Tuy cụ Phan Thanh Giản qua đời từ thế kỷ thứ 19 năm 1867 trước khi có chủ nghĩa cộng sản ra đời nhưng cụ đã được một nhóm “Cựu học sinh PhanThanh Giản- Đoàn Thị Điểm và Thầy Cô cùng bạn hữu” vinh danh trên Đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản trên toàn thế giới Arc of Memory (Vòng Cung Tưởng Niệm). Đài sẽ được khánh thành tại thủ đô Ottawa (Canada) vào năm 2018 với kinh phí ba triệu đô ($3,000,000.00) Số còn lại do cộng đồng các sắc dân gây quỹ từ năm 2009 đóng góp.
Bài viết vinh danh về Cụ Phan có ba bản Việt, Pháp, Anh cho rằng cụ Phan là một nạn nhân đặc biệt của Cộng Sản. Các cựu học sinh đã gởi tài liệu này cho ban điều hành trang nhà www.tributetoliberty.ca, trong danh mục Contribute.
Theo đó, năm 1975 cụ bị xử tử ngay tại sân trường mang tên cụ ở Cần Thơ về tội bán nước và tội tự tử vì hèn nhát. Hai bộ đội cụ Hồ (Hồ Chí Minh, một đảng viên cọng sản quốc tế), đã dùng búa đập tượng cụ, cho đến khi chiếc đầu lìa khỏi cổ trước sự chứng kiến của nhiều quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Họ bị tâp trung để xem án lệnh đấu tố cụ.
Tin từ cựu học sinh của hai trường nói trên hiện định cư ở Toronto (Canada) còn cho hay, viên gach tưởng niêm cụ Phan Thanh Giản mang số thú tự từ 1303 -1312 trên the pathway to liberty. Tên tiếng Anh của nhóm là “The Phan Thanh Giản – Đoan Thi Điem Alumni Group/Teachers and Friends”. Đài tưởng niệm ghi lại những biến cố lịch sử khắp nơi do công sản gậy ra trên bức tường hướng Bắc và ghi danh tính nạn nhân của các biến cố này trên bức tường nằm ở hướng Nam.
Tưởng Niệm Tiến Sĩ Phan Thanh Giản
(một nạn nhân đặc biệt của cộng sản)
Cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) làm quan lớn dưới triều Nguyễn ở thế kỷ thứ 19. Cụ văn đức song toàn, suốt đời vì dân vì nước. Năm 1867 cụ đã lấy cái chết của mình để cứu dân lành khỏi nạn binh đao. Cụ là biểu tượng cho hào khí miền Nam. Thế nhưng, hơn một thế kỷ sau, năm 1975 cụ là nạn nhân của chính quyền cọng sản Việt Nam. Cụ bị xử tử ngay tại sân trường mang tên cụ ở Cần Thơ về tội bán nước và tội tự tử vì hèn nhát. Hai bộ đội cụ Hồ (Hồ Chí Minh, một đảng viên cọng sản quốc tế), đã dùng búa đập tượng cụ, cho đến khi chiếc đầu lìa khỏi cổ trước sự chứng kiến của nhiều quân cán chính Việt Nam Cọng Hòa. Họ bị tâp trung để xem án lệnh đấu tố cụ.
Lý do đảng Cộng sản dùng quyền lực và bạo lực để đạp đổ, một học giả tối cao đầu tiên của Miền Nam được đa số dân Nam Kỳ yêu quý là vì cụ Phan có ảnh hưởng rất lớn với dân miền Nam. Ngay sau khi Việt Nam bị nhuộm đỏ tháng 4 năm 1975, một phái đoàn từ Bắc được cử vào Nam để triệt hạ danh dự và di tích cụ. Tất cả tên đường và tên trường đều bị thay bằng tên các cán binh Cộng sản. Nhiều kênh mạng và nhiều bài báo kết tội cụ Phan là kẻ “ dâng thành, hiến đất cho giặc” . Ngôi mộ của cụ bị bỏ hoang phế. Những người Cộng sản còn đòi quật mồ cụ lên để đem xác vứt xuống sông.
Thật ra, việc lên án Cụ Phan « dâng thành, hiến đất cho giặc », đã đưọc chuẩn bị ở Hà nội vào những năm 1962-1963. Đứng đầu là Trần Huy Liệu, cột trụ Viện sử học, cha đẻ anh hùng xạo Lê văn Tám. Lúc đó là thời điểm đảng cọng sản Việt Nam, theo chiến thuật biển người của Mao Trạch đông phát động chiến tranh vào Miền Nam. Họ động viên văn học, nghệ thuật, sữ học, …cho mục tiêu chánh trị, cùng đề cao sự lìều mạng như là gương anh hùng để lùa dân xông vào chỗ chết. Ngoài ra, theo tài liệu từ nhà biên khảo Trần Đông Phong, Trần Huy Liệu đã dùng nhân vật Phan Thanh Giản để bôi xấu những ai có thái độ khuất phục trước sức mạnh của Pháp năm 1867 và Mỹ năm 1963.
Mặt khác, đảng Cộng Sản trong ý đồ xâm lăng Miền Nam còn nhằm răn đe thành phần ” tập kết ”. Đây là những cán binh cọng sản ở miền Nam năm 1954 ra Bắc bằng tàu thủy theo hiệp định Geneve. Cụ Phan từng phục vụ từ miền Trung Việt Nam cho tới mủi Cà Mau. Cụ cũng đã đi sứ qua nhiều nước nên cụ là người nhìn xa thấy rộng. Nhà vua đã từng khen thưởng cụ ”Liêm, Bình, Cần, Cán” . Đường công danh của Phan tiên sinh đầy oan khuất nhưng Cụ vẫn hết lòng ái quốc, trung quân. Ngoài văn thơ thương tiếc cụ của các văn nhân thời bấy giờ, cụ còn được phong thần ở các tỉnh thành. Nhiều đường lớn, bệnh viện, trưởng học, cầu, chợ mang tên cụ. Tượng cụ được dựng bên ngoài lăng miếu và trường học.
Cụ Phan Thanh Giản là người đầu tiên và duy nhứt ở miền Nam thi đậu Tiến sĩ trong vương triều nhà Nguyễn. Cụ người làng Bảo Thạnh, tỉnh Vĩnh Long (xưa) nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Thời đó là thời các nước phương Tây tìm thị trường, chiếm thuộc địa, khai thác tài nguyên và nhơn lực để làm giàu sau cách mạng khoa học kỷ thuật. Năm 1863, triều đình cử cụ làm Chánh Sứ sang Paris (Pháp) và Madrid (Tây Ban Nha) để thương thuyết tìm cách chuộc lại ba tỉnh miền Đông do hòa ước năm 1862 đã ký kết. Nhưng việc thương lượng không thành. Nhờ qua Pháp cụ “thấy việc Âu Châu phải giựt mình; kêu gọi đồng bang mau thức dậy” nhưng “hết lời năn nỉ chẳng ai tin”.
Chức vụ sau cùng của cụ là Kinh Lược Sứ đóng ở Vĩnh Long lo trấn giử ba tỉnh miền Tây Nam phần. Hậu bán thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn quá suy yếu do chính sách bế quan tỏa cảng. Quân Pháp dưới sự chỉ huy của De La Grandiere dốc toàn lực tấn công chiếm thành Vĩnh Long . Không đủ sức chống cự vì vũ khí thô sơ so với vũ khí của Pháp, cụ Phan giao thành và yêu cầu quân Pháp không được tàn sát lương dân. Thành thất thủ, cụ Phan nhân lảnh trách nhiệm, nhận tội với triều đình, gởi trả ấn tín vua ban, khuyên con cháu không được cộng tác với người Pháp, uống thuốc độc quyên sinh, ngày 4 tháng 8 năm 1867.
Sau khi cọng sản cai trị toàn nước Việt (30-4-1975), dân miền Nam sửng sốt khi hay tin nhân phẩm cụ Phan, người đã chết theo thành hơn một thế kỷ trước; bị cộng sản hạ bệ. Trước khi quyên sinh cụ đã tuyên bố Cờ tam sắc không thể bay phất phới trên một thành lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống”,thì Phan tiên sinh không thể bị kết án là “dâng thành, hiến đất cho giặc” đươc. Năm 2008 đảng Cộng Sản Việt Nam, để tồn tại họ phải đổi mới. Việc Viện Sử Học Việt Nam đã cho khôi phục một số di tích liên quan đến cụ. Nhưng nhà cầm quyền cọng sản vẫn bất nhất chưa chính thức phục hồi danh dự của cụ và xin lỗi vể những sai lầm trong việc xúc phạm đến một danh nhân đất nước.
Tâm-Tâm
————————————
Commemorating the Honorable Phan Thanh Giản
(a Rather Unusual Victim of the Communist Government of Vietnam)
Phan Thanh Giản (1796-1867) was one of the Nguyễn court’s foremost mandarins in the 19th century, a scholar who dedicated his lifetime efforts to preserve the best interests of the Vietnamese people during the conflict with the French army. In 1867, he chose to relinquish his own life in order to spare the common people from the calamities of war. His is the life of a noble man who symbolizes the indomitable spirit of the South. Nevertheless, more than a century after his death, his name and reputation were brutally smeared and attacked by the communist regime. As they took control of the entire country following the fall of South Vietnam in 1975, the new regime tried to rewrite history by wrongfully condemn him as a traitor and as a coward.
Born in Ben Tre, South Vietnam, Phan Thanh Giản was the first and only man from the South who was bestowed the top scholar degree under the Nguyen dynasty. In 1863, he was sent by the king on an embassy mission to France and Spain to negotiate the return of the territories given to the French in a concession of the previous year treaty. Though the mission did not succeed, the trip to Europe opened his eyes to the technological advancements of the West. Upon his return, Phan Thanh Giản advocated the need for his people to wake up and renovate, but to no avail. The Nguyen dynasty continued with their “Closed Door-Locked Port” isolationist foreign policy that had weakened the country.
Consequently, when the French troops under the command of De La Grandiere attacked the citadel of Vinh Long in 1867 with full force, as governor of the three remaining Southern provinces, Phan Thanh Giản recognized that his army stood no chance against an overwhelmingly strong and better-armed enemy force. He chose to surrender after securing the commitment from the French that they would conduct no atrocities against his people. Staying truthful to his saying “French tricolor flag never flies over the citadels where Phan Thanh Giản lives”, he subsequently committed suicide by taking poison on August 4, 1867.
What on earth prompted the communist regime to execute a national hero who had died a hundred years before? Why did two of Ho Chi Minh‘s cadres kept hammering on his statue until the head broke off while many Vietnamese of the previous regime was forced to witness the condemning act?
The answers to those questions are rooted in a plan originated in Hanoi many, many years before it was carried out. Back in the early sixties, led by Tran Huy Lieu, a principal of the communist History Institute, the propaganda campaign, modeled after the tactics used by Mao Tse Tung, was aimed to incite the mass to commit suicidal acts by making up fake stories of war heroes. Phan Thanh Giản was singled out in the attempt to smear those who yield to the might of the French in the late 1800’s, and of the US in 1960’s. It also was meant to keep down those from the South who in 1954 chose to migrate to the North to join the Northern troop, as allowed by the Geneva accord signed that same year that divided the country.
Nevertheless, Phan Thanh Giản was and still is revered by the people of Vietnam; notably in the South, many citadels, schools, hospitals, streets, bridges and other structures still bear his name. His life has been celebrated in many literary works by his contemporaries, as well as by writers of late.
As the war ended in 1975, in fear of Phan Thanh Gian’s influence over the population, the central government in Hanoi rushed a team to the South to destroy his honor and eradicate any traces of his relics. Schools and streets bearing his name were replaced with the so-called communist heroes’ names. They launched a media campaign to accuse him of selling out Vietnamese territories to the French in the mid-1800’s, desecrated his tomb, and even demanded his body to be exhumed and discarded into the river.
The Vietnamese people were dismayed when the conquering regime decided to smear and destroy the legacy of a national historic hero. Populous oppositions arose, forcing the communist government to finally, though reluctantly, restore some of his relics. And to this day, they stubbornly refuse to acknowledge their criminal act in trying to deface his reputation and legacy of a genuine Vietnamese hero.
Trinh Phố
Nov 2017