
Tuần qua, tôi đi Lubbock tham dự một hội nghị dịp kỷ niệm ngày 30/4. Khi máy bay gần đến Denver, nhìn qua cửa sổ tôi thấy một mầu tuyết trắng.
Tuyết tháng Tư làm tôi nhớ trong sách sử về chiến tranh Việt Nam có ghi lại sự kiện là vào sáng ngày 29/4/1975 trên sóng phát thanh FM ở Sài Gòn phát đi một bài nhạc Mỹ: “I’m dreaming of a white Christmas…” (Tôi đang mơ một Giáng Sinh tuyết trắng) mà tôi có biết gì đâu và chỉ nhớ ngày hôm sau, đang lênh đênh trên biển thì nghe tiếng rè rè trên đài Sài Gòn là lệnh đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, rồi lời ca quen thuộc: “Rừng núi giang tay nối lại biển xa…” và bỗng dưng nước mắt tuôn trào.
Cuối tháng Tư Sài Gòn nóng đổ lửa, phượng bừng nở báo tin mùa hè sắp đến, nhưng ca khúc về mùa đông được đài FM phát đi phát lại là hiệu lệnh cho tất cả người Mỹ biết cuộc di tản khỏi Việt Nam đã bắt đầu.
Trưa ngày hôm sau, trên đài Sài Gòn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đưa ra kêu gọi mọi người ở lại góp tay xây dựng trong hoà bình. Ông cất tiếng ca mộc mạc, không đàn trống: “Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng, trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…”
Miền Nam đã được giải phóng. Chiến tranh đã chấm đứt. Quê hương đã thống nhất. Nhân dân đã đánh đuổi được giặc Mỹ xâm lược.
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Dù cuộc chiến đã chấm dứt tại mốc thời gian 30/4/1975, sau nửa thế kỷ hai tiếng “Việt Nam” vẫn còn được nhiều người từ hai bên bờ Thái Bình Dương tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Họ là những học giả, sinh viên; những cựu chiến binh, nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ; những người làm từ thiện, hoạt động cộng đồng đã trình bày công trình học thuật hay chia sẻ kinh nghiệm trong 30 buổi thảo luận.
Về trải nghiệm của những người lính Mỹ ở Củ Chi là bài của Paloma Guerra, về tù binh Mỹ là bài của Brian Washam. Oscar Coles nói về những gì bộ đội mang theo khi vào nam chiến đấu, trong đó có báo Trường Sơn. Uyên Nguyễn nói về lực lượng Địa Phương Quân của Việt Nam Cộng hoà.
George “Jay” Veith nhìn lại chiến dịch quân sự của Hà Nội trong tháng Ba và tháng Tư trước khi bộ đội cộng sản tiến vào Sài Gòn. John F. Burn nói về chiến dịch Operation Frequent Wind (Chiến dịch gió lốc) di tản người Mỹ và người Việt ra khỏi Việt Nam.
Trong khi Chương Đỗ và Chu Đỗ kể lại kinh nghiệm trong hành trình rời Việt Nam vào cuối tháng 4-1975. Miguel Lechuga nói về thành công và thất bại trong việc di tản trẻ em trong chiến dịch Operation Babylift (Chiến dịch di tản trẻ em).
Sau di tản tháng 4-75 và vài tháng qua các trại tị nạn, 120 nghìn người Việt đã được Hoa Kỳ nhận cho định cư và cộng đồng người Việt tại Mỹ hình thành từ đó.
Tại hội thảo có Hải Cao, Steve Potts và Nghĩa M. Võ nói về những nỗ lực vươn lên của người tị nạn trên đất mới, từ California qua Georgia, Minnesota.
Sau cuộc chiến, nhiều vấn đề còn tồn tại và phải mất nhiều năm mới có tiến triển. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, được mở ra năm 1995, là bài nói chuyện của Mã Y Vân, sinh viên Đại học Fulbright Vietnam.
Amanda C. Demmer, tác giả của After Saigon’s Fall: A 50-Year Retrospective (Sau khi Sài Gòn sụp đổ: nhìn lại 50 năm), ghi nhận những khó khăn và thành quả trong quan hệ Mỹ-Việt, từ POW-MIAs đến tù cải tạo Việt Nam Cộng Hoà, H.O., con lai; từ nhân quyền đến thuyền nhân vượt biển, xử lí chất độc da cam.
Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á, làm việc cho United States Institute for Peace (Viện Hoa Kỳ vì Hoà bình) vừa bị chính quyền Donald Trump dẹp bỏ, nói đến quyền lợi quốc gia của hai nước trong việc xây dựng quan hệ là dựa trên lòng tin và sự tôn trọng thể chế của nhau. Ông nói đến những trợ giúp mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam qua các dự án được tài trợ bởi USAID, nay bị cắt cùng với các chương trình Việt ngữ của đài VOA, RFA sẽ làm Hoa Kỳ mất ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam hậu chiến tranh là những chính sách cai trị đầy bạo lực do Alex-Thái Đình Võ, Đại học Texas Tech, trình bày. Bài về lịch sử của Điều 4 Hiến Pháp là của Alec Holcome, Đại học Ohio. Cody J. Billock nói về Huế những tháng ngày sau khi được giải phóng, trong đó đề cập đến những người con của Huế như Nhã Ca, Trịnh Công Sơn, Phan Nhật Nam, Giám mục Nguyễn Kim Điền, linh mục Nguyễn Văn Lý, người bị giam tù, người không còn được tự do sáng tác.
Tường Vũ, Đại học Oregon, nói về chính sách đàn áp sắt máu của Hà Nội qua vụ án Vinh Sơn, vụ án dòng Đồng Công. Tuấn Hoàng, Đại học Pepperdine, bàn về sinh hoạt và phát triển của giáo hội công giáo. Trinh Lưu nghiên cứu về các chính sách tiêu diệt văn hoá miền Nam sau 1975.
Hệ luỵ của chiến tranh có bài nói chuyện của Diane Fox về chất mầu da cam, bài của Michael Peavey Đỗ nhắc đến vết thương không lành của những ai từng bị bắt đi học tập cải tạo.
Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà ngày trước, nay là Nghĩa trang Nhân dân Bình An, được ba sinh viên tuổi đôi mươi tìm hiểu, hai từ trong nước và một tại Hoa Kỳ, là Trần Nguyễn Phương Thảo, Tạ Bảo Long từ Đại học Fulbright Vietnam và Tiana Dương từ Đại học Dartmouth. Theo các em, việc ra vào nghĩa trang còn giới hạn và khi gặp người đi thăm, hỏi chuyện thì hầu hết không muốn trả lời vì sợ bị phiền phức. Chỉ có một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà, tuổi đã 80 đang làm công việc chăm sóc các ngôi mộ trong nhiều năm qua là đồng ý cho các em phỏng vấn, quay phim.
Về cộng đồng người Mỹ gốc Việt, sự định hình đặc tính bảo thủ và chống cộng sản được nghiên cứu bởi Ý Nguyễn từ Đại học California, Dominguez Hills; Erica Allen-Kim, Đại học Toronto, nói về sự hình thành của những khu Little Saigon.
Sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật trước và sau 1975 cũng là đề tài của nhiều bài nói chuyện. Jason Nguyễn, Đại học Cerritos, so sánh âm nhạc miền nam trước và sau năm 1975; Phú Vũ từ trường St. Peter Claver phân tích nhạc miền bắc và miền nam, Nữ-Anh Trần, Đại học Connecticut, bàn về văn học hậu chiến.

(Ảnh: Bùi Văn Phú)
Trong hội thảo về nhân quyền, tác giả bài viết này đã nói về những tù nhân lương tâm trong 50 năm qua, từ Nhã Ca, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Thanh Liêm, Đoàn Viết Hoạt đến Lê Quốc Quân, Phạm Đoan Trang, Huy Đức, Nguyễn Sơn Lộ và những nỗ lực của người Việt hải ngoại để cải tiến tình hình nhân quyền ở đó. Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm tuần báo Mõ-SF, trình bày việc dùng truyền thông báo chí để dân chúng Mỹ biết về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Nguyễn Minh Huy là ca nhạc sĩ đấu tranh, cùng Lê Diễm Chi Huệ và Phong trào Hưng Ca đã đem tiếng hát đến nhiều nơi vận động cho nhân quyền tại quê nhà. Hôm nay chúng tôi đồng ca vài bài nhạc đấu tranh, trong đó có Em vẫn mơ một ngày về của Nguyệt Ánh.
Nhiều người trẻ thuộc thế hệ 1.5 và thế hệ thứ 2 đã đến với hội nghị vì quan tâm đến Việt Nam, muốn hiểu hơn về cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Họ đã hoặc đang theo học khoa lịch sử, xã hội, nhân văn có liên quan đến đất nước, con người Việt Nam như Nguyễn Hồng Uyên, Trinh Lưu, Tiana Dương, Nguyễn Hoàng Thuỵ Kha, Christina Võ, Evyn Espiritu-Gandhi, Nguyễn Thị Kim Hoa, Tạ Bảo Long, Trần Nguyễn Phương Thảo, Mã Y Vân.

Đặc biệt tôi đã thấy có cả bố và con cùng đi tham dự hội thảo. Chương Đỗ và Chu Đỗ chia sẻ trải nghiệm về hành trình thoát khỏi Việt Nam vào tháng 4-1975. Nghĩa M. Võ và Christina Võ có những khác biệt trong cách nhìn về quê hương Việt Nam, cha bỏ đi vào tháng 4-1975 trong ngậm ngùi, đã viết nhiều sách về thuyền nhân, về trại học tập cải tạo, trong khi cô con gái đến Việt Nam thì tìm thấy cội nguồn, không như hình ảnh quê hương trong tâm trí của người cha, như Christina đã viết trong tác phẩm My Vietnam, Your Vietnam mà hai bố con là đồng tác giả, được Kalynh Ngô dịch ra tiếng Việt là Việt Nam của con, Việt Nam của cha.

Sôi sục trong lòng một số người Việt tham dự hội thảo, nhưng giữ yên lặng, là lúc Lệ Lý Hayslip nói chuyện trong bữa ăn tối thứ Sáu 12/4. Tác giả của When Heaven and Earth Changed Places (Khi đất trời đổi ngôi), đã được Oliver Stone chuyển thành phim, kể chuyện về đời mình, gốc Quảng Nam, gia đình theo cộng sản và bà đã bị hãm hiếp, có con rơi, qua Mỹ từ năm 1970. Bà kể là bị người Việt ở Dallas chống đối vì cho rằng bà ủng hộ chế độ cộng sản. Khoảng 20 người Việt lặng lẽ rời phòng ăn để phản đối. Bài nói chuyện, chính ra là hỏi đáp, tâm tình cùng Nguyễn Hồng Uyên, nhưng mới câu hỏi đầu bà đã nói liên tục hơn 20 phút. Bà khóc cho số phận của mình, khiến cho cô Uyên cũng bật khóc theo.
Người Việt phản đối vì Lệ Lý nói về yêu thương, tha thứ, hoà giải mà không hề nhắc đến thuyền nhân, trong đó có nhiều người cũng bị hãm hiếp; không hề nhắc đến bao người đã bị giam trong các trại học tập cải tạo. Như Hà Nội cũng chưa bao giờ nhắc đến những thảm cảnh này.
Nước mắt cũng đã rơi trong hội thảo khi nhà văn Andrew Lâm nói về thân phụ, Trung tướng Lâm Quang Thi, mà lúc ông mất thì Andrew bị kẹt ở Việt Nam vì Covid-19. Tướng Thi viết hai tác phẩm Twenty-Five-Year Century (Một thế kỷ 25 năm) và Hell in An Lộc (Địa ngục An Lộc) là để hoá giải dư luận xấu mà truyền thông Mỹ đã viết về Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Andrew kể rằng khi nhận tin Hell in An Lộc được nhà xuất bản cho phát hành, cha ông đã bật khóc, vì xem như những gì ông muốn để lại cho các cháu của ông và cho thế hệ mai sau, ông đã hoàn tất.
Trong cùng buổi thảo luận với Andrew Lâm, có hai diễn giả cũng nói về người thân của họ là các tướng, tá của Việt Nam Cộng Hoà. Evyn Espiritu-Gandhi, Đại học UCLA, nói về Ông Hai, tức Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, người đã bị cộng sản xử bắn vì không chịu đầu hàng.
Nhà văn Zora Mai Quỳnh nói về bác của cô là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan mà bức hình do Eddie Adams chụp năm 1968 khi ông xử bắn tại chỗ một tên Việt Cộng đã gây chấn động thế giới, mà mấy ai biết được chỉ ít phút trước đó tên du kích này đã giết cả một gia đình 7 người. Đó là những thiên lệch của truyền thông Mỹ. Zora nói ở Việt Nam, không lâu trước đây, khi một cụ già trên 80 tuổi, bị công an tấn công vào nhà, bắn chết bằng loạt đạn, mà có báo đài nào đưa tin.
Nhìn lại cuộc chiến và hệ luỵ của nó, câu hỏi đã được Tường Vũ, Đại học Oregon, đặt ra trong một buổi thảo luận là “Ai đã giải phóng ai?” Đó cũng là một luận đề sẽ còn tiếp tục được bàn luận trong tương lai.
Về những thay đổi lãnh đạo gần đây ở Ba Đình, Stephen Young, tác giả của Kissinger’s Betrayal (Sự phản bội của Kissinger), trong một buổi thảo luận có góp ý, nói đến bài viết cách đây vài ngày của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó không nhắc gì đến chủ nghĩa Mác-Lênin hay chủ nghĩa xã hội. Sự kiện này cho ông lạc quan về những thay đổi sắp có từ Hà Nội.
Phản biện lại, George “Jay” Veith, cũng là một học giả về Việt Nam với những tác phẩm như Black April: The Fall of South Vietnam (Tháng Tư đen: Sự sụp đổ của Nam Việt Nam) và Peace, POWs and Power (Hoà bình, Tù binh và Quyền lực), đã gặp Tô Lâm nhiều lần nhưng không tin ông tổng bí thư sẽ đem lại những cải cách, vì là gốc công an, chỉ khéo che đậy sự độc tài.
Từ khi có Vietnam Center, do cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ James Reckner (1940-2018) sáng lập tại Đại học Texas Tech cách đây hơn 30 năm, mỗi năm ở đây đều có tổ chức hội thảo về Việt Nam. Những hội thảo đầu tiên thường chú trọng đến quân sử Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà. Sau khi thiết lập bang giao Mỹ-Việt năm 1995 thì bắt đầu có những cấp chỉ huy Quân đội Nhân dân và những nhà nghiên cứu từ Việt Nam tham gia hội thảo.
Cùng lúc có nhiều người tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành liên quan đến Việt Nam, đến người Việt tị nạn. Trong vòng 20 năm qua đã có nhiều nghiên cứu hơn về Việt Nam Cộng hoà, về người Việt ở Mỹ cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Vietnam Center tại Đại học Texas Tech là nơi có Vietnam Archive lưu trữ hơn 30 triệu trang tài liệu và cả vạn di vật liên quan đến cuộc chiến và người Việt, trong đó có nhiều tài liệu mà học giả Douglas Pike (1924-2002) tác giả của tác phẩm Việt Cộng đã thu thập được. Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là một trong những di vật được tìm ra ở đây.
Nơi đây cũng lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến chương trình H.O. do bà Khúc Minh Thơ hiến tặng.

Dự hội thảo năm nay, nhiều người đã được bà Sheon Montgomery, phụ trách tham khảo của văn khố, và giáo sư Alex-Thái Đình Võ hướng dẫn đi thăm Vietnam Archive để thấy nơi đây có nguồn tài liệu phong phú cho các nghiên cứu. Đi qua những kệ sách, tủ tài liệu, báo chí, kệ di vật thấy có Công báo Việt Nam Cộng Hoà, báo Thái Bình, báo Kháng Chiến, nón bộ đội, nón lá, cờ Việt Nam Cộng hoà, có hình Hồ Chí Minh.

Tôi thấy tấm bích chương quảng cáo cho triển lãm về chiến tranh Việt Nam tại Bảo tàng Oakland năm 2005 mà tôi đã cùng người Việt vùng Vịnh San Francisco phản đối ban tổ chức vì triển lãm về chiến tranh Việt Nam mà không có nhắc đến hệ luỵ của nó, là người Việt tị nạn tại Mỹ. Cuối cùng thì hình ảnh, di vật của người tù cải tạo, của người vượt biển, những sinh hoạt chống cộng sản của người Việt đã được đem vào cuộc triển lãm.
Bà Sheon nhắc nhở chúng tôi cần lưu giữ những di sản của gia đình vì bản gốc luôn có giá trị cho văn khố. Vì di vật chính là câu chuyện riêng của một người, của một gia đình. Không nhất thiết phải là người có địa vị hay chức quyền.
Kết thúc hội thảo, giáo sư Stephen Maxner, giám đốc Vietnam Center, cám ơn 70 diễn giả đã đóng góp tham luận và hơn một trăm khách đã tham dự để chương trình phong phú và thành công. Ông loan báo, vào tháng 6 sang năm hội thảo sẽ được tổ chức tại Việt Nam.
Việc này dễ hay khó, vì trong một buổi thảo luận trước đó đã có người nêu vấn đề là tại Việt Nam thì người tham dự có được tự do trình bày nghiên cứu, tranh luận, đặt câu hỏi như trong môi trường đại học ở Mỹ hay không.
Hy vọng đến khi đó Việt Nam sẽ có tự do học thuật. Mấy tuần trước, một thành viên Bộ Chính trị đã gặp gỡ một số trí thức tại Sài Gòn để nói chuyện, trong đó có chủ đề tự trị đại học. Liệu đó có phải là chỉ dấu của thay đổi?
Tác giả Bùi Văn Phú là giảng viên đại học cộng đồng và là nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco
Xin hỏi Bùi văn Phú, đây là lời của nhà báo tị nạn hay dư luận viên Việt cộng?:
“Miền Nam đã được giải phóng. Chiến tranh đã chấm đứt. Quê hương đã thống nhất. Nhân dân đã đánh đuổi được giặc Mỹ xâm lược.”
why not both? Sự khác nhau giữa trí thức, cả trong lẫn ngoài nước, với những người bị gọi oan là bò đỏ, theo Thái Hạo, chỉ là tiểu tiết thôi muh
Anh Phú à, CỘNG SẢN VĨNH VIỄN KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI!
(Phải lật đổ cộng sản, phải giết đảng viên, đó là cách duy nhất để thay đổi!)
Anh Phú có thể thay đổi qua hướng Cộng Sản, chớ ngược lại thì hơi bị khó
Dân Mít đặc hải ngoại dzìa VN phen này dzô mánh !
Mánh gì? Còn phải hỏi, mánh hửi ĐỊC ! Ai địc?
Dạ thưa lính TC được mời qua diễu hành chung với lính VC. Lính TC vừa đi vừa đá cái cẳng thật cao đặng có điều kiện thuận tiện đặng … địc cho lính VC cảm nhận, nhưng mà Mít đặc hải ngoại ta đứng tò mò lóng ngóng cái cổ nên cũng dzớt dzác chút đỉnh mùi hột dzịc muối ăn sáng ! Ha ha ha !!!
Sài Gòn tưởng phen này lên dzoi
ai ngờ VC chơi xỏ cho xuống chó !!!
“quận 1 sáp nhập từ 10 phường còn 4 phường với tên gọi phường Tân Định, Sài Gòn, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh.”(trích báo VC.)
Dât Mít đặc nên ăn mừng vì tên Sài Gòn còn được VC giữ lại là may lắm rùi. Tên Sài Gòn ngang với tên Cầu Ông Lãnh à nha. Mít đặc ơi là Mít dặc ngu ơi là ngu ! Ngu quá ! Ha ha ha !!!
Thiên cơ bất khả lậu
Cảnh báo cảnh báo ! Lính TC ăn hột dzịc muối đi diễu hành 30/4 đá cái cẳng rất cao ý đồ gì???
VC: Dạ dạ chúng con mời chúng ông sang diễu binh ngày 30/4 ạ ạ !
TC: Hảo hảo tốt tốt ! Lính chúng ông mỗi sáng phải được bồi dưỡng 4 quả hột dzịc muối lớ ! Khi đi diễn hành thì chúng ông bước đều và nâng cái cẳng lên cao lắm à nha !
VC: Dạ dạ được nhưng mà đưa cái cẳng lên quá cao làm gì ạ ạ ạ ạ !
TC: Làm gì là làm gì, đặng lính chúng ông cho lính chúng mày hửi ĐỊC dằn mặt chứ làm gì ! Ha ha ha !!!
Nếu lãnh đạo Việt Nam bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ blow up Lăng Hồ Chí Minh Sky-hi, go Ka-Boom
“Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á, làm việc cho United States Institute for Peace (Viện Hoa Kỳ vì Hoà bình) vừa bị chính quyền Donald Trump dẹp bỏ, nói đến quyền lợi quốc gia của hai nước trong việc xây dựng quan hệ là dựa trên lòng tin và sự tôn trọng thể chế của nhau”
Thats why i voted for him
Bùi Văn Phú, trích thẳng trong bài
“Miền Nam đã được giải phóng. Chiến tranh đã chấm đứt. Quê hương đã thống nhất. Nhân dân đã đánh đuổi được giặc Mỹ xâm lược”
Tại sao Đảng vẫn lãnh đạo, vì trí thức cả trong lẫn ngoài nước đều nói năng kiểu này, rùi vỗ ngực tự xưng mình là thế này thế nọ