Lời tòa soạn: Đòn lừa của Bắc Việt chỉ bị tiết lộ khi cuốn hồi ký “Saigon et Moi” của Đại sứ Pháp Mérillon được ra mắt ngày 23/5/1985 tại Paris. Nhưng sau đó, Bộ Ngoại Giao Pháp đã ra lệnh thu hồi nên độc giả khó tìm kiếm để mua. May thay, ông Vũ Hải Hồ ở Paris đã có quyển sách này và đã tóm lược những điểm chính, và được ông Đặng Kim Thu K19, Võ Bị Đà Lạt dịch và giới thiệu. Nhờ đó tác giả Nguyễn Tường Tâm mới có thể tham khảo, đối chiếu với nhiều tài liệu khác để có được bài báo duy nhất giới thiệu đầy đủ và cụ thể cái gọi là tin đồn về “CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP 3 THÀNH PHẦN” vào tháng 4-1975.
————————-
Binh pháp Tôn Tử, thiên 3 (Mưu Công), “thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch… hạ sách là tấn công thành trì.” Trong mưu kế này, sau khi ký Hiệp định Hòa bình 1973, Bắc Việt đã dùng tuyên truyền xám (là tuyên truyền không rõ nguồn gốc) để làm lung lay thượng tầng lãnh đạo của Miền Nam. Trong khi vẫn đánh mạnh, Bắc quân tung ra tuyên truyền xám là “Vĩ tuyến 17 sẽ di chuyển vào một tỉnh nào đó phía nam, để vùng đất giữa cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN)”, khiến dân chúng hoảng hốt tìm cách di chuyển sâu về phương nam để tránh cộng sản. Một người dân tác giả đã viết “Mọi người đồn đoán: có thể vĩ tuyến 17 sẽ dời đến Đà Nẵng vì vậy ông quyết định cho gia đình về lánh nạn ở Nha Trang với cậu T., em ruột mẹ tôi.” (1) Dần dần vào cuối 1974, Bắc Việt tung ra đề nghị một cuộc điều đình với chính quyền miền Nam không có Tổng thống Thiệu. Đây chỉ là hư chiêu đồn đại của Bắc Việt chứ chẳng có văn bản chính thức nào. Nhưng Hoa Kỳ, hoặc thực sự bị mắc lừa hoặc giả vờ bị mắc lừa, đã mượn ngay hư chiêu này của Bắc Việt để rút chân ra khỏi miền Nam suông sẻ, nên ngày 18-4-75 ĐS Martin trao đổi điện thoại với Đại sứ Pháp muốn giao cục xương khó nuốt, miền Nam, cho Pháp. Hồi ký của Đại sứ Pháp (2) viết, “ĐS Mỹ Martin cho Chính phủ Pháp biết việc Hoa kỳ sẽ bỏ rơi VN sau khi Phan Rang thất thủ. Nếu nước Pháp có muốn cố giữ miền Nam, qua một Chính phủ trung lập tạm thời…” Hồi ký cũng viết tiếp “ĐS Martin chỉ nói miệng vì không muốn lưu lại bằng chứng nào trong việc trao đổi điện thoại tối ngày 18-4-75… Trong tâm tình riêng giữa hai vị Đại sứ, Martin nói với Mérillon rằng nước Mỹ đã quá chán ngấy những cuộc đảo chánh trước kia nên đã khuyển cáo Tổng Thống Thiệu từ chức ra đi, tốt hơn là bị đảo chánh.”
Sau đó, ngày 20/4/75, phục tùng theo hư chiêu của Bắc Việt, Hoa Kỳ đã áp lực Tổng thống Thiệu từ chức. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng thân cận của TT Thiệu tới phút cuối đã tiết lộ, “Ngày 20/04/1975, ĐS Mỹ Graham Martin gặp TT Thiệu để thuyết phục ông từ chức, với lý do ông Thiệu đã thành một trở ngại cho hòa bình. Bắc Việt không điều đình với ông và Quốc Hội Mỹ cũng không ủng hộ ông.” (3)
Sau khi được Hoa Kỳ “bàn giao” miền Nam, Đại sứ Pháp Mérillon tưởng rằng “sứ mệnh lịch sử quốc tế” đã rơi vào tay mình nên bắt đầu hoạt động tích cực. Khởi đầu ĐS Pháp liên lạc với Bắc Việt để có thông tin cụ thể, đồng thời liên lạc với Trung Cộng để tìm hậu thuẫn. Đại sứ Pháp nghĩ rằng Trung Cộng vừa là đồng minh của Bắc Việt can dự mạnh mẽ vào chiến tranh Việt nam, vừa là quốc gia lân bang với Bắc Việt nên có thể có ảnh hưởng và hành động trực tiếp một cách mau chóng. Hồi ký của ĐS Mérillon viết tiếp, “Trung Cộng đồng ý hợp tác với Pháp để hình thành một Chính phủ Trung Lập tại miền Nam VN, nếu có sự tham dự của MTGPMN.” Nhưng trong hồi ký của ĐS Pháp có đoạn sau đây không thấy tài liệu nào ghi, “Điều trớ trêu là quyết định này lại thuộc năm tướng lãnh của Nga, đang có mặt trong Bộ tư lệnh của quân CSBV tại mặt trận Long Khánh.” Đồng thời đoạn sau đây cũng không thể kiểm chứng, “Mao Trạch Đông ‘ghét cay ghét đắng’ Lê Duẫn vì y thân Nga, vì thế điều kiện mà Bắc Kinh đặt ra là phải làm sao triệt hạ nhóm Đảng viên thân Nga, cũng như tìm cách cầm chân quân BV, để tạo cơ hội cho MTGPMN vào SG. Bắc Kinh còn muốn tìm cách không cho BV chiếm trọn miền Nam.” Tất cả những đoạn tiếp theo của cuốn hồi ký cho thấy Trung cộng đã đồng ý với Pháp để can thiệp vào giải pháp chính phủ 3 thành phần tại miền Nam. Nhưng theo ý tôi, với tình hình thắng lợi như vũ bão của Bắc quân lúc đó, thì sự ngăn chặn của Trung cộng là điều không thể tin được. Nhưng không hiểu sao Đại sứ Mérillon lại nhiệt tình với giải pháp này bất kể thời gian không còn nhiều.
Ngày 21-4-75, trước áp lực của Hoa Kỳ, TT Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó TT Trần Văn Hương (theo đúng Hiến Pháp).
ĐS Pháp viết tiếp “Pháp đang hoạt động cho giải pháp Chính Phủ ba thành phần: quốc gia, đối lập, và MTGPMN. Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng đưa ra một danh sách, gồm có: Trương Như Tảng, Nguyễn Thị Bình, Đinh Bá Thi, các Tướng vc Lê Quang Ba, và Trần Văn Trà.” Sau khi thoả thuận với Trung Cộng, sáng ngày 22/4/75 ĐS Pháp Mérillon mời Phái đoàn của Tướng Dương Văn Minh tới Toà ĐS Pháp thảo luận. Sau khi lịch sự mời đoàn người tháp tùng Tướng Minh ra về để ĐS Mérillon mời một mình ông Minh dùng cơm trưa “bàn luận” kế hoạch. Ông Mérillon đưa ra hai cách thực hiện và đề nghị ông Minh phải tận lực hoàn thành giải pháp Trung Lập, như được trình bày chi tiết trong Hồi ký của ĐS Pháp. (4)
Cách thứ nhứt: Thành phần Chính Phủ Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc gồm có hai Đồng Chủ Tịch: Dương Văn Minh và Tướng vc Trần Văn Trà.
Ba Phó chủ tịch: Vũ Văn Mẫu, Trịnh Đình Thảo, và Cao Văn Bổng.
Trong 5 vị Tổng trưởng, nếu Tổng Trưởng là người của Quốc Gia thì Thứ Trưởng là người của “Mặt Trận” và ngược lại.
Hội đồng Cố Vấn Chính Phủ gồm có: Luật Sư vc Nguyễn Hữu Thọ, Kiến Trúc Sư vc Huỳnh Tấn Phát, Thích Trí Quang, Lương Trọng Tường, Hồ Tấn Khoa, Linh Mục Chân Tín.
Hai mươi bốn giờ sau khi công bố thành phần Chính Phủ, Pháp sẽ vận động các nước Âu Châu, Á Châu, và các nước thuộc “Khối Không Liên Kết” công nhận tân chính phủ để chận bước tiến của CSBV… Ông Dương Văn Minh hứa sẽ làm được.
Hồi ký của ĐS Mérillon viết tiếp đại ý: sau khi Chính phủ 3 thành phần thành hình thì những bước kế tiếp sẽ là bang giao với quốc tế để nhận sự ủng hộ và viện trợ cụ thể $690 triệu đô la và 200 triệu Quan Pháp. Đồng thời Trung Cộng sẽ ép Bắc Việt ngưng bắn để thảo luận. Trong hồi ký của ĐS Mérillon có thêm một điều không ai, nhất là người Việt Nam ở cả 2 miền, có thể tin được, là bà Nguyễn Thị Bình (Ngoại trưởng của MTGPMN) đã nói với ông Merillon là MTGPMN cũng đồng ý với giải pháp này để thoát ly khỏi quĩ đạo của Bắc Việt (sic).
Cách thứ hai: Sau khi thành lập Chính phủ 3 thành phần (có cả MTGP và lực lượng thứ 3) tất cả rút xuống Vùng 4 với Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Vùng 4) tiếp tục chiến đấu (tuyên bố Saigon bỏ ngỏ) chống lại Bắc Việt.
Khi đọc kế hoạch thành lập chính phủ 3 thành phần như ĐS Mérillon trình bày trong hồi ký của ông, tôi không nghĩ đa số người Việt có thể tin đó là “kế hoạch thực sự được sự đồng ý của Bắc Việt và MTGPMN (vốn dĩ là con đẻ của Bắc Việt)”. Nhưng vì thời điểm đó không có thông tin chi tiết như hồi ký của Đại sứ Pháp sau này công bố, cho nên không ít thành phần ở thượng tầng chính trị miền Nam tin đó là sự thật, kể cả Tướng Dương Văn Minh. Ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng công đoàn Việt nam, một nhân vật chính trị có uy tín, liên lạc mật thiết với tòa Đại sứ Hoa Kỳ, cũng như đủ quyền năng tiến cử đàn em vào chức Thủ tướng, và các chức vụ bộ trưởng, khác cũng tin tưởng kế hoạch Chính phủ liên hiệp ba thành phần. Ngay từ thứ Sáu, 25/4/75 (Bắc quân đã tiến tới Long Khánh chỉ cách Saigon có 80 Km), Ông Trần Quốc Bửu đã nói với một đàn em, cũng là bác sĩ riêng của ông, “Chắc phải liên hiệp. Em nên đi ra nước ngoài. Nếu chưa có đường đi thì nên liên lạc thường xuyên với gia đình anh, chừng nào anh đi thì đi cùng.”(5)
Đặc biệt là Tướng Minh hết sức tin tưởng ở kế hoạch lập chính phủ 3 thành phần để thương thuyết hòa bình, trong khi đối phương đang tiến như vũ bảo áp sát thành trì cuối cùng là Dinh Độc Lập. Chính vì tin tưởng mình là con cờ đang được quốc tế và đối phương (Bắc Việt) ủng hộ nên Tướng Minh nhất định không chịu nhận chức Thủ Tướng như Tổng Thống Trần Văn Hương đề nghị, mà ông nhất quyết đòi TT Hương nhường cho ông chức Tổng Thống để ông thương thuyết với Bắc Việt (6)
Chiều 27/4/1975, ĐS Mérillon được Tướng vc Trần Văn Trà nhắn tin nhờ cấp tốc thành lập Chính Phủ liên hiệp trung lập, đồng thời gửi gấm hai người thân tín là Nguyễn Thị Bình và Đinh Bá Thi vào chính phủ này. Trà còn cho biết hai sư đoàn của ông ta sẽ tiếp thu Saigon, phỗng tay trên quân Bắc Việt của Văn Tiến Dũng (hồi ký của ĐS Mérillon ‘7’). Đại đa số người Việt nam khi đọc tin này đều không ai tin được tự ý Tướng Trà dám phát biểu ý tưởng này, mà nghĩ ngay đây là Tướng Trà phát biểu theo lệnh của Bắc Việt. Chi tiết này cho thấy rõ Bắc Việt chủ động tung ra đòn lừa (hư chiêu) chính phủ 3 thành phần.
Trong khi đó, ĐS Mérillon vẫn không biết mình đang bị lừa. Sáng ngày 28/4, Mérillon chuyển kế hoạch này cho Tướng Dương Văn Minh và định tối hôm đó thì bắt đầu thực hiện kế hoạch sau khi Tướng Minh nhận bàn giao từ Tổng thống Hương.
Đồng thời ĐS Mérillon lại còn cho Tướng Pazzi xuống Cần Thơ chiều 28/4 gặp Tướng Nguyễn Khoa Nam. Khiến cho càng nhiều người tin là đang có kết hoạch thành lập chính phủ 3 thành phần thật. “Chiều 28/4, Tướng Pazzi của Pháp xuống cần Thơ gặp Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV và QK 4…Tướng Nam hai lần yêu cầu ông Minh cho ông đem quân về phản công, nhưng ông Minh dặn đi dặn lại đừng phản công mạnh để tìm giải pháp chính trị.” (Tác giả Bác sĩ Hoàng Như Tùng –Chỉ huy trưởng Quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ.) Tác giả Hoàng Như Tùng viết tiếp “Ông (Tướng Nam) bình tĩnh trả lời: “Đừng lo, mình vừa đi họp với Phái Bộ Tòa Đại Sứ Pháp. Sẽ có giải pháp ngọai giao, miền Tây không mất đâu, còn đầy đủ quân số tác chiến.” (8)
Tòa Đại sứ Pháp còn chính thức tung tin về Chính phủ 3 Thành phần cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH và can thiệp trực tiếp vào hoạt động quân sự của Quân lực VNCH như tường thuật của Trương đình Huấn, K 19 Võ Bị Đà Lạt, sĩ quan trực của Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu “Khỏang 10 giờ đêm (28/4), Đại Tá Công, Trưởng Phòng 2/Quân Đoàn III trình bày những tin tức đặc biệt thu thập được qua những liên lạc với Phòng Nhì (Deuxième Bureau) của Tòa Lãnh Sự Pháp. Toà Lãnh Sự Pháp đang đứng trung gian dàn xếp cuộc chiến giữa Chính Quyền Miền Nam và CS. Ông nói: ‘Phía cs đòi hỏi chúng ta phải hủy bỏ các cơ sở chiến tranh tại Biên Hòa thì họ sẽ ngưng pháo kích và đồng ý đi vào hội nghị để tránh đổ máu cho dân chúng khi họ tấn công vào Thủ đô’. Thời điểm ngưng pháo kích bắt đầu từ 12 giờ khuya đêm 28/4.” (9)
Thời gian Bắc Việt ngưng pháo kích này chính là thời gian 24 tiếng để Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam toàn bộ lực lượng Mỹ cùng với thành phần người Việt cần thiết. Thời gian này cũng đã được Pháp thỏa thuận với Bắc Việt. Theo hồi ký của ĐS Merillon, thời hạn Mỹ rút quân khỏi VN đã do ĐS Mérillon liên lạc với Phan Hiền, đại diện “Chính Phủ Miền Nam VN” của Huỳnh Tấn Phát ấn định.
Chẳng những vậy, thời gian này cũng đã được Bắc Việt thỏa thuận với Hoa Kỳ. Hồi ký của ĐS Hoa Kỳ viết, “Khi đọc tấm điện văn của các Tướng Bắc Việt; họ nghĩ việc đưa mấy chiếc phi cơ sang Thái là chúng ta đã nuốt lời hứa với họ. Chúng ta đã nói chúng ta sẽ không mang các chiến cụ đi. Chúng ta chỉ muốn họ để chúng ta yên ổn ra đi trong trật tự. Vì họ nghĩ chúng ta nuốt lời, hôm sau họ pháo kích phi trường, làm thiệt mạng mấy Thủy quân Lục chiến của chúng ta.” (10)
Tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống chiều 28/4. TS Hưng viết “Chiều thứ Hai, 28/04, lễ tuyên thệ của TT Dương Văn Minh được cử hành trang trọng tại Dinh Độc Lập, trước mặt đầy đủ đại diện các định chế dân chủ.” (11) Ngay sau khi nhậm chức, TT Dương Văn Minh đã gửi ĐS Mỹ bức thư yêu cầu Mỹ rút toàn bộ lực lượng trong vòng 24 tiếng kể từ ngày 29/4 (phù hợp với thỏa thuận ngừng pháo kích của Bắc Việt). TS Nguyễn Tiến Hưng viết, “Sáng sớm ngày 29/4, một Sĩ quan trẻ tuổi phóng xe máy tới Tòa Đại Sứ Mỹ để trao bức thư. ĐS Martin liền trả lời ngay: “Tôi xin thông báo để Ngài hay là tôi đã ra chỉ thị như Ngài yêu cầu. Tôi tin rằng Ngài sẽ ra lệnh cho Quân Đội của Chính Phủ Ngài cộng tác bằng mọi cách để làm dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO…”(12). Ngày đó, khi nghe lá thư của TT Minh “đuổi Mỹ” phát trên đài phát thanh, mọi người tưởng đó là ý riêng của TT Dương Văn Minh, nhưng khi hồi ký của ĐS Pháp được công bố, mọi người mới vỡ lẽ TT Dương Văn Minh chỉ là quân cờ thi hành thỏa thuận của Bắc Việt với Pháp và Mỹ.
Trong bài diễn văn nhậm chức (chiều 28/4), ông Minh kêu gọi: “Cùng các anh em bên kia: tôi thực sự muốn hòa giải, các anh em cũng biết thế. Tôi yêu cầu mọi tầng lớp đồng bào hãy tôn trọng sinh mạng của nhau. Đó là tinh thần của Hiệp Định Paris…Chúng ta hãy ngồi vào bàn hội nghị để tìm những giải pháp hữu ích nhất cho Quốc Gia Dân Tộc. Để sớm chấm dứt những đau khổ của dân chúng và anh em binh sĩ, tôi đề nghị chúng ta ngưng ngay lập tức những cuộc tấn công lẫn nhau.”
8 giờ sáng ngày 29/4 (Hồi ký của Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, Trưởng Khối Ngoại Vụ của Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên viết lầm là 8 giờ sáng ngày 28/4, lúc đó Tướng Minh chưa nhận chức Tổng thống): Đại Tá Nguyễn Hồng Đài từ Tư Dinh của Đại Tướng Dương Văn Minh điện thoại cho tôi, nhờ đưa một phái đoàn đại diện của Tổng Thống đến gặp phái đoàn CSBV và VC (MTGPMN) ở trại Davis. Phái Đoàn gồm có Luật Sư Nguyễn Văn Huyền, Phó Tổng Thống, Luật Sư Vũ Văn Mẫu Thủ Tướng, và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH. Khối Ngoại Vụ chúng tôi cho biết là CSBV và VC không tiếp Phái đoàn (13). Sau khi Đại tá Nghĩa năn nỉ, cuối cùng, Phái đoàn đại diện Tổng thống Minh được đồng ý cho vào trại Davis, gọi là để viếng thăm hai Phái đoàn CSBV và CP Lâm Thời Miền Nam (Nguyên văn lời Đại Tá Sĩ của MTGPMN trực tiếp nói với tôi qua điện thoại) (14). “Phái đoàn của Luật Sư Huyền vào trại Davis lúc 9 giờ ngày 30-4 năm 1975, và rời khỏi trại hồi 10 giờ hơn… Theo Trung Tá Trương Minh Đẩu, Chánh Văn Phòng của Tổng thống Minh, “thì sau khi Phái Đoàn của ông Nguyễn Văn Huyền về đến Dinh Hoa Lan, ông Minh họp Hội đồng Chính Phủ và cho biết là MTGPMN đã bác bỏ đề nghị của ông nhằm tìm một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam. Vì vậy ông đã quyết định là: chỉ còn một cách duy nhất là “đầu hàng vô điều kiện” mà thôi!”
Sau này, trên đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Hoa Kỳ, phóng viên Nam Nguyên đã cho chạy lại Tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia (Saigon) vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975 như sau:
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người VN để khỏi phí phạm xương máu người VN…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó.
Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào…”
“Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập lại nhiều lần lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ Tá cho Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu Trưởng sau cùng của Quân lực VNCH. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước “(15).
Như vậy Bắc Việt đã hoàn thành mưu kế của Tôn Tử “dùng mưu thắng địch” để giảm thương vong. Đòn lừa của Bắc Việt đã đánh lừa được giới thượng tầng chính trị của miền Nam. Nhiều nhân vật cấp cao đã gửi vợ con sang Mỹ trước, còn họ ở lại với hy vọng sẽ “có một ghế” khi giải pháp Chính phủ liên hiệp 3 thành phần thành hình. Vì vậy, vào phút chót, nhiều người trong số họ không kịp bỏ chạy, kẹt lại đi tù nhiều năm. Một số may mắn thoát được vào phút chót trong đường tơ kẽ tóc như hai Tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng sau cùng do Tổng thống Minh chỉ định, và Tướng Trần Văn Trung, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, đến Bến Bạch Đằng vào sáng 30/4 và dùng một LCM nhỏ của Giang Cảnh để tìm đường ra biển. Rất may, LCM này được Tuần Duyên Hạm Tây Sa HQ 615 cứu vớt vào tối 30/4 (16).
Trong đòn lừa cuối cùng này, thành phần dân chúng tự mệnh danh là “Thành Phần thứ 3” đã bị Bắc Việt loại bỏ ngay sau khi chiếm được Saigon mà không cần công bố. Vào giây phút chiến thắng của Bắc Việt, Thành phần thứ Ba biết rằng đã đến lúc họ phải tự âm thầm giải thể. Terziani, người phóng viên Đức duy nhất hiện diện và giúp đỡ trong buổi phát thanh đầu hàng của Tướng Minh, đã hỏi Thủ Tướng Mẫu, người được coi là đồng sáng lập Lực Lượng Thứ Ba, Lực Lượng cách đây một tuần được coi là điều kiện không thể loại trừ trong một Chính Phủ Liên Hiệp, “Còn những cơ hội tương lai nào sẽ trao cho Lực Lượng Thứ Ba với hiện tình chính trị đã thay đổi như hiện tại?” ông Mẫu đáp “Hiện nay không còn lực lượng thứ nhất, chúng tôi không còn cần lực lượng thứ ba,” (17)
Có một điều đau xót là do sự hỗn loạn trong giới lãnh đạo của chính quyền Miền Nam cho nên lệnh ngừng bắn của Tổng thống Dương Văn Minh không được thuộc cấp thi hành một cách thống nhất và đều khắp nên có một số đơn vị đã dũng cảm tiếp tục hăng say chiến đấu một cách vô vọng bảo vệ Saigon, khiến không ít thành viên lực lượng vũ trang hai bên đã đau đớn ngã xuống vĩnh viễn vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Tham Khảo:
-(1) Bạc Tóc Tuổi Hai Mươi (Phạm Mai Hương (Trích Tập San Đa Hiệu số 93, trang 263)
-(2); (4); (7) Hồi Ký của ĐS Pháp— Những Ngày Cuối Cùng của VNCH Vũ Hải Hồ dịch
Đặng Kim Thu K19, Võ Bị Đà Lạt (Tập San Đa Hiệu 110, trang 223)
-(10) Đại sứ Martin nói về những ngày cuối tại Việt Nam” Trang 97, “Tears Before the Rain” (Nước Mắt Trước Cơn Mưa) của Larry Engelmann, Nguyễn Bá Trạc phỏng dịch) nguồn: (pham-v-thanh.blogspot.com)
-(3); (6); (11); (12) 30/04: Tổng Thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi VN
TS Nguyễn Tiến Hưng, BT Kế hoạch/CP Nguyễn Văn Thiệu
Nguồn: 30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam – BBC News Tiếng Việt
-(5) Những ngày này năm ấy, Trang Châu, Bác Sĩ Nhẩy Dù VNCH. (Nguyên tác:) (Nguồn: Văn Việt https://vanviet.info/van/nhung-ngy-ny-nam-ay/)
-(8) Lễ An Táng Tướng Nguyễn Khoa Nam (1/5/1975)
Hoàng Như Tùng –CHT QYV Phan Thanh Giản, Cần Thơ.
(https://hon-viet.co.uk/HoangNhuTung_TuongNhoTuongNguyenKhoaNam.htm)
-(9) Những Ngày Cuối Cùng của Cuộc Chiến tại Vùng 3 Chiến Thuật
Trương đình Huấn, K 19 Võ Bị Đà Lạt (Đa Hiệu số 42, trang 141)
-(13); (14) Hồi Ký của Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa
(Trưởng Khối Ngoại Vụ của Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên VNCH) (https://tienglongta.com/2019/04/25/duong-hieu-nghia-hoi-ky-dang-do/)
-(15) Tuần lễ kết thúc chiến tranh ở Saigon, 30/4/1975
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA © 2005 Radio Free Asia
–(16) Những Ngày Cuối Cùng của Hạm Đội Hải Quân VNCH
Nguyễn Đức Thu, K16 Võ Bị Đà Lạt (Tập San Đa Hiệu 118, trang 167)
-(17) Phóng sự của Börries Gallasch và Terzani tại Sài Gòn tháng Tư 1975 (Spielgel số 21/1975)
Phạm Cao Phong, trích dịch (BBC Tiếng Việt) (trg. 38-42)
Hồi đó Mỹ đã quyết định bỏ miền Nam vì quá tốn kém và nhất là đã chơi được với Tàu+.
Quyết định của Mỹ có cái được và cái mất. Cái được là sau đó Liên Sô sụp đổ, cái mất là mất miền Nam VN, và mất niềm tin của nhiều quốc gia khác. Nếu tính bù trừ được và mất có lẽ Mỹ đã được nhiều hơn mất.
Pháp trong cuộc chiến hai miền Nam-Bắc luôn thọc gậy bánh xe miền Nam vì tiếc rẻ để mất thuộc địa. ĐM Pháp!
Thái độ của Pháp khá giống Nga và Tàu+ bây giờ. Tiếc rẻ một thời là đế quốc. Chính vì vậy Nga xâm lăng Ukraine và lãnh búa. Tàu+ cũng muốn gặm nhắm các nước xung quanh biên giới, nếu phát động cuộc chiến chắc chắn sẽ lãnh nhiều búa. Ấn Độ không chịu nhường bất cứ hành động gây hấn nào mà không trả đũa. O ép quá Việt+ có thể bung ra khỏi tầm kiểm soát của Tàu+. Đánh Đài Loan chắc chắn sẽ đụng một loạt các nước liên quan: Nhật, Mỹ, Philippines,…
Sau khi gửi đăng bài chủ, tôi đọc được nhiều bài báo của những người có uy tín cho biết KHÔNG CÓ CUỐN HỒI KÝ SAIGON ET MOI CỦA ĐẠI SỮ PHÁP MERILLONG.
Tôi thử xóa bỏ những thông tin liên quan tới cuốn hồi ký đó trong bài chủ, tức là xóa bỏ các tham khảo -(2); (4); (7) Hồi Ký của ĐS Pháp— Những Ngày Cuối Cùng của VNCH Vũ Hải Hồ dịch
Đặng Kim Thu K19, Võ Bị Đà Lạt (Tập San Đa Hiệu 110, trang 223) HỦY BỎ CÁC THAM KHẢO NÀY
Và đọc lại bài chủ do tôi tồng hợp hồi ký và bài viêt của các tác giả khác, thì tôi thấy GIỚI CHÍNH TRỊ CAO CẤP CỦA MIỀN NAM VẪN BỊ XẬP BẪY ĐÒN LỪA “CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP 3 THÀNH PHẦN”. Đón lừa này do ai tung ra sẽ là vấn đề chúng ta cần xem xét.
Giò ni mà còn vỏ chuói vỏ chanh chi nửa Tuòng Tâm. Súng đạn thèng bu Mẽo trang bị cho thì quăng sạch để chạy thoát chết. Khi qua tói MẼO thì ngoác mồm ra la làng là “TỤI TAU CHẠY LÀNG LA VÌ HẾT ĐẠN”. Sau đó anh Phét quăng ra bài báo của NEWYORK TIMES tường thuạt cuọc tháo chạy tại Pleiku của Vùng II Ngụy Sai Gòn.
Nói là chứng minh ngay, anh Phét mòi Tuòng Tâm vào đuòng link đó đọc bài báo rùi cho anh Phet biét ý kiến nghen. Mà nè , anh Phét hỏng biét là Tưong Tâm có biét tiếng Anh không hở. I just want to make sure you know how find the report.
nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html
SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.
The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army units—is viewed by Vietnamese and Western sources as a stunning and, quite possibly irreversible military and psychological blow for South Vietnam.
A senior Western official, who has spent more than a decade in South Vietnam, said today: “These losses are very, very, very considerable. It’s a catastrophic loss.”
Another informed Western source said: “We’ve made no attempt to quantify the loss, but it’s staggering. The equipment has not been saved at all and we’re facing a devastating failure.”
An informed Vietnamese said that the armed forces logistics command, which controls the inventory of all military equipment, had made a tentative estimate of at least $1‐billion in equipment losses—virtually all of it left over by the Americans — as a result of the Government’s abrupt decision to abandon two‐thirds of the nation and the hasty, panicky exodus of civilians and troops that followed.
These losses are expected to be a key topic of discussion between Gen. Frederick C. Weyand, the Army Chief of Staff, who was sent here by President Ford to assess the deteriorating military situation, and Vietnam officials. General Weyand and Ambassador Graham A. Martin met this morning with President Nguyen Van Thieu for over an hour but there was no information on their discussion. The general is expected to remain here for several days.
Lack of Coordination
As the scale of the military retreat becomes apparent, Western military analysts and Vietnamese sources express dismay and alarm at the lack of armed‐forces coordination, “the failure of leadership up and down the line” in the chaos that has engulfed army units beset with mass defections and the huge loss of equipment to the advancing North Vietnaese.
Beyond this, Western analysts view the civilian panic in such cities as Da Nang as symtomatic of the virtual breakdown of law and order and the Government’s failure to calm the frightened populace in the face of the deteriorating situation.
One intelligence source said: “There’s been a complete loss of control by most of the army, by civilians. Self preservation is everything, there’s total panic at Da Nang airport, the army has left an extraordinary amount of equipment behind in the north and Central Highlands. It’s become a tragedy that I just can’t grasp.”
Dmcs
Dm mày dog phét tua lại DVD cũ
English thì sai văn phạm mà còn sủa bậy
how = Add a preposition
Sao cứ để Bố phải dạy cho thế, dog phét ăn xít nhiều nên ngu
I just want to make sure you know how to find the report
Or
I just want to make sure you know how to find it.
Or
I want to make sure you know where to find the report
Dm mày dog phét đúng là trình độ đi chùi WC cho tu bản giãy chết
Kaka Kaka nhục nhã
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta
Sau 30 tháng tư, các cán ngố lần lượt từ hầm hố chui ra, từ miền Bắc tràn vào Saigon để chiếm đóng nhà cửa của người dân, áp dụng ngay chính sách vơ vét tài sản của miềnNam. Khỉ Trường sơn ngơ ngác trước những tiến bộ kỹ thuật chưa từng thấy mà từ bao năm họ sống trong gọng kềm của tuyên truyền láo khoét là miền Nam nghèo đói lạc hậu. Họ chưatừng thấy cái tháng máy, nuôi heo trên cao ốc, ngồi chồm hổm trên xe hơi như người Mường người Mán vào thành phố…
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to
Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan
Nghe thời sự bố nói, đố dog phét phản biện được
Đường cơ sở của Dog red china ảnh hưởng tự do đi lại’ trên Vịnh Bắc Bộ= Tuy nhiên, con VC cái Hằng , phát ngôn của dog csvn,không bác bỏ đường cơ sở của Trung Quốc và cũng từ chối trả lời câu hỏi liệu nó có đe dọa hiệp định đã được ký kết hay không.= Chánh Phủ Đảng Cộng Sản Lào bị Tập Cẩn Bỉnh nắm đầu. Quân Đội Trung Quốc đống Quân khắp nơi biên giới Lào và Việt Nam.
Chánh Phủ Cambodia bị Tập Cẩn Bỉnh nắm đầu. Tập Cần Bình bỏ tiền xây Cảng Ream và Hải Quân Trung Quốc đống quân. Trung Quốc và Cambodia đang xây Kênh Đào Phù Nam. Quân Đội Trung Quốc đống Quân khắp nơi biên giới Cambodia và Việt Nam.
Bộ Lạc Bần Cố Nông Đảng Cộng Sản Việt Nam nghèo đói suốt cuộc đời bò lết, quỳ lạy, vang xin, ăn bám, ăn xin, ăn chực, ăn vạ Đế Quốc Mỹ và Tư Bản Dẩy Chết nhưng suốt ngày vỗ ngực, gào hú, la làng: Vô Địch Bách Chiến Bách Thắng, Kinh Tế Phát Triển nhất Thế Giới, Quân Đội và Vũ Khí chỉ dùng khoe Thiên Hạ.
Quân Đội Trung Quốc bao vây trên biển Tây Nam, Biển Đông căn cứ Hải Quân Trung Quốc bao vây từ Bắc ra Nam và trên bộ khắp nơi biên giới Cambodia, Lào và Việt Nam.
Cambodia đang xây Kênh Đào Phù Nam dùng vận chuyển và Thủy Quân, Nước mặn sẽ tăng cao vào sông và đồng bằng cửu long vựa lúa, trái cây, phù sa, ..v.v chuẩn bị tan nát.
Duy nhất bây giờ Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam phải bò lết, quỳ lạy, vang xin Tập Cẩn Bình giống như quá khứ từ năm 1930 đến 2024. Tập Cẩn Bình vui bố thí xương cho ăn. Buồn Tập Cẩn Bình cầm roi quất dạy con chó.
Ngày tàn đời Con Cháu Bộ Lạc Bần Cố Nông Dâm Tặc Cương Thi hồ chí minh Con Hoang Dại Trung Quốc và Liên Hiệp Xô Viết xuất thân chui ra từ Bần Cố Nông, lổ ống cống Pác Pó Địa Đạo Củ Chi sắp tới rồi.
Đồng chí Phét lại nói đúng nữa đấy. Với số lượng vũ khí mà Mỹ để lại như thế nhưng đảng ta không xài chắc là vì đồ của đế quốc. Nhờ vậy mà lính Trung Quốc đập tan tành 6 tỉnh của Việt…bắc không còn một viên gạch mà ta vẫn kiên trì bú c@c cho đến bây giờ. Ai lại dùng đồ chơi của Mỹ để đối đầu
những người anh em tốt. Phễu nội địa vẫn là vũ khí nòng cốt trên mọi mặt trận. Trong cái dốt đã chốt cái ngu là vậy.
Khà khà khà, lại Viet Cộng lừa , Viet Công gạt, làm Viet Cộng thiệt là khổ , Viet Công làm dâu trăm họ làm sao vừa lòng đuọc tat cả mọi phe huh?.
Anh Phét không cần đọc câu nào trong bài viết nhưng củng biét là bài viết đang chửi Viet Cộng chúng anh sừi bọt mép, khô bọt mồm.
Sao Viet Công giỏi thế huh? Tàn Dư Nguyen Tuong Tâm?
Viet Công lừa thèng PÁP tại Điên Biên Phủ và tóm cổ ngót 12,000 thèng thực dân bao gồm thèng tuóng De Castry. Cú lừa đó chấm dứt chủ nghỉa THỰC DÂN tại Viet Nam ngót 100 năm trên toàn thế giói.
Sau khi lừa đuọc thèng Thưc Dân PÁP mọt cách ngoạn mục thì tới luọt thèng bu MẼO. Thấy thèng đàn em PÁP không thông minh đủ cho nên bị VIET CỘNG lừa một cách đau đớn thì thèng bu MẼO nhảy vào để thay thế. Ai dè lich sữ lặP lại , thèng bu MẼO cùng chung số phận đó là bị VIET CỘNg chúng anh lừa một cú cực kỳ đau đớn.
Rùi bay giò toi’ viêc anh Phét giái thích viêc MAT TRAN GIAI PHONG MIÊN NAM.
MTGPMN(Mat Tran Giai Phong Miên Nam) ra đời 1960 và nhiệm vu của MTGPMN là :
Tập hợp nhưng thành phần yeu nuóc miên NAM và thành lạp lưc luọng vủ trang để đấu tranh chông MỸ NGỤY và liên hiẹp vói chinh phủ DAN CHU CONG HÒA(miền bắc) để tiên’tói THONG NHAT DAT NUOC.
SAu khi mục tiêu đá đạt đuọc tức là MỸ cut’ Ngụy nhào thì MTGPMN và DAN CHU VNCH liên hiẹp voi nhau để thống nhất đát nuóc . Từ đó nhà nuóc CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM ra đời.
Tóm lại MAT TRAN GIAI PHONG MIÊN NAM sau khi đả hoàn thành SƯ MẠNG LICH SỮ rôi thì cái tên cua mặt trân không còn cần thiét nửa và đuoc đưa vào lich sư nuóc nhà.
Về mặt nối tiép sau khi nhà nuoc CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM ra đời thì môt só thành viên trong MTGPMN truóc đây củng nắm những chức vụ quan trọng từ CHỦ TICH NUOC , phó chủ tịch nuoc cho toi thủ tuong vầ các bộ truỏng.
Chủ tich nuóc NGUYEN MINH TRIÉT , TRUONG TAN SANG
Thủ Tuóng NGUYEN TAN DUNG, pho thú tuong NGUYEN THỊ BÌNH
Đó, Ngụy Tàn Dư nào cải đi cho đuọc xem nào , kakkakakakka.
Dmcs
Dm mày dog phét
Mày là cc gì đòi người khác trả lời?
Mày có trả lời được các câu hỏi của tao! Kaka Kaka nhục nhã quá, chạy tuột quần
Nói ngắn gọn là do vi phạm hiệp định 1973, cho nên sau 1975 bị Để quốc Mỹ embargo. Nhục nhã là sau 30.4 .75 dog csvn tìm cách xin lập quan hệ ngoại giao với để quốc Mỹ, nước vừa giết 2 triệu dogs csvn . Kaka Kaka nhục nhã . Bằng chứng = tác phẩm Đèn cù, Bên cuộc thắng , Đường đi không đến
Nghe thời sự bố nói
Vương Nghị quát Bùi Thanh Sơn: ‘Đừng kết bè kéo cánh’= Trước đó, Bắc Kinh đã thể hiện thái độ bực bội khi Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Tokyo và Canberra, hai đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực vốn cùng chia sẻ mối quan ngại của Washington về Trung Quốc.= Nói ” nhắn nhủ ” thì ra vẻ quá lịch sự. Trước khi nó nói với thằng ” núi ” thì nó đã bạt tay thằng Sơn trước rồi nó mới nói vì lũ con hoang, chư hầu nhược tiểu mà dám qua mặt thiên triều.= Vương Nghị, bộ trưởng ngoại giao của Tàu, không phải “nhắn nhủ” gì với Bùi Thanh Sơn, mà là “cảnh cáo” CSVN.
Thanh Sơn vác chiếu sang Tàu,
hầu anh Vương Nghị đầu trâu mặt bò.
Hai anh tương-đắc trai cò,
chuột Sơn mèo Nghị diễn trò yêu-đương.
Dân Nam đã quá chán-chường,
ngàn năm Bắc-thuộc dễ thường quên sao.
Tàu Cộng trợn mắt ngao-ngao…
con chuột Việt Cộng…vãi sao ra quần!
Còn làm chư hầu của nó thì còn bị nó ăn hiếp dài dài……
Làm một nước Tự do Dân chủ thì đố nó dám dạy dổ.
Đừng nghe cộng sản nói mà nhìn nó làm
1 tên dog phét chết là 1 tên dog phét tốt
1 tên cộng sản chết là 1 tên cộng sản tốt