Riêng tặng nhóm bạn du lịch Nam Phi
Nếu thấy hình con rhinoceros, độc giả cũng như tôi sẽ nói đó là con tê giác.
Không hiểu ai đã bày ra từ này? Tây phương họ gọi rhinoceros, gồm 2 từ, rhinos là cái mũi, ceros là cái sừng, con thú có sừng mọc ở mũi thì mô tả đúng hết sức.
Khi đi tìm nghĩa của từ tê giác trong tự điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh, tôi mới biết bao nhiêu năm, mình đã nói sai! Tê giác nghĩa là sừng con tê, con tê phải gọi là tê ngưu. Tê tiếng hán là binh khí bền chắc, ngưu là trâu. Khi nói sừng tê giác nghĩa là nói sai, là lập lại hai lần từ sừng, mà không diễn tả đúng tên con thú: tê ngưu.
Nhưng, không phải chỉ người Việt mới nói sai, ngay từ sừng cũng sai, vì thật ra chỉ là móng, như móng tay, móng chân của người, mọc từ lớp ngoại bì, sừng phải mọc từ chồi xương, như sừng bò, sừng trâu, sừng hươu v.v…
Tây phương họ cũng sai khi gọi hai giống rhinoceros trắng và đen. Vậy tại sao lại gọi là white rhinoceros và black rhinoceros?
Số là, người Hà Lan tới Nam Phi trước người Anh. Họ thấy con rhinoceros trắng có cái miệng rộng ăn cỏ, họ gọi là widj đọc tựa như wide, người Anh tới sau, hiểu lầm ra white là trắng. Con còn lại không trắng thì gọi là đen, chớ có lông màu xám! Con đen có môi trên dài ra để tuốt lá, chứ không ăn cỏ. Vậy hai con chỉ khác nhau về cái miệng.
Nếu ai viết quyển người Việt xấu xí, thì nên kể thêm một tội xấu nữa, là làm tiêu diệt con tê. Ở VN thì phe ta hoàn thành sứ mạng: không còn một mống tê nào sống sót!
Nhưng cả thế giới lên án VN, vì VN là nước mua sừng tê nhiều nhất, vượt qua cả Trung Hoa. Cả hai nước đã tiêu thụ 70% sừng tê của thế giới. Kỉ lục đấy!
Ở VN, sừng tê có nhiều công dụng lắm:
- thứ nhất giải nhiệt (không gì hơn viên thuốc tylenol).
- thứ hai, chống say rượu: cho tới nay trên thế giới, không có thuốc gì làm giảm say rượu, chỉ có chờ cho gan biến dưỡng alcool thôi các ngài ạ,
- thứ ba là thuốc cường dương.
- thứ tư, theo lời của một quan cách mạng, thì nhờ uống sừng tê mà ông khỏi bệnh ung thư! Miệng “kẻ sang” có gan có thép, thiên hạ dưới sự lãnh đạo không sáng suốt đó, đã nhào vô mua sừng tê khiến ở Nam Phi con tê ngưu gần tiệt chủng! Không có chất nào chữa được bệnh ung thư tìm thấy trong sừng tê các ngài ạ!
Các nhà khoa học Bắc Âu muốn biết tác dụng của sừng tê mới đem làm thí nghiệm trên người, kết quả cho thấy không có một hiệu quả nào cả, vì sừng tê giống như móng tay, kết quả sau khi uống sừng tê giống như cắn móng tay!
Vì sao vậy? Thưa vì sừng tê chứa toàn keratine, vài acide aminé không đáng kể, calcium và phosphore lượng không đáng kể thì chờ đợi kết quả gì!
Để có tác dụng cường dương (nghĩa là dương vật cương cứng) phải có chất CGMP, chất này làm dãn cơ thắt trong các xoang chứa máu của dương vật (corpus cavernosus) làm cho máu tới nhiều, giữ lâu để cho dương vật cứng lâu.
Muốn thế, các thuốc viagra, cialis, levitra ức chế enzym phosphodiésterase 5, giúp C-GMP tồn tại lâu, tránh biến thành GMP vô dụng. Nếu sừng tê giác không có chất đó thì làm sao mà tăng kích thước dương vật được?
Khảo cứu của Bắc Âu cho thấy, kết quả sau khi uống sừng tê, lúc nào trái ớt cũng chỉ địa (giống như uống placebo vậy) chớ không thành ớt chỉ thiên được!
Tại sao có chuyện cường dương: là vì các ông Tàu, sau khi phi vài hơi thuốc phiện, mới có cảm hứng, tưởng tượng con tê có cái sừng ở chóp mũi thì tất cả sinh lực phải dồn hết lên cái sừng. Thứ hai là người ta quan sát, thời gian giao hợp của con tê là nửa giờ, con gà là vài giây, và con người được vài phút, vậy uống sừng tê sẽ làm như con tê 30 phút, logic lắm chứ! Nhưng keratine trong sừng chẳng có tác dụng đó ! May ra uống tam tinh con tê ngưu, nhưng tam tinh con hải cẩu chẳng có tác dụng gì thì tam tinh tê ngưu cũng vô ích thôi. Mua viagra uống là hiệu quả thấy rõ.
Mỗi ki lô sừng tê giá 50 ngàn euro tức mắc hơn vàng! Giết một con tê lấy một cái sừng 4 kg là được 200 ngàn euro (nên nhớ đó là giá thị trường, còn bọn trung gian mafia nó ăn lời nhiều lắm) Nếu con tê có 2 cái sừng, một lớn một nhỏ, được 6 kg, là 300 ngàn euro, tương đương 450 ngàn canadian đô la.
80% con tê sống ở Nam Phi, mỗi ngày có 3 tới 4 con tê bị giết để lấy sừng. Có người thắc mắc, con tê chết vì cái sừng, sao không cưa sừng đó đi thì cứu nó? Rất là logic, nhưng trên thực tế ở Nam Phi, khi bọn trộm gặp con tê không sừng là nó giết lẹ, để lần sau khỏi phải theo dấu, mất công.
Có câu hỏi khác, sao không cưa sừng của cả bầy tê. Lí do là để được gần người đẹp, con tê phải dùng sừng để tranh nhau. Con nào thắng thì sẽ được diễm phúc, như thế không có những con tê yếu truyền giống. Khác với người, yếu mà vẫn cho truyền giống nên thành lụn bại. Thành thử, giữ lại cái sừng để bảo tồn nòi giống con tê.
Trong bài thơ đời Đường, Lương Châu Từ của Vương Hàn
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
(Rượu bồ đào chén dạ quang,
Trên ngựa muốn uống tiếng đàn dục đi)
…………..
Rượu bồ đào là rượu nho, còn chén dạ quang là chén gì?
Có nguời tán rộng là chén làm bằng sừng con tê, còn dạ quang là ban đêm chiếu sáng như con đom đóm! Nhưng sừng chứa toàn kératine làm sao chiếu, trừ phi chén mọc nấm (mycose) gặp đèn fluorescent may ra mới chiếu. Vậy ghê quá, ai dám uống?
Montreal 09-10-2017
——————-
Tài liệu tham khảo:
1- Wikipédia
2- Guides Voir: Afrique du Sud/ Libre Expresion.
3- Afrique du Sud- Lonely Planet.
4- Könemann, Comprendre Afrique du Sud, Ulysse.
5- Afrique du Sud/ Le Figaro.
6- La croix du sud, étoile d’Afrique- Parc Kruger- Safari Afrique du Sud.
Không phải ai cũng có sừng tê giác đẻ chữa bệnh. Ngay ả các vị thầy thuốc giỏi các dược phong >Nó hiếm nên rất đắt ai mua được ai được chữ bệnh bằng sừng tê giác. Hoạ nay trong cung vua mới có những thứ thuowooc quý hiếm nay <Ngay như SÂM cung là loại thuốc quý,có công dụng kéo dài cái chét đẻ đợi thằng con quý tử đi xa trở về hay đẻ nói lời di ngôn cuối cùng rồ mới nhắm mắt xuôi tay. Ngày nay sâm đủ loại ,nhưng được trồng ,nên theo đó ,công hiệu giảm đi….Còn chia ra hông sâm (sâm Đai Hàn ,mà VN trong chiến tranh gọi đùa là "lính củ sâm'….(con gái vn ngheo thích "cu sâm hàn hơn việt') và sâm Myx (mọc đầy ở TB da đỏ (người bản xứ ở ,nhưng nay họ cung trông Sâm.Người già uống KHOẺ nhưng không lên máu như Hồng sâm).
Tác giả chỉ viet theo lời kể của nhân gian mà thôi.
Thật ra thì cái gì chúng ta viết đều được người xưa "VIẾT" cả rồi,như NVLục viest thì cũng lấy , gọi tham khảo những sách xưa cửa VNCH Mà VNCH cung rút ra từ những gì tiền nhân đẻ lại…
+++
Người chiến sỹ sau trân địa ,đêm trăng sáng ,uống ruou bằng ly hay bằng bidon (bình đồng) thfi cũng là chén dạ quang vì ruowuj và ly đều toả sáng .phản chieu dưới ánh trăng . Tráng sỹ năm dưới anh trăng,nhớ đồng đôi .Nơi đây đã là chiến trường .Nơi đây có bạn có thù. SAY vì khói sung còn đâu đay , Say vì máu đông bạn ,mau con người đỏ ra hy sinh cho lý tưởng g củamình Tráng sỹung guoom múa một đường tuyệt kỹ ,uống một ngụm rượu ,hào sảng ngam câu "Tuý ngoạ sa trường quân mac vấn ,Cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi "
"tôi đến đây giữa một trận địa hoang vắng ,còn vương mùi thuốc súng…. (Vô Danh)
"Merrry CHritmas and Happy New Year"
Nhầm với “Thế sự thăng trầm quân mạc VẤN” của Cao Bá Quát rồi.
Con Tê giác thì gọi là con Tê Giác .Con Tê không có trong tự điển .Có con Tê Tê ,như con kỳ đà ,có mỏ cứng ,dài,vỏ cúng, ,sắp lớp ,năm xuôi theo thân mình.Con Tê Giác còn gọi là con trâu rừng (tê ngưu)…Cũng như tê tê là loại vật quý hiếm .Ở VN hầu như biến mất .Nó được làm thuốc theo nhân gian (tàu và vn) có lẻ vì quý hiếm :Sừng tê giác mài ra uống chửa nhiều bênh nan y.
Nếu không đọc bài nhìn hình thi không biết con “tê” là con gì.
Ngoài ra tác giả cứ suy luận theo ya mình nên cho là sai khi dạt tên con vật này nọ …nhưng không phải VN đặt mà Tàu đặt ,theo hình dạng của con vật,lâu thành ngôn ngữ như con trâu ,con bò con gà con vịt ,con người. Con trau con bò gần như gióng nhau sao không đặt là bò vàng bò den? Có người sửa cả thành ngữ như’ “dẻ như ớt…” thành dể như RỚT vì theo anh ta thì dồ vậtt dẻ rớt hơn ! (Mỹ: really easy as a piece of cake).
+++
:
Cái ông viết bài này dốt nát toàn nghe nói rồi viết bài ? Ông đã bị bệnh và được dùng chưa mà phán vậy ngủ hết chỗ nói . Cần tôi chuyển cho ít mà dùng thử rồi hãy phán . Mà cứ thiên đường các ông thì lấy đâu ra mà tiền cũng không có đủ đâu mà mua xài
Xin thưa, nếu ông/bà đã có xử dụng qua sừng tê giác và khỏi bệnh thì chúng tôi mong moi được lắng nghe. Tôi không phải là tác giả, không tin và cũng không bỏ tiền ra để mua loại “thần dược” này. Xin mở mắt cho chúng tôi. Cảm ơn.
Ui chao bác Mừ, tui mở mắt cho bác nè, uống vô là tê giác ngay, là không còn biết gì nữa cả. Còn uống vô mà vưỡn còn cảm giác là bị lừa, mua phải thứ dõm rùi. Merry Xmas & Happy new year bác.
Trong tay của tôi có nguyên một túi mật của con gấu 800 lbs từ một người da đỏ đưa cho. Anh ta còn đưa thêm cặp tay gấu ( hùng chưởng ) mà tôi sợ quá nên thủ tieu nó liền. Có lẽ anh chàng này có biết về những vị thuốc mà dân châu Á dùng nên mới cho tôi. Cái túi mật thì nó không còn hình ống nữa vì anh ta treo sấy 7 ngày và đè dẹp nó ra cho mau khô. Nhung nai thì tôi có dùng qua và có cả hai hủ rượu đầy nhung trong đó. Người ta cho tôi và người đó là người Việt gốc Hoa chuyên nghề “sừng”. Họ cắt nhung thành từng lát mỏng và process rất công phu. Một cái sừng nai chỉ dùng được phần dưới gốc và lên phía trước chút ít. Nhìn vào còn thấy cả tủy. Đám bạn lâu lâu tới chơi cứ mỗi người xin ít nhiều. Này thì banh xà rông hết rồi. Tôi nói thiệt, quý vị nào có bệnh mà biết chắc mật gấu sẽ chữa được bệnh tình của mình thì cứ nói, tôi sẽ gởi cho đủ để chữa bệnh. Sừng tê thì tôi chua thấy bằng mắt bao giờ. Cảm ơn bà đã mở một con mắt cho tôi.
Merry Christmas and happy new year to everyone.
À thì ra ,sừng tê giác
có thể trị bá bệnh .
Nhưng theo khoa học
,thuốc tiên sừng tê
giác cũng đành chào
thua . Đó là căn bệnh ngu dốt.
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bô” Rượu bồ đào chén dạ quang The beautiful grape wine, the night-glittering cups Le beau vin de raisin dans la coupe phosphorescente
“Chén dạ quang” chắc chắn không làm bằng sừng trâu, hay keratin, không rõ tác giả kiếm ra nguồn từ đâu.
Chén dạ quang tức là ly thủy tinh chiếu sáng vào đêm tối, có chứa chất uranium.
Uranium glass is glass that has had uranium added to it before melting to create colours. Typically, pieces are made with low levels of uranium, meaning anywhere from trace amounts to 2%. However, some pieces have been found to be made up of 25% uranium. The uranium was added for the fluorescent effect it created.
From wiki:
Pre-industrial usage
The use of uranium glass dates back to at least 79 AD,[9] the date of a mosaic containing yellow glass with 1% uranium oxide found in a Roman villa on Cape Posillipo in the Bay of Naples, Italy, by R. T. Gunther of the University of Oxford in 1912.[10][11] Starting in the late Middle Ages, pitchblende was extracted from the Habsburg silver mines in Joachimsthal, Bohemia (now Jáchymov in the Czech Republic), and was used as a coloring agent in the local glassmaking industry.[10]
Martin Klaproth (1743–1817), who discovered uranium, later experimented with the use of the element as a glass colourant.
Bạn có thể tìm đọc thêm bài của Lý Văn Quý. Xin phép trích:
QYHD/NK Lý Văn Quý
Orange County, California ngày 19/07/2010
Lương Châu Từ do Vương Hàn (687-726) làm ra năm 713 khi ông bị triều đình nhà Đường đày ra Lương Châu do tính bộc trực của mình. Lương Châu là vùng biên giới gồm phần lớn là đất sa mạc Tân Cương (Gobi desert) và là nơi rợ Hồ từ mạn Bắc và Tây Bắc xua quân xuống quấy nhiễu liên tục. Lương Châu Từ đồng thời cũng lấy tên từ một điệu hát cổ Trung Hoa nói về trận mạc, biên giới.
Thông cảm với sự gian khổ của lính tráng thuộc cấp của mình, Vương Hàn viết ra bài thơ tứ tuyệt này, không ngờ đã để lại cho hậu thế một áng văn chương truyệt vời, nhất là đối với người Việt. Giá trị của bài thơ này vượt thời gian và rất phù hợp với người chiến binh VNCH trong trận chiến huynh đệ tương tàn. Nhà thơ Hữu Loan viết trong “Đồi Tím Hoa Sim”:
Lấy chồng chiến binh, mấy người đi trở lại
Nhạc sĩ Lê Thương diễn tả trong “Hòn Vọng Phu”:
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Vui ca vang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
……………………..
Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về
Ai quên ghi vào gan đã bao nguyện thề
…
Để chấm dứt, tôi xin được giới thiệu bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp của:
Pierre Stephen Robert Payne (1911-1983), một nhà văn, nhà sử học, nhà thơ và viết tiểu sử người Anh:
The Song of Diangchow
The beautiful grape wine, the night-glittering cups
Drinking or not drinking, the horns summon you to mount.
Do not laugh if I am drunk on the sandy battlefield
From ancient times, how many warriors ever returned !
và Paul Demieville (1894-1979), người Thụy Sĩ được công nhận là một trong những nhà nghiên cứu về Trung Hoa sâu sắc nhất.
Chanson de Leangtcheou
Le beau vin de raisin dans la coupe phosphorescente
J’allais boire, mais le cistre des cavaliers me presse
Si je tombe, ivre, sur le sable, ne me riez pas
Combien, depuis les temps anciens, sont revenus de la guerre !
QYHD/NK Lý Văn Quý
Orange County, California ngày 19/07/2010
Xin kính chúc chúc quý vị một ngày xinh đẹp. God Bless.
Chào Bison,
Dạ quang trong nguyên tác (dạ quang bôi) không phải thuỷ tinh có chứa uranium, mà là một thứ đá quý khai thác từ thiên nhiên, có thật ngoài đời vì khoa học có giải thích về nó, gọi là dạ minh châu.
Khác với các loại đá quí thông thường như ngọc lục bảo, ngọc mắt mèo, kim cương, saphire hay ruby, dạ minh châu có đặc tính phát sáng trong bóng tối, cho nên mang tên dạ quang.
Nó hiếm có và tự phát sáng nên đắt tiền, do đó xem là quí. Và vì đá quí nên được gọi là ngọc (châu).
Thật ra dạ minh châu chẳng phải ngọc. Các loại ngọc loài người từng biết đều đẹp hoặc rất đẹp. Dạ minh châu có lẽ không đẹp lắm mà chỉ là đá hiếm, và có đặc điểm lạ lùng : phát sáng. Nhưng có lẽ cường độ sáng không bao nhiêu, nên cần nhìn nó trong đêm tối; từ đó tên nó có mang chữ “dạ”.
Xin cảm ơn anh HuePhan.
Tôi mới đọc bài thì liên tưởng tới uống cà phê thì ly porcelain thì tốt, China nổi tiếng với đồ sứ, và cho rằng rượu nho thường uống trong ly thủy tinh có chân cầm, có lẽ để nhìn màu rượu. Thủy tinh hay có chất chì (Pb lead) mà ly chì thì uống cà phê nóng rất không tốt, nhưng rượu uống nhanh với nhiệt độ lạnh hoặc bình thường chắc không sao. Vì chưa biết ly thủy tinh chiếu dạ quang nên tìm từ google ra ly chiếu sáng với uranium. Nhưng sai về tính lịch sử thời gian của bài thơ.
Tôi vừa tìm ra, không kiểm chứng, xin phép trích: Từ web Thanh niên . vn: ‘Bồ đào tửu’, ‘dạ quang bôi’ trong thơ nổi tiếng của Vương Hàn thực ra là gì?
Vương Trung Hiếu
06/07/2021 13:00 GMT+7
“Trong bài Lương Châu Từ của Vương Hàn (người nổi tiếng đầu thế kỷ thứ 8 đời nhà Đường – Trung Quốc ) có câu: “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi”. Vậy ‘bồ đào tửu’ và ‘dạ quang bôi’ thực ra là gì?
Bồ đào tửu mà Vương Hàn nêu trong câu thơ tức là rượu nho (vì bồ đào là quả nho). Rượu nho, còn được gọi là rượu vang, có nguồn gốc từ vùng Cận Đông khoảng 9.000 năm trước (cuối thời kỳ Đồ đá mới), về sau phổ biến dần đến Hy Lạp và Ai Cập cổ đại (do người Phoenicia mang rượu nho đi khắp nơi).
“Đế chế La Mã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghề trồng nho và làm rượu nho. Trong văn hóa Trung Hoa, thơ văn liên quan đến rượu khởi nguồn từ thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN). Vào năm 138 trước Công nguyên, sứ thần Trương Khiên (張騫) tới Tây vực, giao tiếp với những vương quốc Hy Lạp rồi đem về loại rượu nho mà người Trung Quốc gọi là bồ đào tửu (葡萄酒). Đây là loại rượu đã từng được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh, một loại rượu ban đầu được xem là kỳ lạ tại Trung Hoa, vì ở xứ sở này phổ biến nhất vẫn là rượu gạo.
“Đến đời nhà Đường (618 – 907), bồ đào tửu vẫn còn là vật quý, chỉ dành cho vua chúa; đến tận triều đại nhà Tống (960 – 1279) mới được các tầng lớp quý tộc sử dụng phổ biến. Vào thời nhà Nguyên, với sự thăng tiến của hoàng đế Mông Cổ, ngành công nghiệp rượu bồ đào đã đạt đến đỉnh cao. Ngoài việc dùng loại rượu này để thờ cúng Thái Miếu (đền thờ Tiên đế), đã thấy xuất hiện số vườn nho sản xuất rượu của triều đình và dân thường.
Loại chén ngọc trong suốt dưới ánh trăng
“Riêng về dạ quang bôi (夜光杯) mà Vương Hàn viết, thực ra trong quyển Hải nội thập châu ký (海内十洲记), học giả Đông Phương Sóc cho biết vào thời Chu Mục Vương (992 – 922 TCN), người Tây Hồ cống nạp cho vua một con dao rất bén, chém sắt như chém bùn, được dùng để chế tác loại chén đựng rượu bằng ngọc trắng. Vào ban đêm, khi chứa đầy rượu nho, loại chén này sẽ trong suốt dưới ánh trăng, có thể đó là lý do cho thấy tại sao chén được đặt tên là dạ quang bôi.
“Ban đầu người ta chế tạo loại chén này ở vùng Hòa Điền, Tân Cương, về sau chuyển tới Trường An và Lạc Dương. Do chén dễ tổn hại trong lúc vận chuyển nên người ta không chế tác chúng ở Trường An và Lạc Dương nữa, mà đưa về làm tại vùng Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc. Ngoài loại ngọc trắng người ta còn chế tác dạ quang bôi bằng những loại ngọc Tửu Tuyền, được khai thác ở dãy Kỳ Liên sơn. Ngọc Tửu Tuyền có thể chia thành 3 loại chính: mặc ngọc (墨玉, ngọc đen như mực), bích ngọc (碧玉, ngọc màu xanh biếc) và hoàng ngọc (黄玉, ngọc màu vàng); ngoài ra còn có loại ngọc trắng như mỡ cừu và loại màu xanh lá cây.
“Như vậy, câu “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi” trong thơ Vương Hàn để chỉ rượu nho và chén ngọc dạ quang. Tuy nhiên, xin nói thêm là các loại ngọc Tửu Tuyền đựng rượu nho nóng hay lạnh đều được, đều là ngọc tự nhiên có khả năng chịu nhiệt độ cao hoặc thấp khá tốt. Ngày nay, loại dạ quang bôi hiện đại được làm giống như cái ly hoặc có hình dạng khác chứ không còn là chén như trước nữa.”
Tôi không biết nhiều về sử tích, chỉ tìm đọc và trích dẫn. Xin cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều.
Tôi không nghĩ ngọc dạ quang hay ngọc minh châu đủ rẻ tiền để ai đó tạo tác thành chén đựng rượu, mà có đi nữa cũng chỉ để vua chúa dùng, không đến tay một anh lính như bài thơ nói.
Phần đúng có lẽ như anh thấy trong bài anh trích dẫn, ngày xa xưa kiến thức nhân loại chưa rõ chi li về quang học, về khúc xạ ánh sáng, về kính hội tụ/phân kỳ…nên họ tán thán mọi hiện tượng mắt thấy được về ánh sáng, đơn giản xem đó là dạ quang. Nhưng trong bóng tối, dù một ly rượu đế trong veo đựng trong ly thuỷ tinh cũng trong veo, vẫn không thấy chút ánh sáng nào cả, vì không thấy có khúc xạ, không thấy có hội tụ ánh sáng…như một ly nước lóng lánh dưới trăng, hoặc rực sáng dưới nắng.
Vậy dạ minh châu sáng là tự nó sáng, như đôm đốm trong đêm. Ban ngày, cả dmc lẫn đđ đều chẳng sáng chút nào, vì ánh sáng quá yếu so với ánh mặt trời.
Xin trích một trường hợp xảy ra tại VN nhiều năm trước, do báo TN đăng, cũng về hiện tượng đá phát sáng nầy:
Kỳ lạ viên đá phát sáng
Lê Lâm
Thanh Niên 02/02/2015 09:08 GMT+7
Thích0 Chia sẻ
Trong điều kiện đủ ánh sáng, viên đá trông bình thường như bao hòn đá cuội khác. Nhưng trong tối, viên đá phát ra thứ ánh sáng nhẹ màu ngọc bích.
Ông Châu Chí Hùng bên viên đá tự phát sáng – Ảnh: Lê Lâm
“Dạ minh châu” ?
“Dạ minh châu” là loại ngọc được kể trong truyền thuyết, trong các thư tịch cổ hoặc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, khả năng tự phát ra ánh sáng màu ngọc bích. Thế nhưng, một người đàn ông ở Biên Hòa (Đồng Nai) lại đang sở hữu viên đá có khả năng phát sáng khi để trong bóng tối.
Ông Châu Chí Hùng (54 tuổi, ngụ P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) đam mê sưu tầm đá từ nhỏ. Hiện ông được biết đến là một nghệ nhân chơi đá có tiếng ở đất Đồng Nai với bộ sưu tập đá lớn và quý hiếm.
Ông Hùng kể về viên đá kỳ lạ của mình: “Trong một đêm khuya, tôi dạo bước ra vườn tản bộ thì bỗng nhiên phát hiện giữa đống đá lộn xộn để giữa sân có một viên đá phát ra thứ ánh sáng kỳ lạ. Mới đầu tôi hơi hoảng, nhưng khi trấn tĩnh lại tôi cầm viên đá lên xem rồi lấy nước rửa sạch vì nghi nó bị dính lân tinh. Tuy nhiên, khi rửa xong thì viên đá vẫn phát sáng. Đến bây giờ tôi vẫn không biết viên đá này thuộc loại đá gì, chỉ nghĩ trong đầu viên đá có khả năng phát sáng có thể có chất phốt pho hay chất phóng xạ gì đó”.
Thạc sĩ Đinh Quang Sang và thạc sĩ Phạm Tuấn Long, giảng viên Khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM trong một lần đưa sinh viên về thực tập đã nhìn thấy viên đá phát sáng nhưng cũng bó tay. Hai anh gợi ý ông Hùng muốn biết viên đá có chất gì thì chỉ có cách cắt ra, lấy một miếng mỏng đem vào Viện Vật lý địa cầu để phân tích hạt.
Khi hỏi đến xuất xứ viên đá, ông Hùng lắc đầu bảo: “Tôi thu nhặt đá từ khắp mọi miền đất nước, chỉ có những loại đá đặc biệt, tiêu biểu cho mỗi vùng tôi mới đánh dấu ghi chú, còn lại thì gom về đổ đống giữa sân chờ chế tác. Viên đá này thoạt nhìn cũng bình thường như bao viên đá khác nên tôi cũng không nhớ mình nhặt ở đâu và vào khi nào”.
Có người mua gần tỉ bạc nhưng không bán
Chiều 31.1, khi chúng tôi tìm đến nhà thì thấy ông Hùng đang lụi cụi gói ghém nhiều viên đá trong bộ sưu tập để chuẩn bị đưa đi trưng bày ở Hội hoa xuân Tao Đàn (TP.HCM). Biết chúng tôi là phóng viên, ông Hùng mới vào nhà mang viên đá ra cho xem. Theo quan sát, viên đá có hình dáng như quả trứng, màu xám, nặng gần 6 kg, bề mặt xù xì, chỉ có một góc nhỏ ở đỉnh chóp thì bóng láng. Khi chúng tôi đưa viên đá vào trong tối thì đúng là nó phát ra thứ ánh sáng màu ngọc bích.
Ông Hùng cho hay từ lúc phát hiện viên đá tới nay, người dân tò mò tìm đến rất đông. Một số người xì xào, bàn tán cho rằng tôi là nghệ nhân chơi đá nên tôi tự tạo, trộn chất chế tác ra viên đá đó để nổi tiếng. Ông Hùng nói lễ hội hoa xuân năm nay ở công viên Tao Đàn, ông tính đem viên đá lên trưng bày nhưng có ý kiến lo ngại viên đá có thể chứa chất phóng xạ gây nguy hiểm cho du khách nên ông đang cân nhắc.
Ông Hùng còn bật mí cách đây vài tháng, có một người chơi đá trên Đà Lạt xuống xem và ra giá gần một tỉ đồng, nhưng ông chưa bán. “Hiện tại thì tui cũng chưa biết nó là loại đá gì để mà định giá nên không bán”, ông Hùng nói.
Theo TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản VN, đây là hiện tượng ít gặp nhưng không đến mức hiếm và kỳ lạ như mọi người tưởng. Đối với loại tự nhiên phát sáng, trong loại đá này có chứa phốt pho hay còn gọi lân tinh. Khi bị kích thích hay tác động cơ học va chạm, đá sẽ phát ra ánh ánh, tia lửa điện. “Về mặt khoa học, không có tác dụng gì. Nếu chủ nhân của viên đá muốn biết tính chất của loại đá này có thể gửi đến Viện, chúng tôi sẽ nghiên cứu và giải đáp”, TS Văn nói.
Còn theo kỹ sư vật lý hạt nhân Lê Mạnh Tuấn, nhà nghiên cứu kỳ thạch (đá lạ) tại VN, trong thiên nhiên có rất nhiều điều kỳ lạ mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Nếu là đá tự nhiên phát sáng, hẳn loại đá này phải có một nguồn năng lượng đặc biệt. Năng lượng đó có thể nằm trong họ đất hiếm có liên quan đến họ phóng xạ. Ông Tuấn bày tỏ: “Muốn có câu trả lời chính xác, các nhà khoa học cần phải vào cuộc nghiên cứu”.
Ông Tuấn cho hay ngoài loại đá tự nhiên phát sáng, hiện trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc có thể chế tác loại đá phát sáng nhân tạo còn gọi là “Dạ minh châu”. Loại đá này bán rất nhiều trên thị trường VN với giá rẻ.
T.Hằng
Chén Dạ Quang đó phát sáng là do nó được tạo từ đất có một số khoáng chất mang tính chất luminous, hoặc glowing by nature. Dưới đây là cái list của những khoáng chất đó. Đọc truyện Tàu, sử Tàu nói chung đều phải rất cân thận trong việc hình dung ra “cái thật”. Nếu bảo là “dạ quang” thì câu hỏi là dạ quang ra sao? Tần suất, quang phổ? Tại sao ngày nay Trung quốc lại không thế cho trưng bày “hiện vật” như tương truyền? Lỗi là do ta tự tưởng tượng.
https://uvminerals.org/minerals/common-fluorescent-minerals/
Chén Dạ Quang đó phát sáng là do nó được tạo từ đất có một số khoáng chất mang tính chất luminous, hoặc glowing by nature. Dưới đây là cái list của những khoáng chất đó. Đọc truyện Tàu, sử Tàu nói chung đều phải rất cân thận trong việc hình dung ra “cái thật”. Nếu bảo là “dạ quang” thì câu hỏi là dạ quang ra sao? Tần suất, quang phổ? Tại sao ngày nay Trung quốc lại không thế cho trưng bày “hiện vật” như tương truyền? Lỗi là do ta tự tưởng tượng.
“https://uvminerals.org/minerals/common-fluorescent-minerals/”
Hơi đâu mà tin mấy tay thi sĩ ,nhất
là mấy tay thi sĩ Tàu. Rượu bồ đào
ngày xưa ở bên Tàu là rượu nho,hay
rượu vang . Một loại rượu nhẹ ,mấy
tay ghiền chắc uống cả lít mới say,
lại còn uống bằng chén dạ quang,
chắc là cái chén này không lớn lắm,
bằng đá quý chắc không ai lại dẽo
thành cái tô lớn . Mới uống vài ngụm
đã lên ngựa thẳng ra sa trường ,nếu
bị say trên lưng ngựa ,chắc hẳn là sẽ
bị DUI, về bót nằm bóc lịch .
Ra đến mặt trận mới té cái bịch , mà
còn ư ử ngâm câu : “cổ lai chinh chiến …”
Thật là quá dóc .
Thơ ca mà lị ,phải nói dóc ,thì mới
hay .
Sừng móng động vật, móng chân tay người, tóc lông và kể cả các chỗ da tay chân bị chai cứng – gọi là bị sừng hoá…đều do chất keratin (chất sừng) tạo ra. Cho nên gọi nó là móng tay, không phải sừng, là nói lẩn quẩn.
Dân ta có thói quen thấy cái gì nhô cao, cứng, nhọn thì gọi là sừng. Dân khắp thế giới cũng vậy thôi, bởi thế người ta đặt tên một mỏm nhọn nhô lên ở châu Phi gọi là Sừng châu Phi. Một mũi nữa nằm ở cực Nam của lục địa châu Mỹ, gọi là Mũi Sừng/ Cape Horn/ Cabo de Hornos thuộc quần đảo Tierra del Fuego/ Land of Fire, xứ Chile.
Vậy sừng là hình dáng giống cái sừng. Còn chất sừng keratin là thành phần của nhiều thứ, gồm sừng, tóc, móng chân tay và cả da bị chai gọi là hoá sừng.
Đừng ní nuận lẩn quẩn.
Thế bác Hồ ăn gì uống gì mà mạnh ba cái chuyện ấy vậy? Hay bác Hồ có bài thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”?
Bài thơ tứ tuyệt của
Lương Châu từ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
Dich:
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
(Sưu tầm)