Mới gần đây thôi ông vẫn còn đọc cho mọi người nghe khi nhớ về một thời tuổi trẻ đầy khát vọng và nhiệt huyết tại công trình thuỷ điện Hoà Bình – nơi mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để viết lên bản hùng ca của thế kỷ 20, bằng bàn tay và khối óc thực hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh đất nước đang bộn bề khó khăn.
Và tình cờ trong những ngày qua, những người gắn bó với Sông Đà lại truyền nhau những vần thơ này, và kể nhau nghe những câu chuyện về con người ấy – con người họ vẫn biết và hiểu từ hơn 30 năm nay. Họ kể về chàng trai năm ấy dẫn đầu hơn 1000 đoàn viên thanh niên cộng sản lao vào cõng từng hòm mìn ra khỏi kho đang bị nguy cơ cháy lan do dân đốt rẫy, mà trực thăng cứu nạn huy động theo quy trình không thể đến kịp. Họ nói, nếu ngày ấy hòm mìn hay kho mìn nổ thì nay chắc sẽ không còn con người ấy để đứng trước toà…
Nếu đứng trước cái chết và sự sống của chính bản thân, con người ấy vẫn lựa chọn Tổ quốc và nhân dân…thì có lẽ “nhiệm vụ” mới này sẽ được đón nhận một cách bình thản, không oán trách.
Cho dù mọi sự so sánh đều là khập khiễng…Vì khát vọng và nhiệt huyết năm xưa giờ đã tắt. Vì trong đó nay sẽ không còn tình đồng chí thiêng liêng tiếp thêm sức mạnh cùng vượt qua những tháng ngày dài gian khó.
Nhưng khi tất cả đã bị tước đi, nơi ấy vẫn sẽ còn, và sẽ chỉ còn Tình Người – chân thành và nồng ấm. Những lời chân thành của những con người gắn bó với thuỷ điện Sông Đà – mong một ngày người ở trong có thể đọc được để tiếp tục tin và yêu cuộc đời như gần 30 năm nay vẫn vậy.
“Tôi được biết anh khi ấy anh mới hơn hai mươi tuổi , là một sinh viên ưu tú xung phong lên công trường xây dựng Thuỷ điện Sông Đà. Từ ngày ấy , khi anh vừa đặt chân lên mảnh đất Hoà Bình cát trắng, nắng lửa, anh đã như ngọn đuốc sáng bừng bừng làm cho tất cả thanh niên trên công trường chúng tôi thêm sức sống, hết mình vì dòng điện ngày mai của tổ quốc!
Xây xong thuỷ điện Sông Đà, chúng tôi là những người tiên phong theo anh vào xây dựng tiếp Thuỷ điện YaLy hùng mạnh (Nơi rừng thiêng nước độc, nơi đây các anh đã phải gỡ hàng ngàn vạn bom mìn và bao tấn chất độc màu da cam còn đựng nguyên trong những thùng phuy lớn, và cả những hố xương của chiến tranh còn để lại)
Anh cùng lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà vừa chỉ huy toàn bộ công trường với hàng vạn kĩ sư, công nhân, ai ai cũng đoàn kết một lòng – Đại công trường mà như một gia đình lớn!
Khi đã vào Yaly anh vẫn còn trăn trở về những người công nhân hậu Sông Đà. Rút kinh nghiệm, vào Tây Nguyên anh đã lo xa, mua cả một nông trường chè để cấp với giá ưu đãi cho gia đình cán bộ công nhân viên.
Anh đã đến các trường đại học để tìm kiếm những kĩ sư giỏi , bằng mọi cách anh huy động giáo viên giỏi trên mọi miền tổ quốc dồn về đây ươm mầm non cho cha mẹ chúng yên tâm công tác , để các con chúng tôi không phải chịu thiệt thòi … Anh còn xây dựng rất nhiều trường học tình nghĩa tặng cho vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia Lai nữa!
Tất cả thế hệ chúng tôi anh chưa làm ai phải buồn đau , các con chúng tôi trên công trường giờ đây đã bay đi bốn phương trời , chúng học giỏi chăm ngoan chẳng thua kém gì các nơi trên đất nước Việt Nam này là nhờ có anh đấy!
Có một loài chim cất tiếng ca lảnh lót/
Trước lúc tung ngực mình lao thẳng bụi gai xiên/
Đó là loài chim yêu trời xanh nhiều nhất?
Ca ngợi trời xanh cả khi tan nát thân mình!
Có phải em hoá thân từ loài chim ấy, /
Xuống cõi đời này để cống hiến hy sinh?
35 năm, không một ngày ngơi nghỉ/
Để đến hôm qua, được tự hát cho mình!
Chim sắp chết lời ca nghe thống thiết/
Lời của em trên giàn lửa vọng ra,/
Làm rung động phần đáy tim sâu nhất/
Của cả những người đốt lửa nung da !
Không phải những ca từ khúc chiết/
Hay âm trầm chứa chất yêu thương/
Trên giàn lửa nhục hình, mới biết/
Giọng hát của em hào sảng khác thường !
Theo bao lớp đàn anh đi trước/
Lên đỉnh vinh quang. Rồi bị xuống bùn nhơ/
Đến hôm nay chỉ mơ mình được chết /
“Làm ma tự do, không phải ma tù!”
Tác giả: Một công nhân từ Thủy điện Sông Đà
Ối giời ơi, tôi phải dụi mắt đọc lại lần nữa, những lời văn bi ai thống thiết thương xót anh Đinh. Đây là lời của một công nhân, nhưng văn chương lỗi lạc , nước chảy huê trôi, cảm động lòng người hơn văn chán ngắt của Tg nữa.
Tg muốn giới thiệu “tài năng trẻ” hay sao.
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh công nhân kia. Những lời chân thật phát xuất tận đáy lòng của anh , không ai nghi ngờ điều đó. Cứ cho là anh Đinh tốt thế đi, vậy thì cái điều gì làm anh ta trở thành đổ đốn??
Cây quít trồng ở nơi đây thì ngọt, trồng nơi khác thì chua. Có phải anh muốn nói thế, có nghĩa con người tốt đẹp đến đâu mà sống trong môi trường cs thì trước sau gì cũng thành một người tồi tệ, không nhân phẩm, khóc hu hu trước tòa xin tha mạng, không có một chút khí phách nam nhi, có chơi có chịu ???
Thế thì , để cứu vãn những nam nhi còn sót lại , thì phải mau mau hạ bệ cs xuống phải không ?? Té ra thâm ý của anh là thế.
Thiệt là vô cùng thâm thuý.
Hãy mở mắt ra lũ đui mù
Có người cảm thương Đinh La Thăng
Ca ngợi thời trai trẻ năng nổ
Lên công trường Sông Đà lăng xăng
Giờ phải chịu nhục hình đau khổ!
Tội nghiệp họ đã bị tẩy não
Thép đã tôi không còn là người
Cả một đất nước đang điên đảo
Cả dân tộc dở khóc dở cười!
Ngàn ngàn tỷ trôi sông trôi biển
Trôi qua tận xứ Venezuela
Nợ ngập đầu nợ như chúa chởm
Phá tan hoang ngân sách quốc gia!
Tội tày trời không sao kể hết
Tám trăm tỷ cho không OceanBank
Lập BOT ăn cho tới chết
Chùa Liên Trì cũng do tay Thăng!
Ai ra lịnh cho bầy chó săn
Đàn áp những con người yêu nước?
Ai vô đây nếu không phải Thăng
Tên bí thư thành Hồ mẹ rượt!
Hãy mở mắt ra lũ đui mù
Đi thương khóc cho loài bán nước!
Nông Dân Nam Bộ
Em xin phép bà con cho em xin 3 seconds để chửi. ..Dm thằng răng đen nói láo gia truyền không sợ trời đánh này. Sông Đà ở đâu mà có mấy cái thùng chứa chất độc màu da cam hả thằng…rau? Mẹ nó, xạo riết hết biết mắc co. Nghề tiếng một tiếng hai là biết thằng này ở đâu ra rồi?
Chậc bộ đội ta lúc ôm đồ từ nam ra bắc đã ôm lộn mấy thùng “chất độc màu da cam” chăng? Tội nghiệp…hèn chi đám quái thai nhiều ghê.
Thời thanh niên của Thăng củng going như thời thanh niên của những người trẻ ,cùng thế hệ với Thăng ,được đào tạo dưới mái trường XHCN(CS) : là một thế hệ Ngu dốt ,nếu so sánh với cùng thế hệ được đào tạo ở Miền Nam (VNCH). Vì sao ??Năm 1983 lần đầu tiên thi vào Đại Học áp dung chấm thi tạp trung .Các tỉnh phía Bắc chấm ở Hanoi. Các tỉnh phía Nam chấm ở Sai gon. Trong đó tỉnh Bình-Trị-Thiên ,có Quảng-Bình theo nền giáo dục Miền Bắc (CS),nhưng BTT vẩn sắp hang thuộc các Tỉnh phía Nam,nên chấm ở Sai gòn.! Bảng điểm của BTT được niêm yết ở đại Học Huế, phân biệt rỏ các địa phương Hue-Quảng trị-Quảng Bình. Trên bang điểm học sinh Quảng Bình hầu hết đều không điểm(số O) cho 3 Môn,em nhiều điểm nhất cho Quảng Bình là 05 (cho 3 môn theo thang điểm 10). Quảng trị bắt đầu từ 10 điểm trở lên và kết thúc ở Huế ,một em ở Quốc Học đạt số điểm 29 cho 3 môn.(thủ khóa kỳ đó).Thật là ngao ngán việc đào tạo :Hồng hơn Chuyên,đả tạo ra một thế hệ kém cỏi về Trí dục, Do đó các bạn trẻ sinh ra ở Miền Bắc ,vào thời đó và lớn lên trong nền giáo dục “noi gương Bác Hồ’ không có gì phải hảnh diện ,nếu không muốn nói Xâu Hổ !Có tự trọng và Liêm sĩ phải căm ghét-hận thù HCM,vì hắn mà cả dân tộc hôm nay chỉ” mừng vui” khi trái bóng đá banh tung lưới !!!
CỐ TẬT NGỢI CA
Tật ca tật ngợi người mình
Nói sao cho hết quả tình vậy thôi
Kiểu người ở tận sông Đà
Ca Đinh La Thăng ấy trước Tòa cũng hay
Trước sau đều chỉ chân tài
Yêu dân mến nước có sai khi nào
Thật toàn cảm tính tầm phào
Ai không hoàn cảnh có nào thế a
Lòng người ai chẳng bao la
Trừ khi bó hẹp dễ mà đoán sao
Làm quan thế phải ào ào
Tới khi thế hết có đâu lạ lùng
Nhưng dân chỉ một dòng chung
Tùy dòng kênh chảy bộ khùng lắm sao
Nên thôi đừng mãi tào lao
Tốt chi tung hứng việc nào khách quan
SAO NGÀN
(22/01/18)