Công chúng không biết gì về Ngô Oanh Phương, một cô gái Nam bộ, quê Kiên Giang. Nhưng nếu hỏi họ về danh tính Phuong Ngo, một FaceBooker hào hiệp trên mạng xã hội, thì có vẻ như chẳng mấy ai lại không biết, cho dù Ngô Oanh Phương hay Phuong Ngo cũng chỉ là danh tính của một người.
.
Cũng vậy, cô ấy đã là một doanh nhân khá thành đạt trong ngành nhựa, nhưng tư cách doanh nhân cũng không mấy ai biết. Thay vào đó, cô ấy lại quá nổi tiếng với tư cách như là một người tích cực đấu tranh chống lại các trạm BOT bẩn như: BOT Cai Lậy Tiền Giang, BOT T2 An Giang, BOT An Sương Sài Gòn… khi kề vai, sát cánh cùng với nhà báo Trương Châu Hữu Danh và nhiều thành viên khác, gây nên phong trào đấu tranh trong suốt cả nước, từ bắc chí nam. Việc đấu tranh của họ hầu như được sự đồng tình của người dân cả nước vì sự chính đáng của mình. Thậm chí, đã gặt hái được một số kết quả tích cực. Nhưng theo đó, cũng đã có thành viên hoặc người ủng hộ phải trả giá, sa vào vòng lao lý, như: Hà Văn Nam, Đặng Thị Huệ, Bùi Mạnh Tiến, Văn Ngọc Hoàng…
.
Tháng 11/2018, cô ấy đã làm lực lượng an ninh bối rối, khiến họ phải huy động vài chục cảnh sát giao thông và công an địa phương chặn xe ô tô của cô ấy để làm rõ động cơ cô ấy đã dán tấm đề-can với nội dung “Đề nghị trả lại sự công bằng cho lá xe Lê Ngọc Hoàng”. Lê Ngọc Hoàng là một tài xế bị xét xử oan ức trong một vụ án hình sự rất nổi tiếng về tai nạn giao thông xảy ra ở Thái Nguyên.
.
Sau BOT, cô ấy lại dấn thân đấu tranh theo cách rất riêng của mình, đưa lên công luận nhiều sự việc tiêu cực trong xã hội, như nạn tín dụng đen hút máu dân lành, các thủ đoạn khuất tất của ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền của người dân, cán bộ cửa quyền ức hiếp người dân… Khiến công chúng mến mộ cô ấy như một Lục Vân Tiên hào hiệp “Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha” của thời nay. Nhiều người gặp hoàn cảnh bất công, bị ức hiếp đã tìm đến cô ấy nhờ lên tiếng.
.
Đến cơn đại dịch Covid hoành hành đất nước vào các năm 2020 – 2021, cô ấy đã vận động được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ phương tiện, vật chất và cả nhân lực để đưa người lao động về quê tránh dịch giã. Bản thân cô ấy dùng xe cá nhân đưa các bệnh nhân nhiễm Covid đến bệnh viện, tiếp tế bình oxy, tặng hòm hoặc chuyên chở thi thể người nhiễm Covid…
.
Riêng với tôi, khi bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, an ninh Hà Nội cử người theo dõi sít sao, đột nhập cả vào phòng khách sạn lục lọi… thì Phuong Ngo đã sớm có mặt cùng với bạn Sơn Bùi, một công dân Hà Nội hào hiệp khác đưa xe hộ tống tôi và đồng nghiệp vượt thoát ra sân bay Nội Bài. Đến cầu Nhật Tân, đoạn có phân chia làn đường ô tô với xe máy mới cắt đuôi được số nhân viên an ninh đang hì hục phóng xe máy rượt đuổi.
.
Cho đến gần đây, khi cô ấy lên tiếng vạch trần những thủ đoạn kinh doanh gian dối của tập đoàn V!ngroup trên trang FaceBook cá nhân, thì xem ra, Phuong Ngo đã tự đưa tay vào tổ ong vò vẽ, nên đã bắt đầu phải trả giá. Vào thượng tuần tháng 10/2023, khi đến sân bay Tân Sơn Nhất để xuất cảnh đi công việc ở nước ngoài, thì cô ấy mới biết mình đã bị Bộ Công An ban hành quyết định cấm xuất cảnh. Chưa hết, liên tiếp, lần 1 vào ngày 19/01/2024 rồi lần 2 vào ngày 30/01/2024, cô ấy bị Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an triệu tập làm việc. Trong giấy triệu tập, họ đã ghi rõ lý do có đơn tố cáo của Tập đoàn Vingroup.
.
Hóa ra, Bộ Công an bây giờ cũng đặt mình nằm dưới sự sai khiến của Tập đoàn Vingroup?! Động cơ là gì chắc không khó đoán.
.
Như thế vẫn chưa đủ, “Nội công, ngoại kích”, trang FaceBook với số lượng theo dõi khủng của cô ấy bị chính quyền ra tay tấn công theo cách bí hiểm nhất. Nếu lúc này search tìm, thì nick Phuong Ngo đã mất tăm như chưa từng tồn tại. Trong khi đó, cô ấy vẫn đăng nhập được vào trang cá nhân của mình, vẫn nhìn thấy trang cá nhân của mọi người, nhưng không thể đăng bài, bình luận… Trang FaceBook cá nhân của cô ấy như một người tàng hình!
.
Thật ra, sự việc này không có gì đáng ngạc nhiên. Vì lẽ, cả hàng nghìn báo, đài truyền thông của chính quyền mà nếu cần, V!ngroup vẫn có thể ngang nhiên khóa mõm, buộc xóa bài một cách tuyệt đối được, thì một cá nhân như Phuong Ngo đã là gì? Tuy vậy, như một câu cách ngôn phương tây “Một lỗ rò nhỏ vẫn có thể làm chìm cả chiếc thuyền lớn”, thì V!ngroup vẫn chưa biết rằng, những điều cô ấy viết trên trang FaceBook chỉ mới là váng dầu mỏng trên mặt nước. Tài liệu sinh/tử của V!ngroup mới thật sự là tảng băng chìm ở các nơi, từ những đối thủ kinh doanh, từ chính các nhân viên V!ngroup… vẫn đang chuyển về cho cô ấy.
.
Chỉ có điều, lúc này, tại Việt Nam, không chỉ FaceBook Phuong Ngo tàng hình, mà chính bản thân của cô ấy cũng đang tàng hình. Khi cô ấy hữu hình đã đáng sợ đến mức phải bịt miệng, phải đưa an ninh ra dọa nạt. Nhưng nếu cô ấy tàng hình, thì bịt miệng, dọa nạt bằng cách nào? Sự đáng sợ, sẽ còn đến mức độ nào?
.
DC, ngày 20/02/2024
.
FB luật sư Đăng Mạnh
mgqzvu
Người Việt dẫn đầu các sắc dân xin tị nạn tại Úc: Hậu quả của thông tin di trú lừa đảo?
RF Phúc Kđinh A, WTF you expect
Luật sư Lê Đức Minh, một người Úc gốc Việt hành nghề luật sư di trú có thâm niên bày tỏ ngạc nhiên về con số này mặc dù ông theo dõi rất sát sao tình hình chính trị tại Việt Nam … năm 2023 theo ông là một năm “hết sức ổn định về chính trị.”
“Nhưng nếu cô ấy tàng hình, thì bịt miệng, dọa nạt bằng cách nào? Sự đáng sợ, sẽ còn đến mức độ nào?”
Good the Phúc luck, thats all i can say. Ở VN, khó nhứt là tàng hình . Mún thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng trăm mắt nghìn tay, chỉ còn cách qua Thái tỵ nạn . Và ngay cả vậy cũng khó thoát . Thấy Trương Di Nhứt hông ? Ngày xưa thì OK, chớ bi giờ, Việt kiều nó qua cầu đốt ván . RFA lên án buôn người là 1 ví dụ . Rùi bài phóng uế với kết lựn mang nặng tính Đảng “Biết vậy hổng đi”
Đảng hổng mún bắt thui . Một người trốn chui trốn nhủi làm những người khác ngó zô, do i have to go thru all this xít .
Còn mún tự sướng thì cứ vô tư thui
Nghe đồn Vingroup Đông Lào
Là nơi ra lệnh, công an thi hành
Bắt bớ đe doạ người nào
Viết bài “xuyên tạc” hậu trường kinh doanh
Vingroup là một tập đoàn
Con nuôi chế độ, kinh tài (cho) đảng ta
Đứa nào chán phở thèm cơm
Viết bài nói xấu sẽ ăn cơm tù
Cơm tù phục vụ tận phòng
Có người “đấm bóp” mỗi khi đêm về
Cho nên bên xứ Đông Lào
Vingroup đánh rắm mọi người (phải) khen thơm
Đứa nào ngơ ngáo thật thà
Chê “rắm” Vingroup công an đến tìm.
Từ ngày vinfuk đi Tây
Gặp phải bố Mỹ biết điều ngoan ngay
Dân tình ngao ngán thở dài
Phải chi biết sớm tao đi đu càng .
“Phải chi biết sớm tao đi đu càng”
Cứ đi đi, chả bao giờ trễ cả . Mình có tuổi thì cho con cháu mình đi . Tất nhiên, ngoại trừ 1 số cá nhân quá yêu Đảng cũng là yêu đất nước như Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, và các thành viên hội nghiên cứu lý luận mút cacx
Ngô Oanh Phương tên thiệt hay ! Cớ sao goi là : Phương Ngô! Ở VN bây giờ cái gì phải có “hơi hám” của Mỹ mới chịu! Đúng là thời CS làm mất đi “Đất nước ta”! Trong lúc ở Mỹ ,những người thành danh vẩn mang tên Việt : Thiếu tướng Lương xuân Việt, nhà khoa học Nguyễn xuân Vinh… Củng may,là tên “Phương”,nếu tên “Mít”,mà gọi goi Mít-Ngô,nghe sao đươc ??
Cười té ghế khi thấy bro bình luận.
Lên Facebook thì lấy tên Ngô Phương, bị ngược lại theo kiểu Tây như Joe Biden.
Lấy ví dụ tên Nguyên thị cỏ May thì sẽ bị đối thành bát quái trận đồ ngay, đối 1 hồi không biết mình tên gì luôn.
Giun Đất Phạm Nhật Vượng quã thật đáng sợ!
Nó bõ cả cái trung-ương-đãng VC vào túi áo vét.
Cổ phần của Vinfast hiện chỉ còn $5.21, lúc mới bán ra thị trường giá $10.45 (14/8/2023), lúc cao nhất thổi lên $82.35 (28/8/2023).
Mua cổ phần của VinFast Auto Ltd. (VFS) chỉ có chết đến bị thương.
Dmcs
Dm mày vinfuk, qua Mỹ thì dạ dạ vâng vâng. Ở Việt Nam thì Chúng mày giở trò đê tiện, bịt miệng dân .
Một bài viết của báo Trung Quốc về ngành sản xuất xe hơi điểm qua sự phát triển rầm rộ của VinFast, được đăng trên tờ như Minnews, Laiitimes… có tựa đề khá thẳng thừng “Bản thiết kế của Trung Quốc ẩn sau những ngôi sao xe điện của Việt Nam” (China’s plan hidden behind Vietnam’s star electric car companies), đã khiến Vin nô chưng hửng, vì có nhiều điều điểm cho thấy sản phẩm “yêu nước” của ông Phạm Nhật Vượng, không hoàn toàn là made in Vietnam.
Khi báo chí Trung Quốc “cười khảy”
Ngay vào đầu bài, cách bình luận giễu cợt về sự phát triển thần tốc của VinFast, được mô tả là “sáng bần nông, tối làm chủ ông” (a farmer in the morning, and the son of the emperor is in the evening). Tờ Min giải thích việc rùm beng của VinFast, bởi cách tạo dư luận trong việc đến Hoa Kỳ để IPO (Initial Public Offering – phát hành cổ phiếu) và đầu tư $4 tỷ vào việc xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ. Theo giới thiệu, giá trị thị trường ước tính tối thiểu của VinFast đã đạt $50 tỷ, “cũng gần bằng hãng xe hơi Weilai của Trung Quốc”, báo này cho hay.
dù bưng-bợ và ‘thông thạo đu cây tre’ tàu khựa cách mấy nhưng ko những cả thế giới nó khinh mà đến cả chính mẫu quốc nó còn xem thằng nô đệ như là lũ mọi rác thì đúng quả là ,.. ahuhu tự hào nhận vơ mãi đĩ.nh lắm vẹm lam ơi.