Thay vì một vòng hoa, một nén nhang (hay vài lời ai điếu) tôi xin mượn đôi câu thơ để đưa Võ Thị Thắng (10/12/45 – 22/08/14) về nơi an nghỉ cuối cùng. Chớ hoa hoè, nhang khói, điếu văn … này nọ nào có thiếu chi trong tang lễ “trọng thể” dành cho chị – theo như tường trình của VOV:
“Đọc điếu văn tại lễ truy điệu, trong niềm tiếc thương sâu sắc, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Trưởng ban lễ tang xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của bà Võ Thị Thắng, người con của Nam Bộ thành đồng với ‘nụ cười chiến thắng’ đã trở thành một trong những biểu tượng cao đẹp cho thế hệ anh hùng trong cuộc kháng chiến giành độc lập – tự do – thống nhất đất nước. Tinh thần Võ Thị Thắng là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.”
Tôi sinh ra đời sau Võ Thị Thắng khá lâu nên không hiểu chi nhiều về “cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang” của chị. Mày mò cả buổi mới biết được thêm ba điều bốn chuyện:
Báo Vnexpress :
“Bà Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức – Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên – sinh viên – học sinh…
Đất nước thống nhất, người phụ nữ với nụ cười chiến thắng năm nào bước sang chính trường khi tham gia công tác tại Thành đoàn, rồi ở Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM, sau đó được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII và Khóa IX; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, rồi Tổng cục trưởng Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba.”
Phóng viên Nguyễn Thị Nhi, tạp chí Hướng Nghiệp, còn cho biết thêm :
“Chị được giao nhiệm vụ điều tra quy luật hoạt động của tên Trần Văn Đỗ và tổ chức ám sát hắn. Trần Văn Đỗ là Trưởng phường Phú Lâm, quận 6 Sài Gòn nhưng thực chất là tên mật vụ chỉ điểm có nhiều nợ máu với nhân dân. Ngày 27-7-1968, sau khi nắm tình hình địch, chị cải trang để đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác với thường lệ, tên Đỗ đi ngủ sớm, chị tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ…
Ngày 2-8-1968, chúng đưa chị ra tòa và kết án 20 năm tù khổ sai về tội chủ mưu giết người. Đứng trước tòa, khi nghe phán xét, chị Thắng cười và nói: ‘Tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại để thi hành bản án về tôi’. Một phóng viên nước ngoài đã chụp được nụ cười của chị Võ Thị Thắng trong giây phút đó. Bức ảnh với tên gọi ‘Nụ cười chiến thắng’ đã trở thành biểu tượng cho khí phách anh hùng của phụ nữ Việt Nam.”
Nói cho chính xác thì tội danh của chị Võ Thị Thắng là “khủng bố,” chứ không phải là “chủ mưu giết người.” Ông Trần Văn Đỗ, may mắn, thoát chết nhưng nhiều người khác thì không.
Cùng với những loạt đạn pháo kích từ ngoại ô vào trung tâm thành phố, Lực Lượng Vũ Trang Nội Thành của chị Thắng và đồng đội đã gieo kinh hoàng cũng như tang tóc cho không ít người dân miền Nam – trong một thời gian không ngắn. Chỉ xin ghi lại vài ba trường hợp để rộng đường dư luận :
Báo Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của ông Vũ Quang Hùng :
“Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông – Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ…
Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): ‘Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.
Giáo sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu tiên, hay duy nhất, bị cách mạng … trừ khử bằng chất nổ và lựu đạn. Hai năm trước đó, G.S. Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một cách.
Một nạn nhân khác nữa là nhà báo Từ Chung. Cái chết của ông được cậu con trai 12 tuổi kể lại như sau, theo bản tin của nhật báo Chính Luận, số ra ngày 1 tháng 1 năm 1966 :
“Cháu nghe thấy tiếng còi ô tô của bố cháu. Cháu chạy ra đứng phía trong cửa để chờ bố, cháu thấy bố cháu xuống xe rồi mở thùng xe đằng sau để lấy cái gì đó. Thế rồi có hai người đi gắn máy dừng lại, cháu nhìn rõ xe hiệu Goebel sơn màu xanh. Một người xuống xe tay cắp cặp da, mặc quần mầu xanh màu da trời, áo xanh lạt có sọc, trạc độ 26 tuổi. Người ấy mở cặp da lấy ra một khẩu súng và tiến lại gần bố nhắm bắn luôn mấy phát liền. Bố cháu gục xuống.”
Vẫn theo bản tin thượng dẫn:
“Từ Chung đỗ tú tài tại Hà Nội, vào Nam, ông được học bổng du học tại Thụy Sĩ năm năm và đậu bằng Tiến Sĩ Kinh Tế tại Fribourg năm 1961. Về nước, ông được Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế mời giảng dạy tại trường Luật, và sau đó được mời làm ủy viên trong Hội Ðồng Cố Vấn Kinh Tế nhưng ông từ chối vì yêu nghề viết báo.”
Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn đoán chắc (như bắp) là cả ba nhân vật thượng dẫn đều có chung tội danh: thuộc thành phần phản động. Với tội danh này thì không chỉ vài ba mà (có lẽ) phải đến năm bẩy triệu người Việt đã bỏ mạng vì bom đạn, mã tấu, hay cuốc xẻng.
Cái giá để tạo dựng cái Chính Quyền Cách Mạng mạng hiện nay – rõ ràng – không rẻ nhưng thành quả thì rất đáng ngờ, và vô cùng đáng ngại! Nó cũng đáng ái ngại như cái cách mà truyền thông của Đảng và Nhà Nước Việt Nam xưng tụng “nụ cười chiến thắng” của chị Võ Thị Thắng gần nửa thế kỷ qua.
Trong một cuộc phỏng vấn dành do BBC, ông Hạ Đình Nguyên (cố Chủ Tịch Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, một tổ chức có liên hệ với các lực lượng chính trị, quân sự của miền Bắc Việt Nam, hoạt động ở Sài Gòn trước 1975) phát biểu: “Tôi thấy trong cuộc đời của chị Thắng, chị không mang tai tiếng gì. Vẫn là con người trong sạch.”
Là Ủy Viên Trung Ương Đảng, và cũng là Đại Biểu Quốc Hội liên tiếp ba khoá (IX, X và XI) rồi là Tổng Cục Trưởng Du Lịch mà “không mang tai tiếng gì” thì chị Võ Thị Thắng – rõ ràng – là một đảng viên nhưng … tốt!
Dưới bài phỏng vấn ông Hạ Đình Nguyên, đọc được trong trang FB của BBC, độc giả Lê Bích Đào cũng đã biểu đồng tình một cách ngắn ngọn và thi vị: “Chị Võ Thị Thắng là người sống trong sạch’ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Thiệt là quí hoá hết sức!
Dù vậy, tôi vẫn còn có đôi chút lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
Việt Cộng là băng-đãng tội ác.
Bọn nó cướp chánh-quyền đễ cướp tiền-của đất-đai của người Việt Nam.
Không phải chỉ có Võ thị Thắng – mới 9 tuổi đã bị Việt cộng xúi ăn cứt gà mà – hầu hết những thằng/con Nam cộng đều bị đảng nhét cứt gà (và cả cứt chó) vào mồm từ lúc còn rất nhỏ.
Tội nghiệp!
Cô gái quet đường thời VNCH được đảng giới thiệu vào QH của chúng thì ai cung biết y thi là người của đảng hoạt động trong lòng “địch” tức VNCH rồi,phải không ? Có gì quan trong đâu ?Hơn nữa đã có người cho NTT biết là Nó có trên Wiki ,Lêthi Thêu ,công nhaân sở vê sinh tp SG ( qua đường 22/08/2024 at 10:53).
Tóm lại Nó là một con VC hoạt động cho VC như Võ Thi Thắng ,như bọn ấm sát cát nhân vật cao cấp VNCH )NVBông) ,hay Chu Tử,hay Từ Chung…xôn xao dư luận một thời. Cho nên nghe Tâm hỏi TNT loay hoay muốn biết thì cung thử đoán vậy thôi.
CS my dân TƯ KHI CÓ ĐẢNG CS LÀ CÓ TRÒ NÀY RỒI, chớ không đợi phải sau 75 ,Thăng rồi ,chiếm rồi ,còn “mỵ” gì nữa? VC trả công cho ke năm vùng của chúng mà thôi !
Chưa sanh hay teenager? Tâm nghi “cao siêu” vậy sao ?
Phu quét đường (sở vệ sinh thành phố SG) được đảng chỉ định làm ĐB quốc Hội có gì lạ vói chê độc cs Hồng hơn Chuyên ? Bên TàuCông cũng vậy!
Haley viết “Lêthi Thêu ,công nhaân sở vê sinh tp SG” khiến tôi cảng nghi thời đó bạn chưa ra đời. Lúc Lê thị Thêu được đảng cs đưa lên làm đại biểu thì chị ta là công nhân sở vệ sinh thành phố HCM bạn ơi! và lại, bạn chỉ đọc đẻ giết thơi gian, có những người đọc cần tìm tài liệu để viết bạn ơi!
Những chiến công hiển hách của Biệt Động Thành Saigon mà Tưởng Năng Tiến nêu ra để mọi người dân XHCN có thỉa tự hào, Trân Văn của VỌA đóng góp chiện liệng lựu đạn vô cuộc họp Hướng Đạo, đều có sự lãnh & chỉ đạo của trùm T-4 Võ Văn Kiệt .
Giáo sư Chu Hảo cho ra cuốn sách Sáu Dân mênh mông tình dân
Lênh láng máu dân VNCH, nhưng đv những người dân XHCN như Giáo Sư Chu Hảo hay Nhà Báo Lưu Trọng Văn, chính vì lênh láng máu dân VNCH mà Võ Văn Kiệt trở thành mênh mông tình dân, tớ thim, XHCN
Huy Đức tạo tren chưng hình chụp chung với Sáu Dân lênh láng máu dân VNCH như là 1 bằng chứng về sự đáng kính trọng, Ngu Thế Vinh theo tren trưng hình Võ Tòng Xuân chụp chung .
Rùi nhân sĩ trí thức trong nước vừa đăng hình Gs Võ Tòng Xuân chụp hình với Tượng đ Võ Nguyên Giáp, người vừa được thằng trăm nicks cho sặc vì c nhiều lông nhét vào
i mean Holy Xít!
Còm viết rất hay Montau!
Montauk: “Lênh láng máu dân VNCH, nhưng đv những người dân XHCN như Giáo Sư Chu Hảo hay Nhà Báo Lưu Trọng Văn, chính vì lênh láng máu dân VNCH mà Võ Văn Kiệt trở thành mênh mông tình dân, tớ thim, XHCN”
Chiện người miền Bắc vô Nam đó là theo tiếng gọi, theo lời kể của những trí thức Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến mến mộ, như Nhà Báo (nói láo) Lưu Trọng Văn, hay Nhà Thơ Bùi Minh Quốc
Ai gọi mấy khứa đó thì … Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến có thỉa xem lại mình coi, hồi đó có (lỡ) gọi hông
“Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?”
Có vẻ những người xem ngày 30-4-1975 là thống nhứt hoặc giải phóng thì yeah, why the Phúc not! Chiện nhầy nhụa đó là do Đổi Mới . See, Hạ Đình Nguyên khi zìa với Bác Hồ, được văn việt+ cố hết sức tâng bốc như 1 chiết da . Cuối cùng đành downgrade thành chết gia . Ổng trở thành chết gia từ bữa tới giờ lun
Kẻ góp ý KHÔNG biét NTT tìm hình ảnh của người phu quet đường phái nữ hồi VNCH đẻ làm gì ? Không phai đẻ ngắm hay nhìn hinh đẻ nhớ bóng ? Hay đẻ in vào hồi ký sưu tâm ,lịch sử,bút ký hay muôn trở nên một TN Tiến (lùi) 2 vinh danh những lãnh tụ như HồBắcCụ.Lê Dũn VVKẹt.hay đảng viên tranh đất vói đảng như LĐ Kinh và 2 người con…hay Đ.U CAVC TP Tần hay các nhà văn củ mới VC như tô Hoài, nguyen ngọc TDB cư,BMQuốc ,tạ thanh nghiêm…vv và vv…Thỉnh thảng cũng phải dưa lên báo nhân vật chống cộng của VNCH đẻ “can bằng “,có vẻ khách quan tý xíu (kẻo má nó khi!). Hết Võ thị Sau nay tới Vỏ thị Thắng (không biết đã vinh danh Lê văn Tàm,Nguyễn văn Trội chưa?…À còn “Dưa người không qua địa ngục, mà nghe như tiếng sóng trong lòng !.” cho dám tang NPTrọng
Đã có người tìm cho NTT người và ảnh mà NTT tìm .Nhưng theo thiển ý thì NTT không cần thieết phải nhiêu khê đến vạy. Anh chỉ cần đưa người nhà ra ,thấy thích hợp ,hoá trang thanh bà phu qué đường chụp hình là được rồi .
Ngoài ra .năm 75 ,khi TC làm đảo chánh 4 tên phản động (có bà vọ Lảnh Tụ là nữ tài tủ tiếng xinh dẹp một thời của Đien Ảnh Hòng Koong.cùng thời vói LylệHoa)đua Hoa Quốc Phông lên làm BT thì ten này cử người nữ công nhân quét dương vào QH và bà ăn mày ở Thượng hải làm Bí thư Tỉnh !!! Họ là giai cấp công nhân lao dộng vinh quang…Hồng hơn chuyên nên không cần học ,chỉ cần luyen chữ ký là xong ngay (nên mói có vụ thủ hường không có tội mà tội là nhân viên làm sai (Em chỉ biết KÝ thôi,chả biết gì !).
VN là phiên bản đồng dạng nên TA cung bắt chước Y Chang như Đai sư Phụ ,Đai Chủ Nhân Tàu thôi mà !
Đọc kỹ hày viết nghe. Bạn viết “Kẻ góp ý KHÔNG biét NTT tìm hình ảnh của người phu quet đường phái nữ hồi VNCH đẻ làm gì ? VNCH làm gì có người phu quét đường làm đại biểu quốc hội. Chỉ co sau 1975 cuốc hội cộng sản mới có trò mỵ dân này thôi. Hồi đó bạn chưa sanh hay còn là teenager nên ko biết? ko biết thì phải hỏi nghe, viết tầm bậy ngươi đọc cười cho
“Bà Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật.” (trích)
Hoan hô! giỏi thiệt. Mới 9 tuổi mà đã ‘giác ngộ cách mạng’. Lớn hơn một chút đã biết ‘quăng lựu đạn – gài mìn’ người dân nào không may đi qua nổ ráng chịu – ‘hy sinh vì cách mạng’.
Ku Hồ lớn tuổi hơn nhiều mới ‘ngộ’ được cái gọi là ‘cách mạng’. Nếu so sánh thì ‘bà Thắng’ giỏi hơn Ku Hồ nhiều, nên đáng lẽ phải xây một cái lăng gì đó to hơn cái gọi lăng gì đó cho Hồ ở Hà Nội.
tôi muốn tìm tên tuổi và hình ảnh của bà công nhân vệ sinh quét đường Thành phố HCM được cử làm Đại biều Quôc hội ngay sau ngày thống nhất 30-4-75. Tưởng Năng Tiến hay độc giả nào có thể tìm được ko xin tìm dùm. Đa tạ.
Tui hỏi “AI Chat”. Đây là trả lời. Đúng sai tui không bảo đảm.
Bà Nguyễn Thị Bình là công nhân vệ sinh quét đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật với hình ảnh giản dị và gương mặt gần gũi của một người lao động. Ngay sau ngày thống nhất đất nước vào 30-4-1975, bà Nguyễn Thị Bình được cử làm Đại biểu Quốc hội. Bà trở thành biểu tượng cho tinh thần lao động, sự cống hiến của người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh.
Hình ảnh của bà, với những trang phục lao động mộc mạc và nụ cười thân thiện, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều người, tượng trưng cho những con người khiêm nhường mà dũng cảm đã góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc.
Có hình của bà này?
Xin lỗi, nhưng tôi không thể cung cấp hình ảnh. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm hình ảnh của bà Nguyễn Thị Bình trên internet hoặc các trang mạng xã hội, nơi có thể lưu trữ hình ảnh lịch sử và thông tin về những nhân vật nổi bật của Việt Nam sau thống nhất. Bà là một trong những hình mẫu tiêu biểu cho những người lao động trong giai đoạn quan trọng này của lịch sử đất nước.
“Việt Nam sau thống nhất”
Một bên gọi là “giải phóng”, Giáo sư Nguyễn Văn Lục đề nghị “miền Nam” bị xâm lược
Bắc-Nam chưa có thống nhứt, gọi thía hơi bị … ờ, giống trí thức XHCN
Lê Thị Thêu, sinh năm 1937. Không có hình
Tôi kiểm tra lại với Copilot in Windows:
“Lê Thị Thêu là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981), khóa Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bà sinh năm 1937 và từng là công nhân Sở Vệ sinh thành phố Hồ Chí Minh1. Bà được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử tại khu vực 3 (quận 3, 10, 11, Bình Hòa, Phú Nhuận) và trúng cử với 60,60% số phiếu bầu”
Lê Thị Thêu có ở Wikipedia. Coi ở Chú thích (1) có link tới bản gốc. Có hình của Lê Thị Thêu.
Qua kinh nghiệm này thấy “AI Chat” trả lời bậy, Copilot in Windows trả lời đúng.
Có hình hiện tại dưới đây:
“https://www.google.com/search?q=b%C3%A0+gi%C3%A0+b%C3%A1n+v%C3%A9+s%E1%BB%91+pictures+%C4%91%E1%BA%B9p&sca_esv=653927ec61d68f4c&sca_upv=1&ei=ZEfHZueWGLPe5NoPweuK4Q0&oq=b%C3%A0+gi%C3%A0+b%C3%A1n+v%C3%A9+s%E1%BB%91++pictures+&gs_lp=EhNtb2JpbGUtZ3dzLXdpei1zZXJwIiFiw6AgZ2nDoCBiw6FuIHbDqSBz4buRICBwaWN0dXJlcyAqAggAMgUQIRigATIFECEYoAFIk4oBUIUIWNB-cAJ4AJABAZgBwQGgAcAaqgEEMS4yMrgBAcgBAPgBAZgCFaACqhfCAgkQABiwAxgHGB7CAggQABiABBiwA8ICFBAuGIAEGLADGMcBGMgDGK8B2AEBwgIFEAAYgATCAgsQLhiABBjHARivAcICBhAAGBYYHsICCBAAGIAEGKIEwgIIEAAYFhgeGA_CAgcQABiABBgTwgIIEAAYExgWGB7CAgoQABgTGBYYHhgPwgIFECEYnwXCAgQQIRgVwgIHECEYoAEYCpgDAIgGAZAGDLoGBAgBGAiSBwQyLjE5oAeLUA&sclient=mobile-gws-wiz-serp#imgrc=QeEQACk4OctAEM&imgdii=4b6bzW7owQrUkM”
Xin bỏ.
Chuyên có thật 100%. Năm đó tôi còn ở VN. Vào buu điên nhỏ ở cửa Đông Ba -Huế,để gởi thư bảo đảm.Phải chờ đến phiên,trươc là một Bà trung niên,trông quê mùa ,nói vơi chi Trưởng quầy,viết giùm tôi,tôi quên cái kính đeo mắt. Chị trương quầy trả lời,tôi bân lắm,nhờ người khác.Tôi ,chính là người viết hô cái phiếu gởi thư. Chị khách đi rồi,đến phiên tôi.Chị trương quầy nhìn tôi và nói(giong Bắc):’ Biết chữ đếc đâu,mà kính-mà kéo…Thế mà củng đai biểu quốc Hôi đấy !!! ” Lâu ngày tôi quên tên,người đai biểu quốc hôi “kỳ la” đó.Chẳng trác,môt nhà -cách -mang -lảo -thành nói:”nước ta dân chủ van lla62n hơn bọn Tư Bản.Quét rác củng làm đai biểu quốc hôi,chẳng cần phải nhiều tiền !!!”Ngu hết biết ./
Mày chưa ra khỏi VN, vẫn trung thành cùng Đảng & Bác Hồ, lấy đâu ra “còn”?
Thưa bà con ;”anh hùng-cách mang” của CS ,đa số là những trẻ em tuổi vi-thành-niên cả ?Vì sao ?? còn nhỏ nên người lơn xúi. Bởi thế dân gian có câu ” xúi trẻ ăn cứt gà” là thế đó! Nhưng đây không phải ă-cứt -gà ,mà Quăng-lưu -đan giết người .Thế mới ghê !! Này đây câu chuyên có thật ở Huế,ngay khi CS vào .Thằng cháu ngoai,mới 17 tuổi,mẹ nó dẩn vào thăm Ông Bà ngoai ở làng Dương Nổ Huế. Vài ngày sau,gia đình không tìm thấy Ông bà Ngoai nửa. Té ra thằng Cháu,ngoài Bắc vào (Cháu ngoan Bác Hồ) giết Ông Bà ngoai của nó ,rồi kéo xác để vào tủ áo!Chuyên giết người , thủ pham còn vi thành niên,là chuyên thường tình ở Huyên dưới chế đô CS,bơi vì chúng nó hoc : Vỏ thi Sáu- Vo thi Thắng….! Nói tóm lai ,ai “quăng -lưu -đan” nhiều thì goi là “nhà cah mang lơn”.Cách mang lảo thành + nhửng kẻ đâm cha-giết chú nhiều ..???