi số thịt ấy bố tôi bảo mẹ tôi yếu cho nên là phải để mẹ tôi ăn. Thế còn tất cả các bà cháu chỉ trông vào rỏ cua rỏ cá ngoài đồng thôi. Cho nên là khi mà người ta bị đánh vật với miếng ăn thì người ta biến thành con vật. Cho nên nhà nước điều khiển con người bằng sự tối tăm, ngu dốt và sự đói khổ. Và đó là cái vòng luẩn quẩn… Và lúc đó tôi đã bảo rằng chế độ này cần phải bị lật đổ; đấy là ý nghĩ khởi đầu của tôi. Tôi bảo là đây là chế độ lừa đảo, gian manh và cần phải bị lật đổ.”

Trong cuốn hồi ký “Để Gió Cuốn Đi”, nữ ca sĩ xinh đẹp Ái Vân, một người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vào Sài Gòn lần đầu tiên vào đúng dịp 30/04/1975. Thời điểm 1975, Ái Vân mới 19 tuổi, đang là sinh viên năm 2 khoa Thanh Nhạc của Nhạc Viện Hà Nội. Cô kể lại: “Được vào Nam, lại được làm xướng ngôn viên (Miền Bắc gọi là phát thanh viên) cho Đài Truyền Hình Sài Gòn những ngày đầu tiên của hòa bình, còn vinh dự nào hơn. Trước đây cứ nghe nói đồng bào Miền Nam “bị Mỹ ngụy kìm kẹp” khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ Miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc. Theo địa chỉ ba cho từ ngoài Bắc, tôi tìm đến nhà cô Hà Thị Tuyết, ở nhà gọi là cô Cả, là chị lớn của ba. Khi đến thăm cô Cả, cô sinh viên nghèo Ái Vân cũng mang biếu gia đình chút quà từ tiêu chuẩn ăn của mình. Con dâu trưởng của cô Cả hỏi: “Cô mang cho chúng tôi quà gì thế?”  Tôi trịnh trọng vừa mở bọc ni lông vừa nói: “Em biếu gia đình 2 cân gạo ạ, chắc nhà mình cũng đang cần.” Ối giời, cả nhà cười nghiêng ngả: “Giời ạ. Lại mang gạo cứu trợ cho chúng tôi nữa cơ đấy. Khổ thân em.” Rồi chị dắt tôi tới mở thùng gạo to tướng bằng nhựa, bên trong đầy ắp gạo, thứ gạo trắng muốt và thơm phức, nõn nà. Bây giờ tôi mới để ý trong nhà ngoài ti vi, tủ lạnh, còn có máy giặt và nhiều thứ lạ lẫm khác cho thấy một cuộc sống rất tiện nghi, không thể có bất kỳ nhà nào ở Miền Bắc tại thời điểm đấy, dù là nhà ông Thủ Tướng.”

Ở trên là nhận xét, so sánh giữa hai miền Nam-Bắc trong thời chiến của hai nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhất miền Bắc thời đó. Nhà văn Nguyễn Quang Lập thì kể, sau 30-4, gia đình ông vào Nam thăm ông bác, được ông bác cho bố ông 20 cây vàng, “hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời diệu kì.”

Tác giả Trần Hiếu, trong bài “Cảm Ơn Từ Đáy Lòng” viết, “Nhờ có Giải Phóng mới biết được gói bột gặt VISO hòa vào nước để ngâm cho dễ giặt chứ không phải luộc quả bồ hòn để lấy nước giặt hay dùng bánh xà phòng 72% của Liên Xô thâm-xì cứng-ngắc đáp chết chó mèo. Mới biết được dân miền Nam đi xe máy và ô tô nhiều hơn xe đạp. Mới có được những đồ chơi bằng nhựa như búp bê nhắm mở mắt, ô tô, máy bay, chú ếch xanh chạy cót tinh xảo cho trẻ em. Và đặc biệt hơn là mới biết được có cái nhà xí rất hay có thể làm chung cùng nhà tắm và chỉ cần xả nước một cái là sạch sẽ không mùi, chứ không như cái nhà xí lộ thiên đầy ruồi nhặng mà mỗi lần đi đại tiện xong lại phải ra đầu gió đứng 15 phút để gió thổi bớt mùi đi rồi mới dám vào nhà, không thì mọi người lại tưởng mình vừa đi ăn lẩu thập cẩm đó là chưa nói tới cái khoản phải có kỹ năng vò nát tờ giấy vở để nó tơi và mềm ra thì mới có cái mà chùi các bác ạ ! Vì làm chó gì có giấy chuyên dùng cho vấn đề này. Trước 30/4 /1975 ngồi nhà đèn dầu nghe loa phát thanh tuyên truyền các bác miền Nam khổ lắm bị chính quyền dồn vào ấp chiến lược khống chế quyền tự do đi lại rồi bị áp bức đói khổ mà chúng tôi đau lòng và cứ thương các bác miền Nam quá! Té ra chúng tôi ăn khoai sắn nằm ổ rơm hút thuốc lào nghe loa công cộng tối ngủ nóng hết cả bụng lẫn cổ họng lại đi thương các bác ăn cơm thịt bò, cá kho tộ, nằm đệm mút, máy lạnh, xem ti vi, nghe nhạc trữ tình.”
Người ta không thể giải phóng một thành phần dân chúng giầu có sung túc gấp trăm lần mình. Người ta cũng không thể giải phóng thành phần dân chúng có trình độ văn hóa cao gấp chục lần minh. Nhiều thành phần dân chúng sinh sau 1975, nhìn hình ảnh thành phố hiện nay đã tưởng rằng trước 1975, miền Bắc cũng có hình ảnh gần tương tự như vậy và việc giải phóng miền Nam là chính đáng. Không phải đâu, miền Bắc trong chiến tranh chỉ là những căn nhà ổ chuột, sống chen chúc chục hộ gia đình, mỗi người được chỉ tiêu 4 mét vuông, không bếp, không cầu tiêu, nhà tắm riêng. Hai hình ảnh dưới đây do nhà báo quốc tế chụp hình hai anh bộ đội mang về miền Bắc sau chiến tranh những chiến lợi phẩm không giá trị của miền Nam thời đó nhưng đối với miền Bắc là những món quà quí giá chứng tỏ sự chênh lệch giầu nghèo giữa hai miền Nam Bắc, chứng tỏ lý tưởng “chiến tranh giải phóng miền Nam” là điều đảng bịa đặt để thúc đẩy người dân miền Bắc đi vào cuộc chiến vô nghĩa, nếu không muốn nói là phi nghĩa, làm thiệt mạng mấy triệu người dân hai miền trong 20 năm huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.

Nguồn: Soldier on the road, back from Saigon, 1976 – Photo by Marc Riboud by manhhai, on Flickr) Anh bộ đội miền Bắc từ Saigon trở về nhà sau chiến tranh, 1976 mang theo các chiến lợi phẩm chứa trong hòm và con búp bê cầm ở tay.

1 BÌNH LUẬN

  1. “Giải phóng miền Nam” đó là nói lộn, chữ “Bắc” thành “Nam”.

    Giải phóng miền Nam: Vừa ăn cướp mang ra miền Bắc, nhưng nhiều thứ bỏ cho hư hỏng, vì không biết sử dụng; vừa phá nền kinh tế của miền Nam. Kéo cho kinh tế miền Nam xuống gần bằng miền Bắc.

    Đa số người dân miền Bắc bị bọn Việt+ lừa, nhưng vẫn còn một thiểu số họ không bao giờ tin vào những gì bọn Việt+ nói, nên ngay sau 30/4/1975 họ tìm cách vào miền Nam để xem cuộc sống thực sự ở miền Nam ra sao. Họ nói: “tôi phải vào Nam ngay để xem chứ để lâu rồi nó cũng giống miền Bắc thì xem làm cái gì!”

    Sau 50 năm lấy tiền của miền Nam xây dựng cho miền Bắc. Bây giờ đường xá cầu cống miền Bắc nhiều hơn miền Nam. Nhiều người miền Nam tức anh ách nhưng vào rọ rồi làm gì được bọn chúng.

    Chỉ có một điều giống nhau là cả nước: Bắc, Trung, Nam đều bị bọn mafia Việt+ cưỡi đầu cưỡi cổ. ĐMCS! ĐMHCM!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên