Nhắc lại biến cố lịch sử này của nước Pháp cũng là gián tiếp nhắc lại nỗi đau và nỗi nhục của ngày 30 tháng tư của năm 1975 của VNCH. Pétain phải chăng là mẫu hình của hàng tướng Dương Văn Minh?
Nhân kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của đồng minh ở Normandie- mồng 6 tháng sáu năm 1944-để tưởng nhớ và vinh danh những người đã chết và vinh danh con số ít oi những những người lính còn sống sót-.Buổi lễ nói lên cái hào quang chiến thắng áp đặt của đồng minh và cố gắng tránh né không hề đề cập đến kẻ thắng người thua cũng như bóng tối lịch sử của nước Pháp..
Phải chăng đây là lúc thuận tiện để nói về những điều như thế!!
Hay phải chăng lịch sử đã sang trang? Cần quên và xóa bỏ tất cả?
Không. Lịch sử vẫn còn đó. Những lời hay ý đẹp của các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Canada và của chính tổng thống Pháp không cho phép chiếu sáng những góc tối phiền muộn, những năm tháng đen tối (Les années noires) và bi kịch của nước Pháp qua hai nhân vật lịch sử chính yếu: Thống chế Pétain và tướng Charles De Gaulle. Hai biểu tượng trái nghịch của một nước Pháp thua cuộc.
Một người nhận hợp tác với Đức để hy vọng mong manh cứu vãn đất nước khỏi tình trạng bị tiêu diệt toàn diện và một người quyết định đào nạn sang Anh bằng mọi giá, để tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại kẻ xâm lược. Cho đến nay, dù tòa án đã kết tội và giam tù tướng Pétain, nhưng dư luận của chính nước Pháp cũng không có một quyết định chung thẩm về trường hợp của Pétain.
Thống chế Pétain, người anh hùng thắng Đức trong thế chiến I ở trận Verdun..Cùng với tướng Foch, đạt đến vinh quang quyền lực bắt người Đức phải nhục nhã cúi đầu vào năm 1918, kết thúc thế chiến thứ I và đưa ra những điều kiện khắt khe nhất cho kẻ bại trận.
Một người như thế có thể chỉ là một kẻ hèn và nhất là mang tội bán nước, phản bội tổ quốc? Nhưng tình hình lúc ấy rối như tơ vò và chỉ cần 6 tuần lễ chớp nhoáng. Nước Pháp đã phải quy hàng, xin ký Hiệp đình đình chiến vào tháng sáu- 1940..và rút về miền Nam tại Bordeaux.
Việt Nam sau 30 tháng tư chỉ thiếu một De Gaulle..
Cũng cùng ngày ấy, ở Bordeaux, có một người sau này được coi là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Đức. Tướng De Gaulle cảm thấy ông là một người cô độc. Chung quanh ông chỉ là những người đả mỏi mệt kiệt lực, không còn một chút nhuệ khí, chỉ muốn thương lượng với kẻ thù hoặc bỏ cuộc và họ rơi vào tình trạng tuyệt vọng .[1]
De Gaulle cũng đã thú nhận trong Hồi ký chiến tranh của ông Mémoires de guerre như sau: Tôi cảm thấy tôi chỉ còn một mình và mất hết mọi thứ như một người ở bên bờ đại dương và quyết định bơi vượt đại dương. Và ngay trong đêm đó khi De Gaullle đã không thuyết phục được Paul Reynaud-chủ tịch hội đồng bộ trưởng-đứng về phía ông để kháng chiến chống Đức.
Ông đã quyết định một mình bỏ đi..
De Gaulle đã xử dụng chiếc xe Peugeot 402 của quân đội dành cho ông và do anh tài xế tên Marcel Hutin lái ra phi trường. Vì lý do gia đình, viên tài xế đã xin ở lại Pháp. Phần De Gaulle đã lên một chiếc máy bay riêng ba chỗ ngồi dành cho ông với hộ vệ viên bay sang Anh.
Chán nản và cô độc nên ngay từ ngày 13 tháng sáu, 1940, De Gaulle đã tâm sự với người bạn của ông là Jean Auburtin và gọi gọi Pétain là người phản quốc.
Nếu gọi Pétain là người phản quốc thì phải gọi hằng trăm, hàng ngàn người Pháp khác là gì?.
Phần ChurChill khi biết thái độ đầu hàng của Pétain đã viết những dòng khuyến cáo sau đây:
Tôi khích lệ chính quyền Pháp bảo vệ Paris bằng cách nhấn mạnh rằng để cung cấp vật tư tiêu thụ cho một đội quân xâm lăng là lớn lắm, vì họ phải chiến đấu chiếm từng căn nhà, từng căn phố..Tôi cũng nhắc ông ta những lời của Clémenceau tuyên bố trong thế chiến I:
Tôi sẻ chiến đấu đàng trước Paris, trong Paris và đằng sau Paris..Tôi cũng nhấn mạnh phải thiết lập một Stalingrad ở Paris.
Nhưng Pétain đã điềm tĩnh trả lời: trong thế chiến thứ nhất, tôi có trong tay 60 binh đoàn, nay thì không có gì..Biến Paris thành đống đổ nát sẽ không thay đổi gì cục diện cuối cùng”. Câu nói nguyên văn của Pétain là:Réduire Paris en ruine ne changerait rien au résultat final. Và đó chỉ là một sự hủy diệt toàn bộ nước Pháp.[2]
Nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng quyết định hòa hay chiến. Nhiều người muốn chiến đấu, người khác muốn bảo vệ Paris khỏi bị xóa sổ và hy vọng còn giữ được nguyên vẹn.
Vào ngày 11 tháng 6, lúc 11 giờ, Tướng Héring, người có trách nhiệm quân sự bảo vệ Paris còn mạnh dạn tụyên bố: Thủ đô Paris phải được bảo vệ tới cùng Nhưng cũng chính ngay buổi chiều hôm đó Weygand đã ra lệnh cho Héring nói lại như sau: Paris, thành phố bỏ ngỏ.(Paris, ville ouverte).
Bỏ ngỏ có nghĩa là buông súng!!!
Cuộc thất trận năm 1940 của người Pháp là một điều nhục nhã cho nước Pháp và cho thế hệ kế thừa. Nhiều người bây giờ đã ngả theo ý kiến của giáo sư Lucien Febvre, chủ tịch ủy ban nghiên cứu của lịch sử thế chiến chiến thứ hai khi ông này viết:
“Điều quan trọng là, làm thế nào đạt được sự rõ ràng, đẩy lùi được những nẻo khuất. Nghĩa là phải đào sâu. Ý tôi muốn nói là phải soi sáng bóng tối”.[3]
Nói như trên cũng chỉ là một cách nói tự chữa, tự xoa dịu. Đất nước ấy từng được coi là đất nước vĩ đại- một nước đại Pháp-. Một đất nước đã từng đánh tan đạo quân nước Phổ hùng mạnh trong một chiến dịch thần tốc dưới quyền điều khiển của Napoléon năm 1800.-.
Đó cũng là một đất nước đã từng đi chinh phục xâm chiếm đất đai trải rộng đến 12.898.000 cây số vuông với số 110.631.000 triệu dân tính đến năm 1936.
Và một đất nước mới ngày nào trong thế chiến thứ nhất với những người lãnh đạo như Clémenceau, như Foch, như Joffre, như Lyautey.. nay đều đã chết hoặc hết thởi để lại khoảng trống lãnh đạo không lấp đầy được.
Nó có khác gì Việt Nam bị tướng lãnh xóa sổ Ngô Đình Diệm.
Sau Diệm là một khoảng trống chính trị không bao giờ bù đắp nổi!!!
Phải chăng thống chế Pétain nay chỉ là lẻ trám chỗ vì không có ai khác đủ uy tín- một kẻ hết thời, sống cái hào quang quá khứ cùng với Joffre, với Lyautey?Thời đại hoàng kim của những vị tướng lãnh này đã chấm dứt.
Nước Pháp không còn ai khác có khả năng đối mặt với kẻ thù đã phải triệu hồi một viên tướng già 83 tuổi- tuổi hào quang cũng là tuổi xế chiều từ Tây Ban Nha trở về- để điều khiển đất nước!! Chỉ còn ông như cái phao hy vọng.. Cái hy vọng duy nhất ông có thể làm được là giảm thiểu những tàn phá có tính cách hủy diệt của chiến tranh.
Nhưng cái thua được kể từ lúc này.
Phần viên tướng già bắt buộc chơi trò chơi hai mặt. Hòa với Đức, nhân nhượng để giữ những gì còn giữ được, im lặng khi cần, bí hiểm suy tư, ông giữ cho riêng mình miễn sao để khỏi bị tiêu diệt..Nhưng vẫn muốn bắt tay với Mỹ, trông chờ Mỹ ra tay một cách vô vọng. Hoặc trông chờ một tình thế sáng sủa hơn để có thể lật ngược thế cờ. Đó là một tình thế lưỡng nan, lui không xong mà tiến thì không được.
Nhưng mặt khác, Pétain lại phải ra mặt chống đối các phong trào kháng chiến chống Đức, kết án De Gaulle để xoa dịu Hitler.
Đọc lại lịch sử nước Pháp trong thế chiến thư hai, tôi có cảm tưởng đang đọc lịch sử Việt Nam trong những năm tháng gần đây.
Thế chính trị nước pháp trong thời kỳ bị Đức xâm chiếm cũng là cái thế hiện nay của Việt Nam đang bị đe dọa bởi Trung Quốc.
Những người lãnh đạo Việt Nam đang bối rối tìm lối ra. Nhưng lối ra như thế nào để thoát hiểm thì chưa có được. Cứ mỗi một thỏa hiệp ký kết, cứ mỗi một nhượng bộ, cứ mỗi một nhân vật lãnh đạo của Pháp trở cờ, đầu hàng trước thời cuộc như thể là cơ hội nhắc đến các lãnh đạo VN dưới chế độ sộng sản hiện nay.
Việt Nam hiện nay chỉ khác nước Pháp là thiếu một De Gaulle. Chúng ta có thừa những Pétain, nhưng thiếu một người lãnh đạo thực sự yêu nước.
Truyền hình Việt Nam hiện nay ra rả những tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ. Một Điện Biên Phủ chứ 10 điều ĐBP, 10 Verdun thì làm được gì để giải quyết tình thế!!
Nên viết về nước Pháp mà như thể đang viết về Việt Nam. Dĩ nhiên sự so sánh này chỉ có tính cách biểu tượng không mang tính quy luật.
Nhưng tôi thấy rõ ràng sự hèn nhát, sự nhu nhược, sự bất tài được quàng những hào quang chiến thắng là những màn kịch dối trá che đậy sự mất nước.
Pétain và những đồng đảng như Darlan, Laval
Khi Hitler- chỉ là một anh đội xếp hồi chiến tranh thứ nhất- nay đang là người đại diện cho nước Đức chuẩn bị chiến tranh thì việc ấy không che mắt đươc ai. Winston Churchill ngay khi có dịp đọc cuốn sách của Hitler xuất bản, cuốn Mein Kampf đã cảnh cáo thế giới và nước Pháp rằng:
Những giấc mơ giải phóng và trả thù đả được ấp ủ trong tâm hồn của người Đức rồi. Sự hận thù gia tăng với người Pháp sẽ đoàn kết tất cả dân tộc Đức lại thành một khối thống nhất. Sớm hay muộn gì thì nước Đức cũng sẽ tái võ trang.[4].
Phần Pétain, ông thú nhận với người bạn tâm giao là triết gia Gillouin là ông chưa hề bao giờ đọc cuốn Mein Kampf của Hitler.
Sau chiến tranh thứ nhất, 5 triệu dân Đức thất nghiệp. Người ta nhìn thấy nhiều cựu chiến binh trong thời chiến đi lang thang ăn mày trên các đường phố. Lạm phát hầu như làm phá sản tầng lớp trung lưu. Tổng thống Hinderburg- giống như Pétain- đã 84 tuổi sống trong tình trạng hoảng sợ lão suy và bất lực.
Giới trẻ lớn lên đi tìm một thần tượng như một chỗ dựa để xóa bỏ sự ô nhục của hòa ước Versailles.
Hitler với cuốn Mein Kampf đáp ứng những nguyện vọng ấy. Theo Hitler, chỉ có sức mạnh bạo tàn giải cứu được nước Đức. Dân tộc Đức là một giống dân phải tìm lại được cái nguyên chất (pureté) của nòi tộc. Muốn thế, cần phải tẩy trừ những giống dân ngoại tộc làm vấy bẩn nòi tộc..Phải làm thế nào cho quân đội Đức hiểu rằng họ là những thành phần tinh hảo không bao giờ bị khuất phục.(Invincibilité). Muốn thế, phải tái võ trang. Chính cái lòng ái quốc, tài ăn nói của Hitler đã quy tụ dân Đức thành một khối..
Hơn ai hết, W. Chur Chill hiểu được đó. Hiểu được Hitler là biểu tượng của điều xấu, tồi tệ nhất.(Incarnation du mal) với tính cách hủy diệt như ngày tận thế,(Apocalyptique)
Cho nên, những thông tin về việc tái võ trang quân đội Đức đều được phúc trình đầy đủ về bộ Tham quân sự của Pháp.Tướng Pétain là người hiểu rõ hơn ai hết về sức mạnh hàng đầu của việc võ trang. Thắng Đức trong thế chiến thứ nhất là nhờ chiến xa và súng chống chiến xa. Vì thế nước Pháp phải sản xuất cho bằng đượcnhững chiến xa kiểu mới như BI và những súng chống chiến xa 47.
Rất tiếc, người hùng của trận Verdun đã rới vào tình trạng bi quan và bị động. Khi còn ở Tây Ban Nha, ông chỉ lo chống lại sự tuyên truyền của Đức bôi nhọ nước Pháp. Mặc dù hơn ai hết, thống chế Pétain hiểu rất rõ, mối nguy hiểm sống còn giữa nước Đức và nước Pháp.
Ông không dám can đảm và công khai báo nguy những mối hiểm nguy vốn tiềm tàng như một mối thù truyền kiếp giữa hai dân tộc.
Cũng vậy, những nhà lãnh đạo Việt Nam hơn ai hết cũng phải hiểu rõ về mối liên hệ Trung-Việt như thế. Họ chỉ hèn, nhu nhược và che dấu.
Và giống như Pétain, họ rơi vào tình trạng liệt vị để những tham vọng chính trị vượt khỏi tình tự dân tộc, đất nước. Và họ đã nhận kẻ thù số một làm kẻ bảo hộ của họ trong chiến thắng 1975. Và có cần phải nhắc nhở họ lời cảnh cáo cách đây hơn 50 về trước của ông Ngô Đình Nhu về số phận dân tộc Việt Nam nếu rơi vào tay cộng sản thì sớm muộn cũng bị Tầu cộng nuốt chửng. Ông Ngô Đình Nhu từng cảnh cáo về ranh giới lãnh thổ trong Hiệp định Genève:
“ Điều lợi thứ nhì cho Trung Cộng là một thắng lợi về ranh giới và lãnh thổ..(..) Giả dụ có lui lại đến vĩ tuyến 19 như phái đoàn Pháp yêu cầu, Trung Cộng cũng bằng lòng. Bởi vì dù ranh giới có đặt ở vĩ tuyến 17 hay 19, thì những tham vọng về đất đai của Trung cộng đối với Việt Nam cũng đã thỏa mãn. Như chúng ta đã biết, vùng đất thiết yếu cho nước Tầu là các vùng hai bên sông Nhị Hà, con đường tháo ra biển, thiên nhiên của vùng Tây Nam Trung Hoa. Với thỏa hiệp tại vĩ tuyến 17, thì dù mà ảnh hưởng của Tây Phương có còn ở miền Nam, sự lệ thuộc của chính phủ miền Bắc cũng đủ bảo đảm cho nhu cầu đất đai của Trung Cộng trong tương lai…(…) Việc ấn định ranh giới ở vĩ tuyến 17, vừa xác nhận tham vọng đất đai, bất di bất dịch của Tàu đối với Việt Nam, vừa chứng minh sự lệ thuộc Bắc Việt đối với Trung Cộng..
Ông Nhu như một W. Churchill của Việt Nam đã cảnh báo Hà nội như sau:
“Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn là sự đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Và ông kết luận một cách chắc nịch:
Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới sự ảnh hưởng của Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử Nam việt bị Bắc việt thôn tính, thì sự Trung cộng thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian..[5].
Ngáy 29 tháng năm khi Hitler xâm chiếm Bỉ thì quốc vương Bỉ, Paul Baudouin ra lệnh quân đội buông súng. Chiến xa của Guderian và Rommel xông xáo như chỗ không người.
Calais bốc cháy và đội quân Anh Pháp tìm cách rút ra bãi biển Dunkerque để rút về Anh thì đó là một cuộc rút quân thê thám với xác người bị đốt cháy không lối thoát..Đó là một hoả ngục trong biển lửa.
Chính cuộc thua trận thảm bại này đã làm nao núng quân đội Pháp mặc dù từ La Somme đến chiến lũy Maginot còn nguyên vẹn..
Không lạ gì rạng đông ngày 17 tháng sáu, Hitler còn đang đặt Tổng hành dinh của ông tại một làng nhỏ bên Bỉ thì nhận được giấy xin đình chiến của Thồng chế Pétain.
Đây là hiệp định đình chiến với Đức như một thứ giây thòng lọng siết cổ dần những kẻ có tinh thần chủ bại (défaitiste) tính toán, hoặc thái độ trông chờ một cách bất lực, (attentiste) hy vọng sự tiếp tay của người Mỹ và nhất là thái độ khôn ngoan xảo quyệt(Machiavélisme), tính toán nhượng bộ chính trị để tránh phải đương đầu trực diện với Đức và chờ cơ hội nước Anh đủ trang bị, có sức mạnh có thể đương đầu với Đức.
Nước Pháp qua Darland đã trình bầy về sách lược phải ngả về với Đức bằng cách tương nhượng. Theo Darland:
- Cái cơ may cuối cùng của chúng ta là sáp gần lại với Đức.
- Nếu chúng ta nghiêng về phía người Anh, nước Pháp sẽ bị tiêu diệt và phân xẻ ra từng mảnh và không còn tồn tại như một quốc gia nữa
- Nếu chúng ta áp dụng thái độ đi giây, nước đôi (Politique de bascule) với cả hai, nước Đức sẽ gây cho chúng ta muôn vàn khó khăn khó có thể giữ được chủ quyền. Trong mọi tình huống, chúng ta không thể có được hòa bình, ổn định.
- Việt Nam hiện nay cũng đang đi giây như thế!!
- Nếu chúng ta chấp nhận hợp tác với người Đức chống lại người Anh, có nghĩa là chúng ta làm việc cho họ trong các nhà máy của chúng ta, cung cấp cho họ những phương tiện thì chúng ta có thể cứu vãn được nước Pháp, giảm thiểu đến tối đa các thiệt hại về lãnh thổ, lãnh thổ chính quốc và các thuộc địa, đóng vai trò xứng đáng nếu không phải là quan trọng trong một Âu Châu tương lai.
Và Đô Đốc Darland kết luận: Chọn lựa của tôi là dứt khoát và tôi sẽ không thay đổi lập trường chỉ vì một tầu chở lúa mì hay một tầu chở dầu.( có nghĩa là nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ).[6]
Những luận điểm của Darlan có trùng hợp gì với những tính toán của Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Lê khả Phiệu, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Phùng Quang Thanh?
Nhưng Pierre Laval còn tệ hơn Darlan một bậc. Laval bày tỏ sự hợp tác với Đức một cách công khai, lộ liễu, với một cung cách thật hèn hạ. Ông ta tin rằng thắng lợi cuối cùng thuộc về nước Đức. Vì thế, vào ngày 20 tháng 10 năm 1940, Hitler nhận được một lá thư của Laval gửi với nội dung bày tỏ lòng biết ơn của ông như sau:
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu xa tới ngài và cám ơn vị đại sứ của ngài đã đến thăm tôi tại Chanteldon, Vichy. Tôi tin rằng việc bắt giam tôi sẽ mau chóng được thả ra và chính ngài mà tôi bày tỏ lòng biết ơn do sai lầm nặng nề của chính quyền Pháp..
Chính sách hợp tác với Đức được đa số dân chúng Pháp ủng hộ.. Và nhiều người tin rằng đây là giải pháp duy nhất mà mọi người phải theo..Sự hợp tác này phải tỏ ra sự trung thành, không nước đôi và không có hậu ý. Chính vì thế, tôi đã hiểu như thế và đã áp dụng.. Không gì vĩ đại, không gì có thể bền vững có thể thực hiện được nếu chỉ bằng tính cách hai mặt..
Tôi yêu đất nước tôi và tôi tin rằng do quá khứ của nó, nó sẽ có một chỗ xứng đáng trong một Âu Châu mới mà ngài đang xây dựng.[7]
Những lá thư nội dung như trên biết đâu sau này sẽ được người Tầu công bố như trường hợp những lời tuyên bố nịnh bợ giả dối của một Phùng Quang Thanh!!
Trong nhiều dịp khác, Pierre Laval còn tuyên bố nhiều câu đến vô sỉ: Lãnh tụ Hitler là một nhân vật vĩ đại, vì ông biết rằng, ông không thể kết hợp được một Âu Châu mà không có nước Pháp. Hoặc nếu Đức và Pháp hợp tác tạo thành Âu Châu thì Đức sẽ thắng trận. Tôi mong muốn Đức thắng trận vì nếu không có họ thì trong tương lai bọn Bôn Sơ Vích sẽ có mặt khắp nơi.
Đấy chỉ là những lời nói. Còn bản thân P. Laval đã hợp tác với Đức như thế nào thì sau này tòa án sẽ quyết định.
Có bao nhiêu lãnh tụ cộng sản V.N kiêu P. Laval?
Sự ngả theo Đức như một thứ bầy tôi đã tự nó quyết định số phận chính trị của Laval.. Ngày 3 tháng 12, tại Marseille, Pétain đã triệu tập một phiên họp nội các và loại trừ Laval..trên giấy tở mà trên thực tế Laval vẫn được dùng.
Sau này, Pétain chỉ đơn giản nói: Con người ấy( Laval) đã phản bội chúng ta. Tôi không còn muốn thấy sự có mặt của y nữa.[8]
Nói cho cùng ngay chính bản thân Pétain đều cho thấy những tính toán ảo tưởng quá tự tin, cao ngạo về một quá khứ đi tìm một thứ hòa bình thỏa hiệp( Paix de compromis). Hòa bình thỏa hiệp thực sự chỉ là thứ hòa bình ký trên tờ giấy trắng, thứ giấy lộn để cho Đức mặc sức tung hoành.
Chung quanh Pétain còn có bao nhiêu tướng lãnh anh hùng như De Gaulle.
Hiệp định đình chiến với Đức có khác gì công hàm ngoại giao của thủ tướng Phạm Văn Đồng?
Và dưới cánh của Pétain là những thành phần xu thời, trở cờ như Pierre Laval, Darlan. Những người này sẵn sàng làm tay sai cho Đức với giá trẻ.
Chẳng hạn Darlan ve vãn Hitler và hy vọng có thế thay chỗ của thống chế Pétain. Điều này do chính Pétain tiết lộ.
Đô đốc Darlan đã ký một biên bản tại Paris cho phép Đức được xử dụng các phi trường ở Irak và Syrie.. Cứ hết nhượng bộ này đến nhượng bộ để đổi lấy hai chữ bình an.
Một cách nào đó thì đây là những kẻ lãnh đạo bán nước phải bị treo cổ.
Chúng đã để cho Hitler xây dựng được một căn cứ tiếp liệu phục vụ cho chiến tranh với 500.000 chuyên viên, thợ thuyền phục vụ sản xuất cho nhu cầu chiến tranh của Đức tại chính nước Pháp. Mỗi ngày có 1500 toa tầu chở hàng hóa đủ loại ra khỏi nước Pháp. Mà một số lớn những toa tầu ấy không bao giờ quay trở lại.. Ngày 25 tháng giêng, 1941,
Ủy ban đình chiến Wesbaden, do tướng Doyen gửi một lá thư phản kháng lên tướng Đức Volg muốn đòi lại 85.000 toa tầu đã được chuyển giao cho Dức ‘ mượn’ và 25 ngàn toa tầu ở vùng Alsace-Lorraine đã không bao giờ được hoàn trả. Chưa kể 6300 xe hơi chở khách của Pháp được giữ lại ở bên Đức.[9]
Hiệp định đình chiến do Péain ký kết với nói cho cùng là một hiệp định bán nước.
Trong khi đó, Hitler, trong cuộc gặp gỡ với Darlan đã phủ dụ với những lời hứa hẹn viển vông như sau:
“Hitler nhấn mạnh rằng, ông ta không có một tham vọng quân sự nào và tuyên bố một cách thành khẩn rằng những chiến lợi phẩm thắng được trong một cuộc chiến thì không bao giờ bù lại được những mất mát. Và ông không có một tham vọng hành xử như một bạo chúa đối với nước Pháp (..). Đồng thời ông mong mỏi có sự thống nhất Âu Châu và điều đó cho phép Darland có thể có cơ hội nhờ nước Đức tổ chức bảo vệ lục địa Âu Châu. Tuy nhiên, rõ ràng là số phận Anh Quốc phải được giải quyết một cách rõ ràng.. Hitler nói thêm, nước Pháp cần bằng mọi cách giúp nước Đức đạt được mục đích này..Nước Pháp có thể bắt đầu một cách khiêm tốn giúp nước Đức trong lãnh vực kinh tế và hợp tác với Đức trong vấn đề Syrie. Và nước Pháp nếu đi theo con đường này thì cũng yêu cầu Đức nhượng bộ để làm cho sự hợp tác này có thể chấp nhận được với dân chúng Pháp.
Giống như Trung cộng bây giờ, Hitler và Phát Xít Đức vừa đánh trống vừa ăn cướp. Hit ler la hoảng rằng: Nước Đức bị bao vây. Nước Đức chỉ là thành lũy chống lại bọn Bôn Sơ Vích. Nước Anh tiến hành một cuộc chiến tranh để cướp đi cái quyền tồn tại của nước Đức..
Trong khi đó tài liệu mật tịch thu được cho biết, ngay từ năm 1939, Hitler định xử dụng 1000 phi cơ tấn công nước Anh, trong đó mỗi phi cơ cho thả dù 4 lính nhảy dủ trong một thùng sắt khép kín. Khi được thả xuống đất, những người lính nhảy dù này sẽ tổ chức cho 200 phi cơ cỡ lớn chở theo vũ khí nhẹ và súng đạn.. 4000 lính nhảy dù này rất có thể bị hy sinh, nhưng đã gây được một ấn tượng không nhỏ. Việc thực tập này đã được thao diễn ở Berlin với 1000 phi cơ và 400 lính dù. Có 65 lính dù nhảy xuống đã bị chết. Các trang bị vũ khí đã bị hư hại bất khiển dụng.[10]
Việc tấn công sang Anh gặp quá nhiều trở ngại và Hitler đã đổi hướng quyết định tấn công sang Liên Xô.
Những gì Hitler toan tính và chuẩn bị chiến tranh trước đây, liệu Trung Cộng hiện nay ngu gì mà không có những kế hoạch..Và những điều mà hiện nay ta biết được về các võ khí của Trung Cộng phô trương ra đã chắc gì là những vũ khí bí mật!!!
Nhiều trí thức Pháp như Jules Basdevant, giáo sư Luật ở Paris đã viết thư phản kháng về việc ký kết hiệp định đình chiến này và nại ra quyền tự quyết dân tộc cũng như danh dự của nước Pháp không cho phép ký kết đình chiến và những nhượng bộ. Lá thư được viết vào ngày 29-5-1941. Ngoài ra còn có những vị tướng anh hùng như De Gaulle, Juin, de Lattre de Tassigny và hẳng ngàn sĩ quan trẻ khác của thế hệ 1937-1939 thay vì thế hệ 1918 của Pétain.
De Gaulle cũng đã lên tiếng trên đài phát thanh. Có 50 chục ngàn dân Pháp ở Anh, nhưng đã không có mấy người hưởng ứng lời kêu gọi của De Gaulle. Có một khoảng trống lớn những người tình nguyện. BBC ngày 18 tháng sáu, 1940, De Gaulle kêu gọi toàn dân- đặc biệt các thành phần dân Pháp lưu trú ở Anh quy tụ chung quanh ông để kháng chiến chống Đức.. Nhưng đã có bao nhiêu trí thức Pháp dám đối đầu lên tiếng phản kháng. Người ta được biết có những trí thức khoa bảng như ông Hàn Lâm Viện André Maurois đã bỏ trốn sang Anh, rồi di cư sang Mỹ cho an tòan.. Nhà văn phi công St. Exupéry đã quyết định ở lại Pháp cộng tác với chính phủ Pháp ở Vichy và sau đó tử nạn máy bay tại sa mạc trong một chuyến bay đêm đi Bắc Phi..
Thái độ ấy tóm tắt nhận xét chán chường và tuyệt vọng được ghi lại của Eduard Daladier về các tướng lãnh Pháp: Thật là khủng khiếp, tôi chỉ thấy những tướng lãnh với tinh thần bại trận.[11] ( C’est terrible. Je ne vois que des généraux qui ne veulent pas se battre).
Điều ấy có khác gì bọn tướng lãnh lật đổ Ngô Đình Diệm?
Trong ba người trên thì số phận Darlan vắn vỏi nhất. Ông đã bị ám sát chết ngày 24 tháng 12 , năm 1942 bởi một người trẻ tên Fernand Bonnier de la Chapelle..Bonnier đã nã một tràng súng vào Darlan. Đấy là số phận dành cho những kẻ phản bội lại tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn có người đặt câu hỏi : Darlan là một người yêu nước hay một người phản quốc?
Phần Hitler nghe tin tướng Darlan bị ám sát, Hitler nói : tôi vẫn nghĩ Darlan là một kẻ phản bội..
Phải chăng đây cũng là số phận dành cho các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam thanh toán nhau trong trường hợp một số tướng lãnh bị ám sát, bị đầu độc ?
Cuộc đời của thống chế Pétain có thể được coi như một thảm kịch của nước Pháp. Trong những năm tháng do Đức trấn đóng. Người dân Pháp tố cáo nhau, ám hại nhau, nghi ngờ nhau trước kẻ thù. Ai là bạn, ai là thù. Họ sống trong nỗi lo sợ rình rập. Đời sống vật chất túng thiếu đủ thứ. Khẩu phần lương thực bị cắt xén, có tiêu chuẩn.
Xin trích dịch tóm lược hồi ký của Guéhenno, Journal des années noires[12] để bạn đọc chia xẻ:
Thử thách tồi tệ nhất cho một xứ sở không phải là chiến tranh. Thử thách tồi tệ nhất là cuộc thất trận kéo theo sự chiếm đóng kéo dài của kẻ thù mà từ đó nảy sinh ra như dằng sé não lòng, sự chia rẽ toàn dân và sự tan vỡ các gia đình. Nếu sự chiếm đóng có thể đưa đến những nỗi lo sợ thì nó cũng mở cửa cho những kẻ đi tố giác, những kẻ tham lam và những kẻ hèn nhát.
Từ 1942 có hằng trăm vụ ám sát các kẻ làm tay sai cho giặc,1242 vụ phá hoại các cơ xưởng của người Pháp và 1264 vụ phá hoại đường xe lửa do các chiến sĩ du kich chống Đức thực hiện.
Điều này nhắc nhở chúng tôi những năm tháng sau 1975..Đời sống thật vô vàn khó khăn với sự trù dập, tù đầy, cải tạo.
Tuy nhiên, có dịp nhìn lại những năm tháng ấy mới thấy tình người mang đầy đủ ý nghĩa trọn vẹn.
Hằng trăm ngàn người bị đi cải tạo. Nhưng không có cái cảnh tố cáo nhau, ám hại nhau. Các sĩ quan, các công chức đi học tập mòn mỏi trong tù trở thành nỗi hận oán, trông chờ của người thân, của mọi người. Làm gì có cái cảnh tố cáo trước tòa án nhân dân như trong thời kỳ cải cách ruộng đất.
Đẹp thay tình quân dân cá nước của người dân miền Nam so với tình hình nước Pháp dưới sự cai trị của người Đức.
De Gaulle và Leclerk
Khi chiến tranh thế giớ nổ ra thì De Gaullle còn mang quân hàm đại tá và Leclerk mới chỉ là đại úy.
Đọc lại lịch sử đau buồn của nước Pháp qua nỗi đau, nỗi nhục của Pétain và De Gaulle, ta như thể đọc lịch sử Việt Nam trong thời gian gần đây. Có một sự trùng hợp đến ngạc nhiên mà người ta có thể rút ra từ bài học nước Pháp.
Lịch sử như vẫn còn đó-.
Đọc chuyện người để nghĩ đến chuyện mình!!!
[1]Philippe De Gaulle, De Gaulle mon père, trang 113-122
[2] Trích theo tướng Spears, Témoignage sur une catastrophe, Tome II. Nhiều điều tướng Spears viết sau này De Gaulle cho là viết bịa đặt không đúng..
[3] Ce qui compte, c’est de savoir jusqu’ou la clarté descendra, de faire reculer l’obscurité. Et donc d’être profond : Je veux dire d’éclairer l’obscur.,
[5] Ngô Đình Nhu, Chính Đề Việt Nam, trang 293-301. Tên Tác giả trong bìa sách là Tùng Phong. Dù là Tùng Phong thì cũng chính là ông Ngô Đình Nhu
[6] Đây là phúc trình của Darlan ngày 14 tháng năm 1941, sau khi có buổi gặp gỡ bí mật với Hitler ngày 11- tháng 5-1941. Phúc trình do Benoist-Méchin, phụ tá của đô đốc Darland trong dịp gặp gỡ giữa Darland và Hitler.
[7] Abetz trong Mémorandum
[8] Sans plus de formes, Pe1tain dit : Cet homme-là ( Laval) nous trahit, je n’en veux plus.
[9] Raymond Tournoux, Pétain et la France, La seconde guerre mondiale, Plon, 242-243
[10] Dépêche 17 novembre 1939. Trích trong Raymond Tourrnoux, Pétain et la France, trang 27
[11] C’est terrible. Je ne vois que des généraux qui ne veulent pas se battre
[12] La pire épreuve pour un pays, n’est pas la guerre. La pire épreuve est une guerre perdue, suivie de l’occupation prolongée, d’ou découlent le déchirement des cœurs. La division nationale et la désunion des familles. Si l’occupation du territoire peut favoriser le sursaut des âmes. Elle ouvre aussi la porte aux délateurs, aux corrupteurs et aux lâches »
Nếu các trí thức hải ngoại đều cổ vũ cho hòa giải hòa hợp thì chả ai thấy “mất nước” cả
Cố lên các trí thức hải ngoại ơi, các vị làm vậy rất đẹp mặt, xứng đáng để con cháu noi theo . Ngu Thế Vinh ơi, hãy luôn dụ dỗ con nít về giúp Đảng cũng là cứu nước