S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chiếc cầu qua sông Hố Lương

11

Năm 2007 nhiếp ảnh gia Ngy Thanh đi qua một chuyến phà (ở Neak Loeung, tên Việt: Hố Lương) và ống kính chuyên nghiệp của ông đã ghi lại hình ảnh của một thiếu nữ bán soài vô cùng sống động và sắc nét, cùng với đôi lời chú giải – bằng Anh Ngữ – về địa phương này:

“This is Neak Luong or Phumĭ Prêk Khsay, a little town belongs to Prey Veng (‘long forest’ in Khmer), one of the poorest provinces in Cambodia, prone to both floods and droughts. The province, situated near the Vietnamese border, was one of the most heavily bombed during the Vietnam War.”

[Đây là Neak Luong hay còn gọi là Phumĭ Prêk Khsay, một thành phố nhỏ thuộc Prey Veng (nghĩa là ‘rừng dài” theo tiếng Khmer), nơi nghèo nhất Cambodia, thường bị cả lụt lội lẫn hạn hán. Thị trấn này nằm gần biên giới Việt, là một trong những nơi chịu bom đạn nặng nề nhất vào thời chiến tranh Việt nam.]

Sáu năm sau, phóng viên Thanh Trúc cũng đã dừng chân ở nơi đây, và ghi lại một bài phóng sự ngắn (“Những Mảnh Đời Trôi Nổi Của Người Việt Ở Hố Lương”) với hơi nhiều xúc cảm:

“Tại Hố Lương, nhiều người Việt Nam, bây giờ được gọi là người Khmer gốc Việt, tuy đã sống ở chốn này gần bốn năm thế hệ nhưng mãi vẫn là những người gạo chợ nước sông, không có giấy tờ cũng không có quốc tịch.

Nghèo và không có tương lai thì không thể tránh được chuyện đi khỏi làng khỏi xóm để kiếm việc mà có khi lại rơi vào những cạm bẫy xã hội vốn đầy dẫy bên ngoài, điển hình như những quán cà phê, sự thực là quán gái, nơi rất chuộng các thiếu nữ Việt Nam…

Cuộc sống của người Việt ở Kampuchia, hoặc người Miên gốc Việt ở Xứ Chùa Tháp, những người không có quốc tịch, không có giấy tờ, không có đất đai, là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, chẳng có lối để thoát ra hay vươn lên khỏi cảnh túng đói.”

Hố Lương nằm bên dòng Bassac, thượng nguồn của Tiền Giang, tuy chỉ cách Nam Vang chừng hơn hơn một giờ xe nhưng lại rất xa khu du lịch quen thuộc Đế Thiên – Đế Thích nên du khách không mấy ai lui tới. Tôi lò dò đến đây vào cuối năm 2014, và nhận ra rằng cuộc sống của đồng bào mình hoàn toàn không có gì thay đổi: “… vẫn đơn điệu, tẻ nhạt, chẳng có lối để thoát ra hay vươn lên khỏi cảnh túng đói.”

Ngoại trừ những thanh niên thiếu nữ có thể lên thủ đô Nam Vang làm thuê, làm mướn, phụ hồ, phụ bàn, khuân vác, chạy xe ôm, bán quán cà phê (và đôi khi cũng phải bán thân luôn) còn người già và trẻ con ở Neak Loeung thì chỉ còn có cách mưu sinh là đi ăn xin hay bán hàng rong trên những chuyến phà – qua lại hàng ngày – ở khúc sông này.

Phà qua sông Hố Lương. Ảnh NCB

Nhìn những cụm hoa lục bình tim tím, lơ lửng trên dòng nước đục màu phù sa, dưới ánh nắng vàng rực, giữa hai bờ cỏ dại xanh um – ngút xa tầm mắt –  ở bến sông Hố Lương khiến tôi không dưng mà chợt nhớ đến hình ảnh an vui nơi Bắc Mỹ Thuận, vào những tháng ngày xa xưa cũ:

Trong lúc cả đoàn xe xếp hàng dài, chờ đến luợt xuống phà, hành khách tấp nập ra vào những quán ăn nằm san sát bên đường. Không khí thơm lừng mùi gà nuớng, tôm nướng, heo nướng, bò nướng, cá nướng, chuột nướng… Không gian tươi tắn màu sắc của đủ loại trái cây quen thuộc, của miền Nam: khóm, mận, ổi, nhãn, soài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, sa pô chê, cam, quýt … 

Duới phà chen lẫn với hành khách là những em bé bán hàng rong: xôi vị, cốm dẹp, bánh bèo nước dừa, bánh tằm bì, chuối nướng, chè đậu, gỏi gà, cháo vịt, nem nướng, chả chiên, mía hấp, bì cuốn, bún mắm, chả giò, đậu phụng, cà rem, trà đá, ốc gạo hấp lá gừng, ốc leng xào dừa, chim mía rô ti…

Bến phà Hố Lương chiều nay tuy cũng an bình nhưng không nhộn nhịp và không có được cái sắc thái, cũng như sắc màu, phong phú và tươi vui như Mỹ Thuận năm nào. Anh bạn đồng hành, dân bản xứ, chỉ vào đám đông đang lao nhao vây quanh những chiếc xe chở khách:

They’re all Vietnamese! Họ đều là người Việt!

Dù đã sống hơn nửa đời tha phương cầu thực, qua rất nhiều nơi, tôi chưa bao giờ thấy đồng hương của mình trong tình cảnh nhếch nhác, khốn cùng, và thảm thương đến thế. Tháng trước, nơi khu Phố Đèn Đỏ Geylang (ở Singapore) tôi cũng có gặp năm bẩy phụ nữ Việt Nam đi xin tiền – với phương cách vô cùng lịch sự: họ đi lanh quanh bên những bàn ăn chào mời thực khách mua giấy chùi miệng.

Thực khách ở Singapore không ai cần đến dịch vụ thừa thãi này nhưng họ vẫn vui vẻ (và tế nhị) chia sẻ vài đồng tiền lẻ với những kẻ không may ở nước láng giềng, qua hình thức bán/mua.

Singapore là một đảo quốc giầu có, với lợi tức bình quân đầu người hàng năm cao nhất nhì thế giới. Người dân bản xứ không ai phải đi bán hàng rong hoặc đi xin ăn nên họ “nhường” công việc này cho những người Việt tha hương, ở bước đường cùng.

Lợi tức bình quân hàng năm của người dân Cambodia thì ngược lại: thấp nhất nhì thế giới. Có thể vì cái khó nó bó cái khôn nên chính phủ của đất nước này không được bao dung gì cho lắm.

Theo tường trình của Minority Rights Organization (“The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia”)  đọc được vào hôm 19 tháng 3 năm 2014 thì có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Cambodia (sắc dân thiểu số đông nhất ở đất nước này) và phần lớn bị coi là những kẻ vô tổ quốc nên họ bị tước đoạt tất cả những quyền lợi căn bản.

Không quốc tịch, không khai sinh, không căn cước … nghĩa là không có quyền sở hữu đất đai, tài sản, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ căn bản nào về xã hội, giáo dục, hay y tế.

Bị kỳ thị là chuyện phổ biến xẩy ra cho tất cả những nhóm dân bản địa hay thiểu số, ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xẩy ra ở bình diện cá nhân – at personal level.Không luật pháp của xứ sở nào có thể ngăn cấm hay xử phạt sự thù ghét, khinh miệt giữa kẻ này và người nọ nếu những tình cảm tiêu cực này chưa được bầy tỏ qua ngôn ngữ hay hành động.

Còn ở bình diện thể chế, institutional level, Công Ước Quốc Tế về “xoá bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc” được hầu hết mọi quốc gia ký kết. Cambodia cũng “ký” nhưng chỉ “ký” chơi thôi!

Bởi vậy, dân Việt ở xứ Chùa Tháp bị đẩy vào cảnh khốn cùng là chuyện… tất nhiên. Tôi cũng đã bưng xề đi bán hàng bánh tiêu trong một thời gian không ngắn (ở chợ Nhà Lồng và bến xe Rạch Giá, hồi năm 1979) và cũng suýt trở thành ăn mày – đôi bận – nên khó giữ được cho lòng bình thản trước cảnh thương tâm mà nhìn thấy chiều nay, nơi bến sông này.

Giữ im lặng hay lắc đầu trước một lời van xin của một người ngoại quốc – nói tình ngay, và nói với ít nhiều xấu hổ – vẫn dễ hơn là nói “không” với những đồng bào cùng khổ, nhất là giữa cảnh sông nước bao la, nơi đất khách quê người.

Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng mình chỉ cần hỏi nhỏ một đứa bé ăn xin một câu thôi (“Con là người Việt phải không?”) và nó gật đầu là tôi sẽ ôm cháu bé vào lòng rồi vỡ òa lên khóc. Tôi sẽ móc hết đồng bạc cuối cùng cho nó, rồi sẽ bị bao vây bởi hàng trăm người đồng hương khác, và chưa chắc đã rời khỏi được bến phà này.

Nhìn nét mặt bỗng khác thường khiến cho người đồng hành ái ngại:

Don’t do stupid thing, man. Đừng có làm cái gì lố bịch nha, cha nội. Không có mày họ vẫn sống đấy thôi, và họ đã sống như vậy từ bao lâu nay rồi mà.

Có điều là anh bạn, cũng như chính tôi (ngay lúc đó) không hề biết rằng những chuyến phà qua sông Hố Lương đang sắp sửa đi vào …  lịch sử. Rồi ra, chúng sẽ cũng cùng chung số phận – hẩm hiu – y như những chiếc phà ở sông Tiền Giang năm nào, theo  như thông tin mà tôi vừa tiếp cận sáng nay:

Neak Loeung Bridge plan

Amount: $131 million

Grant from: Japan

Start: late 2010

Finish: February 2015

Length: 2210 m/ Width: 13.5 m/ High: 37.5 m

Khi công trình kiến trúc trị giá 131 triệu Mỹ Kim này hoàn tất (vào tháng hai năm 2015) chắc chắc lưu thông sẽ dễ dàng và thông thoáng hơn nhiều. Điều chắc chắn không kém là giá thành của nhiều sản phẩm trong vùng sẽ hạ, và hành khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì khỏi phải chờ phà. Chỉ duy có điều không ai dám chắc là cuộc đời vốn đã bấp bênh của không ít người dân Việt (ở Hố Lương) rồi sẽ ra sao – trong những ngày tháng tới?

  2014

11 BÌNH LUẬN

  1. “dân Việt ở xứ Chùa Tháp” thì gọi là gì? Kiều bào, Việt kiều? Việt kiều chỉ dùng để chỉ người gốc Việt định cư tại Mỹ, Pháp, Canada, Úc,… Trừ Cambodia?

    Người gốc Việt? Có gốc Việt nhưng định cư và có quốc tịch tại Mỹ, Pháp,… Nhưng không có/còn quốc tịch VC?

  2. Giời ơi! Ngạo nghễ Việt Nam!!!

    Nhắc đến Campuchia, lại nhớ đến cái bảng xếp hạng “quyền lực Hố chiếu 2024” (Global Passport Power Rank 2024) mà đau cho thân phận người Việt. (hộ chiếu có quyền lực cao nhất là UNITED ARAB EMIRATES ở hạng 179)

    -Cambodia hạng 69 (bắt buộc phải có Visa khi đến 129/141 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ)

    – Vietnam hạng 68/ (bắt buộc phải có Visa khi đến 130/141 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ)

    Ù má nó…ngạo nghễ quá Việt cộng ơi!

    Tội nghiệp người dân VN!

    Tội nghiệp Phét!

    • Phét láu cá chết mẹ. Tội nghiệp gì Phét.

      Trước 1975 thì trốn lính, cũng chả dám vào bưng. Sau 1975 thì bám càng ‘ngụy’ qua Mỹ. Bây giờ ti toe chửi ‘ngụy’ để bào chữa cho sự hèn nhát của mình. Biết rằng ở với VC chỉ cầm k. cho chúng đái, nên tìm mọi cách bám càng ‘ngụy’. Phét chỉ là thứ láu cá!

  3. Cũng theo nhà báo Hiếu Chân, người Mỹ càng ngày càng thất vọng với thể chế chính trị của đất nước

    chỉ có 10% dân Mỹ đánh giá cao mức độ mà chính quyền hiện nay đại diện cho lợi ích của người Mỹ; đa số người trưởng thành nói rằng luật pháp và chính sách của Mỹ không thể hiện tốt những gì mà hầu hết người Mỹ mong muốn về các vấn đề từ kinh tế và chi tiêu của chính phủ đến chính sách súng đạn, nhập cư và phá thai

    Xã hội Mỹ có đa đảng, nhưng cuộc cạnh tranh chính trị diễn ra chủ yếu giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Gần đây cả hai đảng đều có xu hướng cực đoan, và đặt lợi ích của đảng lên trước quyền lợi của đất nước

    Nhìn chung, khoảng một nửa quốc gia — 49% — nói rằng nền dân chủ không hoạt động tốt ở Hoa Kỳ

    • Khốn nạn thằng dư lợn viên montaukmosquito 25/01/2024 at 05:56,vì chẳng ai ngó ngàng đến nó, nên nó tủi thân, bèn bịa chuyện nhà báo Hiếu Chân nói này nói nọ, để cầu mong có người để ý đến thân phận thấp hèn của nó – một thằng dư lợn viên, làm tay sai cho bọn CS Hà nội ngu hèn tham ác, phản quốc .

      • Nếu những đứa dư lợn viên chui vào trong diễn đàn này mà làm cho Mỹ thì chỉ được vài tháng là bị đá văng ra khỏi cửa từ lâu lắm rồi. Chúng nó trụ ở trên diễn đàn này năm này qua năm khác, giở ra đủ mọi chiêu trò, nói năng lung tung, chẳng hề thuyết phục được một ai chi sất, trái lại còn bị chửi cho te tua, nhưng lũ lợn này không biết nhục để được có miếng cơm đút miệng sống qua ngày.

        Chậc chậc, hết thằng trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương này đến thằng khác của một xứ 100 triệu dân mà đếch tìm ra được đứa nào mồm mép khá hơn , nên đành phải chịu trận lưu giữ lũ lợn này vậy .

        • Chương trình Chiêu Hồi được ra đời ngày 17 tháng 4 năm 1963.

          Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ VNCH đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể Tự Do của miền Nam.

          Theo tài liệu của Bộ Chiêu Hồi thì trong thời gian từ năm 1963 đến 1973 chương trình này đã thâu nhận hơn 194,000 người hồi chánh. Điều này cũng có nghĩa là loại được bấy nhiêu quân đối phương ra khỏi chiến trường.

      • “bịa chuyện nhà báo Hiếu Chân nói này nói nọ”

        Có vẻ you có được exclusive rites để bịa chiện nhà báo Hiếu Chân nói này nói nọ

  4. Nhân tiện đăng một trích đoạn từ bài viết của nhà báo Hiếu Chân về quan hệ Cam Bốt- Việt nam hiện nay:

    ” Trong cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, Hun Sen công khai lựa chọn đứng về phía Trung Quốc sau khi chính phủ của ông liên tục bị Phương Tây phê phán về thành tích nhân quyền tồi tệ và tham nhũng tràn lan.

    “Hun Sen đã đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc từ đầu thập niên 2000 với mục đích thu hút đầu tư và viện trợ, thiết lập thị trường cho hàng hóa Cambodia.

    “Quan hệ Cambodia-Trung Quốc nảy nở mạnh từ sau chuyến viếng thăm chính thức Phnom Penh của Thủ Tướng TQ Ôn Gia Bảo vào Tháng Tư, 2006, khi hai nước ký kết hiệp ước “Đối Tác Hợp Tác Toàn Diện” và nhiều thỏa thuận hợp tác song phương. Từ đó, Trung Quốc trở thành nước viện trợ và đầu tư lớn nhất ở Cambodia.

    “Viện trợ của Trung Quốc giúp Cambodia xây dựng những công trình hạ tầng quan trọng như tòa nhà văn phòng chính phủ, cầu qua sông Mekong, nhiều trục đường cao tốc khắp đất nước và trùng tu các đền tháp Angkor. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những dự án chiếm dụng nhiều đất đai như khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam, đập thủy điện, các dự án bất động sản và cả một thành phố du lịch và sòng bài sầm uất ở Sihanoukville trên bờ Vịnh Thái Lan.

    “Trong chuyến thăm của thủ tướng Trung Quốc năm 2006, ông Hun Sen dõng dạc tuyên bố “Trung Quốc là người bạn tin cậy nhất của Cambodia.”

    “Nếu viện trợ của Phương Tây luôn đi kèm với những yêu cầu cải cách thể chế, chống tham nhũng, minh bạch và tôn trọng nhân quyền – những điều kiện mà Hun Sen không thích, không thể đáp ứng – thì đồng tiền của Trung Quốc đi kèm với những nhượng bộ về chính trị và lãnh thổ.

    “Để được làm “người bạn tin cậy nhất” với Bắc Kinh, Cambodia phải chấp nhận để Trung Quốc sử dụng một số hải cảng ở bờ Vịnh Thái Lan, ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, ủng hộ Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện khổng lồ trên thượng nguồn sông Mekong cho dù những nhượng bộ đó gây bức xúc trong người dân Cambodia. Dưới thời Hun Sen, Cambodia càng ngày càng công khai thể hiện sự phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, không chỉ về mặt kinh tế mà cả chính trị và ngoại giao. Nói Cambodia là chư hầu mới của Trung Quốc cũng không sai sự thật lắm.
    ***
    “Năm 2016, lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung chỉ vì chủ tịch luân phiên của ASEAN năm đó là Cambodia không tán thành việc ASEAN phản đối các hành vi của Trung Quốc biến các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông thành căn cứ quân sự.

    “Đáng chú ý hơn cả là sự kiện Cambodia cho phép Trung Quốc đầu tư mở rộng và hiện đại hóa quân cảng Ream để Trung Quốc sử dụng như một căn cứ quân sự của nước này ở hải ngoại. Nằm bên bờ Vịnh Thái Lan, chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chừng 40 km, căn cứ Ream không chỉ là bến đậu thuận tiện cho các chiến hạm của hải quân Trung Quốc mà còn giúp Bắc Kinh giám sát con đường thủy huyết mạch qua eo biển Malacca giữa Singapore và Malaysia, sẵn sàng ứng phó với các biến động ở quần đảo Trường Sa và Việt Nam. Cùng với các căn cứ quân sự trên các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa, căn cứ của hải quân ở Vịnh Thái Lan cho phép Trung Quốc lập một gọng kìm hai phía Đông và Tây, thừa sức bóp chết sự kháng cự của Việt Nam khi xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước.

    “Mới đây nhất, Cambodia công bố dự án kênh đào Funan Techo dài 180 km, nối từ sông Bassac – một nhánh phân lưu (distributary) của sông Mekong và là phần thượng nguồn của sông Hậu chảy qua đất Cambodia – đổ ra biển ở tỉnh Kep. Thủ Tướng Hun Manet – con trai cả của Hun Sen mới lên nối nghiệp cha cai trị xứ Chùa Tháp – đã bất ngờ đến Hà Nội hồi giữa Tháng Mười Hai để trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính về mục đích và quy mô của dự án này. Thông tin ít ỏi từ truyền thông cho biết các chuyên gia Trung Quốc đã làm việc bí mật trong suốt hai năm để lập dự án kênh đào trước khi Cambodia chính thức công bố nó vào đầu Tháng Chín vừa qua, dự án sẽ do các công ty Trung Quốc thực hiện từ nay đến năm 2028. Hun Manet đã dối trá khi khẳng định kênh đào Funan Techo chỉ giúp rút ngắn khoảng cách vận tải đường thủy từ Vịnh Thái Lan vào cảng Phnom Penh mà không lấy đi nước của dòng sông mẹ Mekong.

    “Nhiều chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ Đồng Bằng Sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt thừa nước mặn một phần do khí hậu biến đổi, nước biển dâng cao, một phần do nước sông Mekong bị giữ lại ở hàng chục hồ thủy điện khổng lồ mà Trung Quốc và Lào đã xây dựng trên dòng chính của dòng sông. Nay lại thêm kênh đào Funan Techo rút nước khỏi dòng sông mẹ để tưới tiêu cho các cánh đồng, các khu đô thị sắp phát triển của Cambodia. Tương lai của hàng chục triệu dân Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang bị thách thức nghiêm trọng.

    “Cái bóng của Trung Quốc trùm lên chính trường Cambodia. Gần như mọi chính sách lớn của Phnom Penh đều có bàn tay dàn dựng của Bắc Kinh, đều trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho ý đồ chính trị của Trung Quốc, thời Khmer Đỏ đã vậy mà nay cũng vậy. Những đồn điền cà phê, cao su của Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam, căn cứ hải quân ở Ream hay kênh đào Funan Techo bề ngoài có vẻ như đáp ứng nhu cầu quốc phòng, kinh tế của Cambodia nhưng sâu xa hơn lại có thể là công cụ để gây áp lực, khống chế Việt Nam từ phía Tây. Nếu căn cứ hải quân Ream là lưỡi dao kề vào bên sườn thì kênh đào Funan Techo có thể là chiếc thòng lọng siết cổ Đồng Bằng Sông Cửu Long – vựa lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn của đất nước và khu vực “.

  5. Tưởng Năng Tiến, một trong những cây viết chủ lực của dân Việt hải ngoại chống Cộng, nên dũng cảm kiến nghị với Đảng để ý tới người Việt sống ở Cao Miên, vì theo hổng ít người, kiến nghị chính là phản đối . Hổng kiến nghị mà chỉ thương vay khóc mướn thía lày thì cũng chỉ là sa đà vào những chiện vặt vãnh . Chỉ cầu mong ông nên sống “khép kín” như bao người khác thôi, đừng láu táu hay bao biện quá. Loại người đứng chàng hảng – chân trong, chân ngoài – trên hai cục gạch như ông mà thỉnh thoảng vẫn học đòi “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” để tỏ lòng “yêu nước thương dân” thì e có hơi lố bịch, nếu chưa muốn nói là trơ tráo!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên