Giới công nhân và người lao động Việt Nam qua 50 năm dưới sự cai trị của đảng cộng sản

4
Dân oan biểu tình đòi công lý.

Vài lời dẫn nhập

 Những ngày này, trên phạm vi cả nước, đảng cộng sản việt nam đang tổ chức rầm rộ kỷ niệm 50 năm ngày “giải phóng” Miền Nam, thống nhất đất nước

Thực chất, đây là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai anh em Bắc- Nam cùng một Nước vì ý thức hệ cộng sản và dân chủ.

Lẽ ra, sau khi đã “thống nhất”, “bên thắng cuộc” phải chủ động trong việc “hòa giải, hòa hợp” dân tộc để tái thiết và phát triẻn Đất Nước. Nhưng, 50 năm qua, hận thù vẫn luôn được nhà cầm quyền cộng sản nuôi dưỡng và khích lệ dưới mọi hình thức.

Trong cuộc nội chiến tương tàn 50 năm trước, giới công nhân và người lao động tại miền Bắc là lực lương tiên phong mà đảng cộng sản tận dụng để chiến đấu chống lại Việt Nam Cộng Hòa và giữ vững “hậu phương” miền Bắc.

Thế nhưng, sau 50 năm “thống nhất, giới công nhân và người lao động Việt Nam vẫn tiêp tục là đối tượng bị bóc lột và đối xử tàn tệ.

Cũng những ngày này, hàng chục ngàn thanh niên trai tráng ớ nhiều tỉnh trong cả nước, thay vì “ hồ hởi, hân hoan đón mừng” ngày “giải phóng” lại chen chúc nhau tại các trung tâm tuyển dụng đi lao động xuất khẩu đến Hàn quốc, Nhật bản; hàng ngàn thanh niên vẫn tìm mọi cách sang các nước Âu châu để đổi đời.

Xin được điểm lại những nét chính về những gì giới công nhân và người lao động được “thừa hưởng “ trong 50 năm qua.

Giới công nhân và người lao động Việt Nam qua 50 năm dưới sự cai trị của đảng cộng sản và sự phản kháng của người dân đối với chính sách của nhà cầm quyền

Việt Nam là một nhà nước độc tài cộng sản. Đảng cộng sản Việt Nam, nắm giữ quyền lực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội tại Miền Bắc Việt Nam từ năm 1945 và trên cả nước Việt Nam từ năm 1975 đến nay, sau khi dung vũ lực cưỡng chiếm Việt nam Cộng Hòa.

Tất cả các tổ chức xã hội đều do đảng cộng sản lập ra và lãnh đạo, nằm trong “ Mặt Trận tổ quốc Việt nam” do một Ủy Viên Bộ chính trị đảng cộng sản đứng đầu.

50 năm qua, giới công nhân và người lao động Việt nam chỉ là phương tiễn, là nguồn lực để  đảng cộng sản cướp chính quyền và duy trì quyền lực.

Giới công nhân và người lao động cũng là đối tượng để đảng cộng sản bóc lột và trấn áp. Giới công nhân và người lao động không có bất cứ quyền gì, cuộc sống và sinh hoạt đều nằm trong sự kiềm tỏa gắt gao của nhà cầm quyền cộng sản.

Cuộc sống của giới công nhân và người lao động Việt nam trong 50 năm qua có thể chia thành hai gia đoạn:

      Giai đoạn 1: từ năm 1975 đến năm 1990, khi còn tồn tại khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô.

Giai đoạn 2: từ năm 1990, khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đến nay.

Giai đoạn 1.

Sau khi cưỡng chiếm Việt nam Cộng Hòa, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt đã dùng chính sách sai lầm và tàn bạo đối với người dân Miền nam, đã biến họ thành công dân hạng 3 trong xã hội.

Hình ảnh đưa dân đi “Vùng kinh tế mới.

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã áp đặt thể chế cộng sản nguyên thủy với thể chế độc đảng, toàn trị, và nền kinh tế trung ương hoạch định trên toàn đất nước. Về tổ chức, để xây dựng thể chế, nhà cầm quyền tịch thu nhà cửa, đất đai, đánh tư sản, cưỡng bức người dân dân đi kinh tế mới, quốc hữu hóa, v.v…. Kết quả là đã đưa nền kinh tế Miền Nam từ chỗ phát triển vượt trội so với các nước trong khối đông nam Á trở nên nghèo đói như Miền Bắc (Tham khảo thêm:1, 2).

Đỗ Mười, người chỉ đạo thực hiện “chiến dịch” đánh tư sản Miền Nam

Về quản lý kinh tế, nhà cầm quyền áp dụng phương thức quản lý và phát triển kinh tế Miền Nam giống như Miền Bắc: vào hợp tác xã, chế độ tem phiểu, quản lý chặt chẽ mọi mặt hàng thiết yếu.

Cảnh mua hàng tại Hà Nội những năm 1980.

Từ một vựa lúa ở Đông Nam Á, phần lớn người dân 2 miền được phân phối sắn, khoai và hạt bo bo như là thực phẩm chính, là thứ các nước cộng sản Đông Âu và Liên xô dùng để nuôi súc vật. Chế độ tem phiếu được áp dụng (Tham khảo thêm: 7, 8,9)

Phiếu thực phẩm.

Công nhân, viên chức nhà nước mỗi năm được phát 4 mét phiếu vải, phiếu 13 cân lương thực, phiếu 500 gam thịt để mua, còn người nông dân phải tự túc không có bất kỳ quyền lợi nào.

Phiếu mua vải.

Thời gian này, nhà nước Việt nam tồn tại chủ yếu nhờ vào sự viện trợ tất cả các mặt của khối cộng sản Đông Âu, Liên xô và Trung quốc. Nền công nghiệp Miền nam bị tàn phá, nền công nghiệp Miền Bắc cũng rất lạc hậu.

Công nhân là một lực lượng  nhỏ bé, chủ yếu gia công và sửa chữa trong các xí nghiệp do nhà nước quản lý, sản xuất theo các chỉ tiêu đã được vạch sẵn không cần chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế, mức lương gần như cố định trong nhiều năm (Tham khảo: 7, 8,9)

Hình ảnh công nhân Miền Bắc VN những năm 1980.

 

Số lượng công nhân và nhân viên nhà nước xấp xỉ 3 triệu người làm việc ở các mỏ than, nhà máy dệt, các cảng biển, nhà máy sửa chữa xe lửa. Chính sách kế hoạch hóa quan liêu bao cấp theo chủ thuyết cộng sản đã làm cho nền kinh tế và xã hội kiệt quệ. Năng suất lao động không có, toàn xã hội sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn từ cái kim, sợi chỉ.

Nhưng, giới cầm quyền và gia đình họ có chế độ đặc biệt. Có những nông trường như nông trường Ba Vì chuyên chăn nuôi gia súc cung cấp thịt hay có những cánh đồng ở Thái Bình chuyên trồng lúa đặc sản cung cấp cho giới cầm quyền. Ngoài giới cao cấp được hưởng thụ theo nhu cầu, tem phiếu cũng được phân loại ABCDE cho các loại cán bộ từ trên xuống. Phiếu E là loại thấp nhất dành cho tầng lớp công nhân và nhân viên nhà nước.

Vì nền kinh tế lạc hậu, các cơ sở công nghiệp tồi tàn làm ăn không bao giờ có lãi, nhà nước luôn phải xin tiền viện trợ từ các nước cộng sản để bù vào ngân sách. Hàng năm, phó thủ tướng Lê Thanh Nghị luôn dẫ đầu đoàn đại biểu đảng và chính phủ đi xin viện trợ từ các nước Xã Hội Chủ nghĩa “anh em”.

Với chính sách duy ý chí và “thói kiêu ngạo cộng sản”, nhà cầm quyền cho rằng họ đã đánh thắng Mỹ thì có thể làm được mọi thứ nên những ai góp ý, đưa ra sáng kiến để cải thiện, phát triển kinh tế đều bị cho là theo tư bản, là chống đảng, bị quy kết là phản động, bị bỏ tù.

Ba lần đổi tiền là những hình thức cướp đoạt tài sản người dân. Chính sách Giá-Lương- Tiền do Phó thủ tướng- Nhà thơ Tố Hữu chỉ đạo đã đẩy cuộc sống của người dân cả nước xuống vực thẳm.

Tuy bị hệ thống đảng trị, công an trị theo dõi và kiểm soat gắt gao, nhưng do cuộc sống quá khốn khổ, trong xã hội xuất hiện nhiều “tiếu lâm” chính trị và các bài vè phê phán và nhạo báng chế độ (…)

Vì lực lượng lao động dư thừa quá lớn, nên sản suất từ công nghiệp đến nông nghiệp đều thua lỗ. Từ năm 1980 nhà cầm quyền Việt nam bắt đầu xuất khẩu lao động đến các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô để lấy tiền duy trì chế độ;  chủ yếu là các nước Đông Đức, Tiệp khắc, Bungary và Liên Xô. Ngoài ra, nhà cầm quyền còn xuất khẩu lao động đến các nước hồi giáo như Irak, Iran, Afganistan. Bình quân mỗi năm xuất khẩu 25.000 lao động.

Đối tượng xuất khẩu cũng chỉ là con em của các cán bộ, đảng viên cộng sản, những người có công với chế độ. Tuy đồng lương ở các nước cộng sản lúc đó rất thấp so với các nước phương tây, nhưng so với mức lương ở Việt Nam thì giá trị nhiều hơn cả chục lần. Được đi xuất khẩu lao động là mơ ước của những thanh niên trẻ thời đó. Giới trí thức có trình độ trong nước cũng thất nghiệp nên nhà cầm quyền đã xuất khẩu họ qua các nước châu Phi như Angola, Angiery,…làm việc trong các bệnh viện, trường học để thu ngoại tệ. Từ năm 1980 đến năm 1990, nhà cầm quyền cộng sản xuất khẩu khoảng 300.000 lao động (Tham khảo thêm: 10,11,12).

Thời gian này, tại Việt Nam cũng cho tồn tại cại gọi là “Tổng Công đoàn Việt Nam” nằm trong hệ thống các tổ chức chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo. Chủ tịch “Tổng Công đoàn Việt Nam” qua các thời kỳ là Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Linh, Phạm Thế Duyệt đều là các Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản. Các nhà máy, công xướng ở Miền Bắc đều do nhà nước quản lý, không có cơ sở sản xuất tư nhân. Ở Miền nam, sau 1975, nhà cầm quyền  đã “quốc hữu hóa” các cơ sở công nghiệp hoặc “công tư hợp doanh” nhưng từng bước,  tước đoạt tư doanh để độc quyền quản lý.

Hoạt động của “công đoàn” chỉ là phổ biến các chủ trương của đảng cộng sản và giám sát việc thực hiện, phân phát tem phiếu, tổ chức bình bầu các “danh hiệu thi đua” theo chỉ thị của đảng cộng sản.

Công nhân và nhân viên nhà nước phải đóng “công đoàn phi” hàng tháng bằng cách trừ vào lương.

  1. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Khối cộng sản Đông Âu và Liên xô sụp đổ, nhà nước cộng sản Việt Nam không còn nguồn viện trợ nào, tình hình kinh tế và xã hội ở mức tồi tệ nhất.

Để cứu nguy chế độ, chính quyền cộng sản bắt buộc phải chuyển hướng phát triển kinh tế bao cấp sang “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” để tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài đầu tư ồ ạt vào VN.

Cũng từ đây, giai cấp công nhân Việt nam phát triển không ngừng. Từ một nước nông nghiệp với một nền công nghiệp không đáng kể, Việt nam trở thành một công xưởng rộng lớn, chủ yếu chỉ là gia công các hàng công nghiệp nhẹ cho tư bản nước ngoài như hàng may mặc, giày da và các mặt hàng điện tử, đội ngũ công nhân ngày càng tăng, thời gian đầu phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải phòng. Về sau, phát triển rộng rãi ở các tỉnh khác ở khu vực miền Bắc và miền Trung.

Trải qua một thời gian dài từ năm 1975, do chính sách quản lý sai lầm, phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, nền kinh tế kiệt quệ. Khi kêu gọi các công ty tư bản nước ngoài vào đầu tư, không còn gì để “góp vốn”.  Tháng 7 năm 1993, nhà cầm quyền ra luật đất đai số 24- L/CTN quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”, người dân chỉ có quyền sử dụng (Tham khảo thêm: 13,14).

 

Từ đây, nhà cầm quyền bắt đầu tiến hành hàng loạt vụ cướp đất hợp pháp của người dân từ Bắc chí Nam như một hình thức “góp vốn” hạ tầng với giới chủ tư bản, gây ra hàng ngàn vụ oan sai đẩy người dân vào cảnh bần cùng, điển hình là các vụ cướp đất ở Dương Nội, Thủ Thiêm, Đồng Tâm… Hàng ngàn cuộc biểu tình, khiếu kiện, nhà cầm quyền đã cho công an thẳng tay đàn áp, bắn giết.

Những người dân ở nông thôn đời sống rất khó khăn, người đông ruộng ít, lại ngày càng bị thu hẹp do nhà nước cướp đất làm khu công nghiệp, làm khu vui chơi  giải trí, buộc họ phải ra thành phố gia nhập đội ngũ công nhân.

Đa số công nhân có tay nghề thấp, vì xuất thân từ nông dân, được đào tạo trong thời gian ngắn chỉ đáp ứng trình độ gia công hay lắp ráp các linh kiện được sản xuất tại nước ngoài.

Việt Nam trở thành khu vực gia công lý tưởng cho các chủ tư bản nước ngoài vì giá lao động hết sức rẻ mạt cho lao động giản đơn.

Là một nhà nước độc tài, giữ quyền cai trị bằng mọi giá, quyền lực tập trung trong tay rất ít người, người lao động VN, môi trường và tài nguyên thiên nhiên VN chỉ là phương tiện, là công cụ để những kẻ cầm quyền, là đảng viên, làm giàu. Người công nhân VN tuy là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng lại là những người bị bóc lột nặng nề nhất. Họ phải làm việc cật lực từ 10 đến 15 tiếng một ngày trong môi trường bị ô nhiễm, nhưng chỉ được trả lương bình quân từ 60 Mỹ kim/tháng (Những năm 1990), phải sống trong những khu nhà trọ ổ chuột, bẩn thỉu. Ngoài ra, chủ còn tìm mọi cách để cúp lương, không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, phạt công nhân, thậm chí còn đánh đập, chửi rủa, làm nhục.

Nhà trọ của công nhân.

Tổng Công đoàn Viêt Nam được đổi tên thành Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) cũng chỉ là công cụ của đảng cộng sản, mục đích không thay đổi là kiềm tỏa và giám sát công nhân và người lao động. Chủ tịch Tổng liên đoàn là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản, lãnh đạo công đoàn các cấp cũng đều là đảng viên.

Phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở thuộc lĩnh vực tư nhân do giới chủ trả lương, nên khi có tranh chấp quyền lợi thì thường đứng về phía chủ nhân, bảo vệ quyền lợi của giới chủ. Nhà cầm quyền VN đã tạo điều kiện cho giới chủ bóc lột công nhân, chia chác lợi nhuận với giới chủ.

Những năm đầu, người công nhân chưa ý thức được quyền lợi của mình nên cam chịu,nhẫn nhục, không dám đấu tranh, giới chủ càng lợi dụng càng bóc lột nặng nề. Mâu thuẩn xẩy ra giữa công nhân với giới chủ không được giải quyết, giới chủ lại cậy thế có chỗ dựa là chính quyền nên công nhân bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lựa chon nào khác là phải tổ chức đình công.

Công nhân công ty PouYuen đình công đòi quyền lợi.

Do đó, không có cuộc đình công nào trong gần 7.000 cuộc đình công, từ khi bộ luật lao động của VN có hiệu lực cho đến cuối tháng 12 năm 2020 trên toàn lãnh thổ được xem là hợp pháp theo rừng luật lao động VN.

Khi các cuộc đình công đã lan rộng trong cả nước, những người quan tâm đến tình trạng

bóc lột tồi tệ của giớí chủ bắt đầu vận động để thành lập “Công đoàn độc lập”. Ngày 20 tháng 10 năm 2006, tại Việt Nam tuyên bố thành lập “Công Đoàn Độc Lập Việt Nam” (CĐĐLVN) để bênh vực và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. CĐĐLVN đã làm các thủ tục đăng ký pháp lý với nhà nước Việt Nam.

Sự ra đời của CĐĐLVN đã được công nhân hoan nghênh và hưởng ứng mạnh mẽ.

Đúng một tuần sau, từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 10 năm 2006, một cuộc hội nghi quốc tế gồm trên 70 đại biểu từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc châu, Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tiệp, Hà lan, Nga tại Warszawa, thủ đô nước Cộng Hòa Balan. Hội nghị mang tên “ Cơm Áo và Quyền lao động” được sự giúp đỡ của “Công Đoàn Đoàn Kết”, Ba lan, “Hiệp Hội Tự Do Ngôn Luận Ba lan”. Hội Nghị nhằm mục đích ủng hộ về mọi mặt cho “ Công đoàn Độc lập Việt Nam”.

Các đại biểu hội nghị được các bộ trưởng, chánh văn phòng Tổng Thống Balan, văn phòng Thủ tướng chào đón. Các đại biểu cũng đến chào Chủ tịch Công đoàn đoàn kết, thăm viện bảo tàng “ Công đoàn đoàn kết  tại Gdansk”.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Warszawa 10.2006 Thăm trụ sở Công Đoàn Đoàn kết tại Gdansk.

Cùng tham dự hội nghị với đại biểu Việt Nam gồm Phó chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết Balan Tomasz Wojcik, Chủ tịch Hiệp Hội tự do ngôn luận Balan Miroslaw Chojecki. Và một số thành viên Công Đoàn Đoàn kết Ba lan (Tham khảo thêm: 15, 16).

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại sảnh đường Quốc hội CH Balan, 10. 2006.

Hội nghi đã thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV).  Từ thời điểm đó, UBBV và CDĐL đã sát cánh cùng nhau trong việc tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và người lao động Việt Nam (Tham khảo thêm: 17,18).

Năm 2007, Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nhưng WTO đã phớt lờ các tiêu chuẩn về Lao động cho nhà nước CS Việt Nam, nên hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các nơi khác, vì yếu tố bóc lột sức lao động chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị hàng hóa. Việt nam cũng là một trong những nước có số lượng tù nhân lớn nhất thế giới và nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt buộc tù nhân làm việc kể cả sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trả lương.

Lê Thị Công nhân bị tuyên án 4 năm tù

Sau khi là thành viên  chính thức WTO và tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt đầu đàn áp dã man những thành viên sáng lập “ Công đoàn Độc lập”: Luật sư Lê Thị công Nhân, luật sư Nguyễn văn Đài và nhiều thành viên sáng lập khác bị vào tù; Phó chủ tịch Lê Trí Tuệ bị bắt cóc, biệt tích từ 18 năm nay, nhiều người buộc phải trốn chạy ra nước ngoài và xin tỵ nạn tại các nước dân chủ.

Nhưng, những anh chị em tranh đấu cho quyền lợi của người lao động quyết không bỏ cuộc, tiếp tục hoạt động bí mật, tiếp cận các công ty, xí nghiệp để xây dựng phong trào.

Ngoài việc  liên kết với các cơ sở công nhân, UBBV đã phát hành hàng chục ngàn tờ rơi với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu hướng dẫn công nhân tranh đấu bảo vệ quyền lợi, gửi tới người lao động bằng mọi hình thức.

Hàng trăm cuộc đình công lớn nhỏ mỗi năm đã xẩy ra trong phạm cả nước, có những cuộc đình công có hàng chục ngàn công nhân tham gia. Những cuộc đình công đã buộc giới chủ phải nhượng bộ một phần những đòi hỏi chính đáng của công nhân.

Cuối năm 2008, “Phong Trào Lao Động Việt” (PTLĐV) ra đời như là một sự tiếp nối để giúp đỡ công nhân không ngừng tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Tại Hải ngoại, anh chị em trong UBBV đã tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, tiếp xúc với nghiệp đoàn các nước, chính phủ các nước để tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam toa rập với giới chủ, tạo điều kiện cho giới chủ bóc lột thậm tệ người lao động Việt nam.

Tính từ năm 1995 đến năm 2021 tại Việt nam đã có 6.364 cuộc đình công do công nhân tự tổ chức và “Liên đoàn lao động Việt Tự do” hướng dẫn. TLĐLĐVN không những không ủng hộ công nhân tranh đấu đòi quyền lợi mà còn toa rập với chính quyền dùng công an đàn áp bắt bở bỏ tù những người tổ chức đình công (Tham khảo thêm:21,22,23).

Ngày 30.01.2008, Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ra nghị định số 11/2008/ND-CP cấm công nhân đình công và xử phạt nặng nề những người tổ chức. TLĐLĐVN ủng hộ quyết định của Thủ tướng.

Ngày 17.06.2011, chủ tịch TLĐLĐVN đồng thời là Ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam Đăng Ngọc Tùng, trong buổi lam việc với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị chính phủ chỉ đạo bộ công an các tỉnh, thành phố có các biện pháp nghiệp vụ phát hiện và xử lý những người giúp đỡ công nhân mà họ gọi là băng nhóm xã hội đen nhằm ngăn chặn các cuộc đình công của công nhân.

Tất cả các cuộc đình công của công nhân từ trước đến nay đều bị nhà cầm quyền cho công an đàn áp, truy tìm những người cầm đầu để phạt tù hoặc đuổi việc.

Với một nền kinh tế kém phát triển, nguồn lao động dư thừa, để tăng thêm nguồn thu ngoại tệ duy trì chế độ, nhà cầm quyền gia tăng việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Tuy nhiên, là một nhà nước độc tài, tệ tham nhũng và cửa quyền đã đẩy người dân khi đi xuất khẩu lao động phải gánh chịu bao cảnh khổ cực và oan trái. Nhà cầm quyền cấp giấy phép tuyển dụng cho người nhà hoặc các công ty “sân sau” với những gói tiền lót tay hoặc ăn chia khi lấy tiền của người được đi xuất khẩu.

Hình ảnh công nhân xuất khẩu.

Đa số lao động xuất khảu là những người nghèo xuất thân từ nông thôn, để được xuất khẩu, phải chi cho các công ty môi giới hàng trăm triệu đồng, người lao động phải thể chấp nhà cửa, tài sản, ruộng vườn để vay ngân hàng, người lao động không hiểu biết về pháp luật thường bị môi giới lừa đảo, thu tiền xong, khi lao động ra nước ngoài là họ bỏ mặc, không chịu trách nhiệm. Người lao động ra nước ngoài bị thu hộ chiếu, làm việc cực nhọc, bị đối xử tồi tệ, bị quỵt lương, bị trao đổi, chuyển nhượng giữa các công ty.

Đã có hàng chục ngàn lao động Việt Nam phải trốn ra ngoài sông bất hợp pháp, làm việc “chui”, bị cảnh sát và chính phủ sở tại trục xuất, phạt tiền hoặc xử tù.

Theo các số liệu từ nhà cầm quyền Việt Nam, hàng năm Việt nam xuất khẩu trên 120 ngàn lao động đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cao điểm là năm 2023 xuất khẩu 155 ngàn lao động, chưa kể hàng chục ngàn đi bất hợp pháp đến các quốc gia châu Âu và châu Mỹ.

Nhờ hàng chục tỷ đô là hàng năm từ nguồn lao động xuất khẩu, nhà cầm quyền cộng sản coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn, thu ngoại tệ để duy trì chế độ.

UBBV đã thường xuyên làm cho dư luận quốc tế thấy rõ việc xuất khẩu lao động của nhà cầm quyền Việt Nam thực chất là buôn nô lệ với tài sản thế chấp buộc các nạn nhân phải làm việc cật lực để trả lãi tiền vay ngân hàng trong nước.

UBBV đã có mặt ở những nơi mà người lao động Việt Nam bị bóc lột và bị coi rẻ như Mã lai, nơi có nhiều công nhân xuất khẩu nhất Đông Nam Á, nơi mà năm 2007, 2008 đã có hàng trăm công nhân bị chết vì tai nạn lao động để giúp đỡ. UBBV đã gặp gỡ các giới chức Tổng Liên Đoàn Mã lai để can thiệp với giới chủ; hướng dẫn công nhân tham gia nghiệp đoàn Mã Lai, thành lập nghiệp đoàn của mình để tự bảo vệ.

Để  hướng dẫn cách xây dựng các cơ sở nghiệp đoàn, cách giúp đỡ công nhân phương pháp thương lượng với giới chủ, trao đổi kinh nghiệm của các Nghiệp đoàn có cùng hoàn cảnh, UBBV đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện tại các nước Đông Nam Á cho anh chị em từ Việt Nam bí mật đến tham dự

 

Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam. Đại hội kỳ 2.

Cuối năm 2009, UBBV tổ chức đại hội lần thứ 2 tại Kuala Lumpur, Thủ đô nước Mã Lai nhằm tạo điều kiện gần gũi hơn với công nhân Việt nam. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh thay mặt anh em trong nước tham dự hội nghị. Hội nghị được sự quan tâm của Tổng liên đoàn lao động Mã lai và các Nghiệp đoàn quốc tế (Tham khảo thêm: 19).

Cuộc tranh đấu đòi quyền lợi bị giới chủ cướp đoạt những ngày tháng 1 năm 2010 của trên 10 ngàn công nhân công ty giày Mỹ Phong, Trà Vinh với sự hướng dẫn giúp đỡ trực tiếp của PTLDV đã mang lại thắng lợi, buộc giới chủ phải thỏa mãn phần lớn đòi hỏi của công nhân. Nhưng, nhà cầm quyền Việt Nam lại thẳng tay đàn áp.

Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt và bị kết án nặng nề: 9 năm tù cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; 7 năm tù cho Đoàn Huy Chương và Đỗ thị Minh Hạnh.

Tháng 6 năm 2012, UBBV tổ chức đại hội lần 3 tại Washington DC, nhằm tiếp cận gần hơn với chính giới Hoa Kỳ, các tổ chức NGO của Mỹ và các Nghiệp đoàn Mỹ, kêu gọi dư luận tạo sức ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho Hùng, Hạnh, và Chương – làm cho chính giới và các Nghiệp đoàn Hoa kỳ thấy rõ hơn Tổng Liên Đoan Lao Động do đảng cộng sản lập ra chỉ là công cụ phục vụ cho đảng cộng sản.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tòa án cộng sản tuyên phạt 9 năm tù.

Các đại biểu tham dự Đại hội III UBBV tại Washington DC- Có ông Trần Quốc Bửu nguyên Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công VNCH bà ông Nguyễn Văn Tánh nguyên đại diện Tổng Liên Đoàn Lao Công VNCH tại Tổng Liên Đoàn lao Động Thế Giới – ITUC.

Các đại biểu tham dự Đại hội III UBBV tại Washington DC, Hoa kỳ.
Ông Trần Quốc Bửu (CT liên đoàn lao công VNCH) và ông Nguyễn Văn tánh đại diên Liên đoàn lao công VNCH tại ITUC) tham dự Đại Hội III UBBV tại Washington DC.

UBBV cũng đã nhiều lần tiếp xúc, gặp gỡ ban lãnh đạoTổng Liên Đoàn Lao Động Thế Giới (International Trade Union Confederation – ITUC) tại Bỉ.

Lao Động Việt tại trụ sở ITUC, Brusell , Bỉ.

UBBV đã cố gắng cho ITUC và nhiều nghiệp đoàn thành viên thấy rằng, giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam cần có một tổ chức Nghiệp đoàn đúng nghĩa, do công nhân tự lập ra, đại diện quyền lợi cho mình chứ không phải là nghiệp đoàn trá hình làm vật trang sức cho Đảng Cộng sản như TLĐLĐVN.

Công Đoàn Độc Lập, UBBV và PTLDV đã chính thức liên kết thành “Liên Đoàn lao Động Việt Tự Do” (Viết tắt là Lao Động Việt – LDV) để tăng thêm sức mạnh, tăng cường sự hỗ trợ trong và ngoài nước.

Giữa tháng 1 năm 2014, LDV đã tổ chức đại hội lần thứ 1 tại Bangkok, Thủ đô Thái Lan để tạo điều kiện cho anh chi em trong nước và vùng Đông Nam Á tham gia.

Sau Đại Hội, LDV đã viết thư đến chính phủ các nước thành viên tham gia đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, nêu rõ thực trạng của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam phải chấp nhận tính hợp pháp của LDV.

LDV phải được hoạt động công khai tại Việt Nam, giai cấp công nhân Việt nam có quyền thành lập các Công Đoàn Độc lập của mình. LĐV đề nghị đây là một điều kiện bắt buộc khi ký kết TPP. Nếu không, giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tiếp tục là những nô lệ ngay trên chính quê hương mình. Hàng hóa mà họ làm ra để xuất khẩu đến các nước TPP sẽ thấm đượm nước mắt, mồ hôi và cả máu của người công nhân.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và ông Trần Ngọc Thành tại ĐH 3 UBBV.

Tại Việt nam, các thành viên LDV, dù bị nhà cầm quyền cho công an theo dõi, một số trường hợp bị công an giả dạng côn đồ đánh đập dã man, vẫn thường xuyên bám trụ các công ty, xí nghiệp hướng dẫn công nhân tranh đấu dưới nhiều hình thức.

Các cuộc đình công vẫn liên tiếp nổ ra, phạm vi ngày càng lớn, đặc biệt là khu vực phía nam.

Những ngày đầu tháng 4 năm 2015, cuộc đình công của hơn 90 ngàn công nhân công ty Poeu Yuen tai khu công nghiệp Bình Dương đã làm chấn động dư luận trong nước và thế giới.

Cuộc tranh đấu không hướng tới giới chủ mà hướng tới nhà cầm quyền, chống lại điều 60 luật bảo hiểm xã hội, điều khoản gây thiệt hại lớn cho người công nhân, đã được quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016.

Hàng ngàn công an và lực lượng an ninh đã được điều tới nhằm uy hiếp công nhân. Nhưng sức mạnh của gần trăm ngàn người đã buộc nhà cầm quyền không dám đàn áp.

Cuộc đình công đã lan tỏa đến nhiều nơi khác trong cả nước đặc biệt là cuộc đình công của công nhân tỉnh Long An kéo dài hơn 10 ngày.

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đáng lẽ phải ủng hộ nguyện vọng chính đáng của công nhân, nhưng lại đe dọa công nhân. Chủ tịch Tổng Liên Đoàn, Đặng Ngọc Tùng, còn buộc tội công nhân là bị bọn phản động xúi dục.

Nhà cầm quyền sau một thời gian dùng sức mạnh đe dọa, nhưng không ngăn cản được ý chí của người lao động đành phải xuống nước điều đình với công nhân. Quốc Hội Cộng sản Việt Nam buộc phải sửa lại điều 60 luật BHXH.

 

Công  nhân Long an Đình công

LDV cũng đã luôn tác động để các chính phủ, các đối tác kinh tế của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không thể thờ ơ trước cuộc sống tối tăm của công nhân và người lao động Việt Nam.

LDV luôn luôn tranh đấu để quyền thành lập “ Công Đoàn Độc Lập” trở thành một điều kiện cứng rắn trên bàn đàm phán TPP.

Tại Trụ sở Amnesty International.

Ngày 5 tháng 10 năm 2016, TPP kết thúc đàm phán tại Mỹ và chính thức ký kết ngày 04 tháng 02 năm 2016 tại Auckland, New Zeland.

Sau khi TPP được ký kết, đáng lẽ ra giai cấp công nhân và những người lao động Việt Nam phải biết được tường tận nội dung TPP, đặc biệt là điều 19 về quyền thành lập Nghiệp đoàn độc lập; các phương tiện truyền thông do nhà nước quản lý phải chuyển tải đến người dân những thông tin đó.

Nhưng ngược lại, hầu như tất cả các loại báo chí và phương tiện truyền thông nhà nước Cộng sản VN được lệnh im lặng trong vấn đề này.

Lao Động Việt, đã mở một cuộc vận động đến với công nhân, chuyển đến công nhân các thông tin liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của công nhân, sau khi TPP được ký kết. Ngoài việc đến các công ty, xí nghiệp để giải thích, LDV đã in ấn hàng chục ngàn tờ rơi, in lại nội dung phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về TPP, phân phát cho công nhân và người lao động.

Những hoạt động của LDV đáng lẽ phải được nhà nước Việt nam khuyến khích, hoan nghênh. Nhưng ngược lại, họ lại dùng mọi hình thức ngăn chặn và đàn áp thô bạo.

Năm 2016, Khi công ty Formosa thải chất độc hại ra biển, làm ô nhiễm môi trường hàng trăm km biển miền Trung, Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch PTLĐV đã cùng những thành viên khác vận động thành lập “Hiêp Hội Ngư dân Miền Trung” để đoàn kết người dân đấu tranh bảo vệ môi trường, cùng với những Tổ chức khác giúp đỡ người dân trong lúc khốn khó, tranh đấu buộc Formosa phải bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền đã dùng lực lượng quân đội, công an hùng hậu đàn áp dã man người dân. Phó chủ tịch Hoàng Bình bị nhà cầm quyền bắt cóc và xử án 14 năm tù.

Biểu tình kỷ niệm ngày thảm họa Formosa.

LĐV tranh đấu để cụm từ “Công Đoàn Độc Lập” trở thành nhóm từ được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và dư luận tại Việt nam; mặc dù nhà nước Cộng sản luôn kiểm duyệt. TPP có định chế nghiêm ngặt, buộc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuân thủ khi thực hiện điều 19 về lao động.

Tuy nhiên, sau khi trở thành tổng thống Mỹ, Donald Trump đã hủy bỏ TPP.

 CPTPP được đàm phán lại gồm 11 nước thành viên, không có Mỹ.

Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch PTLĐV.

Chính phủ các nước có quan hệ  với Việt Nam thường coi trọng giá trị kinh tế mà không chú ý đúng mức đến quyền lợi của người lao động, không chú ý đến giá trị nhân quyền, đặc biệt là giới chủ nhân ngoại quốc. Giới công nhân Việt Nam trở thành vật hy sinh cho sự tham lam, làm giàu của quan chức Cộng sản và  giới tư bản nước ngoài.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế ILO, nhưng lần lữa, không ký Công ước quan trọng nhat liên quan đến quyền lợi của người lao động là: Công ước số 87 về tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức;

LĐV đã bí mật làm nhiều phóng sự điều tra về lao động tù, làm cho thế giới biết được có nhiều loại sản phẩm được nhập khẩu từ Việt nam có thấm máu của tù nhân.

Hiệp ước tự do mậu dịch của Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam FTA  đã kết thúc đàm phán vào tháng 12 năm 2015 và bắt đầu các thủ tuc pháp lý để ký kết, nhưng EU  đã khước từ việc đặt vấn đề về quyền của người lao động, về nhân quyền nói chung khi đàm phán về tự do mậu dịch. Vấn đề này đã bị phân ban nhân quyền của quốc hội Âu châu phê phán mạnh mẽ trong phiên điều trần hôm 03.03 năm 2016.

Ngày 30.06 2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA, Ngày 30.03.2020 Hội đồng Âu châu thông qua EVFTA, Ngày 08.06.2020 Quốc hội Cộng sản Việt nam thông qua EVFTA và IPA. Cả hai hiệp định CPTTP và EVFTA đều có những yêu cầu phia Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động trong đó có quyền thành lập nghiệp đoàn độc lâp, nhưng không có điều khoản chế tài nghiêm ngặt như TPP.

Trong suốt 50 năm qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn luôn vô trách nhiệm đối với cuộc sống và quyền lợi của người lao động Việt nam. Những năm gần đây, do chính sách kinh tế quan liêu, nạn tham nhũng, cửa quyền đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân giải thể, đẩy hàng triệu công nhân vào cảnh thất nghiệp phải tìm cách đi lao động xuất khẩu tại nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất là tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan; Bất chấp nguy hiểm, hàng chục ngàn người đã vượt biên trái phép vào các nước châu Âu, Canada, Mỹ, nhiều người bỏ mạng trên dường đi.

Quyền tự do nghiệp đoàn là quyền cơ bản của người lao động ở bất cứ quốc gia nào. Luật lao động quốc tế khẳng định quyền tự do thành lập công đoàn độc lập là nguyên tắc cơ bản trong lao động. Nhưng, tại Việt Nam nhà cầm quyền cộng sản đã thẳng tay đàn áp, bắt bớ tất cả những người tranh đấu cho quyền thành lập công đoàn độc lập  (Tham khảo:24,25).

Hàng chục người tranh đấu cho quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam bị nhà cầm quyền tuyên án tổng cộng trên 100 năm tù.

Cuối năm 2023, nhà cầm quyền cộng sản Việt nam ban hành “ Chỉ thị mật 24”.  Chỉ thị mật 24 xác định  việc thành lập các “Công đoàn độc lập” là vấn đề an ninh quốc gia.

Cuối tháng 4 năm 2024, nhà cầm quyền Việt Nam bắt ông Nguyễn văn Bình, vụ trưởng vụ pháp chế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngày 18 tháng 5 năm 2024, nhà cầm quyền cộng sản việt nam tiếp tục băt ông Vũ Minh Tiến, trưởng phòng chính sách, pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam, kiêm giám đốc Viện công nhân và Công đoàn, kết tội họ tội làm lộ bí mật nhà nước. Ông Bình và ông Tiến là những người tích cực vận động nhà cầm quyền cộng sản phê chuẩn công ước 87 của Tổ chức lao động Thế giới ILO nỗ lực đưa công ước 87 trình quốc hội.

Đảng cộng sản thường xuyên tuyên truyền: đảng đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động, nhưng trong thực tế, kể từ khi họ cướp được chính quyền, giai cấp công nhân và người lao động là đối tượng chính để họ bóc lột và trấn áp.

Phải khẳng định rằng lần nữa rằng, trên phạm vi cả nước, từ 50 năm qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam coi giới công nhân và người lao động là đối tượng để thu ngân sách, để tăng trưởng kinh tế kể cả lao đông trong nước và lao động xuất khẩu. Nhà cầm quyền luôn luôn dùng mọi thủ đoạn, lừa dối các tổ chức quốc tế, bóc lột thậm tệ người lao động, dồn ép người lao động vào cảnh bần cùng, triệt tiêu mọi sự phản kháng của người lao động nhằm duy trì chế độ độc tài. Nhà cầm quyền bằng mọi biện pháp ngăn cấm giới công nhân và người lao động thành lập nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Chừng nào tại Việt Nam chưa có nghiệp đoàn độc lập thì giới công nhân và người lao động vẫn là đối tượng không được bảo vệ quyền lợi, vẫn nằm trong vòng kiềm tỏa của giới chủ nhân và nhà cầm quyền.

Nghiệp đoàn độc lập vẫn là mục tiêu tranh đấu của những người quan tâm đến quyền lợi chính đáng của giới công nhân và người lao động.

 


Các tư liệu tham khảo thêm

1-Đánh tư sản Miền nam sau năm 1975

2-Hình ảnh  người dân Miền nam bị dồn đi vùng “kinh tế mới”

3-Thời bao cấp, giai đoạn lịch sử đáng nhớ của Việt nam

4- Báo tuổi trẻ -Nỗi ám ảnh hạt bo bo trong đêm dài đó kém.

5- Hình ảnh cuộc sống người dân thời bao cấp.

6- Những hình ảnh quý giá của Miền Bác thời bao cấp.

7- Tạp chí công thương

8- Nhìn nhận công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1976-1980

9- Nền công nghiệp Việt nam nhưng năm 1980

10- Tinh hình xuất khẩu lao động giai đoạn 1980-1990.

11-Xuất khẩu lao động, 40 năm giải bài toán việc làm

12- Tổng quan xuất khẩu lao động Việt nam

13- Luật đất đai 1993

14-https://laodong.vn/photo/nhung-phong-tro-cong-nhan-sieu-re-sieu-nho-1070598.ldo

15-  Đài BBC: Hôi nghị về quyền lao động Việt Nam tại Ba lan

16- Đài RFA: Hội nghị về quyền lao động Việt nam tại Warszawa.

17- Đài RFA: Nghiệp đoàn độc lập chính thức của công nhân VN được thành lập

18- Luật sư Lê Thị Công Nhân bị chặn tại cửa máy bay, không cho xuất cảnh tham dự Hội nghị Warszawa

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/HowTradeUnionCanHelpVNWorkers_GMinh-20061020.html

19- Đại Hội kỳ 2 Ủy Ban Bảo vệ Người lao động tại Kuala-Lumpur

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/HowTradeUnionCanHelpVNWorkers_GMinh-20061020.html

20- Các cuộc đình công tại Việt Nam

21- Cuộc đình công của 90 ngàn công nhân công ty Pouyen.

22- Các cuộc biểu tình của “Dân oan”

23- Phiên tòa xử Nguyễn văn Đài và Lê Thị Công Nhân

24- Phiên tòa xử Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.

25- Phiên tòa xử Hoàng Đức Bình 14 năm tù.

26- Miền Trung biểu tình chống Formosa

27- Nạn nhân Formosa liên tục biểu tình đòi công lý.

28- Bắt vụ trưởng vụ pháp chế.

29- Bắt ông Vũ Minh Tiến

30 – Nguyen, C.V., Hiệp, N.P., Lộc, N.B. 2021. Một Góc Nhìn Về Chiến Tranh “Mậu Dịch” Mỹ-Trung Và Hệ Quả Đến Việt Nam. Nhóm Việt 2000, Houston, U.S.

31- Thu Lan, P. T. 2017. Tại sao đình công ở Việt Nam luôn là tự phát? Col umn.global-labor-         university.org, Number 290, November 2017. Univer sity of the Witwatersrand, Johannesburg, South Africa

4 BÌNH LUẬN

  1. Trong khi bọn Việt-gian Cộng-sãn ‘chụm đầu châu mỏ’ để “ăn mày dỉ vãng” thì Tàu Cộng cắm cờ chủ-quyên ở Trường Sa.

    • “được cho là” bác ui . Toàn người máu đỏ da vàng, có thể là liên quân Việt-Trung . Mục đích làm cho người Việt cả trong lẫn ngoài nước làm rùm beng, Mỹ sẽ bán cho Việt Nam F-16

      Chắc chả ai théc méc tiền mua 22 chiếc F-16 bằng 3/4 GDP Việt Nam 2024. Tiền đâu ra lại chả ai cần biết, nhưng chắc chắn … Ờ, cứ tin những gì mình tin . Chả chết thằng tây nào

      Tốt . Ignorance is bliss, cứ hạnh phúc viên mãn

  2. Nên cung cấp cho họ kiến thức về chủ nghĩa Mác, để họ ý thức được sức mạnh tiềm tàng mà họ có

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên