Chuyến bay của hãng Asky khởi hành từ Freetown bên Sierra Leone, đến Accra đón thêm khách, rồi tiếp tục qua Lomé, thủ đô của Togo. Từ máy bay, nhìn qua cửa sổ Lomé là những mảng mầu đỏ nâu và xanh, nâu của đất, của mái nhà tôn và xanh cây cỏ. Lòng tôi lâng lâng cảm xúc như sắp được về nhà sau 33 năm.
Trong số 150 hành khách, có khoảng chục người Châu Á. Một anh ngồi cạnh hỏi tôi có phải người Hoa, tôi nói mình là người Mỹ gốc Việt. Anh là người Hoa sống ở Ghana, làm kỹ sư xe tải máy dầu và thường đi về giữa mấy nước lo việc bảo trì. Anh hỏi tôi qua Châu Phi du lịch hay làm gì, tôi nói vừa tham gia một khoá học ở Ghana và hôm nay về thăm lại Togo vì đã có thời gian dạy học ở đây. Tôi kể cho anh nghe là trường Lycée de Notsé của tôi đã có học sinh đậu tú tài II được học bổng du học Trung Quốc từ đầu thập niên 1980.
Chưa được nửa giờ trên không, phi cơ đáp xuống phi trường của thủ đô Lomé.
Hè 1983 tôi đến Togo, khi đó còn gọi là phi trường Lomé Tokoin. Nhà ga cũ vẫn còn, hôm nay máy bay vào phi cảng mới xây bên cạnh, mang tên cố Tổng thống Gnassingbé Eyadéma. Ông là một người lính theo quân đội viễn chinh Pháp qua chiến đấu ở Đông Dương vào thập niên 1950. Khi Pháp rút lui, trở về Togo tiếp tục phục vụ quân đội, năm 1967 ông làm đảo chánh và lên nắm quyền như một lãnh đạo độc tài cho đến khi đột ngột qua đời vì bệnh tim năm 2005. Sau đến lượt con trai là Fauré Eyadéma cai trị Togo cho đến nay.
Khoảng một nửa số hành khách rời máy bay vào Lomé. Chừng mười người đến quầy làm visa nhập cảnh. Thủ tục đơn giản. Sau khi điền đơn, kèm lệ phí 30 nghìn CFA cho hai bố con [1 USD = 550 CFA], trong vòng nửa giờ chúng tôi nhận visa cùng mấy tem phí trong sổ thông hành. Cùng chờ visa có dăm thanh niên người Philippine, họ nói qua đây làm việc.
Đón taxi về khách sạn, thấy chúng tôi tài xế chào “Ni hao”. Hỏi giá, ông nói 10 nghìn CFA, tôi trả giá 5 nghìn vì biết khách sạn không xa lắm. Không chịu giá đó, tôi bỏ đi và ông kêu lại đồng ý.
Tài xế hỏi tôi từ Trung Quốc qua du lịch hay vì công việc. Tôi trả lời chúng tôi không phải người Hoa mà là du khách Mỹ. Ông khen tôi là người Mỹ mà nói tiếng Pháp khá, rồi hỏi nguồn gốc, tôi nói gốc Việt và trước đây là tình nguyện viên Corps de la Paix dạy học ở Togo. Nghe thế ông vui mừng: “Bon retourné mon ami” – chào mừng bạn trở về thăm.
Xe vừa ra khỏi phi trường, bên đường có một cửa hàng bán các loại máy điện, xe máy cày và xe gắn máy với bảng quảng cáo thương hiệu Trung Quốc. Như thế ngày nay các mặt hàng tân tiến của Trung Quốc đã lan tràn đến Châu Phi, còn thập niên 1980 là xe đạp, đồ gia dụng bằng nhựa và giấy đi cầu. Lúc đó người dân ở nông thôn mà có xe đạp Trung Quốc là khá giả rồi, như ông chủ nhà của tôi.
Đường dẫn vào phi trường không còn hàng cây xanh, trông rộng và thoáng hơn. Nhiều bùng binh có tượng hình xiển dương các hội nghị khu vực hay kỷ niệm gì đó với cờ bay phất phới, trên phố có bảng quảng cáo một loại bia mới, không còn thấy BB (Bièrre Bénin) mà tôi thích uống trước đây, ngon như Heineken.
Khác với đường phố Accra toàn xe hơi, Lomé nhiều xe hơi nhưng vẫn đông xe gắn máy, không còn thấy xe đạp. Ngồi trong tắc-xi nhìn ra tôi thấy thương hiệu Sanya khá nhiều và tài xế cho biết là sản xuất từ Trung Quốc. Đường phố, nhà cửa, tiệm buôn, hàng quán bên đường không thay đổi nhiều, ngoại trừ nhiều toà nhà mới với kiến trúc hiện đại mang tên ngân hàng.
Những giao lộ chính có bảng chỉ đường về trung tâm thành phố. Tấm bảng chỉ hướng Université de Lomé làm tôi thắc mắc, hỏi tài xế, ông nói đó là Université du Bénin ngày trước, đổi tên mới chừng hai chục năm nay. Tôi đã đến đại học này tham dự huấn luyện giáo chức, hội thảo giáo dục nhưng tôi thắc mắc vì sao là đại học ở Togo mà lại mang tên Université du Bénin, là tên một quốc gia láng giềng, République Populaire du Bénin – Cộng hoà Nhân dân Bénin.
*
Xe chạy qua toà nhà RPT (Rassemblement du Peuple Togolais) là trụ sở quốc hội, trông bạc mầu và xuống cấp. Phía trước là Quảng trường Độc Lập, nơi hè 1985 tôi đã cùng hàng vạn dân Togo đón Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trong chuyến tông du Châu Phi của ngài. Đài kỉ niệm độc lập thân quen vẫn còn đó, nhưng hoang vắng giữa những hàng rào sắt cao.
Khách sạn 2 Février là một toà nhà cao 36 tầng, có thể nhìn thấy từ mọi góc của thủ đô. Ra vào bây giờ phải qua cổng kiểm soát và cảnh hoang vắng ở quảng trường cho tôi cảm tưởng an ninh ở đây rất nghiêm ngặt. Tôi và các bạn đã nhiều lần vào rạp chiếu phim trong đây xem các phim như “Boat People”, “The Killing Fields”. Năm 1985 có Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí từ Hoa Kỳ qua làm đại diện cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, gia đình anh sống tạm ở khách sạn này cả tháng và tôi đã ghé thăm anh chị một cách thoải mái. Bây giờ người ngoài không còn được tự do ra vào, nếu không có phòng trong khách sạn.
Xe đỗ trước hành lang. Nhân viên khách sạn mở cửa, chào: “Ni hao”. Tôi đáp: “Bon jour. Mais je ne suis pas Chinois”. Ông đáp: “Bon jour Messieurs. Bienvenue.”
*
Những năm sống ở Togo, dân địa phương ai cũng nghĩ tôi là người Hoa. Khi tôi nói không phải, họ lại đoán là người Nhật, Hàn rồi Philippine chứ không nghĩ là Việt. Nghe tôi nói: “Je suis Americain.” thì họ đáp lại “Yo” có nghĩa là “chào đón” và nét mặt đầy ngạc nhiên có vẻ không tin. Tôi giải thích thêm: “Mais je suis né au Vietnam.” – nhưng tôi sinh ra ở Việt Nam, thì dân lại ồ lên tỏ vẻ đã hiểu. Có bạn trẻ còn thắc mắc hỏi Việt Nam đã đánh bại Hoa Kỳ thế sao tôi lại là công dân nước Mỹ, tôi kể chuyện mình từng là người tị nạn được Hoa Kỳ nhận cho định cư rồi trở thành công dân Mỹ. Hầu hết người dân ở đây chỉ biết có người Mỹ da trắng và da đen.
Đám trẻ thấy người da trắng thường hát câu: “Yovo, yovo. Bon jour. Ca va bien. Merci.” – Yovo theo tiếng địa phương có nghĩa là người ngoại quốc. Thấy tôi các em không hát câu đó mà lại nói: “Ni hao. Ni hao” rồi vung tay chân kiểu Lý Tiểu Long múa đường quyền. Một nét văn hoá Á Đông khi đó đã xâm nhập vào Châu Phi qua các phim quyền cước từ Hong Kong.
Không rõ người Hoa đến đây làm việc từ khi nào, nhưng Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao với Togo nhiều năm vì từ đầu thập niên 1980 tôi đã gặp người Hoa sống ở thành phố Atakpamé, nơi có dự án dạy dân địa phương trồng lúa. Nhưng lúa gạo không phải thực phẩm chính của Togo mà là yam, giống như sắn mì, giã nhuyễn làm foufou ăn mỗi ngày với súp, có thịt gà, dê hay bò nấu chung với rau nhớt như mồng tơi. Cơm gạo lâu lâu mới ăn một bữa vì thế chương trình trồng lúa không thành công.
*
Nhận phòng xong hai bố con ra phố ăn trưa. Quán Chez Brovi ngay đối diện khách sạn, bán đồ biển đánh lưới trong ngày. Nhân viên phục vụ đẩy xe với cá tươi, khách chọn cá rồi đầu bếp sẽ làm sạch, tẩm gia vị và nướng. Con trai gọi cá merou, tôi chọn món steak au poivre ưa thích. Chúng tôi chia nhau món ăn, uống bia 33 nhập từ Pháp và bia nội địa Castel. Bữa cơm trưa đầu tiên ở Togo thật ngon miệng. Con trai cũng đồng ý là ngon và rẻ, chỉ 20 đôla. Quán đông khách, hầu hết là người da trắng, nghe họ nói tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga.
Buổi chiều ghé văn phòng Peace Corps, được ông giám đốc và nhân viên niềm nở đón tiếp. Văn phòng vẫn ở chỗ cũ nhưng bây giờ mở rộng hơn trước nhiều, có tường cao bao bọc, muốn vào bên trong phải qua cổng kiểm soát an ninh, không còn ra vào tự do như xưa.
Hiện có 90 tình nguyện viên Peace Corps ở Togo làm việc trong các chương trình phòng chống sốt rét, huấn luyện giáo chức Anh ngữ và bảo vệ môi trường. Ông giám đốc cho biết chương trình dạy toán lý hoá cấp 3 đã chấm dứt từ năm 1994. Trên vùng Lama Kara ở phía bắc có trung tâm huấn luyện giáo viên khoa học, ông nói nếu tôi thích tham gia sẽ được chào đón ngay. Chương trình huấn luyện giáo viên dạy Anh ngữ ngày nay chú trọng đến vùng nông thôn, không còn tình nguyện viên ở thủ đô Lomé như trước.
Từ năm 1963 đến nay đã có ba nghìn tình nguyện viên Peace Corps phục vụ tại Togo, trong số hơn 220 nghìn phục vụ khắp nơi trên thế giới, kể từ ngày được Tổng thống John F. Kennedy khai sinh năm 1961.
Ông hỏi con tôi có muốn theo chân bố tình nguyện đi Peace Corps không? Cháu trả lời là vừa tốt nghiệp đại học, chưa biết sẽ làm gì nhưng trong những ngày qua đã thấy Châu Phi và có nhiều suy nghĩ, quan tâm. Biết chúng tôi gốc Việt ông nói hai năm trước Việt Nam đã đồng ý đón nhận tình nguyện viên, nhưng đến nay sau hai năm vẫn chưa tiến hành được. Tôi biết việc này còn chậm vì những lý do chính trị trong quan hệ Mỹ-Việt.
Bà giám đốc dự án, người Togo, ngỏ ý mời cuối tuần đến nhà ăn cơm, nhưng tôi xin khiếu vì chỉ ở Togo mấy hôm.
Rời văn phòng Peace Corps chúng tôi đón xe ôm về khách sạn. Hai anh chạy xe đòi 1,000 CFA mỗi người, tôi trả giá một nửa và hai anh đồng ý. Tôi biết đó là giá cao rồi, vì khi đến văn phòng chúng tôi đi tắc-xi cũng chỉ 1000 CFA cho cuốc xe chừng dăm phút.
Từ tầng 18 nhìn xuống Lomé, thành phố ven biển với một triệu rưỡi cư dân trông rất xanh, xanh hơn trước rất nhiều. Sân vận động nơi tôi từng xem đá bóng và mấy toà nhà lớn mới xây hiện rõ trong tầm mắt.
Chúng tôi ăn tối trong khách sạn có “nem” là chả giò, “salade vietnamienne” là gỏi bắp cải khai vị và hai món chính với cá bass và thịt cừu. Không ngon lắm mà đắt, 50 đôla.
Bật ti-vi lên, ngoài đài địa phương còn có CNN, có đài Pháp. Có wifi để liên lạc, đọc tin tức, vào Facebook đưa hình ảnh lên và chỉ trong giây phút là người thân, bạn bè đều biết tin. Những năm 1980 thông tin từ Mỹ hay quốc tế tôi chỉ biết qua sóng ngắn ra-đi-ô từ các đài BBC, VOA hay Radio Armed Force và tin quê nhà nghe Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhớ lúc thi sĩ Tố Hữu lên làm lãnh đạo kinh tế đưa đất nước vào những khó khăn. Báo Newsweek từ văn phòng gửi thường đến sau hai tuần phát hành.
*
Sáng nay có tài xế tên Yaovi đến đón chúng tôi đi Notsé. Trước khi rời Hoa Kỳ tôi được một tình nguyện viên đang ở Togo giới thiệu Yaovi là người sẽ đưa chúng tôi đến những nơi tôi muốn từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, với giá 22 nghìn CFA, khoảng 40 đôla.
Như một trùng hợp ngẫu nhiên, những năm ở Togo, tôi cũng đã chọn tên Yaovi theo tiếng Ewé. Yao có nghĩa là người sinh vào ngày thứ Năm và vì trong trường đã có một đồng nghiệp sinh vào ngày thứ Năm lớn tuổi hơn tôi nên theo cách đặt tên ở đây, tôi là Yaovi, nghĩa là Yao em.
Notsé là thị xã của tỉnh Haho nằm trên Quốc lộ 1 nối liền nam bắc, cách Lomé 100 kilômét và là nôi sinh của văn hoá Ewé.
Hai sắc dân đông nhất ở Togo là Ewé, chiếm 32% đa số sống ở phía nam và Kabyé chiếm 22% sống ở phía bắc. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính nhưng tiếng Ewé và Kabyé được dùng dạy học bậc tiểu học. Nguy cơ xung đột giữa hai sắc tộc này luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt chính trị và có thể bùng phát bạo động.
Đường từ Lomé đến Notsé tôi đã nhiều lần đi về. Cách thủ đô 30 kilômét là thành phố Tsévié bây giờ rất xanh, với sân vận động và nhà thờ công giáo nằm bên quốc lộ tôi còn nhớ. Càng lên phía bắc đất trở nên sa mạc hơn, giờ cũng nhiều cây xanh hơn. Trên đường đi vẫn thấy những xe đò 14 chỗ ngồi chở khách và trên nóc chất cao hàng hoá.
Khoảng một giờ sau khi rời Lomé, nhìn đồng hồ xe đã chạy được trăm cây số nên tôi biết đã đến Notsé. Tôi chú ý xem khi nào xe chạy ngang trường cũ, nằm bên tay trái, nhưng không thấy đâu. Trước đây từ quốc lộ có thể nhìn thấy toà nhà ba tầng với những phòng học. Xe đi qua thị xã, tôi không còn nhận ra nơi này sau 33 năm nên cũng nghi ngờ trí nhớ của mình. Không thấy trường cũ, không thấy ngôi trường cấp hai với cây phượng cao lớn nở hoa đỏ vào hè. Bưu điện nơi tôi đến lấy thư mỗi ngày cũng không thấy. Con đường đất đỏ dẫn vào nhà tôi giờ là đâu tôi không biết.
Đi thêm thấy bệnh xá, rồi toà tỉnh trưởng còn trong trí nhớ, tôi biết là mình đã đến Notsé và đã qua trường cũ. Hỏi thăm dân cho chắc ăn và đúng là chúng tôi đã đi quá.
Chạy ngược lại vài phút thấy bảng bên đường với hàng chữ LYNO, viết tắt của Lycée de Notsé mà trước đây không có. Trường đã bị che khuất bởi những hàng cây xanh, rậm lá. Xe rẽ vào một khúc thì ngôi trường hiện ra. Phai bạc mầu. Hai bên có thêm nhà gạch một tầng trông còn mới. Văn phòng trường ở bên phải nằm sau lùm cây che kín.
Tôi dạy lý hoá hai niên học ở đây và một bạn từ Ohio đến trước tôi, dạy toán ba năm. Ngày rời đây chúng tôi muốn trồng cây xanh cho trường. Bạn trồng một hàng xoài. Tôi trồng mấy cây hoa phượng.
Hôm nay không thấy phượng đâu, nhưng xoài đã thành một vườn xum xuê. Trong sân còn các cây to rợp bóng mát. Tôi hơi buồn vì mấy cây phượng không sống sót. Trong thị xã trước đây nơi sân trường phổ thông cấp hai bên kia đường có cây phượng thật cao nở đỏ vào mùa hè mà tôi hay ghé chụp hình.
Nhìn vào các phòng học ở tầng dưới tôi ngạc nhiên khi thấy có học sinh trong lớp. Mới đầu tháng 8 sao các em đã đi học? Bên ngoài hành lang lại để nhiều ba-lô học trò. Một người đàn ông hỏi tôi cần gì, tôi nói trước dạy học ở đây, hôm nay về thăm và muốn xem lại lớp học. Ông nói học sinh đang thi tú tài nên không ai được vào lớp và nói tôi lên văn phòng gặp giám thị trung tâm thi. Hai giáo viên một nam và một nữ tiếp tôi tại phòng giáo viên, chào mừng tôi trở về thăm trường cũ. Căn phòng vẫn như cũ, ngoài mấy ghế nệm trông còn mới. Tôi mở laptop, cho hai giáo viên xem những hình chụp tại trường với học trò và ngỏ ý muốn được nhìn lại lớp học xưa, xem lại phòng thí nghiệm làm bằng các phương tiện có tại chỗ tôi đã thiết kế. Giáo viên nam nói phải hỏi hiệu trưởng vì ông chỉ là tổng giám thị đến đây phụ trách coi thi, không có quyền cho phép thăm lớp học. Nếu tôi trở lại vào buổi chiều sẽ có mặt hiệu trưởng. Không thể đợi nên tôi xin phép chụp mấy hình ngoài sân trường. Ông đồng ý.
Tôi đã về lại trường xưa. Học trò cũ không ai còn ở thị xã này. Các em giờ đã vào tuổi 50 và tôi được biết các em giờ ở khắp nước Togo, làm hiệu trưởng, đi giảng đạo, có em qua Senegal, Côte d’Ivoire làm việc.
Rời trường cũ, bây giờ tìm về căn nhà tôi đã sống qua mà chưa biết đường đi nước bước ra sao. Notsé có nhiều thay đồi. Nhà cửa hai bên quốc lộ giờ san sát bên nhau. Khi tôi rời nơi đây nhà thưa, dân chưa đến 10 nghìn, nay trên 30 nghìn.
Trở lại trung tâm thị xã tôi hỏi hướng đi về khu hợp tác xã nông nghiệp OIC, trước đây do USAID và một tổ chức từ thiện từ Philadelphia tài trợ, lúc đó có tấm bảng lớn với tên dự án và mũi tên chỉ hướng đi vào. Đi theo vào chừng vài trăm mét là khu nhà tôi ở, còn nông trường vào sâu mấy cây số. Nay ngay ngã tư có một trung tâm thương mại hai tầng rất mới, bên đường có nhiều cửa hàng và sạp bán dứa, cam. Hỏi dân họ chỉ về hướng đó. Như thế có lẽ đúng đường vì trước đây Notsé nổi tiếng với dứa. Con đường đất đỏ ngày xưa, giờ trải nhựa. Nếu đúng, bên phải là nhà của một nữ tình nguyện viên từ Wisconsin và trước nhà cô có mảnh vườn lớn. Bên kia đường là giếng nước công cộng, mở một ngày hai lần sáng và chiều, mỗi lần hai giờ, cho dân lấy nước và tôi cũng lấy hai can nước mỗi ngày. Qua giếng vài chục mét, rẽ trái vào ruộng ngô, đi chừng hơn trăm mét là concession có nhà của tôi. Ngày trước từ giếng nước có thể nhìn qua ruộng ngô, thấy nhà. Bây giờ không thấy giếng nước, không thấy nhà cô bạn. Vườn ngô cũng không còn. Không biết tôi có đi đúng đường hay không?
Xe chạy vào sâu hơn lại là đường đất đỏ gập ghềnh. Quán ăn buổi trưa tôi thường ăn foufou cũng không thấy đâu. Tôi nói tài xế quay xe ngược lại. Trở ra tôi thấy xa xa một cây xoài cao hơn những nóc nhà. Nói tài xế quẹo vào thử xem thì đúng là concession nơi tôi đã sống, bây giờ phía trước có tường gạch và cổng sắt hé mở. Nhìn vào trong tôi nhận ra ngay ra căn nhà cũ của mình.
Một phụ nữ bước ra gần cổng, tôi tự giới thiệu và nói trước tôi sống trong đây, xin cho vào thăm. Cô nói tôi chờ ngoài cổng rồi chạy ra đầu đường kêu một người đàn ông về tiếp chuyện. Tôi mở laptop cho anh coi hình chụp một bữa ăn có tôi cùng hàng xóm dưới gốc cây xoài. Anh nhận ra bố anh và anh, lúc đó chừng ba bốn tuổi. Tấm hình chụp tôi cùng mấy người láng giềng trong một bữa nhậu, nhưng bố anh đã mất, những người trong hình cũng đã dọn đi, chỉ còn anh nay cũng gần 40 tuổi. Tôi xin phép vào thăm.
Nhà cũ bên ngoài xuống cấp nhiều và giờ không có ai sống trong đó. Chủ nhà cũng đã mất. Cửa lưới không còn, mầu tường vôi, sơn cửa bạc mầu và đầy bụi. Tôn trên mái hiên thủng một mảng. Mấy căn nhà nhỏ của láng giềng cũng phai bạc mầu. Cây xoài còn đó, cao hơn trước, xum xuê xanh lá. Không còn nó thì có thể tôi đã không tìm ra nhà cũ. Một kỷ niệm không quên là một trưa đang ngồi đọc sách ngoài hiên, thấy rắn lục trên cành xoài, tôi sợ quá la lên, chạy vào nhà. Hàng xóm lấy cây, cuốc đập chết con rắn dài cả mét. Đứng trước nhà cũ lòng tôi bùi ngùi. Thị xã Notsé trong ba mươi năm qua có thêm nhiều nhà cửa, nhưng những căn nhà trong concession nơi tôi từng sống nay bệ rạc thê thảm.
Trước khi chia tay, tôi gửi anh chút quà bằng hiện kim làm kỉ niệm ngày gặp lại. Thấy đứa con tôi mặc áo thun in hình từ Mỹ, anh xin, con tôi cởi ra cho. Anh cũng muốn đôi giầy Nike, con trai cũng cho luôn. Cháu nói thấy ngoài đầu đường có bán giầy dép, lát nữa ghé mua đôi khác.
*
Trở lại Lomé lúc 2 giờ trưa. Tôi hỏi Yaovi có biết tiệm ăn Việt tên Nem 24 mà tôi tìm qua mạng thấy. Anh lái lòng vòng, dừng mấy lần hỏi người bên đường bằng tiếng Ewé nên tôi không hiểu. Cuối cùng đến một tiệm có tên Indochine là nhà hàng Việt, Tầu, Thái.
Bên trong trưng bày nhiều đồ mỹ nghệ từ Việt Nam như tượng thiếu nữ ba miền, tượng múa rối nước, trên tường treo các chữ Phúc-Lộc-Thọ, chữ Nhẫn. Chủ tiệm là người Hoa. Các món Việt chúng tôi ăn cơm trưa gồm nem rán, tôm chiên tẩm bột, cua sốt chua cay, bò xào.
Tối đi uống bia, ăn thịt nướng que và cho con trai thử món foufou với súp dê, nhưng cháu không thích mấy dù ở nhà thì thích lẩu dê từ Bình Minh quán ở San Jose.
Hè 1983 khi rời California qua Togo dạy học tôi đã thầm nhủ lòng sẽ tạm quên những nét văn hoá, những món ăn Việt trong hai năm. Tới nơi được ông giám đốc Peace Corps giới thiệu với một gia đình người Việt quốc tịch Pháp làm tôi hết sức ngạc nhiên. Rồi biết có quán Việt ở Lomé và một lần ghé ăn thì tô phở chỉ có bánh, thịt bò và hành, không mùi vị phở, không rau thơm hay tương đen, tương đỏ vì chủ quán là người địa phương. Ở Lomé nem rán là món khai vị nổi tiếng mà nhiều nhà hàng Pháp có trong thực đơn. Nét văn hoá quê hương ở đây còn là những bức tranh của hoạ sĩ Việt treo trong nhà một nhân viên sứ quán Mỹ từng công tác ở Sài Gòn trước năm 1975 mà đi đâu bà cũng mang theo.
Người Việt ở Lomé khi đó có chừng mười gia đình, đều mang quốc tịch Pháp, như bác sĩ Cao Văn Trí, bác sĩ Dương Quang Đức, chị Estelle người Việt có chồng Pháp là anh Sylvain Dauban làm giám đốc ngân hàng CNCR, các anh Đào Guy, Nguyễn Đức Mộng dạy đại học, anh Ronfaut huấn luyện giáo chức khoa học, anh Nguyễn Vũ là giám đốc thảo mộc. Có dịp ghé thăm các anh chị tôi được ăn bún mắm, thịt heo cuốn bánh tráng, trái cây có na, mãng cầu, xoài. Siêu thị Ramco có bán nước mắm Thái. Ở Lomé tôi học được cách làm nem rán, xào rau với bò, tôm mực và cả món súp chua cay của người Hoa và thỉnh thoảng làm bếp cho các bạn đồng hành thưởng thức.
Bây giờ Lomé có hai nhà hàng Việt là Nem 24 và Le Lotus. Một buổi trưa chúng tôi tìm đến Nem 24, trên đường 13 Janvier không xa khách sạn mấy. Quán rộng, có chỗ cho 50 khách. Quyển thực đơn khá dầy với nhiều món ăn Việt và Pháp. Phở giá 3000 CFA một tô, bún thịt nướng, gỏi gà, bò lúc-lắc, chả cá, bánh xèo cũng có; nem rán 5 cái 1500 CFA, gỏi cuốn 4 cái 2500 CFA. Phở, nem rán rất có hương vị Việt, ngon như ở California. Bữa trưa với tô phở, súp tôm, nem rán, cơm và hai chai bia là 8500 CFA, 16 đôla, thì cũng không đắt lắm.
Hỏi cô hầu bàn người Togo và được biết chủ nhà hàng là người Việt. Tôi ngỏ ý muốn gặp để chào hỏi. Anh Tân Trần, chừng ngoài 40 tuổi, vui mừng đón tiếp chúng tôi. Biết tôi từng sống ở đây nên anh mời tối trở lại ăn cơm cùng gặp mấy bạn Việt.
Bữa ăn tối thật thịnh soạn với tôm hùm, gỏi gà, các món xào được anh Tân bày trên bàn trông rất đẹp mắt, trong tiếng nhạc Trịnh nhè nhẹ vang ra từ laptop. Có hai bạn Việt trong độ tuổi trên dưới 30 cùng đến chung vui. Anh Tân người Bến Tre, sống ở Lomé lâu nhất, gần chục năm và làm chủ nhà hàng đã 5 năm. Hai bạn trẻ mới qua đôi năm và đang làm việc trong các phòng rửa ảnh, đi theo diện xuất khẩu lao động. Anh Tân cho biết nhà hàng khá đông khách, đa số người nước ngoài, thỉnh thoảng có tình nguyện viên Mỹ. Thời gian qua vì có biểu tình chống chính phủ nên khu vực bị phong toả, vắng khách. Anh thường giúp đỡ trẻ em Togo thiếu thốn ở cô nhi viện hay trong giáo xứ nơi anh đi lễ Chúa Nhật. Anh nói sắp có một linh mục từ Việt Nam qua làm công tác phụng vụ ở một tỉnh phía bắc. Tôi kể cho các bạn nghe chuyện tôi đến Mỹ, cuộc sống và sinh hoạt người Việt ở Hoa Kỳ. Trước khi chia tay anh Tân tặng bố con tôi một đòn bánh tét để ăn sáng trước khi rời Togo. Tôi cám ơn anh và nói thật là điều ngạc nhiên khi giữa tháng Tám ở Châu Phi mà có bánh tét và rất vui được gặp gỡ người Việt, ăn món ăn Việt.
Hôm sau chúng tôi đi tham quan bảo tàng để biết thêm về lịch sử của Togo, rồi ra bãi biển Lomé, nay sạch hơn xưa nhiều. Đường dọc theo biển có thêm khách sạn và một toà nhà lớn là trung tâm hội nghị quốc tế với cờ của nhiều quốc gia phất phới. Về trung tâm thành phố mua mấy món đồ kỷ niệm. Nhà thờ chính toà công giáo mới được sơn lại, chúng tôi vào đọc ít kinh cầu nguyện. Nhà sách gần đó vẫn còn. Khu chợ nhộn nhịp người, xe qua lại, ồn ào còi xe, tiếng rao hàng. Gần đó có một toà nhà nhiều tầng mới xây với nước vôi còn mới mà đang bị phá đi. Nhà băng ngày xưa tôi có tài khoản bên ngoài trông cũ kỹ, không tu sửa. Ghé vào siêu thị Ramco, giờ vẫn có nước mắm, không phải hàng Thái mà sản xuất ở Philippines và bánh phở khô, mì gói từ Việt Nam. Trước đây Ramco là siêu thị có tiếng, nơi ngoại quốc đến mua thực phẩm, nay mặt tiền trông bệ rạc, bờ tường bên cạnh với tranh kiểu mosaic hình ảnh người dân qua các sinh hoạt vẫn còn đó nhưng phai bạc mầu.
Sau 33 năm trở lại, tôi thấy Lomé phát triển nhưng chậm. Làng quê của Togo vẫn còn nghèo lắm.
Buổi sáng trước khi rời Togo tôi bóc đòn bánh tét của anh Tân tặng. Rất ngon. Con trai nói chỉ thiếu dưa món. Giữa tháng Tám ở Châu Phi được ăn bánh tét gợi nhớ cho tôi tết Giáp Tý và Ất Sửu trong không khí truyền thống Việt, ấm cúng, với khách Việt thì ít mà khách Pháp thì nhiều. Tết ở Lomé hơn ba mươi năm trước có bánh chưng, chả lụa từ Pháp gửi qua. Có heo quay, xôi, nem rán, gỏi gà. Có những tà áo dài bên cành đào và câu đối đỏ. Có lì xì và bầu cua cá cọp lấy hên đầu năm. Những cái tết ở một nơi xa, rất xa quê nhà mà tôi không bao giờ quên.
Bùi Văn Phú
Thiệt tình mà nói, cái chuyện đời tư của ông Phú chẳng mắc mớ gì tới ai mà ổng cứ lải nhải hoài. Bực cái cửa mình.
Năm 2018, tác giả kể lại chuyến thăm Notsé nơi mà 33 năm trước ông làm thiện nguyện. Thiệt tình tui cũng chưa hề biết nước Togo nói chi đến thủ đô Lomé nằm ở đâu. Qua chuyện kể tui để ý đến 4 người, là 4 nhân vật. 3 VN và 1 bản xứ.
(1) Bù Phúi, VNCH tị nạn tại Mỹ, sau khi học xong thay vì tìm chỗ đứng trong xã hội Mỹ lại đi làm thiện nguyện tại một nơi còn bán khai. (2) Tân Trần sinh sau năm 1975, nên dù là người Bến Tre nhưng coi như anh bị thành “con người mới XHCN”. (3) Anh con của Bù Phúi. (4) Và anh con của bạn Bù Phúi đã qua đời.
Nhân vật (1) thể hiện cách sống của “bọn tư bản”. Miền Nam từng đón nhận rất nhiều nhóm làm thiện nguyện nhờ đó xã hội phát triển và văn minh mặc dù lúc đó VC đang gây chiến tranh thảm khốc. Nhân vật (2) được giáo dục để trở thành “mình vì mọi người, mọi người vì mình” nhưng lại là nạn nhân của “con người mới XHCN” phía Bắc tràn vô cướp giựt một cách “hợp pháp” mọi tại sản nên rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới, cho dù là nơi còn bán khai. Nhân vật (3) “Mỹ rặc”, lột áo, giày cho người xin. Nhân vật (4) thiếu thốn, nghèo khổ nên vượt qua cả nỗi hổ thẹn, mở miệng xin đồ của người đang mặc.
Đào sâu vào tâm thức của 4 nhân vật, có thực, đã quá đủ để thể hiện sự khác biệt giữa VNCH và VC mà khỏi phải tuyên truyền. Chương trình giáo dục Nhân bản & Khai phóng khác biệt 100% với chương trình Giáo dục & Đào tạo “con người mới XHCN”.
Nói thêm chút nữa về nhân vật (4). VC thì hãnh diện khoe việc đi ăn xin khắp thế giới. Tỉ dụ như túa ra đi ăn xin vaccine khắp thế giới, đặc biệt là Mỹ, khi có đủ thì vỗ ngực khoe “VN đi sau nhưng về trước”. Thủ tướng trong khi ở văn phòng bộ ngoại giao Mỹ, chờ gặp bộ trưởng thì đàn đúm “Mẹ nó, sợ gì…”! Họ thể hiện đúng bản chất của “con người mới XHCN”!
n5loep
Tránh Xa! Virus không đấy!
Đâu là sự khác biệt Bắc Nam?
Bốn mươi chín năm sau ngày ấy
Cùng ùn tắc giao thông Bắc Nam
Hà Nội chỉ một chiếc xe máy
Sài Gòn xe gắn máy bao trùm
Đâu là sự khác biệt Bắc Nam?
Mầy có biết ông là ai không?
Cô ca sĩ thanh nhạc miền Bắc
Chê ca sĩ miền Nam thất học
“Mầy có biết ông là ai không?”
Lời người Bắc Kỳ bên thắng cuộc!
Đó không là khác biệt Bắc Nam
Mà đó chính là sự khác biệt
Giữa Bắc năm tư và bảy lăm
Đang hủy diệt giống nòi Lạc Việt!
Nông Dân Nam Bộ
Tao biết rõ tụi mầy là ai!
Tao biết rõ tụi mầy là ai
Một thứ quái thai của thời đại
Một lũ khuyển ưng thứ tay sai
Vô nhân tính rừng rú hoang dại
Hình người biết ăn và làm tình
Bầy đàn lang sói thứ súc sinh
“Tàu lạ” “người lạ” đồ vô loại
Thời đại mọi rợ Hồ Chí Minh!
Nông Dân Nam Bộ
Ông “ba que xỏ lá”
Tôi biết “ông” là ai
“Ông Bắc Kỳ lý luận”
“Ông” là thằng tay sai
Là thứ đồ vô dụng
Biết bố ông nữa là
Tôi biết luôn cả “bác”
Cả họ nhà “Ba Ke”
Ông ba hoa khoá lác
Bắc Trung Nam vùng miền
Nam Trung kỳ cứ gọi
Mọi người nghe tự nhiên
Nhưng Bắc kỳ cấm kỵ
Mỗi khi nghe nổi điên
Vì đâu ông nên nỗi
Cùng là giống Rồng Tiên
Cùng da vàng máu đỏ
“Ông ba ke” bảy lăm
Ông rước giặc ngoại xâm
Ông điêu ngoa xảo trá
Ông gieo rắc hờn căm
Ông “Ba Que Xỏ Lá”
Ông chơi cha chó má!
Và hơn thế nữa – trên tất cả
Thằng anh cả ôn dịch thổ tả
“Bắc Kỳ lý luận” tổng bí thư
Đồ mẹ rượt đui mù té nổ!
Nông Dân Nam Bộ
Ngàn đời sau mãi mãi lưu danh
Có những người tư cách phát sớm
Có những người cho đến phút cuối
Cả hai tư cách đều khác người
Một bảy lăm – một năm hai sáu
Năm hai sáu đám tang cụ Phan
Có một thanh niên mười chín tuổi
Từ miền Bắc lặn lội vô Nam
Dự tang lễ một người nghèo khổ
Năm bảy lăm tướng Nguyễn Khoa Nam
Trước khi tuẩn tiết thăm thương binh
Noi theo gương Cụ Phan Thanh Giản
“Sinh vi tướng – Tử vi thần”
Nguyễn Tường Tam – Nguyễn Khoa Nam
Ngàn đời sau mãi mãi lưu danh
Đã đi vào lịch sử dân tộc
Người Việt Nam giấu kín trong tâm!
Nông Dân Nam Bộ
đọc một bài tường thuật du lịch và văn hóa mà có thằng Hồ Bê Tông thất học vào làm mình kinh tởm ko biết nó trước hay bây giờ đã bao giờ cắp sách tới trường chưa?
Thờ Cúng Ông Bà
Một thời đại, bây giờ khép lại
Tết năm nay Ông Đồ đã chết
Chết hết thế hệ già chúng ta
Chắc chắn nhà nho không ai biết!
Còn lại đạo Thờ Cúng Ông Bà
Hy vọng còn sót lại may ra
Tự hào bốn ngàn năm văn hiến
Bốn ngàn năm xương máu Ông Cha!
Nông Dân Nam Bộ
Ông Đồ
Bây giờ thì chẳng những không thấy
Mà ba ngày rồi không ai nhắc
“Ông Đồ Già” của Vũ Đình Liên
Một thời ‘đại, bây giờ đã khép!
Nông Dân Nam Bộ
Về thăm Ngả Ba Chú Ía, ăn bánh tét ở Ngả Năm Chuồng Chó.