Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…
Khúc ca đó tôi đã thuộc lòng từ thời còn ở trung học đệ nhị cấp tại trường Nguyễn Bá Tòng và thường cất tiếng đồng ca cùng các bạn trong các sinh hoạt sinh viên.
Ngày 30/4/75 tôi đang lênh đênh trên biển, nghe ca từ thân quen qua sóng phát thanh mà nước mắt tuôn trào, vì trước đó Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho chính quyền Sài Gòn đầu hàng.
Khi đó tôi đã khóc vì không biết có còn gặp lại bố mẹ và các em. Tương lai rồi biết ra sao, trôi dạt về đâu.
Tôi buồn và nhớ đến những bạn học, mới còn đàn ca bên nhau, chia sẻ mơ ước về tương lai cuộc đời, mong đất nước hết chiến tranh, mà giờ đây hoà bình đã đến sao tôi lại ra đi, bỏ lại ước mơ:
Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
Dù hôm nay em chưa thấy Sài Gòn
Nhưng trong lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin
Vì quê hương sẽ có ngày hoà bình
Cố nuôi vững bền những tình thương lớn…
Khi đến được trại tị nạn Camp Pendleton ở miền Nam California, trong các lều trại lại văng vẳng tiếng nhạc quê hương.
Nhiều hôm, sau vài giờ học tiếng Anh, về lều nằm nghỉ, tôi và các bạn nghe nhạc từ băng cát-sét và lấy bút ghi lại những lời ca, như sợ mai đây sẽ chẳng còn tìm lại được nữa: Nối vòng tay lớn, Huế Sài Gòn Hà Nội, Gia tài của Mẹ, Tôi sẽ đi thăm của Trịnh Công Sơn, cùng với Thà như giọt mưa, Con đường tình ta đi, Trả lại em yêu, Thuyền viễn xứ của Phạm Duy.
Tôi rất yêu nhạc Trịnh Công Sơn, tình ca cũng như ca khúc da vàng. Nhạc Trịnh đến với tôi lần đầu qua hai giọng hát từ trường trung học đệ nhất cấp Thánh Tâm, ở Ngã ba Ông Tạ. Mỗi tuần đều có thuyết trình văn nghệ theo đội trong giờ hiệu đoàn với thày Nguyễn Văn Khải. Tôi thích viết bài thuyết trình, nhiều bạn như Trần Bá Nam, Trọng Nghĩa thích hát. Nguyễn Đức Bảo biết chơi đàn ghi-ta và cất giọng “Diễm xưa”.
Thày dạy văn Trần Văn Thuận cũng có máu văn nghệ, đem đàn vào lớp hát “Người già và em bé” cho học trò nghe. Thày còn kể chuyện về buổi văn nghệ cuối năm 1967 tại thính đường Đại học Văn khoa, hôm đó có Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Khi cán bộ thành đoàn lợi dụng cơ hội lên sân khấu tuyên bố mừng ngày thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam thì bị sinh viên quốc gia giựt lại mi-crô. Mấy sinh viên nằm vùng đã nổ súng gây trọng thương cho một lãnh đạo sinh viên quốc gia là Ngô Vương Toại.
Rồi chiến tranh ùa vào thành phố trong Tổng Công kích Tết Mậu Thân. Đại tá Lưu Kim Cương bị trúng đạn B-40 tử trận trên con đường gần nhà mà tôi thường đi qua, để từ đó ông trở thành bất tử qua ca từ nhạc Trịnh:
Anh nằm xuống cho hận thù vào viễn du
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn…
Khi tôi lên trung học đệ nhị cấp thì nhạc Trịnh văng vẳng khắp khu xóm qua máy Akai hay cát-sét có trong nhiều gia đình lúc bấy giờ.
Những ca từ trong “Hát cho quê hương Việt Nam” cuốn số 1 – Chờ nhìn quê hương sáng chói, Gia tài của Mẹ, Nối vòng tay lớn, Tôi sẽ đi thăm, Huế Sài Gòn Hà Nội, Ca dao Mẹ, Đại bác ru đêm, Đồng dao hoà bình, Ngụ ngôn mùa đông, Dựng lại người dựng lại nhà – qua giọng hát Khánh Ly, như thấm vào lòng và từ đó tôi quyết tâm tự học đàn ghi-ta để có thể ngân nga những lời ca chuyên chở tâm tình và ước mơ của mình thời bấy giờ: mong quê hương hết chiến tranh, dân sống trong hoà bình, thanh niên góp tay xây dựng đất nước.
Ở tuổi trung học, nam sinh chúng tôi bắt đầu lo cho tương lai. Ra đường trong bóp phải có căn cước, giấy lược giải cá nhân nếu chưa đến tuổi 17, hay giấy hoãn dịch khi đã 18, vì nếu bị cảnh sát hỏi, thiếu những giấy tờ này thì sẽ bị đưa vào quân vụ thị trấn làm thủ tục nhập ngũ.
Cuối năm lớp 11 tôi thi đậu Tú tài I. Đó cũng là năm 1972 với Tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa. Có lệnh đôn quân của bộ quốc phòng vì thế nhiều bạn dù đậu hay rớt cũng phải vào quân trường. Đậu thì vào Thủ Đức, rớt đi Đồng Đế Nha Trang.
Tôi thi đậu mỗi cuối niên học nên tiếp tục được hoãn dịch. Bạn học nhiều đứa vào quân đội, có dịp nghỉ phép về Sài Gòn lại rủ nhau đi ăn phở, bánh cuốn, uống cà-phê ở những quán trên đường Nguyễn Du không xa khung trời đại học. Ngồi nghe nhạc Trịnh và trầm tư trong khói thuốc.
Rồi thỉnh thoảng lại nghe tin bạn học tử trận. Nguyễn Đức Tuyển, Phạm Văn Thông, Trần Văn Doanh, Nguyễn Văn Nam, Lê Minh Châu. Có bạn là lính, có bạn là sĩ quan mới tốt nghiệp quân trường, đi vào cuộc chiến và không bao giờ trở lại.
Với chiến tranh, chia lìa và quá nhiều mất mát đau thương nên ai cũng mong hòa bình, thống nhất.
30/4/75 “Nối vòng tay lớn” được Trịnh Công Sơn cất lên với niềm hân hoan chào mừng ngày vui của dân tộc.
Rời nước ra đi. Đến Mỹ tôi định cư ở thành phố đại học Berkeley và hai năm sau được nhận vào đại học này rồi cùng các bạn lập ra hội sinh viên vào năm 1979.
Lúc đó có chừng 100 sinh viên gốc Việt. Tôi phụ trách văn nghệ báo chí cho hội, chọn tên nội san là “Nối vòng tay” và trong các sinh hoạt luôn cất lên lời ca quen thuộc của những ngày còn ở quê hương.
Rừng núi dang tay nối lại biển xa.
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà.
Mặt đất bao la, anh em ta về.
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng.
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.
Cờ nối gió đêm vui nối ngày.
Giòng máu nối con tim đồng loại.
Dựng tình người trong ngày mới.
Thành phố nối thôn xa vời vợi.
Người chết nối linh thiêng vào đời.
Và nụ cười nối trên môi …
Nhưng sinh viên chúng tôi giờ hát trong khung cảnh khác, cảm xúc khác. Không còn là tinh thần của những trại hè mang tên “Nối vòng tay lớn” vào những năm 1973 và 1974 giữa sinh viên quốc nội cùng hát với sinh viên nước ngoài về thăm để tận mắt nhìn thấy quê hương đang cố gắng vươn lên.
Không còn mơ ước về quê hương thanh bình, người người chung tay xây dựng mà trong tinh thần người con xứ Việt tha hương tìm đến với nhau nơi đất khách quê người để nhớ về quê nhà, nơi sau năm 1975 tưởng đã hết chiến tranh nhưng hoà bình lại biến mất, thay vào bằng nhà tù học tập cải tạo, trí thức và văn nghệ sĩ bị đàn áp, sách vở bị đốt, dân bị đày đi kinh tế mới và thanh niên Việt tiếp tục bị đưa vào chiến tranh.
Nhiều câu chuyện được thuyền nhân kể lại. Bạn học ngày xưa ở lại tưởng có thể góp tay xây dựng quê hương nhưng không tham gia đoàn, đảng nên chẳng làm được gì, đành đối mặt với sóng dữ xuống tàu vượt biển.
Quanh vùng Vịnh San Francisco, nơi nổi tiếng với phong trào phản chiến mấy năm trước, những sinh viên từng hoạt động chống chiến tranh trước đây, ngay cả hội viên của Hội Việt kiều Yêu nước muốn về đóng góp xây dựng đất nước cũng không được, về thăm nhà cũng gặp khó khăn giấy tờ, bị công an theo dõi, canh giữ.
Năm 2011 tôi thực hiện loạt bài phỏng vấn về Trịnh Công Sơn cho mạng văn chương damau.org. Tham gia có cựu Đại tá Bùi Tín của Quân đội Nhân dân, có cựu Trung tá Bùi Đức Lạc của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, có Nguyễn Vi Túy năm 1975 đang ở tuổi đôi mươi, có ca sĩ sinh viên Giang Trang sinh sau 1975 và thích hát nhạc Trịnh, có Trịnh Vĩnh Trinh là cô em út của nhạc sĩ, có Tiêu Dao Bảo Cự người từng là sinh viên tranh đấu, có nhà thơ Hoàng Xuân Sơn là một trong những người khai sinh ra quán Văn.
Trước đó mấy năm tôi cũng đã phỏng vấn Khánh Ly. Nhiều cái nhìn qua những góc cạnh khác nhau về Trịnh Công Sơn được xét soi, khen chê có cả.
Thời gian đó tôi cũng nhận được từ trong nước đoạn băng lịch sử ghi âm phát biểu của Trịnh Công Sơn trên đài Sài Gòn sau khi có lệnh đầu hàng. Ông gọi những người bỏ nước ra đi là thành phần phản bội tổ quốc.
Ở lại Trịnh Công Sơn cũng chẳng còn được tự do sáng tác, phải đi công trường lao động. Những ca khúc da vàng bị cấm.
Hôm đầu tháng Ba vừa qua có hàng không mẫu hạm Mỹ ghé bến Đà Nẵng. Xuống bến giao lưu với dân, nữ thủy thủ Emily Kershaw của ban nhạc Hạm đội 7 đã cất tiếng hát “Nối vòng tay lớn” bên cầu Rồng.
Tôi ngạc nhiên khi nghe cô hát được tiếng Việt và ban nhạc đã chơi hoà âm như nguyên thủy trong băng “Hát cho quê hương Việt Nam” đầu tiên phát hành năm 1969, không như phiên bản rock của một vài ban nhạc trẻ sau này.
Sự kiện này mang ý nghĩa gì? Tôi không lạc quan tin rằng nó sẽ đem lại những thay đổi cho Việt Nam, vì 43 năm qua, từ khi ca khúc này được chính tác giả cất tiếng trên đài để chào mừng ngày đất nước thống nhất, hoà bình đến nay những ca khúc da vàng vẫn không được phép phổ biến.
Tôi xem lại tờ nhật ký biển của mình, với mấy hàng chữ ngắn gọn ghi dấu lịch sử trên giấy pơ-luya mong manh tôi có trong bóp, cùng với giấy tờ tùy thân khi rời Việt Nam:
29-4 16 g 30 Depart, thứ 3
30 9 g 30’ đầu hàng, 11 g 30 CS vô.
Giờ phút lịch sử của dân tộc trôi qua đã 43 năm. Trịnh Công Sơn mất 17 năm trước. Khánh Ly đã trở về hát trên quê hương, nhưng không được hát cho quê hương vì “Gia tài của Mẹ” vẫn chưa được phổ biến:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày…
Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù
Và nhiều người Việt vẫn còn những trăn trở về đất nước hiện tại, như đã từng có trong quá khứ:
Xin dân tộc hãy vùng lên
Già gái trai cùng tiếp nối
Vì quê hương không có tương lai
Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy
Xin anh chị sẵn sàng đi tới
Đừng mong ai. Đừng nghi ngại
Vì đời ta hôm nay đã thắm máu người…
Bùi Văn Phú
————————————
- Tác giả là một trong những sáng lập viên của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley năm 1979. Ông hiện dạy đại học cộng đồng và là một cây bút tự do.
Mất miền nam mấy cha cựu Quân nhân đỗ thừa tại nghe nhạc Trịnh ,rồi cấm khánh ly qua Úc hát nhạc Trịnh. Vậy mà mụ khánh Ly sợ không giám qua Úc kể cũng loạ . Nhưng 30 tháng 4 mấy cha vãnh chọe trong bộ đồ nhảy dù cũng huy chương đủ loại mà tui nhìn có Cha không biết số quân của mình , không biết bài lục quân Vn của ai ? Chưa có mọt ngày ăn cơm nhà bàn ,chà láng sân cờ ,bằng Gà men của Lính , ủi buồn thật
Nhạc Trịnh công Sơn đáng vất hết vào cầu tiêu:
TCS: Trịnh Cộng Sản ngày 30 tháng Tư năm 75 :
https://www.youtube.com/watch?v=qRmepINV5hY
Trịnh Công Sơn lên tiếng :
“Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất (thì) hôm nay chúng ta đã đạt được những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy… và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam.
Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước. Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta.
Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đến đây… những cái thái độ hoà giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng Miền Nam Việt Nam này…gặp tất cả các anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời…..
“Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước”.
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào cả nước này biết nó
Nó là thằng Trịnh công Sơn Trịnh Cộng sản nằm vùng
Thế mày có lẫm nhẫm hát đàn bò vào thành phố không ? Con người và nhạc ai thích thì hát .không ai có quyền cấm ok
Một bài hát hay, mang ý nghĩa của sự kết hợp
trong sáng của mọi người . Nhưng tiếc thay ,nó đã được
tác giả T.C. Sơn ,hai tay hiến dâng cho Đảng đúng vào
ngày này của 43 năm trước ,cho nên ý nghĩa nó đã bị
thâu hẹp lại ở mục đích tuyên truyền,mị dân . Nhiều
người cũng đã lầm tưởng vào đó ,cả một miền nam VN
lầm tưởng vào đó,và kết quả là tang thương của một
dân tộc .
Tiên sư bố thằng Trịnh Công Sơn . Theo voi hít bã mía,
được gì nhỉ ? !!!
Theo thiển ý, TRịnh Công Sơn chỉ là một nhạc sĩ phản chiến. Ông thực lòng mong cho chiến tranh kết thúc trên đất nước VN chịu quá nhiều tang thương đau khổ. Nếu chiến tranh chấm dứt mà bên thắng cuộc là miền Nam thì ca khúc da vàng của ông đã được hát vang trong nhà trường, trong các sinh hoạt của sinh viên một cách hân hoan chân thành nhất .Dân chúng miền Bắc bao năm đau khổ dưới ách cai trị của Đảng Cộng Sản sẽ vui mừng được Miền Nam tháo gông xiềng và họ sẽ vui mừng “Từ Bắc vô Nam nối liền Nắm tay” .Đất nước VN sẽ liền một dải ( có lẻ TCS ngây thơ nghĩ thế) NHưng khi miền bắc là kẻ thắng cuộc (Thắng cuộc chưa không phải thắng trận) thì bi kịch đã đến với TCS. Người miền Nam đau khổ vì mất nước chửi bới TCS vì cho là ông ca ngợi bọn “Từ Bắc vô Nam”, bọn đã lấy nhà cửa, đày đọa người dân đi cải tạo, đi kinh tế mới, phá nát nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam sau khi cuộc chiến tranh “giải Phóng” của họ đã làm chết 4 triệu người .Việt. Còn chính quyền Cộng Sản thì đối với TCS họ bằng mặt mà không bằng lòng. Bằng mặt là sao? Họ biết ảnh hưởng của TCS đối với người dân VN rất lớn nên họ muốn lôi kéo TCS về phía CS. Họ tạo ra nhóm “Những Người Bạn” Bao vây chung quanh TCS . “những người bạn” đặc sệt mùi CS gồm Trần Long Ẩn, Phạm TRọng Cầu, Nguyễn Văn Hiên, Tôn Thất Lập, NGuyễn Quang Sáng… TCS thì ham uống rượu, thích bạn bè..Nhóm này tạo điều kiện cho TCS những việc làm mới như viết nhạc cho phim Cách Mạng một cách lãng mạn theo kiểu “Vẫn thấy bên đời còn có em., mái nhà năm xưa tóc em còn bay….” trong phim Pho Tượng, tệ nhất là bài ” Đêm chong đèn ngồi nhớ lại…” ca ngợi mẹ đào hầm. Thời gian này phải nói là TCS bị hòa nhập với bọn nhạc sĩ đỏ.
NHưng bề ngoài nhà nước CS “bằng mặt” bề trong họ không ưa TCS. Họ rất sợ ca khúc Da Vàng của ông được nhắc tới.Những ca khúc như “Ngủ Đi Con”, “Tình ca người mất trí”, “Đàn Bò Vào Thành Phố” “Người con gái VN Da Vàng”…hầu như không đươc hát trong nhà trường , trên TV. Vì sao? Vì chính họ gây ra cuộc chiến tương tàn giửa anh em một nhà, chính họ gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa (Nhưng rất có ý nghĩa với Liên Xô, TRung Quốc) làm chết oan ức hàng triệu người Việt mà TCS đã ghi lại rất nhiều hình ảnh trong ca khúc của ông
” Chiều đi trên đồi hoang hát trên những xác người”
“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố…”
Tại sao người lính Mỹ và lính VNCH luôn đeo một cái thẻ bài bằng kim loại trên cổ , ghi tên , số quân, nhóm máu. Người mang thẻ bài được cấp cứu nhanh, được xác là của ai khi tử trận. Miếng thẻ bài này đâu đắt tiền nhưng người lính miến bắc thì không. Chính quyền Miền Bắc thích báo tin mất tích chứ ít khi báo tin “Tử trân”. Họ sợ tinh thần của người dân bị dao động. Vì không có thẻ bài nên cho đến giờ này nhiều gia đình miền Bắc đau khổ vì không tìm được xác thân nhân tử trận.
Họ rất ghét những ca khúc nói lên nổi đau mất con của hàng triệu người mẹ VN. Nếu họ thích TCS thì sao hiện tượng ca khúc “NGủ đi Con” của ông được hát bằng tiếng Nhật và được giải Đĩa vàng ở Nhật (Bán trên 1 triệu đĩa) họ không bao giờ nhắc tới như một vinh dự cho một nhạc sĩ VN. THật mỉa mai khi họ cho đặt tên đường TCS, mỗi năm họ tổ chức những đêm nhạc TCS với những tình khúc ướt át như “ru Em Từng NGón Xuân Nồng”, “Nắng Thủy Tinh”, “NHìn những MÙa Thu Đi” …Làm như TCS là nhạc sĩ nổi tiếng nhờ viết tình ca. Họ bao vây TCS, cải tạo tư tưởng của ông, lái sự hiểu biết của người dân về TCS .
Nhưng TCS khá thông minh. NHạc sĩ thường sáng tác hay nhất khi còn trẻ, TCS càng già càng viết nhạc thâm thúy. Ông tìm cách vượt khỏi ràng buộc của thế lực lởn vởn chung quanh:
“Lòng ta, có khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã vui cười
Nhiều khi đứng riêng ngoài”
Có lúc ông giả khờ:
“Tôi như trẻ nhỏ, ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai”
Trong “Chiếc Lá Thu Phai” Ông tự thú
“Người đâu mất người, đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây”.
Tội nghiệp TCS. MỘt người biết xúc cảm trước cái chết của người dân Việt cả hai phía thì không thể là người CS. Phải lạnh lùng giết hàng vạn người trong Cải Cách Ruộng Đất, phải lạnh lùng chụm hàng triệu mạng người vào cuộc chiến tàn khốc như HCM, Lê Duẩn mới là CS.
Đời một người tài hoa mà sao lắm bi kịch. Tất nhiên ông cũng có những điểm đáng chê trách. Nhưng ông không là CS. Ông chưa bao giờ làm đơn xin phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú theo lời dụ khị của mấy tên bạn nhạc sĩ cách mạng xỏ lá.
Thôi thì:
Cuồng phong cánh mỏi
về bên Núi đợi
Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay
(CHiếc lá Thu Phai)
Từ trước đến nay, tôi đã được đọc nhiều người viết về con người của Trịnh Công Sơn, nhưng phải công nhận bài nhận xét này của Bích Ty khá khách quan về TCS.
Ngày 30/4/1975, TCS lên đài phát thanh hát bài “nối vòng tay lớn” và tuyên bố ” những người bỏ nước ra đi là phản bội quê hương” khi CS Bắc Việt vừa đang chiếm Saigòn. Hành động đó làm cho những người miền Nam phẫn nộ và kết tội TCS ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, trong đó có tôi.
Tuy nhiên, qua thời gian, tin đồn sau nầy nọ, cũng như sự điều tra của tổng nha cảnh sát VNCH trước 1975 cũng không cho thấy TCS nằm vùng hay nằm…Vũng gì cả.
Có điều những ca khúc phản chiến của Sơn phải công nhận ảnh hưởng tiêu cực đến sức chiến đấu chống cộng của dân quân miền Nam (và ảnh hưởng cả CS miền Bắc luôn, như Bích Ty nhận xét)! Có lẽ vì đó mà an ninh có làm khó dễ anh ta, nhưng Sơn hên, nhờ có tướng Kỳ, đại tá Lưu Kim Cương và các tướng tá khác “ái mộ” nên được đưa vào “tị nạn” trong bộ chỉ huy không quân ở Tân Sơn Nhất…ăn nhậu đàn ca thoải mái…”vô tư”.
Cho nên, kết luận TCS thờ ma cs thì thật sự không đúng hẳn, vì TCS thừa biết VC gian ác giết người, đặc biệt Tết Mậu Thân ở Huế, mà có thể khả định TCS lên đài phát hát là vì khờ về chính trị, vì a dua, nịnh bợ, hèn sợ VC cho nên đã nói những lời phản bội lại người, lại nơi đã cưu mang mình nên người và thành danh để lấy lòng chúng?
Nghe đồn đám văn nghệ Hà Nội vào Saigòn, đặc biệt nhà đấu tố, Tố Hữu cũng mặt lớn mặt nhỏ dữ dằn lắm nên Sơn hoảng chạy về Huế, không ngờ tránh đàng mồ lại gặp đàng mả anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường đòi…xé phai hay nấu cà ri gì đó. Cuối cùng Sơn lại lội ngược về Sàigòn và hên nữa nên được Võ văn Kiệt che chở.
Công tâm mà nói, nhạc của TCS hay. Những ca từ trong thân phận ca nghe ngậm ngùi, mang tính triết lý nhà Phật, phản chiến ca nghe não lòng người, nói lên tự tình dân tộc. Những huyễn ngữ trong tình ca làm mê muội những kẻ đã một thời yêu nhau.
Rất tiếc, nếu TCS can đảm một chút cứ âm thầm sống bình thường như bao người dân miền Nam khi VC vào thì nhân cách của TCS sẽ sống với những tác phẩm của ông ta một cách rất huyền thoại!
Dù, “Trong “Chiếc Lá Thu Phai” Ông tự thú “Người đâu mất người, đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây”. Nhưng đã quá muộn rồi!