Vụ bắt cóc ở Berlin có thể tổn hại đến ngoại thương giữa Việt Nam với châu Âu

0

David Hutt

Trịnh Xuân Thanh bị cơ quan mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay giữa trung tâm Berlin hồi tháng trước gợi nhớ những cảnh tương tự từ “các bộ phim gián điệp thời Chiến tranh Lạnh.” Chính phủ Đức sẽ phản ứng như thế nào?

Dự trù thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sắp được thỏa thuận có thể sẽ bị gián đoạn sau khi Bộ Ngoại giao Đức buộc tội mật vụ Việt Nam bắt cóc một doanh nhân Việt Nam trên đường phố Berlin vào cuối tháng trước. Ông Trịnh Xuân Thanh, người bị chính quyền Việt Nam truy tố về tội tham nhũng và biển thủ công quỹ, bị bắt cóc vào ngày 23 tháng 7, chính phủ Đức cho hay, nhưng Hà Nội cho biết ông đã tự nguyện quay về Việt Nam và tự mình đến cảnh sát nộp mạng. Sau đó ông xuất hiện trên truyền hình nhà nước Việt Nam để “đầu thú,” luật sư  ông cho là ông bị “cưỡng ép.“ 

Đánh Võ mồm

Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Đức cho hay “không còn nghi ngờ gì nữa” rằng các cơ quan mật vụ và đại sứ quán  Việt Nam đã tham gia vào vụ bắt cóc và mô tả nó như một sự vi phạm pháp luật Đức và quốc tế trắng trợn chưa từng thấy. Họ kêu gọi Hà Nội trả lại ông Thanh cho Đức, nơi ông đang xin tị nạn. Bộ trưởng Ngoại giao Đức sau đó mô tả sự kiện này như “những bộ phim kinh dị thời Chiến tranh Lạnh.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phân bộ Á châu, nói: “Berlin cần yêu cầu Việt Nam phóng thích ông Thanh ngay lập tức cũng như họ cần căn cứ mối bang giao Đức và Việt Nam trong chuyện giải quyết thỏa đáng vấn đề này.

Tuy nhiên, cho đến nay, Đức chỉ tuyên bố người đứng đầu cơ quan tình báo Việt Nam là người không được chấp nhận persona non grata. Hiện tại, dường như Hà Nội không có ý định trả Thanh lại cho Đức quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kết quả là người phát ngôn của ông Bộ trưởng Ngoại giao Đức đã nói với Reuters trong tuần này rằng “chúng tôi đang tìm những biện pháp có thể thi hành để các đối tác Việt Nam của chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể chấp nhận hành vi của họ.“

“Tất cả các chọn lựa đều nằm trên bàn,” ông nói thêm. 

Những gì đang bị nguy ngập

Một lựa chọn là Đức sẽ hạn chế viện trợ phát triển cho Việt Nam. Vào năm 2015, ngân hàng này đã cam kết dành 257 triệu đô la cho giai đoạn hai năm. Một lựa chọn khác, các nhà phân tích nói với tôi một cách tự tin, có thể là Thủ tướng Đức Angela Merkel, hiện nay là người đứng đầu không chính thức của EU, chính phủ bà đang vận động hành lang với chính phủ các nước láng giềng châu Âu để ngăn chặn tiến trình Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU-Việt Nam (EVFTA) mà cả đôi bên đã thỏa thuận hồi tháng 12 năm 2015 và dự kiến ​​sẽ được phê chuẩn vào đầu năm tới.

Thỏa hiệp này rất quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại song phương với EU tăng từ mức 10 tỷ USD năm 2006 lên đến 48 tỷ USD trong năm ngoái. EU hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc, và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, sau Hoa Kỳ. Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, cho rằng EVFTA có thể đẩy tổng sản lượng quốc nội GDP của Việt Nam lên tới 15%.

Ngay cả trước khi bắt cóc Thanh, có những dự tính rằng EVFTA có thể bị trì hoãn vì thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam, mà một số người cho rằng đã xấu đi trong những năm gần đây. Một phán quyết bây giờ có nghĩa là EVFTA phải được chấp thuận bởi tất cả 28 quốc gia thành viên của EU, cũng như Nghị viện châu Âu trong khi các nhóm nhân quyền đang bận rộn vận động để họ từ chối nó – hoặc, ít nhất, buộc họ phải thông qua những thay đổi lớn có nghĩa là EU chỉ chấp nhận thỏa hiệp này nếu chính phủ Việt Nam chịu cải thiện nhân quyền.

Ông Pier Antonio Panzeri, Chủ tịch Tiểu ban về Quyền con người của Nghị viện châu Âu, cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng 2 vừa qua trong chuyến thăm Việt Nam, chúng tôi đã nói với các nhà chức trách Việt Nam rằng sẽ rất khó chấp thuận [EVFTA] trong các tình huống này.

Chính phủ Việt Nam có vẽ như đã xoa dịu những lo ngại của châu Âu trước vụ bắt cóc vào tháng trước, khiến cho sự kiện trở nên khó hiểu hơn. Tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang Đức tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hamburg. Tại đó, ông đã gặp 14 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean Claude Juncker, theo các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam.

Ông cũng ngồi xuống với Thủ tướng Merkel. Tại cuộc họp, cả hai nước đã đồng ý với giá trị thương mại trị giá 1,7 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam. Sau đó, ông Phúc sang Hòa Lan, nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tại Hague, ông tuyên bố rằng Việt Nam sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành.

Một vấn đề gai góc

Chính phủ Việt Nam có lẽ biết rằng mặc dù nhân quyền có thể là một “lằn đỏ” đối với một số quan chức EU, hứa hẹn về lợi nhuận lớn đối với các công ty châu Âu có thể đủ để thúc đẩy các nước khác chấp nhận EVFTA.

Hơn nữa, EU có thể tự hại mình nếu họ bắt đầu gián đoạn EVFTA vì vấn đề nhân quyền của Việt Nam; có lẽ họ sẽ thiết lập một tiền lệ cho các thỏa thuận trong tương lai. Từ lâu EU đã muốn hình thành một hiệp định thương mại tự do với khối ASEAN và thảo luận về thỏa hiệp này được tái thiết hồi tháng 3.

Nhưng nếu EVFTA bị trì trệ vì thành tích nhân quyền của Việt Nam – mặc dù không vì vụ bắt cóc ông Thanh – thì hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU chắc chắn sẽ bị tiêu tùng. Người ta phải xem xét các điều kiện nhân quyền ở Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Brunei, cũng thế, tất cả đều thiếu sót như nhau, gần bằng với Việt Nam.

Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ


Ghi chú: Nguyên văn tựa đề của bài viết trong bản dịch là: “Làm thế nào để vụ bắt cóc ở Berlin có thể làm tổn hại đến việc ngoại thương giữa Việt Nam với châu Âu”.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên