Ván cờ mới của VN?

1
Ảnh giàn khoan Hải Dương - 981 cắm ở thềm lục địa Việt Nam 2014, do Sự Viễn chụp ở cự ly gần nhất ;v

Phó chủ tịch Quân ủy TW Trung Quốc Thượng tướng Phạm Trường Long vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 18 và 19.6. Qua giờ nghe chuyện là ông Long đã …giận dỗi bỏ về sớm ^-^

Có hai sự kiện gần đây, được cho là có liên quan tới sự hờn giận của tướng Long

Báo Thanh Niên vào 12: 43 trưa nay (20.6), đã đưa một bài viết về hoạt động của giàn khoan Hải Dương – 981, khi đang tác nghiệp cách đảo Hải Nam 74 hải lý về phía Nam; từ ngày 16.6 đến 15.9.2017. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định. Tuy nhiên, sau đó đã có lệnh gỡ bỏ.
Xem bài ở dưới[1].

Trước đó, vào 11.1.2017, ông trùm dầu mỏ Rex Tillerson, nguyên TGĐ tập đoàn Exxon Mobil, người sau đó trở thành tân ngoại trưởng Mỹ từ đề cử của ông Trump; đã khuấy động dư luận quốc tế với tuyên bố, “Ta sẽ phải gửi cho Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên phải dừng lại việc xây dựng các hòn đảo, và thứ hai là không được phép tiếp cận các hòn đảo đó “.

Dưới sự lãnh đạo của ông Rex Tillerson, Exxon Mobil đã có các ký kết hợp tác với Việt Nam để phát triển dự án “Blue Whale” – về khí đốt và dầu mỏ, trong vùng biển mà Hà Nội và Bắc Kinh đang tranh chấp. Dự án dự kiến sẽ cấp nhiên liệu cho bốn nhà máy điện ở Việt Nam khi hoàn thành vào năm 2023. Truyền thông nhà nước Trung Quốc lúc ấy đã phản ứng dữ dội [2]

Trên trang Asia Times vào 23.1, tác giả Helen Clark có bài viết “Exxon-Vietnam gas deal to test Tillerson’s diplomacy” (tạm dịch “Thỏa thuận khí đốt giữa Exxon và Việt Nam sẽ thử thách chính sách ngoại giao của ông Tillerson”).

Trong đó có nói rõ, dự án liên doanh giữa Exxon Mobil và Việt Nam trị giá 10 tỉ USD được ký kết vào ngày 13.1 nhân khi ông John Kerry, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và TBT Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc; có nguy cơ làm dậy sóng tại khu vực tranh chấp Biển Đông dưới thời của tân chính quyền Donald Trump.

Tuy nhiên, theo tác giả Helen Clark thì dự án của Exxon Mobil sẽ được bảo vệ mạnh mẽ bởi ngoại trưởng Rex Tillerson, cựu chủ tịch và viên chức điều hành chính của Exxon Mobil.

Riêng giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, vào ngày 16.1 trong bài viết về thỏa thuận giữa Exxon Mobil và Việt Nam cũng nêu rõ.

Ông Rex Tillerson hiểu thấu đáo về mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm đe dọa tập đoàn Exxon Mobil không được đầu tư vào Việt Nam từ những năm 2007-2008. Và bản thân ông Tillerson sẽ không nghe phản đối của Trung Quốc về thỏa thuận của Exxon Mobil và Việt Nam. Trước đây, giới chức Trung Quốc từng có cảnh báo riêng với các công ty dầu khí Phương Tây, là quyền lợi của họ tại Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nếu như hỗ trợ Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Facebook Lê Nguyễn Hương Trà
—————————

Xem bài trên Thanh Niên bị gỡ!

[1] Cục Hải sự Trung Quốc ngày 16.6 phát thông báo cho hay, giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của nước này sẽ tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-4-1 ở Biển Đông từ ngày 16.6.2017 đến ngày 15.9.2017.

Vị trí hoạt động của Hải Dương-981 có tọa độ 17°09′07″.5 vĩ Bắc và 110°02′09″.7 kinh Đông, cách đảo Hải Nam 74 hải lý về phía nam. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.

Thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc còn ngang nhiên yêu cầu tàu thuyền qua lại khu vực giữ khoảng cách an toàn 2 km với giàn khoan này.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan đến khu vực chưa phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Vào tháng 4.2016, Trung Quốc từng triển khai giàn khoan Hải Dương-981 đến vị trí nằm gần tọa độ nói trên.

Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. Cùng lúc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Hải Dương-981 cũng chính là giàn khoan mà Trung Quốc từng hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam hồi tháng 5.2014. Trước sự phản đối kiên trì từ phía Việt Nam, Trung Quốc đã buộc phải rút giàn khoan này sau hơn 2 tháng./.

[2] http://www.miamiherald.com/…/na…/world/article126490524.html
— ———

Theo các nhà phân tích, chính sách biển Đông của Việt Nam đã hiện rõ ngay trước mắt: một mặt gắn vào quyền lợi thiết thực của Mỹ, mặt khác mở cửa từng bước cho Hải quân Mỹ vào… bảo kê. Việt Nam đang đi nước cờ chưa từng có!

Sau chuyến đi của tướng Long tới Hà Nội, tình hình rất ư là tình hình. Báo chí hiện đang được chỉ đạo sát nút vụ này, chúc mừng 21.6 ^-^

1 BÌNH LUẬN

  1. Việt cộng đang phá bỏ chính sách 3 không và thay đổi chiến lược an ninh quốc phòng.
    Xin post lai còm nv đã viết cách đây hai tuần khi Hà Nội bắn tin Phúc sẽ qua Mỹ hội kiến Trump. Sự vội vã khẩn cầu được hội kiến cho thấy rõ ràng là một sự nhượng bộ và đầu hàng của việt cộng, và sẽ chấp nhận để cho Mỹ vào VN trong những ngày sắp tới.

    Sau chuyến thăm Mỹ của Phúc thì có tin việt cộng sẽ cho Mỹ xây dựng tòa đại sứ mới và đồng ý để tàu chiến Mỹ tiếp cận Cam Ranh nhiều hơn. Điều này chứng tỏ đã có sự nhượng bộ của Hà Nội để đánh đổi được Mỹ tiếp tục ủng hộ, tài trợ, và bảo vệ về quân sự cũng như được hưởng về thương mại và kinh tế hầu mong kéo dài sự tồn tại của chế độ. Nhân quyền hoàn toàn bị lãng quên không được bàn dù việt cộng đàn áp dữ dội. Ngay cả phái đoàn thượng nghĩ sĩ John McCain gồm nhiều nhà lập pháp Mỹ hiện cũng đang có mặt tại Việt Nam và có đi thăm Cam Ranh nhưng hoàn toàn vì quyền lợi của họ. Tất cả không một tiếng nói về nhân quyền.
    Thật ra thì hai vấn đề trên Mỹ đã quan tâm và muốn được từ lâu nhưng việt cộng luôn khước từ. Cả Hà Nội và Washington đã thương thuyết từ thời tổng thống Clinton nhưng không đi tới đồng thuận nên bế tắc. Trước kia Hà Nội chỉ đồng ý cho Mỹ mướn đất trong thời hạn 100 năm nhưng Mỹ đòi muốn được 200 năm. Một khi Hà Nội chịu cho Mỹ xây tòa đại sứ mới và chịu mở cửa cho các tàu chiến nước ngoài được quyền tiếp cận Cảng Cam Ranh thì áp lực gây hấn từ Biển Đông của tàu cộng sẽ giảm. Điều này bộ chính trị việt cộng biết rất rõ nhưng luôn chậm chạp – như vụ WTO, và chỉ khi nào bị áp lực hoặc đe dọa thì họ mới cởi mở từ từ để đu dây tồn tại. Tuyệt nhiên việt cộng không bao giờ vì quyền lợi đất nước và dân tộc. Riêng Mỹ, Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa cầm quyền thì quyền lợi của Mỹ vẫn như nhau. Obama, John McCain, John Kerry, Clinton, hay ngày nay là tổng thống Trump thì cũng không có gì thay đổi. Họ cũng chỉ lợi dụng lá bài nhân quyền để bảo vệ cho quyền lợi của họ mà thôi!
    nv

    … Chuyện Phúc đích thân xin qua Mỹ (Mỹ lịch sự gọi là mời) gặp Trump là để xác nhận Hà Nội đã xoay chiều chịu nhượng bộ. Khi Trần Đại Quang trao thư riêng cho Trump qua tay đại sứ Mỹ, và sau đó mọi vấn đề đã được thảo luận xong trước khi Phúc qua Mỹ . Vì sợ bị Mỹ bỏ rơi nên bộ chính trị phải nhượng bộ. Cử Phúc qua chỉ là để đại diện chính phủ ký thêm nhiều hợp đồng thương mại nhưng đó chỉ là bề nổi để che đậy những điều họ không muốn tuyên bố bên trong. Như tôi đã nói trước kia trên diễn đàn rằng Hà Nội không có cái gì để deal với Mỹ ngoài Cảng Cam Ranh. Khi có tin Quang trao thư riêng cho Trump thì mọi chuyện đã xong. Cả hai đều toại nguyện nhưng với Mỹ thì đây là một nhượng bộ chiến lược của Hà Nội mà Mỹ từng mong mỏi nhiều năm qua. Chính sách 3 không của Hà Nội đang thay đổi như đang thấy và không phải ngẫu nhiên mà phái đoàn John McCain qua VN và thăm Cảng Cam Ranh. Hai vấn đề cốt lõi Mỹ muốn từ lâu cho chiến lược lâu dài tại Việt Nam nay đã đạt. Có thể nói là Mỹ đã chính thức quay trở lại VN.

    nv
    Jun 4, 2017
    Danlambao

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên