Donald Trump và thông điệp từ Warsaw

5
Các nguyên thủ trước tượng đài khởi nghĩa Warszawa. Ảnh Fakt

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn Ba Lan là quốc gia châu Âu đầu tiên ông chính thức viếng thăm. Đây cũng là chặng khởi đầu trong chuyến công du dự hội nghị G20 lần này của ông ở Hamburg.

Sự lựa chọn này có thể là một bất ngờ hay thậm chí chút ít ‘bất bình’ với những đồng minh lớn của Mỹ ở châu Âu, nhưng nó phù hợp với tình cảm cũng như thực tế mối quan hệ giữa 2 quốc gia trong mấy chục năm qua. Có thể nói, mặc dù các đảng phái chính trị với các quan điểm khác nhau thay nhau nắm quyền ở 2 quốc gia, nhưng chính sách ngoại giao giữa 2 nước lại được duy trì khá nhất quán.

Trước Donald Trump, những người tiền nhiệm của ông như Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, George Bush Senior, Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama cũng đã thăm chính thức Ba Lan và quốc gia này luôn giữ một vị trí chiến lược trong mối quan hệ của Mỹ với châu Âu, trước và sau khi chế độ cộng sản cáo chung.

Lời mời Donald Trump được tổng thống Ba Lan – Andrzej Duda – đưa ra hồi tháng 2/ 2017 trong kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nước vùng 3 biển (bao gồm 12 nước trong khu vực địa lý giữa biển Đen, Baltic và Adriatic). 

Ảnh RMF

Donald Trump cùng phu nhân con gái và con rể (trong vai trò cố vấn) và đoàn tùy tùng khoảng 20 người đã đáp xuống sân bay Warsaw lúc 22 giờ đêm ngày 5/7/2017.

Trong chương trình nghị sự có cuộc gặp riêng với tổng thống Ba Lan, được đàm đạo trực tiếp bằng tiếng Anh, không thông qua phiên dịch; họp báo chung giữa 2 nguyên thủ; kế đến là giao lưu với lãnh đạo các quốc gia tham hội nghị thượng đỉnh khu vực. Nhưng được chờ đợi hơn cả là buổi diễn thuyết của Trump trước công chúng Ba Lan. Đây là lần nói chuyện đầu tiên của Donald Trump trên cương vị tổng thống Mỹ với dân chúng của một quốc gia bên ngoài nước Mỹ.

Năng lượng và quân sự

Đó là 2 mục tiêu chính của chuyến thăm, ít nhất là về phía chủ nhà. Ba Lan đã nhiều thập niên phụ thuộc vào đường ống dẫn gas từ nước Nga. Quan hệ có chiều hướng căng thẳng giữa 2 nước trong những năm gần đây khiến Ba Lan ráo riết tìm nguồn thay thế trước khi hợp đồng với Nga kết thúc vào năm 2022. Và Mỹ là 1 ứng cử viên nặng ký.

Chuyến tầu chở gas của Mỹ lần đầu cập cảng Ba Lan hôm 8/6/2017

Chuyến tầu chở khí đốt đầu tiên từ Hoa Kỳ đã cập cảng Świnojuście của Ba Lan cách đây ít ngày. Với chuyến thăm này, Ba Lan kỳ vọng sẽ có hợp đồng cung cấp lâu dài nguồn năng lượng này từ phía Mỹ. Mục tiêu dài hạn mà chính phủ Ba Lan đặt ra là giảm 90% lượng cung cấp gas từ phía Nga, một thị trường vốn có nhiều rủi do về chính trị.

Điều quan tâm thứ 2 của Ba Lan đó là vấn đề đồn trú của quân đội Mỹ. Những người lính Mỹ đầu tiên được gửi tới Ba Lan tháng 1 vừa qua và hiện nay theo báo cáo của bộ quốc phòng Ba Lan đã có 3500 binh lính và có khả năng tăng lên tới 6500 trong năm nay.

Quyết định đưa quân tới Ba Lan được đánh giá là mang tính lịch sử, do tổng thống Obama đưa ra vào cuối nhiệm kỳ của ông. Việc tân tổng thống bác bỏ hầu hết các quyết sách của người tiền nhiệm thuộc đảng Dân Chủ đã khiến Ba Lan lo lắng không ít.

Nhưng Donald Trump trong chuyến thăm hôm nay đã khẳng định tiếp tục việc đóng quân tại Ba Lan và coi đây là đồng minh chiến lược  của Mỹ và NATO ở khu vực phía Đông, và rằng việc vững mạnh của Ba Lan là quan trọng với an ninh của châu Âu.

Ngay sau đó, bộ trưởng quốc phòng Ba Lan, ông Antoni Macierewicz đưa ra đánh giá: “Liên minh giữa 2 nước được tăng cường hơn bao giờ hết trong 200 năm qua. Đây là 1 ngày tuyệt vời cho Ba Lan và châu Âu”.

Cũng trong ngày hôm nay, song song với cuộc gặp của các nguyên thủ, binh lính Mỹ có buổi giao lưu mở (dành cho tất cả mọi người) tại sân vận động quốc gia Ba Lan với thông điệp “Luôn gần gũi nhau”. Trong buổi tiếp xúc, ngoài giới thiệu 1 số vũ khí, quân trang quân dụng còn có tiệc chiêu đãi các món ăn thường sử dụng trong quân đội Mỹ.

Thông điệp chính trị quan trọng

Nếu nội dung cuộc gặp giữa 2 tổng thống Donald Trump và Andrzej Duda đã được đồn đoán từ nhiều ngày trước và được tiết lộ ít nhiều thông qua các trao đổi giữa thuộc cấp của 2 bên, thì bài phát biểu của tổng thống Mỹ được cho là rất khó đoán. Không ai biết Trump sẽ nói gì, bởi tính khí thất thường và cách sử dụng ngôn ngữ có phần tùy hứng của ông; nhưng bài diễn thuyết được chờ đợi là sẽ bao hàm những thông điệp chính trị quan trọng không chỉ với riêng Ba Lan mà với cả châu Âu.

Donald Trump đã chọn vị trí nói chuyện ngay trước tượng đài Khởi Nghĩa Warszawa và đây được đánh giá là một chọn lựa khôn ngoan về ngoại giao. Khởi nghĩa Warszawa là trang sử bi hùng, đau thương của dân tộc Ba Lan mà cho tới nay nó vẫn chưa được thế giới đánh gía một cách thật đúng mực.

Bằng sự lựa chọn này, Donald Trump đã dành sự trân trọng cho những người đã nằm xuống và cho một giai đoạn lịch sử đen tối của đất nước Ba Lan.

Trong bài diễn thuyết của mình, bên cạnh việc hết lời ngợi ca Ba Lan như một dân tộc quả cảm, quật cường, một điển hình của sự tranh đấu và chiến thắng, Trump cũng đề cập nhiều vấn đề quốc tế.

Ông cho rằng, châu Âu không còn phải đối mặt với chủ nghĩa cộng sản nữa, nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt về ý thức hệ. Mỹ cũng như châu Âu bị khủng bố cực đoan tấn công hết đợt này tới đợt khác, nhưng cùng kết hợp với nhau có thể giải quyết được vấn đề này.

Trong bài nói chuyện, Trump cũng khuyến cáo Nga ngưng gây bất ổn cho Ucraine cũng như ngừng ngay việc ủng hộ các chế độ thù nghịch như Syria và Iran.

Tổng thống Mỹ cũng khẳng định tầm quan trọng của các đồng minh phía Đông và cho rằng châu Âu cần phải hành động nhiều hơn nữa để đảm bảo sự vững chắc của NATO và an ninh khu vực. Ông cũng khen ngợi quyết định mua tên lửa đạn đạo Patriot của Ba Lan và cho nhận xét đó là loại vũ khí tốt nhất trên thế giới(!).

Trump cũng khẳng định các giá trị phương Tây và việc bảo vệ các giá trị này, không chỉ qua hành động mà từ trong ý thức. Ông cũng nhắc tới điều 5 của hiến chương NATO về phòng vệ tập thể khi một thành viên của khối bị xâm hại. Điều này đã được nhiều đồng minh chờ đợi trong hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng Năm vừa qua, nhưng Mỹ lại không đả động tới.

Những nhìn nhận khác nhau

Chuyến thăm của Donald Trump được chính giới, nhất là đảng cầm quyền đánh giá tích cực, như một dấu son trong quan hệ ngoại giao, nâng Ba Lan lên một tầm cao mới trên chính trường quốc tế. Thậm chí có những nhận định lạc quan cho rằng, Ba Lan có thể sẽ dần thay thế vị trí của Anh nay mai ở EU sau Brexit!

Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng châu Âu thì coi đó là ‘thắng lợi về mặt ngoại giao không thể chối cãi’, nó sẽ khiến đảng cầm quyền hiện nay – PiS – thêm mạnh, và đảng đối lập PO (mà ông là cựu lãnh đạo) ‘thêm bối rối’. Ông cũng nói đùa đại ý rằng, bỗng dưng tôi được thơm lây khi hàng trăm đảng viên PiS phấn kích hô vang ‘Donald, Donald’.

Tusk nói thêm, chuyến thăm có lợi cho Ba Lan và không làm phương hại tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào.

Trước những ý kiến trên một số trang báo cho rằng, chuyến thăm của Donald Trump và nhất là việc ông gặp gỡ nguyên thủ của 12 quốc gia vùng Tam Hải khiến châu Âu đã chia rẽ càng thêm chia rẽ; bà Merkel lên tiếng trấn an, không có gì phải lo lắng và bà đã có một chương trình nghị sự của riêng mình, rằng trong những bất đồng giữa châu Âu với Trump thì vẫn có thể tìm ra những đồng thuận nhất định.

Chuyến thăm của người đứng đầu nước Mỹ được công chúng Ba Lan nồng nhiệt đón nhận. Hàng ngàn người đã đứng 2 bên đường để đón và tiễn ông, cũng như khoảng 15 ngàn người đã tới quảng trường Krasinskich để nghe diễn thuyết, nhưng cũng không thiếu những cuộc biểu tình nho nhỏ.

Ngay trước khách sạn Marriott và tối qua, chừng vài chục người đã giăng biểu ngữ phản đối và hô vang khẩu hiệu ‘Đế quốc Mỹ xấu xa’,Ba Lan không phải công cụ của Mỹ‘, ‘Chúng tôi không muốn chiến tranh với Nga’, ‘Đừng biến Ba Lan thành Palestine’…

Những bình luận ác ý cũng xuất hiện trên các trang mạng, như Donald Trump đến Ba Lan chỉ để ‘rửa mặt’ sau những vết nhọ do rút khỏi hiệp định Paris về khí thải, hay ‘mắng mỏ’ các đồng minh trong cuộc họp NATO…

Chiều 6/7 đoàn tổng thống Mỹ và đoàn tùy tùng của ông đã lên đường qua Đức và sau G20 ông sẽ thăm chính thức nước Pháp.

Chuyến thăm chỉ kéo dài 1 ngày, nhưng dư âm của nó hẳn sẽ còn đọng lại lâu, nhất là tình cảm mà Trump đã dành cho Ba Lan: “Nước Mỹ yêu Ba Lan, yêu con người Ba Lan, các bạn là một dân tộc vĩ đại”. Chắc hẳn không phải dân tộc nào cũng xứng đáng được nhận những lời như vậy 🙂

———————————————

Nghe toàn văn phát biểu của Donald Trump

 

5 BÌNH LUẬN

  1. Đây nè, đám CUỒNG LỪA bị tẩy tẩy não về Climate Change, đọc đi:

    “VIPs including Jeff Bezos flew to a climate conference on 400 private jets, sparking fury over the carbon emissions caused”….Chúng chỉ là Một bọn GIẢ HÌNH (Hypocrite)

  2. “OPEC And Russia Must Pump More Oil To Help America’s Working Class”. Sau cuộc họp G20, thằng HỀ GIÀ LÚ LẪN RETARDED Bai ĐẦN ĐỘN đi….năn nỉ khối OPEC như trên. Nước Mỹ thời ông Trump đang từ một nước độc lập về dầu thô và có khả năng xuất cảng dầu khí đứng đầu thế giới, ngày nay lại phải đi năn nỉ khối OPEC. Việc ông Trump rút ra khỏi hiệp ước Paris là hoàn toàn khôn ngoan và mang lại lợi ích cho nước Mỹ.

    Trong hình chụp ngày bế mạc G20, thằng HỀ GIÀ LÚ LẪN RETARDED Bai ĐẦN ĐỘN nị cho đứng….chầu rìa tuột ngoài cùng. 4 năm trước, ông Trump hiên ngang đứng ngay chính giữa, thật oai, chớ không khúm núm hèn hạ như thằng HỀ GIÀ ĐẦN ĐỘN này. Chưa hết, sau khi năn nỉ khối OPEC, nó còn bắt chước thằng thầy Nhọ Nồi Ô Bá Mà của nó, đứng ra….XIN LỖI cả thế giới. Đúng là TT quỳ gối, làm nhục cả nước Mỹ.

  3. Trump chọn Ba Lan là vì Ba Lan đang có chính quyền hiện tại của Andrzej Duda cũng chống tự do báo chí. Đống hội đồng thuyền cho an toàn. Không chừng những dân đi hoan hô Trump toàn là các ” dư luận viên” hay “quần chúng tự phát” được thuê mướn bởi nhà nước. Trump đang làm hại nước Mỹ và cả thế giới. Kéo nước Mỹ ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris, Trump lôi nước Mỹ vào con đường tụt hậu với những mỏ than lỗi thời dơ bẩn chỉ để kiếm phiếu củ tri. Trong khi thế giới tiếp tục tiến lên với kỹ nghệ năng lượng sạch.

    • Bạn ơi
      Chắc bạn người trong nước rồi
      Đừng suy bụng ta ra bụng người
      Ba Lan đâu phải Việt Cộng, Ba Lan xưa là nước dân chủ tự do, năm 1944 CS Nga xua quân chiếm áp đặt chủ nghĩa CS tới 1990, 91, sau đó Ba Lan và các nước Đông Âu thoát tay CS
      Ba Lan không phải Vẹm đâu, Mỹ lại càng không theo đường lối “đầy tớ trung thành của nhân dân

  4. Cô MVH,
    Bài viết rất hay và đầy đủ nhưng tôi nghĩ dân Ba Lan cần biết Trump đang lên kế hoạch gì ở Ba Lan nên tôi gởi tới DCV bài viết này. DCV có đăng 2 bài viết tôi ủng hộ Donald Trump, xin cám ơn, dân Ba Lan bắt đầu hiểu tại sao dân Mỹ thích Donald Trump thì họ cũng sẽ thích Donald Trump.

    Nhất Hướng
    http://quanvan.net/nhat-huong-nguyen-kim-anh-cao-boi-my-da-ho-le-manh-hai-trum-so-cong-san/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên