Đảo quốc Marshall
Cộng hòa Đảo quốc Marshall (Republic of the Marshall Islands) là quần đảo gồm 1,156 hòn đảo lớn nhỏ và 29 rặng san hô, dân số 55 ngàn người, nằm trên Thái Bình Dương ở trung điểm giữa Hawaii và Úc gần đường xích đạo và đường đổi ngày quốc tế.
Cả Nhật và Đức đã chiếm đóng Marshall trong Đại chiến Thế giới II. Đức – Nhật đầu hàng, Mỹ tiếp quản. Marshall trở thành một quốc gia độc lập từ 1986, sau nhiều thập kỷ dưới sự bảo trợ của Mỹ.
Marshall theo thể chế Chính phủ Lập hiến. Thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu bốn năm một lần. Ở bậc phổ thông học sinh học bằng hai ngôn ngữ Anh và Marshall, nhưng ở bậc cao đẳng đại học thì chỉ sử dụng Anh ngữ.
Rongelap là một hòn đảo nhỏ trong Đảo quốc. Dân số Rongelap chỉ có vài gia đình (khoảng 20 người). Họ được hưởng đặc quyền miễn thuế.
Vị trí của Rongelap rất gần với cơ sở thử vũ khí hạt nhân của Mỹ. Đây là mục đích mà Tầu nhằm tới.
Nữ Tổng thống Hilda Heine
Hilda Heine, sinh 1951, học tại Đại học Oregon, tốt nghiệp 1970, học sau đại học tại Đại học Hawaii, 1975 và học tiến sỹ tại the University of Southern California, 2004.
Bà trở thành nhà giáo, người hoạt động nhân quyền và nữ quyền trước khi trở thành Bộ trưởng Giáo dục. Bà được bầu thành Tổng thống thứ tám của Quốc đảo Marshall từ tháng 1/ 2016 đến nay.
Bà là người đầu tiên của Đảo quốc có học vị tiến sỹ, và là nữ tổng thống đầu tiên.
Bẫy “Đặc khu Hành chính”
Tàu nhằm vào hòn đảo san hô Rongelap Atoll qua một tay thương gia Tàu cộng tên là Cary Yan đã trở thành công dân của Đảo quốc. Hắn lôi kéo vài chính trị gia khác tới du hí Hong Kong nhân sự kiện “The Asia World Expo – April 2018.
Đám lãnh đạo gà mờ Rongelap choáng ngợp bởi sự xầm uất và thịnh vượng của Hong Kong. Lại được Tầu cộng phỉnh nịnh, muốn Rongelap thành “Hong Kong” thứ hai.
Tàu bảo “Dễ lắm” cứ giao Rongelap Atoll cho họ bằng cách thành lập “Đặc khu Hành chính” (Rongelap Atoll Special Administrative Region – RASA).
Những nhà đầu tư vào “Đặc khu” sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tài chính, đất đai, tài nguyên, bến bãi, và kèm theo cả quyền hạn chính trị vô song.
Lật mặt nạ “Một nhà nước trong một nhà nước”
Bà Hilda Heine nhận thấy chủ quyền Đảo quốc bị xâm phạm nghiêm trọng. Bọn đầu tư Tàu thâu tóm hết mọi quyền lợi và cả quyền hành. Bà tố cáo âm mưu thâm độc của Tàu muốn thiết lập “một nhà nước trong một nhà nước”. Bà tố cáo: (trích nguyên văn) “take control of one of our atolls and turn it into a country within our own country” (tạm dịch: nhằm chiếm một trong những hòn đảo của chúng ta rồi biến nó thành một nhà nước trong một nhà nước). Bà cùng nội các bác bỏ kế hoạch “Đặc khu Hành chính Rongelap Atoll”.
Những dân biểu quốc hội dẫn đầu là nguyên tổng thống Casten Nemra đã bị Tầu mua đứt âm mưu một kế hoạch không cần đưa vấn đề “Đặc khu” ra Quốc hội để bàn thảo mà cứ âm thầm thực hiện theo kiểu sự việc đã rồi; “trên bảo dưới không nghe”.
Bà kiên quyết chống đối vàcho rằng Tầu định tạo ra một thiên đường để rửa tiền, bán hộ chiếu để vào Hoa Kỳ. Xin nói thêm: Những người mang hộ chiếu Marshall sẽ rất dễ vào Mỹ.
Tầu cộng trả thù
Âm mưu của Tầu cộng bị lật tẩy. Tầu trả thù. Bài của Tàu từ Khổng đến Mao, hay Tập đều giống nhau.
Bắt đầu bằng phỉnh nịnh, đánh lừa những công dân, công chức nhẹ dạ, mua chuộc bọn dư luận viên, hay những bồi bút như Osin để tung tin giả, tung hỏa mù, vu cáo mở đường dư luận.
Tiếp là lách luật, sử dụng những cơ chế pháp lý: nghị quyết, nghị định, thay đổi điều lệ, chỉ thị, để luận tội và đưa đối thủ vào tù, hoặc phế truất.
Tàu đã làm như vậy, không trừ một miền đất nào. Người Mỹ đã viết “Chết dưới tay Trung Quốc”. Úc gọi Tàu “Bọn xâm lăng thầm lặng”. Đảo quốc Marshall cũng không ngoại lệ.
Nữ Tổng thống Hilda Heine bị cột vào tội biển thủ một tỷ Mỹ kim từ qũy “Marshall Islands Trust Fund”. Tàu giật dây những người đối lập đã buộc tội bà phá hỏng nền tài chính quốc gia.
Thêm vào, Cộng hòa Quốc đảo Marshall vẫn nhìn nhận Đài Loan như một quốc gia độc lập và đặt quan hệ ngoại giao giữa hai đảo quốc. Chỉ điều này không cũng đủ làm Tầu cộng phát điên.
Nữ Tổng thống Hilda Heine phải đối mặt với một cuộc “luận tội” và “bỏ phiếu bất tín nhiệm”.
Sáng thứ Hai ngày 12/11/2018 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã diễn ra. Quốc hội có 32 ghế. Kết quả kiểm phiếu: 16 – 16. Để phế truất bà, phe chống đối cần ít nhất 17 phiếu. Bà Hilda Heine đã sống sót trong đường tơ kẽ tóc.
Bà thoát hiểm, nhưng bài học về âm mưu thâm độc của Tàu cần nhiều người biết tới. Cuộc vật lộn với Tàu không đơn giản. Ở đâu có Tầu cộng, là ở đó có rắc rối. Càng thân Tầu cộng, càng dễ mắc vào những bẫy nham hiểm tổn hại đến quyền lợi quốc gia.
Mong những người có trách nhiệm với Đất nước Việt Nam sớm nhận mặt thật của Tàu cộng như nữ Tổng thống Hilda Heine.
Hà Nội 18/11/2018
Như Phong
“Mong những người có trách nhiệm với Đất nước Việt Nam sớm nhận mặt thật của Tàu cộng như nữ Tổng thống Hilda Heine”.
Nghe như mất bò rồi mới khuyên chủ nhà làm chuồng.
Tuy nhiên, mất vài con bò nhỏ thì vẫn phải làm chuồng để đừng mất những con bò lớn!
Tui không hiểu ông Như Phong này đang ở đâu mà sao lại có lời khuyên như trên?
Bởi lẽ Marshall là Marshall, còn Việt Nam là Việt…Cộng, nó khác nhau ở chỗ đó. Với lại cái quốc hội Marshall của bà Hilda Heine chỉ mới mất có 16…con bò, riêng cái “cuốc hội” ở chxhcnvn thì đâu còn con bò nào đâu mà mất?
Người ta thấy nghe tiếng cãi qua cãi lại chẳng qua đó là những…robots 5G của Trung Quốc vĩ đại đó mà.