ĐCV: Nền Y tế cũng như y đức ở Việt Nam xuống cấp trầm trọng. Không thiếu những câu chuyện bác sĩ bỏ mặc bệnh nhân vì không có tiền trả, hay gọi hoài mà cứu thương không đến. Trong lúc sự sống của người bệnh tính từng phút, thì người nhà còn phải làm các thủ tục và quan trọng là nộp đủ tiền thì bệnh nhân mới được nhập viện.
Đăng tải câu chuyện có thực, vừa xảy ra hôm qua 23/11/2017 ở Praha, cộng hòa Séc, chúng tôi muốn bạn đọc, nhất là bạn đọc ở Việt Nam hiểu thêm về nền y tế của một quốc gia cựu cộng sản.
Chuyện này không có gì quá lạ, nó cũng như ở Ba Lan, ở Đức, ở bất kỳ quốc gia bình thường nào, nhưng sẽ là rất khác với hiện hiện thực xã hội tại Việt Nam.
Cũng qua đây, bạn đọc có thể chia sẻ chuyện khám chữa bệnh ở các quốc gia mình đang sống.
Quay số 155
– A lô, trung tâm cứu trợ đây, chúng tôi có thể giúp đỡ gì anh được?
– Chào chị, xin chị gửi cho một xe cấp cứu. Vợ tôi có triệu chứng đầu óc quay cuồng và bị nôn hai lần
– Xin anh cho biết địa chỉ
– Vâng, phố…, số nhà…
– Tầng mấy ạ?
– Dạ, tầng 6
– Chị nhà có bị ngã không?
– Không.
– Chị ta vẫn còn tỉnh táo chứ?
– Vâng, nhưng hơi mệt
– Nhà anh có đông người không(?), nếu có thể thì các anh dìu chị ấy xuống dưới nhé, tôi sẽ gửi xe cấp cứu đến ngay.
Mở cửa thang máy đã thấy hai bác sĩ chờ sẵn ở cửa (từ lúc nhấc máy gọi điện đến giờ chưa tới 3 phút)
Bệnh nhân nhanh chóng được đưa lên xe.
Việc đầu tiên là đo huyết áp, thử phản ứng.
– Chị có đau ở đâu không?
– ….
– Triệu chứng bắt đầu từ lúc nào?
– ….
– Chị có đang dùng thuốc gì không?
– ….
– Tay chân của chị có tê không?
– ….
OK, vậy bây giờ chúng ta đi đến khoa dây thần kinh nhé.
– Chị có muốn nằm lên băng ca không?
– Không.
– Vậy tôi cài dây an toàn cho chị nhé. Nào chúng ta đi. Đây là túi nôn, nếu chị muốn thì nôn vào đây nhé.
10 phút sau thì xe tới bệnh viện và bệnh nhân được đưa ngay vào phòng cấp cứu chuyên khoa.
Sau khi thăm khám và làm các thủ thuật y tế chừng nửa giờ thì vị bác sĩ ra tận cầu thang ngoắc mình vào (đang gọi điện cho người thân) thông báo kết quả và giải thích lý do cũng như đưa ra phương pháp điều trị, dặn đi dặn lại: nếu có biểu hiện gì tương tự thì phải đến tôi ngay nhé.
– Đây là đơn thuốc, chốc nữa anh xuống nhà thuốc dưới cổng nhận thuốc nhé. Nhà thuốc mở nonstop đấy (dặn thêm)…
Và bảo mình ra ngoài chờ thêm độ 10 phút nữa.
Vài phút sau vị bác sĩ lại ngó ra ngoắc mình vào lần nữa
– Này, anh phải mua cho chị ý một món quà gì đó nhé. Lúc nãy chị ý đau quá và chảy nước mắt đấy.
– Dạ vâng.
– Anh dịch lại để chị ý hiểu và cười lên đi!
– (dịch)
Cảm ơn bác sĩ, anh tử tế quá, rất tiếc chúng tôi đi vội quá nên không có quà gì cho anh cả.
– Đừng nói vậy. Đây là công việc của tôi. Anh chị là người Việt à?
– Vâng.
– Tôi thấy anh chị không giống người Việt lắm mà giống … người Nhật.
– Dạ, chúng tôi cũng người Châu Á da vàng mà.
– Không hẳn vậy đâu, người da vàng mỗi nước cũng mỗi khác đấy; người da trắng chúng tôi cũng vậy…
– Bác sĩ tinh tường quá!
– Các anh chị đi về bằng gì(?), để tôi gọi xe cấp cứu đưa về nhé?. Nhưng phải chờ khoảng nửa tiếng đấy, hôm nay chúng tôi đông bệnh nhân quá!
– Thôi, để chúng tôi gọi taxi uber cũng được. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Kèm theo là một cái bắt tay rất chặt với ánh mắt nhìn thẳng trìu mến bao dung…
Ps: Không phải trả xu teng nào cả. À quên, mất 15k tiền mua cốc café ở máy bán tự động ngoài hành lang bệnh viện.
Ngô Việt Hương (Cộng hòa Séc)
xa9o3g
Hai người Nga nói chuyện ở một hành lang trường Đại học Mỹ: họ” chê “nước Mỹ và họ nói nước Mỹ chỉ được khi gọi-xe-cấp-cứu ,quá nhanh! !Đó là câu chuyện tôi nghe được khi đi qua họ. Rất tiếc 2 người Nga đó họ không biết ,”xe -cấp-cứu đến nhanh là khởi nguồn cho mọi việc !