S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trần Danh San

16

Nơi chương 33, trong cuốn Đèn Cù I (Trần Đĩnh, Người Việt Books 2014) tôi đọc được câu: “Bị đánh đuổi sau Nhân văn – Giai phẩm, Nguyễn Mạnh Tường đói quá – có lần lả đi ở đường Trần Hưng Đạo…”

Bộ thiệt vậy sao?

Thiệt chớ!

Chính người trong cuộc cũng khẳng định vậy mà:

“Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng…” (Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi, 1954 -1991: Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – Kẻ Bị Mất Phép Thông Công Hà Nội, 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức).

Ủa! Sao luật sư ở bên Tây về (với hai cái bằng tiến sỹ lận) mà đói dữ vậy cà?

Theo nhiều người thì vì Nguyễn Mạnh Tường có “dây dưa” với nhóm Nhân Văn nên bị trừng trị. Cũng không ít kẻ nghĩ rằng ông bị chế độ hiện hành “chôn sống” vì đã trót dại lên tiếng (“Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất – Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo”) trong một phiên họp của Mặt Trận Tổ Quốc, vào hôm 30 Tháng Mười, 1956.

Thực ra, số phận của Nguyễn Mạnh Tường (nói riêng) và đám luật sư miền Bắc (nói chung) đã được “an bài” trước đó:

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh… Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe : ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012).

Muốn biết cái nền tư pháp công nông hóa của bác Hồ “ảnh hưởng lâu dài” ra sao, xin xem qua dáng điệu và cử chỉ của một vị thầy cãi (được “mời bào chữa” cho ông Hoàng Minh Chính) sau khi nhân vật này bị bắt lại, vào năm 1996:

“Hôm xử Chính tôi không ra đứng ở cổng toà mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trung thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt): Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu.

Hà, con gái cả Chính kêu lên: Thế thì im hả bác? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào: Không cãi được mà. Tôi hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được? Ông nói: Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước.” (T. Đĩnh, s.đ.d., tập II, chương 27).

Giới luật sư ở miền Nam thì không thế: không “nhớn nhác,” không “lúp xúp,” không “cụp vai,” không “thì thào” gì sất. Đã thế, họ còn nói rất to (“bằng loa phóng thanh”) cho cả bàn dân thiên hạ nghe luôn:

Sau sự kiện giới trí thức Tiệp Khắc ban hành Hiến Chương 77 chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Tiệp Khắc, tại Sài Gòn, trong vòng đai lửa của chế độ mới, hai Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp không thể im lặng. Cả hai đồng hoàn thành văn bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng”.

Hai anh và nhóm trí thức bất khuất gồm hơn mười luật sư, giáo sư, kỹ sư trước 1975 hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngã tiến theo hai đường tập trung trước Nhà Thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng 4, 1977. Trần Danh San dùng cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ đọc lên bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ đến cùng đồng bào Sài Gòn, cũng của miền Nam lẫn miền Bắc đang mong chờ lần phục sinh từ bãi lầy cộng sản…

Trong trại giam Phan Đăng Lưu anh nhận đòn tứ trụ với sức chịu đựng tưởng chừng như không thực: Với thân hình cao không quá “một thước-sáu” nhận đòn đánh hội đồng từ bốn tên lực lưỡng chuyên nghiệp tra khảo người.

Sau những trận đòn chạm tới điểm chết, sau những tháng kiên giam nơi hầm tối của anh, viên cán bộ trưởng trại Phan Đăng Lưu có câu hỏi: Anh có ngừng chống đối không? Trần Danh San trả lời chắc chắn: Chống đối là điều tất nhiên! Câu trả lời được nhiều bạn tù nơi Phan Đăng Lưu năm ấy hiện nay đang cư trú tại vùng Nam Cali nghe rõ. (Phan Nhật Nam. “Trần Danh San, Tiếng Hò Khoan Đã Tắt”).

 

Chưa hết đâu!

Sau đó, khi ở A20 – nơi còn được A-20 Nguyễn Chí Thiệp mệnh danh là Trại Kiên Giam – Trần Danh San còn tham gia vào việc làm báo chui (underground press) nữa chớ:

“Anh đã chấp nhận đánh đu với tử thần để vừa cung cấp cho mọi người những thông tin cập nhật, những bài viết giúp họ mở mang kiến thức, kiên định lập trường, vừa giữ vai trò điều hợp một số hoạt động đấu tranh ở trong trại.

Sau khi Vũ Văn Ánh bị cùm trong xà lim rồi bị tuyên phạt ‘biệt giam vô thời hạn’, tôi được chỉ định làm ‘thư ký tòa soạn’ cho tờ báo. Nhiệm vụ của tôi là tuyển chọn bài, sửa chữa chút đỉnh chính tả, văn phạm rồi giao cho Hải Bầu, Ngọc Đen lên khuôn; sau đó tôi kiểm soát lại lần cuối và phát hành.

Trần Danh San kín đáo giao cho tôi một bài viết rất hay: Vì Sao Chúng Ta Tranh Đấu. Tôi đã giao cho Hải Bầu, Ngọc Đen đăng trong Hợp Đoàn số 4. Bài viết được nhiều anh em tù, đặc biệt là những anh em tù chính trị có án, ưa thích.” (Phạm Đức Nhì. “Nén Nhang Cho Một Anh Hùng”).

Đến tờ Hợp Đoàn số 5 thì cả đám lần lượt … vô cùm. Riêng Vũ Ánh, Trần Danh San, Nguyễn Chí Thiệp thì bị cùm hơi lâu khiến A-20 Nguyễn Thanh Khiết đâm ra sốt ruột và xót ruột:

Sáu năm biệt giam

ba muỗng nước, ba muỗng cơm

chưa lần lung lay ý chí

một đời anh – một đời sĩ khí

bước thấp, bước cao cắn nhục mà đi

ngọn bút hiên ngang

thay làn tên mũi đạn

giữa trại thù nét mực chưa phai

Dù thế, dù “sáu năm biệt giam/ ba muỗng nước/ ba muỗng cơm” nhưng Trần Danh San vẫn không hề nao núng:

“Tôi nhớ trại trưởng phân trại E của A-20, Lê Đồng Vũ mà chúng ta gọi là Tư Nhừ vì hắn mang lon thiếu tá công an, giọng lúc nào cũng nhừa nhựa như thằng say rượu, không biết nó sẽ rút cây K-54 ra bắn mình lúc nào, hỏi khích…: ‘Thế nào, anh San còn bẻ gậy chống trời nữa không’. Trần Danh San đáp tỉnh bơ: ‘Tất nhiên, cán bộ.’ Câu chuyện về bạn có thể viết được một cuốn tiểu sử rất dày về đời tư, đời công và đời tù của một nhà tranh đấu.”  (Vũ Ánh. “Bài Điếu Văn Cho Trần Danh San Một A-20 Vừa Ra Đi Vĩnh Viễn”).

Sao Trần Danh San lại quyết liệt và ngang tàng đến thế?

Câu trả lời có thể tìm được qua câu tâm sự của chính ông với một người bạn đồng tù: “Phải cho thế hệ sau biết để các em, các cháu có thêm nghị lực, dũng khí đi tiếp con đường chúng ta đi.”

Với ít nhiều chủ quan, tôi tin rằng không ít quí vị luật sư của thế hệ đến sau (Đặng Đình Bách, Nguyễn Văn Ðài, Lê Công Ðịnh, Võ An Đôn, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …) đều đã được thừa hưởng cái “dũng khí” từ những người đi trước như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Danh San…

16 BÌNH LUẬN

  1. Bọn khoa-bãng là lủ khốn-nạn!
    Hồ Chí Minh chưa có bằng trung-học.
    Thế mà, lũ khoa-bãng ghẽ-lỡ ùn-ùn kéo tới quỳ mọp dưới chân y-ta đễ cầu-xin chút-xíu lợi-lộc.

  2. Ta còn gì để mất?

    Còn một lũ vô nghì
    Biết ăn và làm tình
    Và bộ tộc Lạc Việt
    Biết cúi đầu làm thinh!

    Hàng năm giòng kiều hối
    Vẫn đều đặng chảy về
    Kéo dài kiếp tăm tối
    Lòng yêu nước tràn trề

    Với nỗi buồn lê thê!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Từ Nam chí Bắc im thin thít

    Mấy ngàn năm nòi giống Tiên Rồng
    Tổ Tiên ta công sức vun trồng
    Vẹn toàn một giang san gấm vóc
    Thế rồi công hàm Phạm Văn Đồng

    Hiến dâng cho kẻ thù truyền kiếp
    Ta thì ngậm câm coi như không
    Hơn nữa nó đểu cáng giáng tiếp
    Nó bắt dân ta phải nhớ công

    Nhờ ơn đảng và bác sáng suốt
    Núi rừng Việt Bắc cả biển Đông
    Ải Nam Quan cả Thác Bản Giốc
    Bưng bô liếm đít nó cho Không!

    Từ Nam chí Bắc im thin thít
    Tự hào ngạo nghễ giống Tiên Rồng!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Ta có gì hãnh diện?

    Nếu hai miền Nam Bắc
    Lãnh tụ ta xuất sắc
    Sao lạc hậu đói nghèo
    Các bạn có thắc mắc?

    Cuộc chiến tranh tương tàn
    Cộng – Tư Bản ngoại bang
    Đừng đổ thừa cho giặc
    Mà do ta, Việt Nam!

    Ta khôn vặt khôn lỏi
    Cùng máu đỏ da vàng
    Cùng sanh ra một mẹ
    Không chối cãi – rõ ràng

    Với ngàn năm văn hiến
    Ta khoác lác ba hoa
    Ta vay mượn hảnh tiến
    Bên kia, của người ta

    Luân thường và đạo lý
    Với nền tảng gia đình
    Ông cha ta tử tế
    Ta rừng rú đáng khinh!

    Biết xấu hổ tự trọng
    Không sạch sẽ vệ sinh
    Ta có gì hãnh diện?
    Ngoài xách bị đi xin!

  5. Các bạn có thắc mắc?

    “Bác” lãnh đạo tài tình
    “Ngô chí sĩ” anh minh
    Mặc tình ta hãnh tiến
    Nói riết có người tin!

    Nếu hai miền Nam Bắc
    Lãnh tụ ta xuất sắc
    Sao lạc hậu đói nghèo
    Các bạn có thắc mắc?

    Không cần tìm đâu xa
    Nam Bắc Hàn giống ta
    Cũng chia đôi quốc cộng
    Nên tự trọng bạn à!

    Chết hết thế hệ già
    Nước ta họa may ra
    Bò dát vàng rắc muối
    Đại gia đỏ đô la!

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Tội lỗi nầy tại ta tất cả!

    Suốt chiều dài lịch sử dân tộc
    Thể hiện rõ rệt ba bước ngoặc
    Tự hào ngạo nghễ Tổ Tiên ta
    Để rồi, ta sống trong ô nhục!

    “Nam Quốc Sơn Hà” Lý Thường Kiệt
    Với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
    Được coi như xác định chủ quyền
    Tuyên ngôn độc lập tộc Lạc Việt!

    Nối tiếp là Hội Nghị Diên Hồng
    Đây là một sự kiện lịch sử
    Thể hiện tình đoàn kết Tiên Rồng
    Đầy sáng tạo nhân dân làm chủ!

    Lịch sử cận đại với cụ Phan
    Khai Dân Trí- Chấn Dân Khí – Hậu Dân Sinh
    Với chủ trương đường lối cách mạng
    Một nhân tài hào kiệt anh minh!

    Tội lỗi nầy tại ta tất cả
    Ta nhục nhã phỉ báng Ông Cha
    Hèn hạ – sợ hãi đồ cặn bã
    Mặc tình chúng bưng bô Nga Hoa!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. “Với ít nhiều chủ quan, tôi tin rằng không ít quí vị luật sư của thế hệ đến sau (Đặng Đình Bách, Nguyễn Văn Ðài, Lê Công Ðịnh, Võ An Đôn, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …) đều đã được thừa hưởng cái “dũng khí” từ những người đi trước như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Danh San…”

    Hahaha, và cũng chính Tưởng Năng Stench nói, với chuyên môn của mình, ổng nghĩ Lê Anh Hùng hổng điên

    1 người “trong giới” luật sư -hihi, huhu- Ngô Anh Tuấn, trước lời kêu gọi tố cáo tội ác Cộng Sản của Võ An Đôn, trả lời “ý tưởng thì hay nhưng thực sự rất ngây thơ về mặt pháp lý, cả về pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế. Khả năng thực hiện được là khó vì nó không nhận được sự đồng thuận của những người am hiểu về pháp lý.” Từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đề nghị của ông Đôn khá thú vị nhưng còn quá sớm để nhận định về tính khả thi”

  8. (Ủa! Sao luật sư ở bên Tây về (với hai cái bằng tiến sỹ lận) mà đói dữ vậy cà?)

    Tại học nhiều bằng cấp quá rồi đâm ra…khờ!
    Chớ nếu học ít một chúc mà ở lại bên Tây rồi đi khắp thế giới nói cho mọi người hiểu thằng Hồ chí Minh là Hồ chó Má thì chẳng những có cơm no mà cả rượu ngon nữa.

  9. Uy vũ bất năng khuất : Cám ơn tác giả đã có bài viết về tấm gương tranh đấu của người luật sư Tòa Thượng Thẫm Huế quả cảm Trần Danh San:

    ( Trích đoạn)”Bài điếu văn cho Trần Danh San một A-20 vừa ra đi vĩnh viễn! ”

    A20 Vũ Ánh

    “…Những việc làm của bạn, của tôi và những anh em khác không mang lại sự thành công như chúng ta mong muốn, nhưng ít ra cũng từ những việc làm đó, chúng ta đã khẳng định được nhân cách của mình, đứng thẳng lưng để đối đầu trực tiếp với cường quyền. Và nhất là về một mặt nào đó, bạn đã là người đi tiên phong một cách can đảm và không tính toán thiệt hơn cho cá nhân mình, gia đình mình trong việc đòi hỏi quyền thiêng liêng của con người phải được tôn trọng chỉ 2 năm sau khi những người thắng trận điều hành đất nước bằng một chính sách hẹp hòi, kỳ thị và rừng rú, chà đạp lên quyền sống của mọi người .

    Bạn cứ yên tâm rằng vắng bóng bạn, chúng tôi vẫn còn mãi mãi nhớ đến San của A-20 Xuân Phước ngày nào và tôi sẽ nói với những đứa con đã trưởng thành và làm nên của bạn rằng bố San là người hùng của chúng tôi và cũng là người hùng của chính các cháu đó “.

    • Xin cảm ơn tất cả các anh. Lịch sử VN lại có
      thêm những vị anh hùng bất khuất. Tôi thương tiếc các anh.

      • (Trích) “Anh hùng vô danh”- Đằng Phương

        Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
        Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
        Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
        Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch

        Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách
        Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
        Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
        Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật

        Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
        Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
        Và anh hồn chung với tấm tinh trung
        Ðã hoà hợp làm linh hồn giống Việt

  10. Sau khi HCM yuen bố thành lap nước 1945, chuyen d8i pHÁP ĐẦU TIÊN CỦA ôNG TRÊN CUONG VI CHỦ TICH nuoc. Qua Pháp HCM tiếp xuc môt số trí thưc như Nguyn manh Tuong-Tran đuc Thảo- Nguyen khac Vien…đa số là những tri thuc ten tuôi ở Pháp thời bấy giớ. HCM hứa rất nhiều,cố nhiên là đia vi -vinh quang phú quý. Với những kẻ Tây hoc,cái học luôn luôn đi kèm với vinh thân -phì gia.Do đó,yêu nước thì ít ,mà ham danh lợi thì nhiều! Tất cả đều nghe theo lời hứa của Hồ về nươc phuc vụ “Tô Quốc”! Không ngờ đây là kế hoach “lùa bò’ của HCM !!! Gia đình tôi,củng có môt Ông Chú tốt nghiêp Oxfort của Anh ,củng ơ trong đám lùa bò đó.Sau nầy Ông trốn vào Miền Nam bị bắt.Từ đó CS không cho Ông cho Ông làm gì cả chỉ ngồi dịch sách. Sau 1975 ,ông vào Nam có đến thăm Bố tôi và ông đả nói sư thât. Bon khố-rách=ao-ôm cứ nghĩ ,trí thưc” yêu Bác Hồ”. Không dam đâu!.Họ yêu danh vong hơn yêu HCM,do đó bị “lùa bò”.

    • Người ta nói: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi.” Vì tiền, vì danh vọng nên bị vào tròng. Chuyện đời mà!

    • Hồ Chí Minh mới là nguyên tố chính, vì ông ta là người Cộng Sản chân chính. Tớ hổng tin ổng là Việt Cộng, vì lý lịch Việt Nam của Hồ Chí Minh là do “trí thức” -more like xít chó để lâu ngày- Cộng Sản tạo ra .

      Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu wa PAP bị trí thức nhà mềnh tổ chức biểu tình phản đối . Nguyễn Ngọc Giao, Cao Huy Thuần, Nguyễn Đăng Hưng … đó, có ai theo VNCH đâu . Nguyễn Đăng Hưng tham gia phong chào phản chiến, ủng hộ khiến chán ở VN, về ngay năm 1976, nói là để xây dựng “đất nước”. Trần Đức Thảo mến mộ chủ nghĩa Mác, cũng như hầu như toàn bộ “trí thức” châu Á & Mỹ latin. PAP là lò ấp của chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới . Polpot là sv kinh tế, luận án tiến sĩ của Khieu Samphan, sau này là blueprint cho những gì diễn ra ở Cambodia là ở Sorbonne. Can anyone imagine Sorbonne chấm đậu tiến sĩ cho Khieu Samphan, và luận án tiến sĩ Sorbonne của hắn trở thành những gì xảy ra ở Cambodia! Sorbonne mất giá thê thảm over-nite ngay sau khi thế giới got news về Khmer Rouge, toàn bộ bộ xậu, Polpot, Ieng Sary, Khieu Samphan đều là sv những trường danh tiếng của PAP

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên